Bạn học nằm vùng
Tôi nhập học trường Kỹ Thuật Cao Thắng vào năm 1957, lúc đó sau khi thất trận ở Điện biên phủ năm 1954, Pháp và Việt Minh do Hồ Chí Minh lãnh đạo ký hiệp định Genève cắt nước Việt Nam làm hai nước. Miền Bắc có tên là Việt Nam dân chủ cộng hoà do Hồ Chí Minh theo chủ nghỉa cộng sản có Nga và Trung Cộng giúp đỡ. Miền Nam do Chánh phủ Bảo Đại lãnh đạo có thế giới tự do công nhận và giúp đỡ. Sự kiện này đã tạo ra một cuộc di tản của hơn 1 triệu người dăn Bắc, đa số là công giáo đã từng biết chế độ công sản. Tôi đã gặp ông bác và anh họ tôi làm luật sư rời bỏ Hà nội vào Sài gòn để làm lại cuộc đời sau khi Việt Minh vào tiếp quản thành phố. Thật là thảm cảnh và đau thương cho họ.
Vua Bảo Đại phong Ngô Đình Diệm làm thủ tướng được Hoa kỳ yểm trợ, lúc đó Hoa Kỳ đã muốn thay thế người Pháp để tiếp tục cuộc chiến tranh lạnh sau chiến tranh Triều Tiên năm 1950 và ngăn chận tham vọng bành trướng của chủ nghĩa cộng sản.
Sau cuộc trưng cầu dân ý, truất phế Bảo Đại, Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống, lập ra nước Việt Nam Cộng Hoà có Hoa kỳ yểm trợ vả giúp đỡ. Nhờ đó quân đội quốc gia mới thành lập đã dẹp được quân Bình Xuyên ở Sài gòn.
Tôi đang học lớp nhất ở trường tiểu học Bàn Cờ, cái tâm hồn trẻ thơ đã bị chiến tranh ô nhiễm. Báo chí và đài phát thanh đã từng tường thuật trận chiến giữa quân đội quốc gia và Bình Xuyên ở thành Ô Ma khu vực trường Pétrus Ký, ở cầu chữ Y, cái chết của trung tướng Thế, rồi vị anh hùng rừng Sát là đại tá Dương Văn Minh được phong thiếu tướng. Sau đó là việc dẹp tan các tổ chức chính trị và quân sự của Cao Đài, Ḥà hảo.
Dù không quan tâm lắm về chuyện của người lớn, nhưng những sự kiện này có ảnh hưởng đến đời sống xã hội và học đường.
Thời ấy, trường Cao Thắng được coi như là trường học nghề, đào tạo dân thợ, không như các trường trung học phổ thông khác học xong tú tài và thi vào đại học ra dân thầy như luật sư, bác sĩ, giáo sư… Ngày 29/6 /1956, trường được đổi tên thành trường trung học kỹ thuật đệ nhị cấp Cao Thắng, do nghị định của tổng thống Ngô Đình Diệm. Mục đích của trường là để đào tạo những kỹ thuật viên bậc trung đẳng cho nghành kỹ nghệ và thương mãi cùng đào tạo học sinh đến bậc tú tài kỹ thuật và chương trình giảng dạy hoàn toàn Việt hoá.
Tôi thi đậu vào trường và chỉ có ý tưởng là sau khi thành nghề sẽ đi tìm việc làm mà sinh sống và gíúp đỡ cho cha mẹ tôi quá nghèo, không đủ phương tiện cho tôi học ở trường tư và theo đuổi sự học lâu dài. Vả lại trường cho tôi học bổng thì cũng có thể làm quà cho cha mẹ tôi vui lòng.
Sau năm đệ lục, không đạt được tiêu chuẩn về điểm toán, tôi được chỉ định theo học ngành dụng cụ với cái tương lai làm dân nghề là giới lao động tay chân cũng thuộc giới mà chủ nghĩa đấu tranh giai cấp dễ xâm nhập.
Trong những năm này thì tôi quen được nhiểu bạn, họp thành nhóm cùng nhau trao đổi tâm sự, cùng nhau dạo phố và đi chơi chung. Nhóm tôi ban đầu chỉ có bốn đứa là thằng Vĩnh, Thành, Huỳnh và tôi. Má thằng Vĩnh có cái quán ở đường Phan Đình Phùng đã từng nối tiếng một thời ở Sài gòn, Thằng Huỳnh hay cặp bồ với thằng Vĩnh không biết vỉ lẽ đó hay không? Sau này thêm thằng Vạn nhập vào nhóm. Ngoài ra tôi chơi thân với thằng Đương, cùng cảnh ngộ gia đình như tôi, nó là con người ngay thẳng, biết lể nghĩa, trung thành và hiếu biết về đạo lý đông phương. Gia đình tôi rất qúy mến nó. Tôi chỉ lo chuyện học hành thi cử cho có kết quả tốt đẹp để cho cha mẹ tôi vui lòng còn tỉnh hình, chính trị, binh lính, giặc giả thì là chuyện ngoài tai có nhà nước lo.
