Biệt Phái Về Dạy Học
*
Sau khi cầm được quyết định Biệt phái của Bộ Quốc Pḥng, tôi từ Sóc Trăng đáp Hàng Không Việt Nam về Sàig̣n vào trung tuần tháng 9 năm 1969
Nghỉ hết 10 ngày phép ở Sàig̣n, tôi trở lại Trường vào cuối tháng 9 năm 1969, ông Nguyễn Văn Hoán v́ một chuyện chi đó, bị chuyển về Sàig̣n, ông Nguyễn Văn Huệ lên làm Hiệu Trưởng. Tôi được ông Huệ đưa lên làm Phụ tá Học Vụ và Học Sinh Vụ, kiêm luôn Phát Ngân Viên thay thế ông Y B’Hram, một số các giáo sư mới ra Trường Sư Phạm Kỹ Thuật được phân bổ về Trường như giáo sư Hoàng Văn Thư dạy Kỹ Nghệ Họa, Lê Văn Quang dạy Kỹ Nghệ Gỗ, Nguyễn Quí Hảo, Nguyễn Văn Diệu, Trần Văn Long dạy Máy Dụng Cụ, giáo sư Phạm Thị Lài tốt nghiệp Sư Phạm Nữ Công Gia Chánh và Quảng Đại Hội tốt nghiệp Bách Khoa Trung Cấp dạy Kỹ Nghệ Gỗ.
Pḥng hành chánh, ông Tuấn đă chuyển đi, ông Đoàn Ái Hảo, từ Trường Kỹ Thuật Huế chuyển vào làm Trưởng pḥng hành chánh.
Nhưng Trường cũng có ông Đồng Văn Tập, bỏ dạy học đi theo phong trào Fulro.
Huỳnh Ái Tông, Hiệu Trưởng Đống Văn Quang và Tổng Giám Thị Nguyễn Văn Anh
Tôi có đưa nhà tôi và một đứa con gái lên ở trong Trường, tôi lấy một trong hai pḥng, trước kia gia đ́nh ông Quang sử dụng để ở, pḥng c̣n lại anh Quang, anh Diệu và anh Long ở. Nhà tôi ở Ban Mê Thuộc được hai tháng, thấy không thích hợp nên quay về Sàig̣n, đi làm lại ở Ṭa Đô Chánh.
Mặc dù ông Huệ muốn cột chân tôi lại, nhưng chồng đâu vợ đó chớ không thể sống “một kiểng hai quê”, nên tôi chờ đợi hết niên khóa để xin đổi về Sàig̣n.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Xuân dạy học, nhưng có nhà cửa tại Ban Mê Thuột, có cơ sở sửa chữa xe, lại mua đất ở Buôn Hô cách Ban Mê Thuộc chừng 40 km để trồng cà phê, một số giáo sư như Nguyễn Văn Hoanh, Nguyễn Quí Hảo, Lê Văn Quang … theo chân gs Xuân cũng mua đất, mua máy bơm nước, trồng cà phê.
Ban Mê Thuộc là rừng, nên có nhiều bướm, nhiều màu sắc khác nhau, đến mùa, bướm bay khắp chốn, trước khi thành bướm, nó là sâu, ở Ban Mê Thuộc có một loại cây, lá nó bằng ngón tay, đến mùa sâu đầy cây, mỗi con lớn hơn cọng chân nhang, dài cở hai lóng tay, toàn thân màu xanh, h́nh như nó là loại sâu đo, v́ khi di chuyển, nó cong ḿnh lại rồi búng tới một cái, thân nó di chuyển một khúc, người Thượng bắt sâu đó bỏ vào miệng ăn tươi, nuốt sống nó trông có vẻ ngon lành lắm, sâu này ăn chừng ba ngày là sạch lá của cây.
Một hôm, sau khi ăn cơm từ nhà ông giám thị Anh đi về pḥng nghỉ trưa, tôi thấy có một số học sinh và trẻ con Thượng chừng 10 em, có đứa leo lên cây, có đứa đứng ở dưới chỗ mấy cây gần cột cờ, chúng bắt sâu ăn.
