Mấy lăo nhà quê
Không phải là những người quê mùa, đây chỉ là những ông già ở nhà quê sống lâu lên lăo, thường khó tánh v́ bảo thủ.
Lúc tôi c̣n nhỏ, nhiều khi nghe người lớn nói với nhau, chẳng hạn như: “Hôm qua đi ăn đám cưới về, hôm nay vẫn c̣n mệt!”, tôi nghĩ những người lớn tuổi này, nói lẽ, nói chuyện khó tin và cứ ước ao sao cho chóng lớn để được người ta mời đi ăn đám tiệc, được “ăn trên, ngồi trước”, “được ăn được nói, lại được gói mang về!”.
Sự ăn nói ấy, cũng là điều đáng nói tới, trong đám tiệc “rượu vào th́ lời ra”, đó là những đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng, tân gia, mừng tân khoa … cho là chỗ đông người, chỗ vui cũng nên góp tiếng vui với gia chủ, làm cho tiệc vui càng vui thêm.
Nhưng trong đám Hỏi, đám Cưới việc ăn nói ấy trở thành khuôn phép, người ta bắt lỗi nọ, phải kia mà họ chỉ là những người ngoài thân tộc, được người ta kính trọng mời tới dự lễ, vậy mà đôi khi làm cho gia chủ thấy khó chịu, không hài ḷng. Bởi v́ gia chủ chỉ muốn cho mọi việc thuận chiều, mát mái. C̣n họ th́ muốn cho đâu ra đó, phép tắc lễ nghi theo khuôn mẫu.
Nay tuổi đă cao, mới vở lẽ ra mấy cụ già xưa thật là có lư. Bởi v́ khi tuổi càng cao, sức đề kháng càng yếu, hể trở gió trở trời nhẹ th́ sổ mũi, nhức đầu; nặng th́ cảm cúm nhức mơi thân ḿnh, đau nhức khớp xương. Đi đứng khó khăn, ngồi lâu thấm mệt, tuổi già sức khỏe mong manh cho nên ca dao diễn tả:
Mẹ già như chuối chín cây
Gió lay mẹ rụng con rày mồ côi
Vậy th́, đi dự tiệc nọ, yến kia người già không mong muốn, bởi v́ phải ngồi lâu, phải giữ ǵn ư tứ, đôi khi thức ăn vĩ vèo nhưng người già phải kiêng cử, thức nọ ăn khó tiêu, thức kia nhiều dầu mỡ … lắm khi đi ăn rồi, về tới nhà phải ăn lại không th́ đói. Cho nên đi tự đám tiệc đối với người cao niên v́ phải giữ lễ mà dự, chẳng khác nào phải chịu một h́nh phạt đối với họ.
C̣n chuyện người ta hay bắt lỗi bắt phải, theo tôi đó là những người có đời sống theo nguyên tắc, giữ ǵn nền nếp phong tục, tạp quán v́ thấy “trái tai, gai mắt”, nên phát biểu để sửa chữa sai trái, đừng để cho những người khác không biết, lại bắt chước cái sai, cái trái mà cho rằng đó là đúng rồi làm theo.
Ở Việt Nam nh́n vào tấm Thiệp Cưới dù một người không quen biết nhà trai và nhà gái, người ta cũng biết rằng Thiệp đó của nhà trai hay nhà gái mời, nguyên tắc ấy ra sao ?
Nhà trai hay nhà gái mời, th́ tên họ của cha cô dâu hay chú rể đặt nằm ở góc trên, phía tay trái. người ta chỉ ghi là Ông Bà Nguyễn Văn A, nếu ông A đă măn phần người ta sẽ ghi là Quả Phụ Nguyễn Văn A hàng dưới ghi Nhũ danh Lê Thị B, hay Khuê danh, nếu bà ấy c̣n rất trẻ, sẽ ghi là Sương Phụ Nguyễn Văn A. Gả con gái th́ trên thiệp nhà gái ghi: Trân trọng báo tin Lễ Vu quy con chúng tôi. Cưới vợ cho con trai, nhà trai ghi: Trân trọng báo tin Lễ Thành Hôn con chúng tôi. Do vậy thiệp của nhà trai, nhà gái đều in riêng v́ những chi tiết, từ ngữ, vị trí dùng khác biệt.
Ngày nay, người Mỹ nhà trai nhà gái thường in chung Thiệp Cưới, do Lady first nên cha mẹ và cô dâu in trên, cha mẹ và chú rể in ở dưới, họ chỉ in chẳng hạn như: Mr and Mrs JOHN PAUL BRADLEY, chớ không in cả tên chồng lẫn tên vợ.
Hoặc cha mẹ và cô dâu in trước (bên tay trái), cha mẹ và chú rể in sau (bên tay phải).
Tuy nhiên khi nhà gái in thiệp riêng, người Mỹ chỉ để tên cha mẹ cô dâu, họ không để tên cha mẹ chú rễ. Trong bất cứ trường hợp nào, người ta cũng không in địa chỉ nhà trai lẫn nhà gái.
Khi nhà trai in thiệp riêng, cũng vậy người Mỹ chỉ in tên cha mẹ chú rể. Cả hai trường hợp, tên cô dâu luôn luôn in trên hay trước (tay trái) và chú rễ in dưới hay sau (tay phải).
Nay có nhiều người Việt Nam ở Mỹ, muốn làm giống theo người Mỹ là nhà trai, nhà gái đều in thiệp giống nhau, nhưng nhà trai in bên tay trái, nhà gái bên tay phải. Sao không làm giống y như họ? Lại bắt chước nửa mùa, “trọng nam, khinh nữ!” Cho nên gặp người cao niên có tính bảo thủ như mấy lăo nhà quê, họ sẽ cảm thấy khó chịu như bị hạt cát nhỏ nằm trong chiếc giày vậy.
“Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc”, cho nên sống trên đất nước người, làm theo người, c̣n ai bảo thủ cũng nên cải cách để tân tiến, kẻo ḿnh bị tụt hậu trở thành một “Lăo nhà quê” chánh hiệu ở thập niên 20 của thế kỷ thứ 21 này.
Tuy nhiên, một người cẩn trọng Thiệp cưới nhà trai nhà gái nên in riêng, không nên in thêm tên người mẹ, trừ trường hợp người cha đă mất, như đă nói sẽ in Quả phụ Nguyễn Văn A Nhũ danh Lê Thị B, đừng in chỉ tên một người mẹ, như vậy người ta sẽ bị hiểu lầm, không chồng mà có con, trường hợp cha mẹ đă ly dị mà một trong hai người hoặc cả hai đă lập gia đ́nh khác th́ in cả tên cha lẫn tên mẹ.
Phong cách Việt Nam ta rất hay rất quư, nếu không sao lại thường tự hào nhắc nhở “Bốn ngàn năm văn hiến”. Chúng ta nên học hỏi những điều hay, lẽ phải của người, nhưng cần phải t́m hiểu, học hỏi để bảo tồn phong tục, quốc hồn, quốc túy Việt Nam ta.
Lou. Oct. 31st. 2011