Coi Mắt


 truyện ngắn

Minh Nhă Nguyễn Thanh Dũng

(Riêng tặng anh chị Trần Hữu Hiếu - chị Hiếu (Monique) thuở thơ ấu cũng học L' école Aurore - cùng trường với tôi.)


 

Đôi  lúc  ngồi  nhớ  lại – nhất là  giai  đoạn t́nh yêu  đầu đời – tôi không khỏi mỉm cười cho lứa tuổi sôi nổi thời ấy.

            Mùa hè đầu thập niên 1960, sau khi đậu Tú Tài I, tôi dành trọn một tháng hè về B́nh Long thăm gia đ́nh và nghỉ ngơi, chuẩn bị niên học tới thi nốt phần hai.

            Quê tôi có tên cũ là Hớn Quản, nằm trên trục lộ 13.  Từ Sàig̣n lên, phải qua Thủ Dầu Một (sau này là Tỉnh B́nh Dương), Bến Cát, Bầu Bàng, Chơn Thành, Xa Cam là đến Hớn Quản. Nếu lên hướng bắc nữa sẽ gặp Lộc Ninh, thị trấn sát biên giới Cam-bốt. Tại Chơn Thành, một ngă ba bên tay phải dẫn đến Đồng Xoài, Phước Long, Bù Đăng, Bù Đốp và Bù Gia Mập.

            Khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chấp chánh, chính phủ tách Hớn Quản ra khỏi tỉnh Thủ Dầu Một, thành lập tỉnh mới: B́nh Long.  Hớn Quản đổi thành An Lộc, làm tỉnh lỵ. Thực ra An Lộc là một xă nằm phía bắc, trên đồi Đồng Long, trên Sốc Bế, là một chi nhánh đồn điền cao su như Xa Cam, Xa Cát, Xa Trạch v.v... Sau đó xă An Lộc bị mất tên, đổi danh xưng khác là xă Thanh Lương. Sở dĩ tôi dài ḍng như vậy v́ trước đây ít người biết An Lộc B́nh Long. Măi đến mùa hè năm 1972, ba công trường 5, 7, 9 cộng sản vây hăm An Lộc và pháo hàng ngàn quả đạn đủ loại trên một mảnh đất nhỏ bé. Sau thời gian dài không chiếm được, cộng quân bị quân lực Việt Nam Cộng Ḥa đánh bật ra, chừng đó dân chúng mới biết đến “B́nh Long anh dũng”.

            An Lộc – B́nh Long cũng là nơi hai danh ca Minh Hiếu và Mai Lệ Huyền đă từng đóng góp giọng ca vàng với Ty Thông Tin.  Giai đoạn này, tôi  quen  nhạc sĩ Nguyễn Mạnh Giác, trưởng Ban Văn Nghệ của Ty. V́ một mối t́nh tuyệt vọng, Mạnh Giác đă sáng tác bài “Mảnh T́nh Thương”:Vừa mới quen nhau mà đă xa rồi..., với điệu Slow Rock nức nở, nghẹn ngào...

            An Lộc có ngôi chợ cũ và ba dẫy phố nằm trên ngọn đồi thoai thoải, đi quanh đi quẩn vài mươi phút lại trở về mức khởi điểm.  Sau này, khi mở mang thành tỉnh, chánh quyền xây thêm khu chợ mới với hai nhà lồng chợ và nhiều dẫy phố. Công nhân cạo mủ được tăng cường những người di cư từ miền bắc vào, nhất là những người Nùng.  Cứ Chủ Nhật kỳ vay (hăng cho tạm ứng vay tiền trước để đi chợ mua thức ăn), hoặc kỳ tiền (kỳ phát tiền chính thức), dân trong các sở cao su như Xa Cam, Xa Cát, Minh Thạnh, Xa Trạch, Phú Miêng, Sóc Xiêm, Sóc Trào, Quản Lợi đổ ra chợ An Lộc như thác lũ. Xe camion của các hăng chở công nhân miễn phí đi và về nên những ngày Chủ Nhật như vậy An Lộc đông như trẩy hội.