Chế độ độc tài cùa nhà Ngô về gia đình trị, thiên vị công giáo, thái độ chống Mỹ trong khi nước này đang tăng cường viện trợ chống sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt, làm cho các lực lượng chống đối dần dần xuất hiện. Ngày 26/04/1960, nhóm Caravelle gồm 18 nhân sĩ trí thức tiêu biểu của miền Nam họp báo và ra tuyên ngôn gửi chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, như: Trần Văn Văn, Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương, Nguyễn Lưu Viên, Phan Huy Quát...
Nội dung bản tuyên cáo rất ôn ḥa, xây dựng, chỉ nhằm yêu cầu Ngô Đ́nh Diệm mở rộng chính quyền và các nhà trí thức sẵn sàng hợp tác với chính phủ nếu được yêu cầu. Anh tôi là bác sĩ có liên can và bị mật vụ bắt giam ở chuồng cọp chờ lúc thủ tiêu. May mà thiếu tướng Nguyễn văn Là là cha thằng Hoàng, bạn tôi, không thi hành chỉ thị của ông Nhu. Đây là một kỷ̃ niệm tôi không quên được.
Tôi lên đệ tứ dụng cụ năm 1960, thì có cuộc đảo chánh đầu tiên ngày 11/11/1960 của lữ đoàn dù do đại tá Nguyễn Chánh Thi cầm đầu bị thất bại. Tôi bắt đầu quan tâm về xã hội và không khí giặc giả bên nhà. Anh Lưu là trưởng lớp và bạn học tôi đã ngỏ ý đi quân cụ sau trung học. Thằng Toàn bạn giỏi văn chương trong lớp đã vào thợ máy không quân. Nhiều bạn khác cũng có ý định gia nhập quân đội.
Sự thất bại của cuộc đảo chính khiến chính phủ Diệm xiết chặt thêm sự đàn áp các phần tử đối lập, tạo ra một mặt trận trí thức chống đối lại chính phủ. Tệ hơn nữa, Hà Nội, bắt mạch được sự khủng hoảng quyền lực của chính thể miền Nam, đă thành lập Mặt trận Giải phóng miền Nam vào ngày 20/12/1960 do các người trí thức muốn có một tổ chức chính trị ngoài ṿng pháp luật. Thật ra họ chỉ là bù nhìn nhận lệnh của Bắc Việt để lật đổ chính quyền miền Nam.
Sự khủng hoảng của chế độ tạo ra phong trào chống đối của học sinh sinh viên và cảnh sát dã chiến cùa lực lượng đặc biệt thẳng tay đàn áp, bắt bớ, cầm tù không thương hại.
Tôi thi đậu trung học đệ nhất cấp dụng cụ chuyên ngành thợ phay. Ông Đảnh kỹ sư Cơ khí ở trường ENSM xứ Nantes từ Pháp về làm hiệu trưởng trường tôi.Với tầm nhìn xa của sự học bên trời tây và hiểu nhu cầu tương lai, ông ta cho mở thêm ba lớp đệ tam để học lên tú tài, ưu tiên dành cho học sinh có bằng trung học. Ba tôi khuyên tôi nên tiếp tục để thành kỹ sư.
Năm đệ tam, nhiều bạn cũ đã đi làm hay vảo lính với bằng trung học. Trong lớp tôi có nhiều học sinh từ các trường kỹ thuật khác đến. Thằng Hy người Huế có cha nó là tướng Bắc Việt, anh nó lả tá trong quân đội cộng hoà, Thằng Bá dân Thực Nghiệp hay kể chuyện lúc về quê nó bị quân giải phóng chận lại cướp vả giảng mo ran. Nhóm tôi có thêm vài bạn mới: thằng Khai, thằng Tiên, thằng Vĩnh củng nhau dạo phố rồi kéo nhau đi chụp ảnh kỹ niệm.
Sau đó lại xẩy ra việc pháp nạn Phật giáo ở Huế, theo tin của chùa Khánh Anh thì vỉ lý do tổng giám mục Ngô Đình Thục muốn lên chức hồng y nên đã cấm treo cờ Phật giáo trong lễ Phật Đản, nhằm lúc thăm viếng của tòa thánh Vatican.
