29 năm, hoàn tất một hành tŕnh
Đă có văn bản không nhận người tị nạn lên tàu,' nhưng, một thuyền trưởng, cựu Navy Seal HK, đă cứu 52 thuyền nhân Việt Nam, 29 năm về trước.
Ngọc Lan
PROVIDENCE, Rhode Island
- Một trong những “câu chuyện hay nhất” mà nhiều người dân của thành phố Providence ở Rhode Island từng được nghe, đă được kể ra vào trưa Chủ Nhật, 3 tháng 10 vừa qua, tại ngôi nhà thờ St. Martin Episcopal.
Cuộc hội ngộ sau 29 năm có được nhờ t́nh cờ t́m lại được tấm “business card” mà mọi người đang chuyền nhau xem. Từ trái: Ông Nguyễn Hữu Để, Bác Sĩ Denis Moonan (bạn ông Romano), bà Liên Hương, cô con gái lớn của thuyền trưởng Romano, truyền trưởng Romano, vợ thuyền trưởng, và cô Carly, con gái thứ 3 của thuyền trưởng. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Đó là câu chuyện của những thuyền nhân Việt Nam vượt biển t́m tự do bất chấp hiểm nguy.
Đó là câu chuyện của người thuyền trưởng, v́ “không muốn nh́n thấy người ta phải chết,” đă bất chấp lệnh cấm, và cho người tị nạn được lên tàu của ḿnh.
Đó là câu chuyện những người chịu ơn, đi t́m để được nói lời tri ân với ân nhân ḿnh, sau gần ba thập kỷ.
Đó là câu chuyện của ngày hội ngộ sau 29 năm.
Những thuyền nhân Việt Nam năm xưa đến thăm nhà thuyền trưởng Romano. Vợ chồng thuyền trưởng đứng hàng trên cùng. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Tấm danh thiếp bị lạc
Nha Sĩ Nguyễn Diệu Liên Hương ở quận Cam, từ hai mươi mấy năm qua, cứ khắc khoải trong ḷng mối ơn cứu mạng chưa kịp đền đáp với vị ân nhân của ḿnh là thuyền trưởng chiếc tàu vớt thuyền vượt biên của cô.Thuyền trưởng Charles Romano là người đă cứu bà Liên Hương, 2 người con nhỏ của bà, cùng 49 người khác đi cùng bà trên chiếc ghe vượt biên từ Mỹ Tho vào ngày 9 tháng 5 năm 1981. Tuy nhiên, sau khi sang đến Mỹ, bà Liên Hương đă làm thất lạc tấm business card, dấu tích duy nhất có thể liên lạc với người ơn của ḿnh.
Sau hơn 29 năm, vào một ngày cuối tháng 8 vừa qua, trong một lúc t́nh cờ khi lát lại sàn nhà, bà Liên Hương đă vô t́nh nh́n thấy chiếc phong b́ đựng “Tài liệu vượt biên” trong đó có tấm business card của thuyền trưởng Romano. Ngay sau đó, bà đă viết thư gửi đến cho viên thuyền trưởng năm nào.
Xem lại những h́nh ảnh về Việt Nam mà thuyền trưởng Romano c̣n lưu giữ cùng thư của bà Liên Hương gửi năm 1981, 1982, và danh sách 52 thuyền nhân được thuyền trưởng cứu vớt. Từ trái: cô Nguyễn Thị Thuận, thuyền trưởng Romano, ông Châu Trần, chồng bà Liên Hương, bà Liên Hương, bà Debra, vợ thuyền trưởng, anh Sơn Nguyễn và mẹ anh, bà Trúc Mai. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Và cuộc gặp gỡ đă diễn ra ngay tại thành phố thuyền trưởng Romano đă sống suốt mấy mươi năm qua, và ngay tại ngôi nhà của ông ở tiểu bang Rhode Island .
Nước mắt và nụ cười
Thuyền trưởng Romano, 70 tuổi, với gương mặt phúc hậu, chống gậy đứng ngay cửa một căn pḥng nhỏ bên trong nhà thờ chào đón mọi người.Bà Debra Romano, vợ thuyền trưởng, tự tay nắn nót viết hai chữ “Chào Mừng” bằng tiếng Việt trên tấm giấy đặt trang trọng trên bàn.