            An Lộc có con đường dẫn đến nhà thờ. Hai bên lề, hàng cây liễu đong đưa trong gió chiều. Nắng nhạt trải dài trên các băi cỏ non và được người địa phương đặt tên “Đại lộ Hoàng hôn”. Tuy mở mang thêm đường xá, nhưng An Lộc vẫn khiêm nhường với những khu phố nhuộm đầy đất đỏ. An Lộc cũng như Long Khánh, nắng bụi mưa śnh. Vào mùa nắng, mỗi lần xe hơi vút qua, làn bụi đỏ bám vào mắt, vào mũi đỏ quạch. Lấy khăn tay ngoáy lỗ mũi, hoặc lau ghèn mắt sẽ thấy bụi đỏ dính đầy.  Mùa mưa, giầy dép được một lớp đất đỏ dẻo quẹo bám chặt dưới đế; phải lấy que cứng, đôi khi phải lấy dao gọt mới bớt đi vài trăm gram đất. Nhiều người đặt một thanh sắt dẹp h́nh chữ U bén cạnh ngoài hiên, trước khi vào nhà, lấy chân tự gọt vào thanh sắt để bong đất dính ở gót giày, guốc hoặc dép. Từ Chơn Thành lên, qua khỏi suối Tàu Ô đến gần địa phận Xa Cát, đất tự nhiên thay màu đỏ xậm.  Đất đỏ theo dần lên phía bắc, qua Lộc Ninh, và qua Snoul, Mimot của Cam-bốt.

            Đầu thập niên 1950, tôi về Sàig̣n trọ học.  Thuở ấy các đồn điền cao su c̣n thuộc Pháp, má tôi muốn tôi theo Tây học, mai này áo gấm trở về, bà cũng nở mày nở  mặt với xóm làng.  Lúc đầu tôi học trường Champagne trên đường Champagne Tân Định (nay là Vơ thị Sáu).  Sau tôi chuyển qua “École Aurore” đường Phan Đ́nh Phùng gần Cao Thắng (nay là Nguyễn Đ́nh Chiểu).  Học hết lớp, chúng tôi rời trường để vào trung học Marie-Curie hoặc Chasseloup-Laubat v.v... T́nh nghĩa thầy  tṛ với cô Yvonne Ngô thị Chi – chúng tôi thường gọi là cô Đốc, v́ cô là hiệu trưởng – với thầy Tuấn, cô Tâm, cô Kim, cô Bích, cô Gabrielle; đến các chị Phan Mẫn Khanh, chị Nguyệt, các bạn bè Phạm văn Trạng, Trần Quang Kiệu, Phạm Ngọc Phương (Elvis Phương), Juliette Nga (cô đào Thanh Nga), George Trịnh Đ́nh Thảo (con Luật Sư Trịnh Đ́nh Thảo), Nguyễn Anh Chương (Mùa hè 72 là bác sĩ trực thuộc Tiểu Đoàn 18 Quân Y, kẹt trong trận An Lộc), Vĩnh Tu (con ông Bửu Nam), Nguyễn Phước Vọng v.v... xa dần khi mỗi người vào đời bằng con đường khác nhau. Những kỷ niệm trường tổ chức du  ngoạn ở băi biển Nước Ngọt Long Hải, những đêm văn nghệ tất niên, cũng theo thời gian phai nhạt.

            Pháp thua trận Điện Biên Phủ. Vài năm sau nhận thấy sinh ngữ Pháp mất ảnh hưởng dần dần, tôi chuyển qua chương tŕnh Việt.

*

 

            Chuyến xe đ̣ Bửu Hiệp Saigon-B́nh Long rời bến Pétrus Kư, trước rạp hát Hùng Vương.  Tạm biệt Saigon.  Tạm biệt các con đường ngập tiếng ve gọi hè.  Tạm biệt sân trường đầy hoa phượng vĩ. Tạm biệt những ngọn gió nhẹ cuốn theo cánh hoa đỏ ngập lối ṃn sở thú. (1)

            Đêm trước thức trọn giă biệt bạn bè, ngân nga những bài hát học tṛ thân thương, để rồi đứa chuyển trường, đứa vào quân đội v́ hoàn cảnh không cho phép học tiếp.  Leo lên xe, tôi ngả lưng và chỉ kịp đặt túi xách da trên ghế trống bên cạnh, ch́m trong  giấc ngủ vùi...