Học sinh các trường Gia Long, Trưng Vương và Võ Trường Toản tổ chức biểu tình băi khóa. Học sinh Cao Thắng cũng lãng khóa .Tháng Chín trong t́nh h́nh sôi động giữa chính phủ và khối Phật giáo.
Không khí trong lớp tôi cũng bị náo động, đứa ủng hộ phật giáo, đứa chống lại.Tháng 6/ 1963, thượng tọa Thích Quảng Đức đă tự thiêu ở ngã tư Lê Vân Duyệt- Phan Đình Phùng đế phản đối chính sách bất b́nh đẳng đối với Phật giáo của tổng thống Diệm.
Tháng 8, ba trăm sinh viên học sinh tổ chức biểu t́nh tại Công trường Diên Hồng phía trước chợ Bến Thành trong lúc đang có lệnh giới nghiêm. Cảnh sát Dă chiến kéo tới đàn áp và bắn cả vào đám biểu t́nh. Nữ sinh Quách Thị Trang bị tử thương. Khoảng 200 người bị bắt giữ. Ngay chiều hôm đó Chính quyền Đô thành ra thông cáo rằng các lực lượng an ninh đă được lệnh nổ súng vào bất cứ đám đông nào tụ họp ngoài công lộ mà không xin phép trước.
Học sinh các trường Gia Long,Trưng Vương và Võ Trường Toản tổ chức mít tinh băi khóa. Học sinh Cao Thắng cũng lảng khóa. Tháng 9 ,t́nh h́nh trầm trọng giữa chính quyền và khối Phật giáo, thì trong lớp tôi có đứa ủng hộ có đứa chống chính quyền, riêng tôi xem đó là việc của người lớn và chỉ lo học không làm gì hơn được. Bọn thằng Nhân, thằng Nghĩa xì xào về cuộc chống gia đình nhà Ngô và nói là tướng Cao sẽ kéo quân từ vùng 4 chiến thuật về Sài Gòn để dẹp đảo chánh.
Ngày 1/11/1963, nhiều xe nhà binh chở lính đổ về trung tâm thành phố, rổi súng nổ vang dội, tôi không ̣đi học và nghe ngóng tỉnh hình qua đài phát thanh của cuộc đảo chánh do các tướng lãnh cầm đầu. Tổng thống Diệm bị lật đổ rồi bị sát hại với em là ông Nhu, thành phố hoang mang và hỗn loạn.Bót Lê văn Ken bên cạnh nhà thương Sàig̣n, gần chợ Bến Thành bị học sinh Cao Thắng đốt phá. Hôm sau báo chí có đăng sự tham dự cùa vài học sinh Cao Thắng ngồi trên xe tăng của quân đảo chánh. Nhóm công giáo ủng hộ Diệm kéo về xung đột với phe ủng hộ Phật giáo.Tôi xuống trường củng các bạn lo việc phòng thủ cho trường.
Tôi đi thi tú tài 2 ban toán với em tôi trước kỳ thi trong Kỹ thuật và đậu hạng bình thứ . Sau đó lại thi tú tài kỹ thuật, tôi đậu hạng ưu và là học trò đầu tiên đậu tú tài kỹ thuật với hạng này.Tôi được hân hạnh ghi tên vào Sổ vàng của trường,
Lúc nầy tình hình rối ren, nhà nước cần tăng quân số, thanh niên tới tuổi phải đi trưng binh.Tôi thuộc hạng chiến đấu, nếu không học đại học hay thi rớt sẽ được mời đi làm nghĩa vụ quân dịch. Trong xóm tôi đã phải vào thanh niên phòng vệ dân sự, tối phải bận y phục xanh, đội mũ ca lô, vác gậy đi tuần canh xóm tránh sự xâm nhập của việt cộng. Nói cho oai chứ chó sủa đã sợ, gặp cao bổi du đảng thì có nước quăng gậy mà chạy, huống chi là mấy ông VC, cách mạng thứ thật.
Tôi và em tôi đang ở vào tuổi động viên, để được hoãn dịch vài năm, chúng tôi nộp đơn thi vào nhiều trường đại học năm đó với hy vọng đậu đâu học đó.Tôi đậu thủ khoa vào kỹ sư công nghệ, Cao đẳng sư phạm kỹ thuật, Cao đẳng nông lâm súc (lâm khoa) và Đại học sư phạm khoa học toán. Em tôi đậu thủ khoa Nông lâm súc (súc khoa) , Đại học sư phạm khoa học toán.