Đến giờ học buổi chiều, tôi đang ở pḥng làm việc, chợt thấy chị Nguyễn Thị Lộc vợ ông Huệ, hớt hơ hớt hải, chạy đến pḥng tôi, chị nói:
- Anh mau đến lớp, xem học sinh nghịch ngợm quá quắc !
Tôi đi mau đến lớp Đệ lục của chị Lộc dạy, học sinh đă vào lớp, thấy tôi đến, các em đứng lên, từ ngoài cửa, nh́n trên bàn giáo sư, tôi thấy 6, 7 con sâu đang ḅ, tôi hiểu chị Lộc sợ sâu, tôi hỏi:
- Em nào đă bỏ sâu lên bàn, dơ tay lên, hoặc thấy ai bỏ sâu lên bàn, chỉ cho tôi biết.
Tôi hỏi đến ba lần, không em nào nhận ḿnh đă bỏ sâu lên bàn giáo sư, tôi biết ít ra phải có ba bốn em làm việc đó, nhưng không em nào dám nhận, tôi cũng giận, nên phạt các em:
- Không em nào nhận cả, cũng không em nào cho biết đă thấy ai bỏ sâu lên bàn, như vậy có người làm lỗi, có người đồng lơa giống nhau, bây giờ tất cả lấy cây thước hay cây bút ch́ ngậm vào miệng, quỳ gối lên, giăng hai tay ra.
Các em răng rắc làm theo tôi, và tôi đứng đó đến 15 phút mới cho các em ngồi xuống, và nói với các em:
- Tôi phạt để các em nhớ, từ nay không nên có bất cứ hành động nào vô lễ với giáo sư, người Việt chúng ta tôn kính thầy, cô trên cha mẹ. Cha mẹ các em, các em không đùa nghịch phá phách như vậy, tại sao lại làm cho cô giáo sợ mấy con sâu đó?!
C̣n một việc nữa, tôi muốn nói với các em, ra đường nhiều em gặp giáo sư không chào hỏi, đó là việc thiếu lễ độ của một học sinh đối với Thầy, Cô giáo. Từ đây về sau, tôi khuyên các em, gặp giáo sư của Trường bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào cũng phải chào, người ngoài nh́n vào sẽ khen học tṛ kỹ thuật lễ phép. Tôi biết, một số các em nội trú nghĩ rằng đi ra ngoài là phạm kỷ luật, tránh chúng tôi không chào, sợ chào giáo sư biết mặt sẽ bị phạt, nhưng các em thấy chúng tôi là chúng tôi đă thấy các em rồi, phạt hay không là chuyện khác, một học sinh lễ phép, giáo sư dễ tha thứ hơn là học sinh vô phép, hơn nữa các em nghĩ coi, các em cúi đầu chào chúng tôi, chúng tôi cũng phải cúi đầu chào lại, ai lỗ hơn ai ?
Từ lần tôi nói chuyện với các em đó, ra đường các em chào chúng tôi quá lễ phép, không phải chỉ cúi đầu mà thường các em đứng lại khoanh tay cúi đầu chào rồi mới đi, c̣n chuyện tôi phạt tập thể như vậy, đáng lẽ ra chỉ nên giảng cho các em hiểu về sự tôn kính các giáo sư, biết tự trọng và tự giác về những điều sai trái của ḿnh, làm được vậy th́ tốt hơn là phạt tập thể các em.
Tôi cũng thường đi chơi với các em học sinh, có hôm đưa 6, 7 em đi đến lâm viên quốc gia cấm trại, thầy tṛ cùng nhau đi t́m hái lá sâm, đem về tôi ṿ lá sâm, hôm sau giờ nghỉ, các em đến pḥng tôi ăn lá Sâm.
Tôi cũng cùng vài học sinh khác, vào đồn điền của em Nguyễn Hữu Trí, hái ổi, đu đủ ăn, đất Ban Mê Thuột rất màu mở, trồng cây ăn trái cho trái to, khoai lang củ lớn nhưng ăn không ngọt.
