Ngày trở về

*

Ngày Thứ Ba 10-12-2013, tôi trở về Mỹ, chúng tôi đến phi trường lúc 9 giờ đêm để làm thủ tục lấy vé lên tàu, gửi hành lư mang theo.

 

Mỗi hăng máy bay và tùy theo đường bay, hành khách được quy định gửi theo chuyến bay một số lượng kiện hàng miễn phí, số kiện hàng dôi ra hoặc quá trọng lượng hay quá khổ phải thêm tiền, tôi lấy vé về Việt Nam của hăng hàng không Amnerican Airlines, hăng này quy định mỗi hành khách được gửi theo máy bay là 2 kiện hành lư, mỗi kiện không quá 50 pound hay 23 kg. Mỗi kiện dôi ra bị đóng 150 đô, mỗi kiện quá trọng lượng 60 đô. Chúng tôi gửi theo máy bay 5 kiện hành lư, nên phải đóng 1 kiện dôi ra là 150 đô.

 

Hăng hàng không American Airlines không có bay vào Việt Nam, do đó hăng này liên kết với Japan Airlines để đưa khách vào Việt Nam, c̣n hăng Japan Airlines lại liên kết với Việt Nam Airlines để khai thác đường bay Sàig̣n – Tokyo, tôi có dịp đi trên chuyến bay đầu tiên của đường bay này vào năm 2011, VietNam Airlines sử dụng Airbus 300 sức chở khoảng 200 hành khách, nhưng chuyến bay đó chỉ có 13 hành khách mà thôi.

 

Lần này về Việt Nam, tôi không có đi chơi đâu xa, hai lần đi về Long Xuyên, trong đó có một lần leo đến đỉnh Núi Cấm cao đến 712 thước, phương tiện đi từ chân núi lên đỉnh bằng xe ôm, đường khúc khuỷu quanh co, gồ ghề, dốc muốn dựng đứng, thật nguy hiểm khi đi lên nhất là lúc đi xuống.

 

Tôi cùng mấy anh em chú bác và một đứa cháu đi t́m được bà con ở Tham Buôn, xă Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, từ trước tới nay chưa gặp nhau lần nào, nay mới gặp lần đầu có khi cũng là lần cuối v́ ai cũng lên lăo lâu rồi.

 

Nghĩa trang của gia đ́nh lần nào về, tôi cũng đi thăm, tôi đưa nhà tôi đi thăm mộ thân mẫu ở Tầm Vu, Long An. Nội tổ và thân phụ chôn cất trong Nghĩa trang chùa Vĩnh Nghiêm, nghĩa trang này tọa lạc tại Tân Thới Hiệp, quận 12. Nghĩa trang đang chỉnh trang có tường xây chung quanh rất khang trang.

 

Nhờ có dự Họp Mặt Cựu sinh viên Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Họp mặt Cựu học sinh Trung học kỹ thuật NTT – PĐP, Họp mặt cựu học sinh Cao Thắng, Ngày Nhà Giáo Việt Nam tại Trường Cao đẳng nghề Nguyễn Trường Tộ, tôi đă gặp lại các thầy, đồng nghiệp cũ, các anh chị cựu học sinh. Những cuộc gặp mặt này để lại trong tôi nhiều t́nh cảm tốt đẹp.

 

Tôi thật không ngờ, có một bữa tiệc tại nhà hàng Ngọc Lan ở đường Cống Quỳnh, các em cựu học sinh đă tổ chức mời tôi tới dự, các em cho biết đó là lớp 9 đầu tiên tôi dạy khi được đổi về Sàig̣n năm 1970, các em nhớ tôi, c̣n tôi th́ chỉ nhớ có một em học sinh cũ của ḿnh đó là Đỗ Ngọc Lâm, em ruột của ca sĩ Giao Linh, ngày tôi dạy kèm cho em qua sự giới thiệu của ông Huỳnh Văn Năm, chủ sự pḥng nhân viên của Nha Kỹ Thuật học vụ, ông Năm và thân phụ của em Lâm là hai người bạn thân.

 

Tôi có đăi một bữa cơm thân mật tại nhà dành cho các cựu học sinh NTT-PĐP, các anh chị này nay cũng đă gần 60 tuổi, đă có cháu nội, ngoại, trong đó có Huỳnh Thị Ảnh và Huỳnh Thị Sương cùng họ với tôi nên đă nhận tôi là Bố nuôi, nói lên t́nh cảm thầy tṛ thật đậm đà, giáo dục ngày xưa khác với giáo dục ngày nay, ngày xưa đào tạo con người hữu dụng cho xă hội, ngày nay đào tạo con người phục vụ, bảo vệ cho chế độ.