            Tôi chợt giật ḿnh v́ dường như có ai đặt túi xách lên đùi tôi. À, th́ ra khách lên ngồi tại ghế trống bên cạnh. Tôi lại tiếp tục ngủ đến khi nghe tiếng rao hàng chói tai của những người bán dạo tại bến xe.

            Nh́n ra cửa sổ, tôi nhận thấy xe đến Chơn Thành.  Như vậy tôi đă ngủ  gần ba tiếng đồng hồ. Mua một chai nước cam đỏ, nước ngọt và mát khiến tôi tỉnh táo.  Ghế bên  cạnh có chiếc cặp da học tṛ để đấy. Lát sau, khi tài xế bóp c̣i giục khách lên xe, một cô gái mặc áo dài màu vàng nhạt ngồi xuống và ôm cặp vào ḷng.

            Xe tiếp tục chạy. Gió lồng vào cửa xe khiến tóc nàng tung bay và vướng vào mặt, vào cổ tôi. Lấy tay gỡ, nàng nh́n tôi như ngầm xin lỗi. Ngón tay búp măng vén gịng suối tóc gợi lên bài thơ tuyệt diệu. Tôi chỉ biết cười vụng dại. Vâng, tuổi đôi mươi chưa vướng bụi trần, nào ai biết nói ǵ khi trái tim đang đập nhanh, lần đầu tiên ḷng nao nao với vị hương yêu khó tả.  Khởi đầu như thế nào đây v́ đôi mắt hai mí của nàng đẹp quá.  G̣ má trắng mịn, nổi lên những tia máu màu hồng nhỏ ly ti. Mùi thơm từ tóc nàng khiến tôi ngất ngây...

            Đến Xa Cam, cửa ngơ An Lộc, nàng báo cho anh lơ và chuẩn bị xuống xe. Nàng gật đầu chào tôi, miệng hé cười như đóa hoa chớm nở. Đôi môi mọng đỏ với hai hàm răng trắng đều.  Nàng nhẹ nhàng nâng vạt áo dài, lách theo lối đi, khoan thai mà yểu điệu.

            Bên tay phải, những ngọn đồi cao su ngút ngàn.  Màu xanh lá cây chan ḥa với màu đất đỏ hiện trên nền trời trong vắt. Ḷng tôi xao xuyến như vừa đánh mất một vật quí báu nhất trên đời, nên khung cảnh hữu t́nh vẫn không tài nào hấp dẫn như trước kia. Tiếng sét đă đánh trào máu tim nên giờ đây khi tuổi lớn, thỉnh thoảng tôi thấy đau nhói trong lồng ngực... Lúc c̣n ở Việt-nam, mỗi lần đau đi khám các thầy đông y, họ cho biết tâm hỏa vượng, cần phải ăn uống đồ mát cho hạ nhiệt.  Qua đến Chicago, các bệnh viện lớn như Weiss, Thorek, Masonic, Edgewater siêu âm, đo điện tâm đồ, chụp h́nh tim, vẫn không thấy ǵ. Bạn bè thường chế diễu tim tôi có nhiều ngăn, ngăn nào cũng chứa đầy h́nh ảnh mỹ nhân, làm sao không nghẹt van tim, không tắc mạch máu được.  Ới quí vị bác sĩ ơi, thông tim  hoặc “bypass” có gột rửa hết các h́nh bóng cố nhân để trái tim thuần khiết như thuở chưa vào đời không?  Xin quí vị giúp tôi với. Ông bà xưa có nói: “Đa nhân duyên, đa... bệnh tật”.  Yêu cho lắm chỉ tổ chuốc họa vào thân.

                                                                *

            Tối hôm đó, gia đ́nh quây quần bên mâm cơm, má tôi nói rơ ư của bà.  Bà chỉ có tôi là đứa con trai độc nhất.  Các chị tôi đă có chồng và có con cái, nhưng bà vẫn muốn có cháu nội để bồng.  Tôi viện lẽ c̣n thi nốt phần hai rồi vào Đại học, nên xin thư thả.  Bà cụ nói gia đ́nh bác Tám Phiên rất danh giá ở đất này. Các con gái của bác hiếu thảo và đứng đắn.