Tôi có được ông Châu đạo xưa ở đất Bắc, nay vào định cư ở làng Ḥa B́nh toàn người Thái, ông có con học ở Trường, một ngày con ông bỏ học vô cớ, tôi phải mời phụ huynh đến để báo con, em vắng mặt, phụ huynh là ông Châu đạo cũ, đến gặp tôi, rồi ông mời khi nào có dịp ghé qua nhà ông chơi, sẵn đi mua cao hổ cốt, tôi đă ghé nhà ông, được ông tiếp đón niềm nở, Tùng Nghĩa ở Đà Lạt cũng là một làng Thái, v́ cũng có học sinh từ Tùng Nghĩa lên Ban Mê Thuộc học.
Cuối năm 1969 hay đầu năm 1970, lực lượng Fulro có làm lễ trở về với quốc gia, lễ chánh tổ chức tại Sân Vận Động Ban Mê Thuột. Một lễ khác tổ chức tại đại sảnh Trường Kỹ Thuật do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chủ tọa với người Thủ Lĩnh FULRO trở về hợp tác với chính phủ. Trong buổi lễ có nghi lễ uống rượu Cần, sau đó yến tiệc do Tổng Thống Khoản đăi, trong thức ăn, có một con ḅ thui nguyên con, đứng thế hùng dũng, khi ăn lấy dĩa, dao, muỗng, nĩa, đến bên con ḅ, muốn ăn chỗ nào, dùng dao cắt chỗ đó.
Học tṛ của Trường được làm hàng rào danh dự đứng dài theo đường vào Trường, ông Nguyễn Văn Huệ đứng một đầu hàng, tôi đứng một đầu hàng, khoảng 11 giờ Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đến, Tổng Thống xuống xe, đến bắt tay ông Huệ rồi sang bắt tay tôi, hôm ấy Tổng Thống mặc nguyên bộ đồ trắng bốn túi, ông quay lưng đi rồi, tôi nh́n thấy tóc ông đen, nhưng ở phía sau có một cḥm tóc bạc trắng cở chừng ngón tay.
Hôm ấy Thứ Bảy, ông Huệ và tôi có giờ dạy thêm ở Trường Tổng hợp, khoảng 1 giờ trưa chúng tôi đi dạy, lễ đang vào tiệc, buổi chiều dạy xong về, tôi hỏi ông Anh:
- Ché rượu cần c̣n đây không Bác Anh ? T́m uống cho biết rượu cần!
Ông Anh cười trả lời:
- Ché rượu cần, các ông bên ṭa Tỉnh mang về ngay sau khi Tổng Thống ra về, họ cho biết đổ vào đó toàn là Wichky, chớ có phải nước lă đâu.
Những năm ở Ban Mê Thuột, tôi không uống rượu cần, sau nầy năm 1972 hay 73 trở lại tổ chức thi tuyển vào Đệ Thất, ông Mai Văn Tánh, Hiệu Trưởng Trung Học Kỹ Thuật Phước Tuy, chánh chủ khảo cùng tôi và vài giáo sư, đi vào Buôn Ê Ban, đến nhà ông Y B’Hram xin uống rượu cần, lúc đó ông đă về hưu, nhà không có rượu, ông nhờ người đi mượn hàng xóm, ông cho biết rượu làm từ cơm, khi uống lễ, người ta dùng một cái chén, một cái tô, một cái ly cối, đầu tiên người ta đỗ nước vào đầy ché, kế đó người ta dùng bất cứ cái chén, cái ly, hay cái tô múc đầy nước, để khi chúng ta dùng cái cần uống tới đâu, người ta đổ nước vào đầy ché lại cho đến khi nào hết nước trong chén hay tô th́ thôi. Nhưng hôm ấy ông Y B’Hram bảo, các anh cứ uống tự nhiên v́ không phải lễ lộc, không bó buộc chi cả.