 

Ngày Thứ Sáu 6-12-2013, đang ở Việt Nam, tôi nhận được Email từ nhà băng nơi tôi có trương mục, gửi ra thông báo cho biết do thời tiết, nhà băng đóng cửa vào lúc 3 giờ chiều. Như thế tôi biết rằng ở thành phố tôi ở có nhiều tuyết đổ trong ngày, hôm sau nhà tôi đọc báo cho biết phi trường Dallas Fort-Worth do có tuyết nên đă hủy cả ngàn chuyến bay, hành khách ứ động tại phi trường. Do đó nhà tôi lo ngại chuyến về sẽ bị ảnh hưởng, mong đừng có trở ngại như  chuyến bay bị hủy hay đ́nh trệ.

 

Do nơi bán vé ghi, cần xác nhận ngày về theo lịch tŕnh ntrước 72 giờ, nhưng cẩn thận hơn, trước 1 tháng tôi đă gọi điện thoại xác nhận với hăng máy bay AA và JAL ngày về của tôi, đúng như lịch tŕnh đă ghi. Họ yêu cầu có mặt trước 3 giờ khi phi cơ cất cánh. Trên lịch tŕnh bay có ghi rơ chuyến bay, giờ khởi hành, giờ tới của mỗi phi trường, nhưng không ghi số ghế, không hiểu có phải v́ tôi xác nhận sớm nên trên chuyến bay từ Sàig̣n tới Narita bằng phi cơ Boeing 767, chúng tôi được ngồi số ghế 16, từ Tokyo về Dallas bằng phi cơ Boeing 777, ghế số 22, nhưng từ Dallas về Louisville, lại tréo cẳng ngỗng, bay loại máy bay nhỏ, mỗi dăi có 3 ghế, ghế tôi ngồi số 9B, nhà tôi ngồi số 17B và dăi cuối cùng 18A, 18B, 18C.

 

Tôi cũng mang về một ít thức ăn chay, quà của cựu học sinh, của thân nhân, quần áo, sách vở vị chi là 5 kiện hành lư, mỗi kiện trung b́nh 22 kg. Do vậy tôi bị dôi ra 1 kiện, cô làm thủ tục cho hăng hàng không Japan Airlines, chỉ cho tôi biết đi sang quầy thu tiền của VietNam Airlines đóng 150 đô, đóng tiền xong trở lại lấy Passport và Vé lên tàu.

 

Sang quầy thu tiền của VietNam Airlines, cô thu ngân hỏi tôi trả tiền Việt Nam hay dollar, tôi cho biết trả bằng dollar, cô ấy cho tôi biết phải đóng 151 đô. Tôi cho cô ta biết ở Mỹ tôi chỉ đóng 150 đô, tại sao ở đây tôi phải đóng 151 đô, cô ta trả lời v́ ở đây thu tiền Việt Nam, trả tiền Mỹ phải chịu hối xuất 1 đô. Theo sự ngu dốt tôi nghĩ, đóng tiền Việt Nam đồng, tính theo hối xuất phải đóng tương đương 151 đô để đổi số tiền đồng tương đương đó thành 150 đô, nộp cho hăng AA, c̣n tôi đóng bằng dollar, đâu có phải đổi qua đổi lại ǵ ? Nhưng tôi cũng phải đóng cho xong, trên hóa đơn cô ta vẫn ghi số tiền đóng là 150 đô ???

 

Trở lại chỗ cô làm thủ tục giấy tờ, tŕnh biên lai thu tiền, để lấy Passport và Boarding Pass, tôi thắc mắc hỏi: “Ở Mỹ dư 1 kiện hàng tôi đóng 150 dollars, tại sao ở đây tôi phải đóng 151 dollars?” Cô ta trả lời: “- Cháu nói khoảng 150 đô, chớ cháu không nói 150 đô !!!” Nghe cô ta giải thích, không đâu ra đâu, tôi thật lấy làm xấu hổ, thương cảm cho người Việt Nam ḿnh, tôi bị nhói tim. Với 1 dollar không đáng vào đâu hết, ở Mỹ h́nh như không có ly nước nào giá 1 dollar cả, cho nên tôi nói nó không đáng giá chi hết. Nhưng nỗi đau nhọc nhằn của tôi là không có cách lư giải cái số tiền kỳ cục đó.

 

Trước khi làm việc, toán tiếp viên hàng không hang JAL đă tập họp trước cổng lên phi cơ, họ đứng quây quần bên cô trưởng toán mặc áo trắng, trong khi những cô khác mặc áo xanh đậm cùng màu với chiếc váy.

 

 

Tôi đoán biết họ sẽ chào hành khách cung cách, nên chuẩn bị máy ảnh để sẵn sàng lấy một tấm ảnh đẹp, nhưng máy ảnh số có cái hay cũng có cái dỡ, nếu tôi mở máy chờ lâu nó sẽ tự động tắc máy, khi bấm máy phải ít ra chừng 2 giây máy mới ghi được h́nh, cho nên rất khó lấy ảnh cho đúng khi đối tượng di động.