Gương mặt người thuyền trưởng, gương mặt vợ ông, bạn bè ông và tất cả những người có mặt tại nhà thờ ngày hôm đó biểu lộ một sự cảm kích và một t́nh cảm thật đặc biệt.Không phải chỉ có Nha Sĩ Liên Hương, mà có tới 3 gia đ́nh đi gặp ông Romano hôm đó. Có ông Nguyễn Hữu Để cùng con trai tên Sơn Nguyễn đến từ tiểu bang Connecticut, và cô Nguyễn Thị Thuận, đến từ tiểu bang Massachusetts. Họ là những thuyền nhân năm xưa có mặt trên chiếc ghe được thuyền trưởng Romano cứu sống, nay cùng gia đ́nh đến, để ôm chầm lấy vị ân nhân của ḿnh sau ngần ấy năm gặp lại.
Câu chuyện năm nào sống lại trong ḷng mọi người. Mọi người khóc, cười nhắc lại những kư ức.
Thuyền trưởng Charles Romano, người đă bất chấp lệnh cấm để cứu 52 thuyền nhân Việt Nam. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Bà Nguyễn Diệu Liên Hương, hiện là một nha sĩ ở Orange County, kể lại câu chuyện không chiếc tàu lớn nào đi ngang chịu đáp lại tín hiệu cầu cứu của những người trên ghe bà khi chiếc ghe bắt đầu gặp trục trặc, không nước uống, hết xăng, hư máy.
Bà nói trong nước mắt: “Tối đó, tôi nh́n các con tôi. Tôi thấy chúng hoàn toàn vô tội. Các con tôi c̣n quá nhỏ, một đứa mới lên 6, một đứa mới lên 5, chúng nào biết ǵ là tự do, biết ǵ là chế độ độc tài. Thế mà tôi đă mang chúng ra khỏi nhà, đặt chúng vào nguy hiểm. Tôi đă không bảo vệ được các con tôi. Tôi cảm thấy ḿnh tồi tệ quá.”
Mang theo tấm ảnh chụp tất cả các thành viên trong gia đ́nh cùng những nụ cười rạng rỡ, bà Hương nói với cựu thuyền trưởng Romano: “Những nụ cười này làm sao có được nếu không có tấm ḷng của ông ra tay cứu chúng tôi?”
Ông Nguyễn Hữu Để, hiện là đang làm việc cho một công ty in ấn ở West Hartford , cũng xúc động nói về t́nh cảnh tuyệt vọng của ông khi đó. Ông Để nói cảm xúc của ông khi được chiếc tàu Rainbow của thuyền trưởng Romano cứu vớt giống như cảm giác “chết đi sống lại, sống như trên thiên đường vậy.”
“Ông thuyền trưởng cho chúng tôi ở pḥng lạnh, cho ăn uống thỏa thuê. Ông c̣n cho mọi người viết thư và cho máy bay bay vào Singapore để gửi thư của chúng tôi về báo tin cho gia đ́nh nữa,” ông Để kể.
Một số h́nh ảnh được lưu giữ cùng tờ giấy bạc Việt Nam do một thuyền nhân trên tàu kư tặng lại cho thuyền trưởng Romano. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Anh Sơn Nguyễn, con trai ông Để, đang làm CPA cho công ty Blum Shapiro ở Connecticut, cũng có mặt trên chiếc ghe năm xưa, khi mới 8 tuổi, nói một cách chân thành: “Tôi c̣n quá nhỏ để nhớ tường tận từng chi tiết. Nhưng tôi biết nhờ ông, nhờ tấm ḷng của ông, tôi mới có được ngày hôm nay.”
Cô Nguyễn Thị Thuận, hiện đang làm việc tại Trung Tâm Y Tế Đại Học Boston, ở Massachusetts, kể với mọi người câu chuyện về ngày mà cha mẹ cô đă muốn cô cùng anh trai cô theo chiếc tàu vượt biên t́m đường đến tự do. Cô chỉ biết rằng ḿnh đă nằm bẹp suốt thời gian trên tàu, và điều mà cô nhớ nhất là “thuyền trưởng Romano đă làm tái sinh cuộc sống của tôi.”