            Tôi đâu lạ ǵ gia đ́nh bác tám Phiên.  Hồi chúng tôi c̣n học tiểu học trường Hớn Quản, mấy đứa con của bác Tám lủ khủ dắt díu nhau đi. Đứa lớn hơn tôi ba tuổi th́ sún răng, đứa bằng tôi tḥ ḷ mũi xanh, đứa nhỏ hơn tôi hai tuổi đầu cạo trọc v́ ghẻ ngứa, thoa diêm sinh vàng khè, đứa út mắt lé xẹ.  Gia đ́nh bác không sinh được  mụn trai nào mà trời lại bắt bốn đứa con gái của bác xấu như ma lem ma cúi. Tôi nói ư đó, nhưng má tôi gạt đi và bảo:  “Xấu như ma cũng là hoa con gái. Khi lớn lên đến tuổi dựng vợ gả chồng, tự nhiên trời sẽ cho đẹp ra. Như mày hồi nhỏ, vừa ốm lại vừa đen như thằng mọi con. Nh́n vào gương xem, bây giờ đă là một thanh niên tuấn tú rồi.  Sáng Chủ nhật tới tao bảo chị ba mày trông hàng, mày đi với tao để coi mắt vợ.”

            Nhớ lại tiếng sét vẫn c̣n âm ỉ trong tim, người như say như mê, tôi vùng vằng:

            – Vâng, xong chuyện con xuống Sàigon ngay để tiếp tục học thi...

            Má tôi lườm:

            – Tao cũng mong như vậy.

            Nói rồi bà rơm rớm nước mắt. Đây là vũ khí mănh liệt nhất của bà mẹ làm áp lực đối với con cái cứng đầu mà có hiếu.  Thời đó không tự do luyến ái như bây giờ, vả lại tôi rất thương má tôi đă hy sinh, ở vậy nuôi con.  Lúc ba tôi mất, má tôi mới ngoài ba mươi, bà chăm lo các chị tôi và tôi đầy đủ mặc dù nhà không dư dả ǵ.  Bà liều lĩnh cho tôi về Sàig̣n theo Tây học. Liều lĩnh v́ ở quê này, chỉ vài gia đ́nh khá giả mới dám chi tiền cho con cái học xa.  Sự hy sinh của má tôi, tôi chưa đáp đền được. Không lẽ tôi lại từ chối lư do chính đáng phát xuất từ t́nh cảm gia đ́nh mà má tôi ấp ủ từ lâu.  Cũng có thể, khi chọn con dâu trong gia đ́nh bác Tám Phiên, má tôi đă suy nghĩ cặn kẽ.  Tuy nhiên, tiếng sét  mối t́nh đầu mới đây đă làm tôi choáng váng. H́nh ảnh cô gái gặp một lần, không quen biết trên chuyến xe đ̣ định mệnh, như vết dao cắm sâu vào tâm hồn tôi, đau đớn mà cũng đê mê.

*

            Vài hôm sau, má tôi thuê một chiếc xe lam ba bánh, cùng thím Mười Thịnh, bà con với bác Tám Phiên vào Quản Lợi, một đồn điền cao su nằm phía đông, xa độ bốn cây số.