Năm 1969 hay 1970, có cuộc bầu cử, lần đó ông Huệ không có mặt để bốc thăm về địa điểm Trường phải giữ một đơn vị Bầu Phiếu, ông Phó tỉnh trưởng thượng vụ đại diện cho Trường, bốc thăm Trường phải giữ đơn vị Bầu Phiếu ở Nhà máy Thủy Điện, đây là một nhà máy do Pháp xây dựng từ trước, cung cấp điện cho toàn thành phố, mỗi tháng vào một ngày nhất định toàn bộ bị cúp điện ban ngày để nhân viên nhà máy tu bổ các Turbine. Nơi đây gần thị xă, nhưng vào lúc đó đường bộ không an ninh, nên ông Phó tỉnh trưởng xin cho đơn vị chúng tôi đi bằng trực thăng, vào đó trước một ngày, hôm sau bầu cử theo quy định từ 6 giờ sang đến 6 giờ chiều, nhưng ṭa Tỉnh yêu cầu khoảng 3 hay 4 giờ sẽ có trực thăng vào bốc thùng phiếu về, nên phải chuẩn bị từ 3 giờ, có trực thăng đến, phải lên ngay để tránh bị pháo kích.
Trưa hôm trước, khoảng 1 giờ, chúng tôi có mặt ở ph́ trường L19, rồi trực thăng bốc vào Nhà máy thủy điện, trực thăng cất cánh khoảng 15 phút là đáp xuống. Chúng tôi ở đây có dịp đi tham quan nhà máy thủy điện, nhà máy này có 3 turbine, 2 cái chạy, một dự pḥng, nước trên đập cao chừng 50 thước, có ống thép, đường kính chừng 1 thước, dẫn xuống turbine làm quay cánh quạt, turbine quay, thế là phát điện, đứng gần các turbine chỉ nghe tiếng quay vo vo rất nhỏ, sau khi quay turbine, nước đổ ra chảy thành ḍng thác.
Xung quanh toàn là cây rừng, âm u, tĩnh mịch.
Hôm sau, đơn vị mở cửa, bắt đầu bỏ phiếu, chỉ có le que mấy nhân viên Nhà máy thủy điện, chờ đến 8 giờ mới t́m cách liên lạc hỏi về ṭa tỉnh, không ai biết tin tức tại sao đồng bào chưa đi bầu phiếu, cho đến gần 9 giờ, trung tâm điều hành tỉnh mới cho biết, đồng bào tưởng thùng phiếu ở cầu 14, họ đă đi ra đó từ 5, 6 giờ sáng, nay biết thùng phiếu đă mang tận chỗ của cử tri, họ sẽ đi về để bầu phiếu, nhưng ít ra phải 11 hay 12 giờ họ mới về tới.
Biết vậy chúng tôi an tâm chờ, đến khoảng 11 giờ 15 lần lượt có đồng bào thiểu số đến bầu phiếu, chúng tôi mừng và cảm thấy thương cho họ phải vất vả lội đi 9, 10 cây số rồi phải lội lộn về, đàn ông đi rừng đă quen, nhưng đàn bà, có người c̣n phải đai con mọn theo ḿnh. Ở vùng cao nguyên, mỗi người dân được mua 15 hay 16 kư gạo một tháng, không đi bầu không được mua gạo, cho nên dẫu vượt suối, băng ngàn họ cũng phải đi, đi một chuyến để có gạo ăn hàng tháng, vài năm.
Cho đến khoảng 2 giờ chiều th́ đơn vị chúng tôi đă xong, anh em lo làm biên bản, thu dọn mọi thứ, sẵn sàng chờ trực thăng bốc về. Khoảng 3 giờ chiều, được trung tâm cho biết thực thăng sẽ đến trong ṿng 5, 10 phút, chuẩn bị lên trực thăng. Rồi trực thăng đến, chúng tôi nhanh chóng lên trực thăng trở về thị xă, giao nộp thùng phiếu cho thùng phiếu trung tâm. Đến đó là hoàn tất nhiệm vụ, sau đó hơn một tuần, ṭa tỉnh mời tất cả nhân viên các thùng phiếu vào trong Biệt điện ăn tiệc liên hoan, tổ chức thành công bầu cử. Đêm đó chúng tôi được vào bên trong khuôn viên Biệt điện, ăn uống self service. Trong biệt điện, cửa mở, đèn sáng trưng, nhưng chỉ dành cho một số ít các quan chức cao cấp mà thôi.
