Ăn giỗ

 


*

Anh em từ Việt Nam gửi h́nh sang, anh em từ nước ngoài về họp mặt nho nhỏ như Nguyễn Công Mạnh, Lê Tuấn Anh tôi để ư không thấy có Lê Văn Đông tức Quyền, tôi nhớ có học chung với Đông, nhưng nay khó nhớ học chung năm nào. Vào học năm 1956, Đệ Thất E, Lục E, Ngũ D, Tứ A, Tam A, Nhị A, Nhị 5, Nhứt 3, có lẽ Đông và tôi học chung từ Đệ Lục hay Đệ Ngũ.

Nhắn với Điển, Đông đi lại khó khăn, nhân nhà có giỗ mời tôi sang chơi, cho nên tôi quyết phải đi gặp bạn. Trước tiên Điển hẹn Thứ Tư sẽ đến chở tôi đi, nhưng hôm gặp ở Quán Lá, Điển lại vẽ bản đồ chỉ đường cho tôi đi, tôi hiểu rằng ḿnh phải tự lo liệu, nên hôm ấy trên đường về tôi mua tấm bản đồ, cả thành phố Sàig̣n ngày nay, gồm cả Sàig̣n, Gia Định, B́nh Chánh, Hóc Môn, Thủ Đức, Thủ Thiêm, Nhà Bè họ in chung trong một bản đồ cở khổ giấy A2, những đường lớn như Trần Hưng Đạo, Phan Thanh Giản, Hồng Thập Tự, Bạch Đằng (GĐ), Trần Quốc Toản c̣n đọc được chữ, những đường khác, chữ nhỏ li ti, không kính tôi đành chịu. Ḍ bản đồ, so bản vẽ của Điển, tôi thấy đường đi cũng dễ t́m.

Theo hướng dẫn của Điển, Xuống cầu Tân Thuận, gặp ngă tư quẹo trái, gặp ngă tư quẹo phải, chạy một khoảng chừng 300 thước sẽ có Trường Tiểu Học bên tay trái, chạy them một khoảng ngắn nữa sẽ gặpTrường Mầm Non, qua khỏi đó vài căn nhà có con hẻm nhỏ, vào đó hỏi Sáu Đông ai cũng biết. Xem bản đồ, tôi biết nhà của Đông ở trên đường Huỳnh Tấn Phát.

Sáng Thứ Tư, con gái tôi đưa nhà tôi và tôi đi khám mắt ở Bệnh Viện Cao Thắng chuyên khoa Mắt, nằm trên đường Trần B́nh Trọng, khoảng giữa Trần Hưng ạo và Nguyễn Trải, sau khi khám, làm kính xong, lấy xe ra vô ư tôi bị mất đà, chân chống xuống nên không đạp thắng, xe ngă tôi nắm tay chịu lại vô t́nh rồ ga, xe phóng vào một chiếc xe đậu ở băi, tôi buông tay cho xe ngă, tay chân tôi bị xây xát nhẹ, phải chạy về nhà dung thuốc ngoại khoa xoa bóp máu bầm, xong mới đi qua nhà Đông khởi hành lúc hơn 10 giờ.

Phú Mỹ Hưng

Từ Lữ Gia (Khu Đại Học Bách Khoa Phú Thọ), tôi theo đường Nguyễn Tri Phương chạy qua Phú Mỹ Hưng, từ Phú Mỹ Hưng theo lộ xa lộ Nguyễn Văn Linh chạy về phía cầu Tân Thuận, đi đường này rộng, ít xe cộ, có đôi chỗ c̣n chưa xây cất, hầu hết hai bên đường đều xây cất cao ốc hoặc nhà ngang dăi dọc, tôi phải dừng xe hai lần để hỏi thăm đường Huỳnh Tấn Phát, v́ chạy quá xa và có một đoạn đường bị đóng.

Cuối cùng y như lời chỉ dẫn rơ ràng của Điển, tôi vào hẻm hỏi mấy người ngồi trên băng đá, họ cho biết là đúng nhà của Đông và Đông đang ở trong nhà. Tôi đi vào, Đông thấy khách, bước ra đón, tích tắc vài giây, tôi nhận ra Đông, anh ốm hơn xưa nhiều nhưng khuôn mặt, đôi mắt, chân mày làm cho tôi nhận ra anh. C̣n Điển, Thới vẫn chưa thấy tới. Đông mời tôi vào pḥng khách, ngồi vào bộ ghế xa-lông gỗ quí chạm xa cừ, chứng tỏ chủ nhân ngôi nhà khá giả.

Đông và người nhà mời tôi mấy lần ngồi vào bàn ăn, nhưng tôi xin chờ các bạn tới, một chốc tôi gọi Điển, Điển cho biết có Thới, Lợi, Phát và anh bạn Nguyễn Văn Hiếu từ Canada về cùng đi, và Điển đang tới Cầu Ông Lănh.

Nguyễn Văn Ngọc (Bách Khoa Khóa 2), Lê Văn Đông, Đinh Bá Phát, Tông

Chừng 10 phút sau Điển với cô bạn tới, Đông mời chúng tôi vào bàn, ngồi vào bàn ăn uống một tuần rượu mới thấy các bạn đến, vài người phải nhường chỗ để bốn ông khách mới tới ngồi cùng bàn, trong bàn này đa số anh em kỹ thuật và đa số làm Xi-măng Hà Tiên, ngoài Heineken ra, em rễ của Đông mời chúng tôi uống hết một chai Hennessy nửa lít.

Điển, Ngọc, Đông

Thức ăn rất đầy đủ, tôi được dọn một mâm chay nào là gỏi ngó sen, khổ qua hầm dồn tàu hủ, khổ qua kho với tàu hủ, Phát lại thích ăn chay với tôi chớ anh không ăn món mặn, c̣n phía mặn th́ thịt quay, gỏi ngó sen, gà hấp, gà nấu tiêu, lẫu đồ biễn với một đĩa rau nào kèo nèo, bông súng, bông xua đủa, bông kim châm.

Phát, Tông, Thới, Đông, Điển

Sau đó Tám Giả, em rễ Sáu Đông mời chúng tôi đi qua bên kia đường, uống cà phê, đây là quán mới cất chừng 5 năm với cột, kèo trính bằng gỗ sơn vẹc-ni, cột to kính chừng 5 tấc, quán có gác và tầng trệt, chúng tôi lên gác. Tôi ngồi gần anh Nguyễn Văn Hồng, anh học trên một lớp, có quán cà-phê Tam Nguyên rộng 1200 thước vuông tại chợ Thủ Đức, anh mời khi nào có dịp ghé chơi.

Khi ra về, Đông gửi cho mỗi anh một gói quà bánh như phong tục xưa, ở nhà quê sau khi dự đám giỗ về, nhà chủ thường biếu bánh trái, về nhà mở ra xem trong đó có một bánh xôi gất, vài cái bánh ít, một trái bôm, một trái cam, một trái xoài.

Bạn già với nhau, không phải chỉ có ở quán cà-phê mà c̣n có bên nhau khi giỗ chạp, hỏi cưới. Phong tục chúng ta cần ǵn giữ để bảo tồn văn hóa nước nhà, t́nh bạn chúng ta cần nuôi dưỡng, vun trồng để tuổi già được an vui, trường thọ.

Ngày 3-11-2009  

Trở Về Muc Lục