            Hai bên con đường tráng nhựa, hàng hàng lớp lớp cao su, tàn lá xanh bao phủ rợp kín trời. Xe lên đồi xuống dốc, phun khói mịt mù. Nửa giờ sau, theo con lộ chánh, xe lam lại phải lên một dốc cao nữa để vào khu nhà “thầy”. Thời Pháp thuộc, công ty đồn điền xây hai loại nhà cho công nhân. Loại nhà dân, một ngôi nhà ngói sâu khoảng sáu mét, ngang tám mét, phía sau có một gian nhà bếp. Đất chung quanh tạm đủ để gia đ́nh sinh hoạt. Từ trên đồi cao nh́n xuống, nhà nhà ngay hàng thẳng lối, trông rất đẹp mắt. Nhà dành cho các thầy “su” (surveillant), thầy kư (thư kư), cất khu riêng biệt. Đó là dạng villa nhiều pḥng, đầy đủ tiện nghi, vách tường, mái ngói, sân trước sân sau rộng răi, trồng đủ loại cây ăn trái như mận trắng mận đỏ, vú sữa trắng, vú sữa đỏ, ổi, na, cam quít... Cô con gái lớn của bác Tám Phiên lấy chồng làm thư kư công táp (kế toán), nên hai vợ chồng bác Tám và lũ con gái xấu xí năm xưa vào đây ở chung. Bốn người con th́ hai cô đă được gả chồng.  Chắc chắn một trong hai cô c̣n lại “dành phần” cho tôi đây, mà chẳng biết cô nào. Bẵng đi từ hơn 15 năm nay, không biết các cô ả có “là hoa con gái” như má tôi đă nói hay không.

            Vào đến nhà, dường như má tôi đă đánh tiếng từ mấy hôm trước nên vợ chồng bác tám Phiên đon đả lo trà nước, ân cần mời mọc.

            Bác Tám gái gọi vọng vào, sai con gái mang trầu cau cho các bà. Một cô e thẹn bước ra. Eo ơi, sao mặt mày đầy mụn đến thế. Không một chút ǵ khiến tôi rung động. Bác tám gái giới thiệu đây là đứa thứ ba, lấy chồng năm ngoái. Tôi thở phào nhẹ nhơm.

            Bà hỏi:

            – Con Tư đâu ?

            Cô gái sửa giọng:

            – Dạ nó đi chợ chưa “d́a”.

            Mấy người lớn nói chuyện với nhau, tôi lẻn ra cửa trước và thơ thẩn bên hông nhà, trên mảnh vườn rộng đầy cây ăn trái.

            Dẫy nhà thầy cách nhau hơn hai ba chục mét. Ranh giới là những hàng rào dâm bụp cao khỏi đầu. Lững thững, tôi lạc qua nhà bên cạnh lúc nào không hay.  Tiếng chó sủa khiến tôi giật ḿnh. Hai cô gái đang cầm sào hái vú sữa vội ngừng tay. Tự dưng làn khí lạnh chạy dài dọc xương sống. Một trong hai người là cô gái ngồi cạnh tôi trên chuyến xe đ̣ nhớ đời.

            Hôm nay nàng mặc quần satin đen, áo lá lụa màu huyết dụ khiến đôi cánh tay no tṛn nổi bật làn da trắng muốt.  Thân h́nh cao cao và khỏe mạnh.  Mái tóc bới sau ót, lộ chiếc gáy dài nơn nà.  Khuôn mặt trái soan với sóng mũi cao, đôi mắt to đen lay láy, đôi mày ṿng nguyệt thanh nhă, lông mi cong vút. Nàng nh́n tôi đăm đăm, không ngờ lại gặp nhau chốn này. 

            Tôi hỏi:

            – Tôi thấy cô xuống xe ở Xa Cam, sao cô lại ở đây ?

            Nàng đáp nhỏ nhẹ:

            – Tôi học ở Sàig̣n, đem quà biếu bác gái trong Xa Cam. Đến chiều tôi đón xe lam về đây. C̣n anh, anh có bà con nào trong này hôn ?

            Ôi giọng miền Nam dễ thương làm sao ! Tôi đứng chết trân một lúc, khẽ than:

            – Hỏi thăm chi cho thêm buồn.

            Đôi mắt nàng như mở to hơn: 

            – Sao vậy anh ?

            Tôi chần chừ:

            – Má tôi bắt tôi vào đây coi mắt vợ, nhưng tim tôi đă có người khác rồi... Phải chi...

            Đưa mắt nh́n nàng, tôi ước ao người tôi coi mắt chính là người mà tôi sống dở chết dở mấy hôm nay.  Tôi thở dài thườn thượt.

            Cô bạn gái của nàng hỏi:

            – Vậy má anh dẫn anh đến coi mắt con nhà nào ?

            Tôi chỉ nhà bác Tám Phiên.