 

 

Nhà tôi bệnh suy thoái cột sống, nên phải dùng xe lăn ở phi trường Mỹ, Nhật và Việt Nam, nhà tôi cho biết ở phi trường Nhật và các tiếp viên JAL phục vụ tốt nhất.

 

 

Trong khi chờ đợi ở phi trường Narita khoảng 5 giờ đồng hồ, tôi có dịp đi xem những cửa hàng trong phi trường. Khi mua một chai nước để uống thuốc, tôi chọn mua chai nước trà xanh giá 140 yen, lần trước ở chuyến đi, tôi cũng mua chai nước tôi trả 2 dollars, họ thối lại mấy chục yen, họ tính theo hối suất 1 dollar = 90 yen, do đó tôi trả tiền chai nước bằng 1 dollar và 5 đồng xu, mỗi đồng 10 yen, tôi nghĩ đă đủ, rồi lấy chai nước quay lưng đi, nhưng vợ người đứng bán hàng gọi tôi lại và chỉ cho tôi 10 yen, họ bảo là dư nên trả lại cho tôi. Đúng là họ “gọi giật ngược” tôi lại để trả 10 yen dư.

 

Đêm trước khi về, cô học tṛ con gái nuôi của tôi mang đến cho nhà tôi một bao lá tre để nấu nước uống trị nhức khớp, chính cô ta bị và uống đă khỏi, nên mang tới cho.

 

Khi về tới phi trường ở Dallas, lá tre bị Hải Quan tịch thu v́ Mỹ cấm mang vào những cây cành c̣n tươi, v́ đó có thể là cây giống, uông công cho Huỳnh Thị Ảnh phải sai bảo người nhà hái đầy một bao lại đi từ G̣ Vấp đến Phú Lâm để biếu cho Thầy Cô chữa bệnh. Tôi đă báo cho Ảnh trên Facebook, cô ta đă nhận biết và sẽ hái lá tre cho con gái tôi phơi khô, gửi Bưu điện sang.

 

Người đẩy xe lăn cho nhà tôi, nh́n những đống tuyết ở phi trường mà ngao ngán, cô ta bảo lạnh quá, tôi đă biết nhưng hỏi mấy ngày rồi, cô ta bấm tay tính rồi đáp: “ – Six days”

 

 

Khi phi cơ bay trên trời, tôi nh́n thấy tuyết khắp nơi, tuyết đang nằm lỳ trên mái nhà và những cánh đồng trắng xóa một màu.

 

 

Về tới nhà sân trước, sân sau đều bị tuyết phủ, đă 6 ngày qua nhưng tuyết vẫn c̣n một lớp dày gần 2 inches, có ngày học sinh phải nghỉ học, v́ trường đóng cửa do có tuyết. Có nơi mất điện, chẳng những trường đóng cửa, các cửa hàng, xí nghiệp cũng đóng cửa, thành phố bị tê liệt.

 

Lần này về Việt Nam, tôi rất toại ḷng, v́ đă t́m được họ hàng, gặp lại nhiều bạn bè, thăm hỏi được nhiều người, tuy nhiên cũng có vài người bạn của tôi hay nhà tôi, chúng tôi cố công t́m kiếm nhưng vẫn chưa liên lạc được.

 

Tôi mua được khá nhiều sách để đọc, có những quyển in lại của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan giá rất rẻ. Một người bạn mới quen biết, cho tôi biết trên đường Lê Thánh Tôn, phía sau dinh Gia Long đang triển lăm bán sách, có bán những sách cũ, hôm sau tôi đến, thấy có vài quyển sách cũ như Việt Thi của Trần Trọng Kim do nhà xuất bản Tân Việt in trước năm 1950, Tự Điển và một số sách cũ được in sau 1975, tôi chỉ mua được vài quyển như Nguyễn Thông do Ca Văn Thỉnh và Bảo Định Giang sưu tập, Truyện ngắn Nam Phong do Lại Nguyên Hùng sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu. Hầu hết những sách này tôi đều bỏ lại Việt Nam v́ đă mang nhiều thứ khác như thức ăn chay, quà cáp …

 

 

Những ngày ở Việt Nam, người Sàig̣n cho là đă lạnh, ra đường mặc áo lạnh, tôi cảm thấy hơi nóng, biết trước ở nhà có tuyết, nhưng trở về trong những ngày tuyết tan, lạnh hơn khi tuyết đổ. Sàig̣n ngày nay ồn quá, xe chạy như mắc cửi, nạn kẹt xe vào giờ về buổi chiều tối thường gặp phải, xe chỉ nhích từng bước, tiếng động cơ, tiếng c̣i xe làm cho cảnh ồn ào náo nhiệt càng náo nhiệt hơn.

 

 

Louisville, 13-12-2013