Cây Bông Vải
Cây Bông vải cao chừng 4 đến 5 tấcBây giờ không thể nhớ đích xác được là vào năm nào, nhưng chắc là sau năm1945 không xa, có thể 1946 hay 1947 cũng nên, đó là những năm khó khăn cho đất nước và dân chúng Việt Nam.
Do t́nh trạng Thế chiến thứ hai đă xảy ra từ năm 1939 đến năm 1945, Nhật chiếm Triều Tiên, Trung Hoa và các nước Đông Nam Á. Năm 1945, Việt Nam tuyên bố độc lập, sau đó Cộng sản cướp chánh quyền, rồi Pháp được quân đội Anh giúp đỡ, trở lại Việt Nam sau khi Đồng minh giải giới quân đội Nhật hoàng.
Cho nên việc sản xuất về nhu yếu phẩm ăn no, mặc ấm trên thế giới cũng bị ngưng trệ, sự iao thưong thủy bộ khó khăn, hiếm hoi, đường hàng không chưa có, thêm vào đó các nước không có ngoại tệ để nhập cảng.
Cho nên dân Đông Dương là Việt, Miên, Lào không có vải để may mặc, lúa gạo th́ tự sản xuất được nhu cầu trong mỗi nưóc.
Tưởng cũng cần nhắc lại, năm 1945 hai triệu người Việt ở miền Bắc chết đói v́ thiếu ăn, trong khi miền Nam dư lúa gạo, không thể xuất cảng, cũng không thể tiếp tế cho miền Bắc v́ Mỹ kiểm soát biển đông, dội bôm tất cả tàu bè, nhằm mục đích không cho quân Nhật di chuyển, tiếp tế. Do số lúa dư mà không có than đốt các nhà máy nhiệt điện ở Chợ Quán, Cần Thơ, người Nhật đă dùng lúa đốt thay cho than chạy nhà máy điện. Trớ trêu thay! Khi đó miền Bắc chết đói v́ thiếu gạo, lại dư than!
Làng tôi, thuộc tỉnh Long Xuyên chẳng cách xa Châu đốc mà quận Tân Châu là xứ truyền thống dệt tơ tầm, sản xuất tơ lụa, trong đó có mặt hàng lănh Mỹ A danh tiếng ở khắp miền Nam.
Muốn dệt tơ phải nuôi tằm, v́ vậy phải cần đất trồng dâu, lấy lá dâu nuôi cho tầm nhả tơ làm ổ kén, từ ổ kén người ta trụng trong nước sôi, kéo ra sợi tơ rất mong manh nhưng chắc, có sợi tơ mới dệt thành lụa. Lụa, nguyên thủy có màu vàng, do sợi tơ màu vàng, muốn có màu khác phải nhuộm màu, riêng lănh Mỹ A nhuộm đen với trái cây mạt nưa.
Nuôi tằm phải canh chừng ngày đêm, nhút là khi tằm “ăn lên”, chúng ăn lá dâu nghe ‘rào rào”, phải canh chừng cung cấp lá dâu cho nó ăn đầy đủ, không cho kiếng đánh hơi cắn tằm, không cho mùi vị lạ làm chết con tằm. Do khó nuôi tằm, nên nhiều nhà đóng khung gỗ dệt vải, trồng cây bông vải.
Thuở đó, cây bông vải cao khỏi đầu người, lá to gần bằng bàn tay, có nhiều nhánh, trên những nhánh đó trổ hoa màu tím khi chưa nở, nở rồi trở thành trắng ngà, và kết thành trái bằng trái cau, khi c̣n non trái bông vải ăn được hơi ng̣n ngọt nhưng không ngon, vỏ ngoài có mấy cánh, khi trái bông vải già rồi khô, trái tét vỏ nở ra bông vải màu trắng, khi thu hoạch, người ta hái trái bỏ bông vào trong cái thúng, dùng một dụng cụ có sợi dây như cây cung, đặt dụng cụ vào trong thúng, kéo sợi dây rồi buông ra, sợi dây sẽ búng vào bông làm cho bông bị đánh tơi bung ra, trộn lẫn nhau, từ đó người ta dùng cái khung quay để kéo thành sợi chỉ, do làm thủ công sợi chỉ sẽ to nên dệt ra vải sẽ dầy, thời đó gọi là vải ta để phân biệt với vải nhập, có thứ gọi là vải ú, vải sen đầm, về sau này mới có Toile de laine, KT, Tétoron, Mousseline … V́ không có vải, có người chỉ mặc một bộ ít giặt gỵa (giịa) nên quần áo bị thấm mồ hôi, dơ dáy dễ sanh ra rệp và mạt, có người nghèo quá phải dùng bao bố tời may thành quần áo. Ai đă sống qua cảnh nghèo sau những năm 1945 và 1975, mới hiểu hết ư nghĩa “nghèo mạt rệp”!
Trái bông vải đă khô nở raỞ Tennessee có những cánh đồng bông vải bạt ngàn, cây rất thấp lại cho nhiều b ông, khi bông vải đă khô nở ra, trông thấy cả một cánh đồng trắng như tuyết. Ngày nay ở những nước tân tiến như Mỹ, nông nghiệp được cơ giới, từ gieo trồng cho đến gặt, hạt cho vào bao hoặc bông vải đóng thành bành, thành kiện đều do máy làm.
Cánh đồng Bông vải ở Jackson County, TNNhững bông ấy đem về các nhà máy chế biến kéo thành sợi, lại có những nhà máy khác dệt ra thành phẩm vải.
Bông búpNhớ lại những năm nghèo khó sau 1945, có những mảnh đất nhỏ trồng bông vải, xen lẫn những đám ruộng lúa. Những nhà có khung dệt, dệt những khúc vải ta, con thoi chạy đều xen lẫn tiếng khung dệt ŕ rào tạo ra một nhịp điệu nhàm tai.
Bông nởSau năm 1975, dân Việt Nam không bị chết v́ đói rét, ăn gạo cân, mặc vải đo, không phải không có vải hay gạo, nhưng v́ vựa lúa miền Nam, nhà cầm quyền phải lấy hết đem trả cho các đồng chí Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô, đó là món nợ nhờ bọn họ mà chiếm đoạt được miền Nam, chẳng những vậy mà c̣n trao đổi hạt bo bo là thứ ở nước ngoài cho trâu ngựa ăn, đặt cho nó mỹ từ “cao lương”, để người dân Việt Nam thay v́ ăn cơm, phải ăn thức ăn của gia súc, biến con người trở thành loài hạ thú.
Trái Bông vảiAi đă sống qua giai đoạn chiến tranh 1945 cũng như 1975, mới hiểu cái nghèo khó do hoàn cảnh tạo nên và cái nghèo khó do nhà cầm quyền bắt người dân phải gánh chịu. Mỗi lần nh́n thấy cánh đồng bông vải, tôi luôn luôn bị kéo về dĩ văng xưa buồn thay cho một kiếp người, nhất là kiếp con người sống dưới chế độ Công sản Việt Nam.
Jackson, TN
14-10-2011