Vào gần cuối năm học, một buổi trưa có nhánh cây găy đập vào cây cột cờ, cột cờ găy theo. Sau khi ăn cơm ở nhà ông Anh ra, thấy vậy tôi báo cho ông Anh biết, ông ta nói với tôi:
- Đây là điềm! Anh nhớ truyện Tàu cột cờ các ông Tướng găy là có chuyện vậy anh tiếp tôi, khiêng cây cột cờ găy, đem ra sau nhà tôi để và khiêng nhánh cây găy đem ra liệng gần mấy cây điệp, như vậy không ai biết cột cờ găy, người ta khỏi dị nghị.
Đến Hè, tôi xin chuyển về Sàig̣n, ông Huệ bấm bụng cho tôi đi, ông dặn tôi về gặp Giám Đốc Nha v́ ông đă giới thiệu tôi đi làm Hiệu Trưởng trường khác, cũng nên gặp ông Huỳnh Văn Năm chủ sự pḥng Nhân Viên để theo dơi kết quả thuyên chuyển của tôi.
Khi tôi vào pḥng Nhân viên, gặp ông chủ sự Huỳnh Văn Năm, ông Năm cho tôi biết:
- Thời ông Nguyễn Văn Thơ làm Bộ Trưởng, ông Thơ có nói với tôi cho em đổi về Sàig̣n, nhưng em mới lên Ban Mê Thuột 1 năm, cho em về người khác sẽ phân b́, mặc dù tôi rất kính nể ông Bùi Văn Dương, nguyên Thanh Tra hàng tỉnh Bến Tre là người nhờ ông Thơ nói với tôi, nhưng không thể giúp em. Bây giờ em đă ở trên ấy 4 năm, đổi về được rồi, để tôi sắp xếp cho em.
Ông ngưng nói, kéo hộc tủ ra một tờ giấy, để trước mặt ông và hỏi tôi:
- Em có biết tại sao nhiều người cùng đứng đơn thưa ông Hiệu Trưởng Ban Mê Thuột không?
Tôi nh́n vào tờ đơn, thấy tên của 12 giáo sư đă thưa ông Huệ về những chuyện chi đó, tôi trả lời cho ông Năm:
- Thưa ông chủ sự, ai lên Ban Mê Thuộc, nơi đèo heo hút gió, mưa bùn, gió bụi đều nghĩ ḿnh bị phạt, đều muốn đi về Sàig̣n, Hiệu Trưởng không chấp thuận v́ chưa đủ thâm niên, họ đâm ra oán thán, nhiều người ở trong trường, không phải tốn tiền nhà, lại đ̣i hỏi Trường phải cung cấp cái nọ cái kia, không lấy tài sản của Trường cho họ xài họ đâm oán giận, Hè về Sàig̣n bỏ canh gác ở Trường, dịp lễ, Tết lên trễ, bỏ dạy. Hiệu Trưởng khuyên nhũ giáo sư làm cho đúng bổn phận, đừng đi trễ, nghĩ sớm, v́ những lư do đó, họ vạch lá t́m sâu. Theo tôi, ông Huệ rất đàng hoàng với giáo sư mẫu mực.
Ông Năm trầm ngâm, h́nh như ông định hỏi thêm nhưng lại thôi, ông nói:
- Cám ơn em đă cho tôi biết t́nh h́nh như thế, tôi cũng nghĩ vậy.
Tôi chào ông rồi ra.