            Cô bạn hỏi tiếp:

            – Người anh coi mắt tên ǵ?

            – Nghe đâu là cô Tư Trúc Chi Trúc Chiếc ǵ đó.

            Cô gái áo huyết dụ quăng sào xuống đất, chạy ù ra sau nhà. Tôi trố mắt nh́n theo, không biết ḿnh đă làm ǵ phật ḷng nàng.

            Cô bạn gái nh́n tôi, tủm tỉm cười:

            – Nó là Trúc Chi đó !

            Tôi lặng người...

            Cô gái nói tiếp:

            – Hồi năy đi chợ Quản Lợi về, nó qua đây rủ tôi hái ít vú sữa để chút trưa ăn tráng miệng. Nó đâu biết hôm  nay có người coi mắt. Nếu biết vậy, chắc chắn nó về Xa Cam và trốn luôn ở bển.

            Tôi nhớ ra rồi, đây là cô bé bị ghẻ chóc đầu nên phải cạo tóc và thoa diêm sinh.  Có lẽ cạo trọc nhiều lần nên giờ đây tóc nàng dài và đen óng ả mượt mà.

            Bữa cơm trưa, bị cha mẹ nàng nài ép nên Trúc Chi ngồi khép nép bên cạnh má tôi. Nh́n ngón tay dài trắng nơn cầm đũa, lúc gắp thức ăn trông sang trọng làm sao. Không phải khi thương trái ấu cũng tṛn, không phải tôi yêu nàng nên ca ngợi nàng hết ư. Thoạt đầu trên xe đ̣, tôi đă chết ngồi, à không, đă chết đứng như Từ Hải rồi. Làm sao biết trong các cô con bác Tám Phiên lại lạc vào một công chúa xinh như mơ, đẹp như mộng tên gọi Trúc Chi. Mẹ cú đẻ con tiên, mẹ hiền sanh con thảo. Cả nhà bác Tám, từ ông bố, bà mẹ đến các chị em, chẳng ai sắc sảo mặn mà nên tạo hóa đă thương t́nh để tiên nữ đầu thai thành nàng. Lúc c̣n bé tí teo, nàng tầm thường như bao con gái khác. Vùng cao su đất đỏ, vùng rừng thiêng nước độc này đă biến làn da con người tai tái, không được tươi nhuận, hồng hào.  Khi về Sàig̣n ăn học, nước phông-tên đă gột hết đất đỏ bám cơ thể, hết màu nắng cháy mét làn da. Gạo trắng nước trong đă nuôi dưỡng, đă thấm đậm từng tế bào, đă tắm mát từng thớ thịt nên nàng lột xác như cô bé lọ lem khi đến tuổi dậy th́.                    

            Trúc Chi ăn lưng chén cơm rồi vội vă xin phép ra nhà sau.  Suốt bữa cơm ngắn ngủi, tôi không ngớt nh́n nàng.

            Lúc ăn tráng miệng, má tôi âu yếm hỏi:

            – Mạnh Tường à ! Con có tính  mai về Sàig̣n học thi nữa không ?

            Mắc cở, tôi bỏ ra sân.

            Hôm sau tôi đạp xe vào Quản Lợi.  Bao nhiêu sông tôi cũng lội, trăm vạn đèo tôi cũng leo, khó khăn nào tôi cũng quyết tâm tiến tới, không phải để luyện thi  mà để luyện tập... làm rể. 

*
   

 Chicago, 3-1998

(1) - Những năm học trung học Kỹ Thuật Cao Thắng, những giờ không có thầy, chúng tôi thường đến sân Hoa Lư đá banh hoặc ôm cặp lân la vào Sở Thú, cốt ư đi ngang trường Trưng Vương trên đường Cường Để cho con tim đập rộn ràng.

Tuy nhiên, trong giới học tṛ, đă "cáp đôi" Trưng Vương với Chu Văn An - Gia Long với Petrus Kư - thành ra chúng tôi - những học sinh KTCT đành lang thang khắp nơi hoặc lạc lơng... giữa chợ Bến Thành Saigon để rong chơi cho khuây khoả.


Trở về Mục Lục