Ba tôi khuyên tôi nên học kỹ sư công nghệ trong Phú thọ vì tôi quen với kỹ thuật rồi. Tôi vào công nghệ học khoảng 1 tháng với mấy bạn kỹ thuật Thiện, Huỳnh,Tùng…
Mấy tướng lãnh tranh dành quyền lực cứ đảo chánh rồi chỉnh lý lung tung, lại xẩy ra tranh chấp về tôn giáo và phong trào mặt trận giải phóng lớn mạnh. Không có lãnh đạo giỏi, miền nam rơi vào tình trạng rối loạn. Quân đội cần thêm nhiều lính, và người Mỹ can thiệp trực tiếp vào chính quyển trong Nam. Em tôi không muốn đi lính, nó được cấp học bổng quốc gia bán phần đi Pháp. Thấy thế, ba tôi bảo tôi thử đi xin học bổng đi du học như em tôi.
Khồng có ý định rời xa gia đình vì đang học Phú Thọ và không có đủ tiêu chuẩn của học bổng viên và không giỏi ngoại ngữ, nhưng để lảm vui lòng ba tôi. Tôi nộp đơn xin học bổng đi du học ở Pháp và được học bổng quốc gia toàn phần. Sự kiện bất ngờ làm tôi bối rối không biết phải làm sao. Mặc dù đã cao tuối, ba tôi thấy xa tình hình trong nước nên quyết định là tôi phải đi du học để làm gương cho mấy đứa em, kiếm được lương khá để giúp gia đỉnh và xa chiến tranh.
Trong vòng 2 tuần lễ, cả nhà tôi và cha con anh bạn Đương ra Tân sơn Nhất tiễn tôi lên đường sang Pháp.
Thằng Đương đi học sĩ quan Đà Lạt, nó vẫn liên lạc thư từ với tôi. Khi về phép, nó thường ghé thăm má và em út tôi. Nó cưới vợ không phải là người mơ tưởng ban đầu, và làm đến đại úy quân báo. Sau ngày 30/4/1975, cũng như tất cả sĩ quan Ngụy nó bị đi cài tạo rồi đi vùng kinh tế mới, và bị rút sổ hộ khẩu, cấm về Sài gòn. Tôi có gửi về giúp nó vượt biên sang Mỹ, định cư ở San Diego.
Nó cho tôi biết là trong các bạn học ngày xưa có nhiều đứa theo Việt cộng nằm vùng trong lớp. Thằng Kiên sĩ quan, thằng Vạn, thằng Vinh, anh em thằng Việt, ... chỉ lộ mặt ra sau giải phóng, không biết họ đã có thành tích hay công trạng gì?...Thằng Huỳnh gian dối khai cha nó chết nhưng sự thực ông ta là Việt cộng, vậy mà nó được học bổng quốc gia du học ở Pháp. Thằng Vịnh khoe nó làm ở nhà đèn thành phố sau giải phóng, má nó có mấy cái nhà gần chợ Tân Định, nếu không có quốc tịch Pháp thì là cán bộ hay đảng viên thì làm sao có được chỗ làm và tài sản như vậy?
Tuy nhiên, một số bạn học kỹ thuật vẫn sinh hoạt trong ngành nghề kỹ nghệ như anh Đáng có hãng sữa chữa điện lạnh, Lộc cụt làm chủ hăng thầu xây dựng, Trương làm kiến trúc sư... họ chắc không đi cải tạo lâu và nhờ làm kỹ thuật dân dụng nên còn có thể hành nghề sinh sống.
Trong cuộc chiến tranh ý thức hệ này, bạn cũng như thù cùng chung tiếng nói, trường học, giáo dục như nhau, không thể phân biệt được chính và tà, ngay cả đến anh em, gia đình, họ hàng, láng giềng... Vậy mà vì căm thù giai cấp, vì mồi danh lợi, vì muốn thành anh hùng liệt sĩ mà ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản, chưa chắc gì là họ yêu nước thật sự. Một bạn ở bên Úc, đã viết là trường tôi là ổ Việt Cộng nằm vùng và điển hình là một tên đã được lảm thành ủy sau giải phóng. Sự chống đối, phá hoại xã hội dẫn đến ngày 30/4/75, với sự cầm tù, cài tạo, vượt biên, di tản của bao nhiều bạn khác. Nhưng họ không tưởng tượng hành động của họ chỉ là công dã tràng vì sau giải phóng ngưởi Nam bị loại ra kể cả Mặt trận và các nhân vật công khai chống đối ngày xưa .
N.Hoạt