Khi về Ban Mê Thuộc, tôi cho ông Huệ biết, có 12 giáo sư đă thưa ông, thưa chuyện chi tôi không rơ, lúc đó ông Huệ mớt bật ngửa ra, là ḿnh đang bị các giáo sư thưa kiện, tôi không hiểu ông làm sao, chỉ trong ṿng vài ngày, có sự vụ lệnh thuyên chuyển 12 gíáo sư và tôi là người thứ 13.
Ông Anh nhắc cho tôi nhớ:
- Anh thấy không ? Cột cờ găy là có chuyện, may mà anh và tôi đă dẹp sớm.
Ông Huệ nói với tôi:
- Sự Vụ Lệnh đă có, tôi muốn mấy anh đó đi gấp cho tôi khỏi thấy mặt. Họ đâm sau lưng tôi mà giă nghĩa, giă nhân.
Tôi hỏi:
- Thật anh muốn họ đi sớm không ?
- Anh biết ! Về hành chánh, có Sự Vụ Lệnh là đi, nhưng 5 hôm, 10 nữa, nữa tháng hoặc một tháng, thiếu chi lư do để họ tŕnh diện trễ, tức là ở lại lâu hơn.
- Không khó chi hết. Anh sang ṭa Tỉnh xin lệnh trục xuất 12 ông ấy trong ṿng 48 tiếng đồng hồ phải ra khỏi tỉnh, đồng thời anh lấy vé máy bay cho các ông ấy luôn. Để mọi người khỏi nghi ngờ, anh cũng cho tôi vào danh sách đó luôn và kèm theo giấy máy bay y như 12 ông kia, rồi giao cho pḥng hành chánh làm thủ tục tống đạt.
Phần tôi, c̣n một khó khăn v́ tôi là phát ngân viên, tôi đi Trường chưa kịp đề cử người thay thế, khi ngân phiếu về, không có chữ kư của tôi, không có tôi, tiền lương không lănh được. Do đó tôi phải kư giao cho ông Huệ một khống chỉ (kư tên trên tờ giấy trắng), và khi về Sàig̣n, tôi đến pḥng Tài chánh của Nha Kỹ Thuật gặp ông Hiền, chủ sự pḥng, t́m Ngân phiếu của Trường kỹ thuật Ban Mê Thuộc kư vào đó. Khi Ngân phiếu về tới Trường có chữ kư của tôi, và trên khống chỉ, ông Huệ sẽ ghi thêm xin Ty Ngân khố Tỉnh cho lănh ra mỗi thứ mệnh giá bao nhiêu tiền, phải có tiền chẵng, tiền lẽ khi phát lương mới dễ dàng, mau chóng.
Sổ Tay Nhà Giáo
Năm 1974, ra Nha Trang tổ chức thi Tú Tài 2 Kỹ Thuật, nhà Trường có mời anh em trong Hội Đồng Giám thị từ Sàig̣n ra dự tiệc tiễn đưa ông Nguyễn Ngọc Xuân, được thuyên chuyển về Trường cũ Ban Mê Thuộc, và mừng ông Chuổi đi nhậm chức Hiệu Trưởng Trung Học Ban Mê Thuộc. Vài tháng sau được tin ông Xuân đi cùng tài xế vào đồn điền cà phê của ông ở Buôn Hô, dọc đường bị lực lượng Fulro chận lại hỏi chi đó, ông Xuân phản đối, thế là họ bắn ông Xuân chết, đáng thương cho anh, chạy ngược chạy xuôi chạy để về mái ấm, chẳng được bao ngày rồi nằm xuống buông tay!
Trường Ban Mê Thuộc là Truờng tôi dạy đầu tiên, ghi nhiều dấu ấn trong tôi về nghề giáo, nơi đây tôi bắt đầu sự nghiệp của ḿnh.
Đă trên 30 năm, nhiều khi nhớ trường cũ, nhớ những học sinh thân yêu của ḿnh, tôi không hiểu nay các em sống ra sao, thành đạt thế nào, tôi nghĩ sẽ có ngày trở lại để t́m một chút dấu xưa.
Ngày 15-2-2009