Người kể chuyện khóc. Người nghe cũng khóc.
Cô Carly Romano, 25 tuổi, con gái thuyền trưởng Romano, vừa đứng nghe câu chuyện của các thuyền nhân, những người lần đầu tiên cô gặp trong đời, vừa nghe câu chuyện kể về hành động cha cô, vừa liên tục đưa tay lau nước mắt.
“Tôi không biết phải nói như thế nào nữa. Giờ đây tôi mới nghe được cả câu chuyện,” cô Carly vừa đưa tay đặt lên ngực, vừa cố ḱm chế những giọt nước mắt rơi trên đôi mắt đỏ hoe. “Tất cả đều quá sức tưởng tượng. Cha tôi đă làm một điều tuyệt vời. Cha tôi đă chỉ cho tôi thấy bài học về ḷng nhân ái. Tôi cũng hiểu những điều mà trước giờ tôi chưa bao giờ hiểu về những người tị nạn đă mang cả gia đ́nh đi t́m tự do là như thế nào. Tôi tự hào về cha tôi. Tôi hiểu hơn về cuộc đời.”
Chuyện bây giờ mới kể
Sau cuộc gặp gỡ ở nhà thờ St. Martin Episcopal, thuyền trưởng Charles Romano mời mọi người đến thăm ngôi nhà của ông.Sau những bỡ ngỡ của một người không quen nhận sự cám ơn, hay đúng hơn không ngờ hành động mà ông cho là “b́nh thường” lại được mọi người đón nhận bằng một sự trân trọng đến như vậy, thuyền trưởng Romano bắt đầu tâm sự về những điều mà đến tận bây giờ, sau hơn 29 năm, những người được ông cứu vớt mới được biết đến.
“Nhiều chiếc tàu đi qua đă không cứu các bạn, tôi biết chứ. Bởi đă có văn bản yêu cầu không được nhận bất cứ người tị nạn nào lên tàu. Chúng tôi chỉ được phép giúp đỡ thực phẩm hay những hỗ trợ để các bạn có thể đi đến Kuala Lumpur hay Indonesia thôi. Nhưng tôi biết trước là sẽ có băo, mà băo trên đại dương th́ thật là kinh khủng.” Thuyền trưởng Romano nói.
Ông quay nh́n phóng viên Người Việt và nói một cách thoải mái: “Tôi nghĩ ǵ khi quyết định cứu họ à? Chỉ đơn giản là tôi không muốn họ chết. Tôi thấy có quá nhiều con nít và phụ nữ trên chiếc ghe đó.”
Thuyền trưởng Romano, một “Navy Seal” Hoa Kỳ, từng tham chiến ở Việt Nam tất cả ba lần, lần đầu vào năm 1960, sau đó là từ năm 1966 đến 1968, và được tặng thưởng cả thảy năm “Purple Hearts.”
Ông nhắc những địa danh mà ông đă đến trong tư cách một người lính như Long Xuyên, Củ Chi, Vàm Cỏ Đông, Tây Ninh, Bến Lức.
Ông c̣n giữ lại rất nhiều h́nh ảnh ở Việt Nam ngày trước, trong đó, không chỉ có h́nh ảnh của những người lính, mà có rất nhiều những h́nh ảnh ông bất ngờ chụp được: h́nh những người thanh niên cỡi trâu, h́nh một cô nữ sinh mặc áo dài đi trên phố Sài G̣n, h́nh những làng xóm nông thôn.
Thuyền trưởng Romano nói về tâm trạng ông bị dằn vặt khi bị ném vào cuộc chiến. “Lần đầu tiên tôi giết người, tôi đă tự nói với lương tâm ḿnh rằng tôi đă làm một điều tệ hại nhất trong đời. Bạn mà điều xấu, bạn sẽ nhận lấy hậu quả xấu. Tôi hiểu điều đó. Nhưng tôi phải làm ǵ đây?”
Tuy nhiên, sự xuất hiện của những thuyền nhân được ông cứu vớt năm xưa là một dấu hiệu lạc quan để thuyền trưởng có thể “vượt qua những băn khoăn ray rứt của một người sùng đạo,” như lời vợ ông chia sẻ.
Bà Romano mang ra cho mọi người xem lại một bảng danh sách viết tay tên họ, năm sinh, giới tính của 52 người trên tàu mà ông đă cứu.
Ông Để thốt lên: “Danh sách này tôi viết! Đây là nét chữ của tôi!” Sau chừng nấy năm, chính ông Để cũng đă quên mất ḿnh chính là người viết danh sách này.
Ông Romano cũng cho xem bức điện tín khiển trách ông đă vớt người tỵ nạn.
Thuyền nhân năm xưa Nguyễn Hữu Để thắc mắc: “Tại sao ông biết ông làm như vậy là trái luật mà ông vẫn làm? Ông không sợ điều ǵ sẽ ảnh hưởng đến ông sao?”
Thuyền trưởng rất tự tin: “Nếu tôi làm theo những lời họ yêu cầu, th́ các bạn đă chết hết rồi. Khi ở trên tàu, tôi là thuyền trưởng, tôi có quyền quyết định. Tôi làm điều tôi cho là đúng và tôi phải làm.”
Điều bất ngờ hơn là trong số những thứ ông Romano vẫn c̣n cất giữ có cả 2 lá thư do bà Nguyễn Diệu Liên Hương gửi cho ông từ năm 1981, ngay sau khi bà tới Mỹ, và một lá thư viết năm 1982.
“Tôi không hề nhớ đến những lá thư này. Nhưng như vậy là tôi cũng vui lắm. Rơ ràng chúng tôi đă không quên ông ấy ngay từ lúc đó. Chỉ có điều có thể v́ ông không trả lời, rồi cuộc sống bận bụi, tôi cũng quên đi, cho đến lúc muốn t́m th́ lại không t́m ra tấm business card nữa,” bà Hương nói.
Thuyền trưởng th́ cho rằng có lẽ thời gian đó ông không có nhà, ông đang trên những chuyến hải hành.
Tất cả đều trôi vào quên lăng, cho đến ngày ông nhận được lá thư của bà Hương.
“Thật không thể tưởng tượng được khi nhận được lá thư của bà Hương. Tôi không tin đó là thật. Tôi bị shock. Thật là tuyệt vời khi nghe tin con trai bà ấy nay đă là một kỹ sư làm việc cho hải quân. Tôi nhớ khi đó nó c̣n nhỏ lắm, tôi c̣n băn khoăn không biết nó sẽ sống sót, tồn tại như thế nào, vậy mà bây giờ nó đă là một người đàn ông. Tôi vẫn nhớ con tàu ấy. Sau đó th́ tôi không c̣n có cơ hội cứu thêm con tàu nào khác.” Viên thuyền trưởng cười nói.
Sau gần 3 thập kỷ, cuộc hội ngộ trong một ngày dường như không đủ cho nhiều điều muốn nói, nhiều câu chuyện muốn kể.
Bà Elke Moonan, một giáo sư đại học đă về hưu, một người bạn lâu năm của thuyền trưởng Romano, tham dự buổi gặp gỡ từ đầu đến cuối, nói: “Tôi chỉ có thể nói câu chuyện này quá cảm động. Tôi là bạn của thuyền trưởng từ mấy chục năm nay. Tôi biết ông ấy đă có một đời sống tinh thần không mấy ổn định kể từ khi về hưu. Nhưng rất cám ơn sự hiện diện của mọi người ngày hôm nay, sau khi đă cố công t́m kiếm tin tức của ông ấy. Tôi tin rằng sau lần này tinh thần ông ấy sẽ được vực dậy. Thật là tuyệt vời. Tôi sẽ kể tiếp câu chuyện này cho bạn bè tôi nghe. Đó là một câu chuyện hay nhất trong số những câu chuyện hay tôi từng nghe.