Nhớ Chuyện C̣n Đi Học

Tưởng niệm cố giáo sư Sử Địa Nguyễn Khánh Nhuần

Tôi dự thi tuyển vào Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng năm 1956, năm đó 3000 sĩ tử chúng tôi cùng vào Trường Trung Học Gia Long để thi, khi đậu rồi lại nhập học tại Trung Học Kỹ Thuật Phan Đ́nh Phùng, tọa lạc tại số 2 Phạm Đăng Hưng, Hiệu Trưởng Trường vẫn là ông Đỗ Văn Trà, Hiệu Trưởng Trường Cao Thắng, có hai Giám Thị, một ông rất mập, mang kính cận rất dầy, anh em học sinh đặt cho ông biệt hiệu là Michelin, v́ ông giống h́nh quảng cáo vỏ xe hiệu Michelin, h́nh như ông ta tên Pḥng và một ông Giám thị nửa, nay tôi không thể nào nhớ được, có hai lao công, một anh tên là T́nh, một chị tên là La, gác-dan là anh Chà lai Gou Salant, giáo sư dạy, một số là giáo sư từ Trường Cao Thắng đến dạy như Lê Văn Chịa, Phan Hữu Tạt … số khác là giáo sư dạy giờ như giáo sư Can, Hiệu Trưởng trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng dạy Pháp văn, luôn luôn mặc complet, đội nón Fletchet, tay mang găng, ông Trần Văn Sơn, giáo sư hồi hưu, ông tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội dạy Sử Địa, ông có xe hơi hiệu Fiat màu huyết dụ, nhà trên đường Tự Đưc gần đó, nên ông gửi xe ở trường.

Học Xưởng hay Kỹ Nghệ Họa th́ mỗi tuần hai ngày xuống Trường Cao Thắng học, đặc biệt học Kỹ Nghệ Họa ở trên lầu Đồng Hồ, do thầy Trần Văn Đặng dạy, h́nh vẽ, thầy vẽ sẵn trên giấy đen, nét vẽ hay chữ màu trắng trông rất rơ ràng và chuẩn mực.

Lớp học đặt trong khuôn viên Nha Kỹ Thuật và Mỹ Thuật Học Vụ, tọa lạc số 48 Phan Đ́nh Phùng, xế xế đài Phát thanh Quốc Gia, nơi đây trước kia là một cơ xưởng Mộc, sát đường Phạm Đăng Hưng, có một dăi nhà, 2 cái sát cổng vào, một dùng cho gát-dan, một dùng cho pḥng Giám thị, cả hai pḥng này đều nhỏ, nền trệt, c̣n lại có 6 pḥng học, 5 pḥng liền với pḥng Giám thị xây nền cao hơn mặt đường chừng 7, 8 tấc, dùng cho 5 lớp học là Đệ Thất A, Đệ Thất B, ….. Đệ Thất E, mỗi lớp có hai dăi bàn học, chứa trên 50 học sinh, cuối cùng có 1 lớp nền trệt, lớp này dành cho lớp học Kỷ sư Công Nghệ khóa 1, khóa này có 2 chị theo học Trường kỷ sư công nghệ đầu tiên.

Trường lúc đó Ban ngày dành cho học sinh Trung Học Phan Đ́nh Phùng và Kỷ sư Công nghệ, Ban đêm dành cho Trường Quốc Gia Âm Nhạc do nhạc sĩ Nguyễn Phụng làm Giám Đốc, cho nên 5 pḥng học của học sinh Kỹ thuật đều có đặt đàn dương cầm.

Giám Đốc Nha Kỹ Thuật và Mỹ Thuật Học Vụ thời đó là ông Kỷ sư Kiều lộ Trần Văn Bạch, ông tốt nghiệt trường Ecole National des Ponts et Chaussées de Paris khóa 1935, từng giữ chức Bộ Trưởng Công Chánh và Giao Thông Vận Tải dưới thời Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm, là một người rất nhân từ, ông cho nhiều học sinh nghèo ở tỉnh theo học trường chuyên nghiệp tại Sàig̣n, được phép vào trú ngụ trong mấy cái xưởng không dùng đến, ăn th́ ăn cơm quán, những người ở Cao Lănh có anh Tự, Sĩ, Long, Nguyễn Trung Trục, ở Trà Vinh có anh Đức, Huỳnh Đ́nh Huê, ở Vĩnh Long có Bùi Văn Chính và Bùi Văn Mười (học ở Thực Nghiệp), ở các nơi khác như Đồng Đon, Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Tiến Minh (Nhất Giang), Trần Xuân Vĩnh Quế, Nguyễn Quang Vui (QGAN) và tôi, cho đến khi ông Nguyễn Được từ Pháp về làm Giám Đốc, tất cả đều bị rời khỏi đó vào khoảng năm 1959.

Niên khóa 1957-1958, Trung Học Phan Đ́nh Phùng lại xáp nhập vào Cao Thắng, tôi học sử địa với giáo sư Nguyễn Ngọc Ẩn, giáo sư Ẩn người Gia Định, du học ở Pháp mới về. Năm Đệ Tứ học Sử Địa với giáo sư Nguyễn Hữu Nho.

Tôi học Sử Địa với giáo sư Nguyễn Khánh Nhuần từ năm Đệ Tam (1960-1961), h́nh như trong năm này, nhà Trường có một buổi lễ rất long trọng, có Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ chủ tọa, giáo sư Nguyễn Khánh Nhuần là người điều khiển chương tŕnh với hai ngôn ngữ Việt, Pháp. Giáo sư Lương Triều Phát, tiến sĩ Văn chương Pháp, đọc bài diễn văn chào mừng quan khách bằng tiếng Pháp.

Trong giờ học với giáo sư Nguyễn Khánh Nhuần, thầy cho biết ngày xưa thầy thi tuyển đậu vào Trường dạy mẫu giáo cho trẻ con Pháp, nên phải nói cho đúng giọng Pháp để luyện cho con nít nói đúng tiếng Pháp, bạn học của thầy là bà Souvana Phouma, ông đại sứ Lào tại Việt Nam lúc đó… Năm 1945, Pháp bị đảo chánh ở Đông Dương, thầy phải lưu lạc qua Thái Lan, kiêm sống bằng nghề thầy bói.

Thầy đi dạy bằng xe hơi, chiếc xe hơi màu xanh da trời, tướng thầy phốp pháp, da mặc hơi đen, luôn luôn ăn mặc đúng mốt, tóc chải láng, đi giày bóng, hút thuốc đầu lọc, lúc không hút thuốc, thầy thường hít ống hít cho thông mũi.  

Năm 2010, một số đồng môn đi thăm thầy Nguyễn Khánh Nhuần, anh Trần Thành Nghiệp ghi lại chuyện Thầy kể là ông Nguyễn Được, Giám Đốc Nha Kỹ Thuật mời Thầy lên Nha để hỏi ư kiến đặt tên Trường, Thầy đề nghị đặt tên Cao Thắng, tôi cho rằng Thầy là người đặt tên Cao Thắng cho Trựng Cao Thắng, nhưng ông Giám Đốc đó không phải là ông Nguyễn Được mà là ông Trần Văn Bạch v́ khi tôi thi vào Trường có tên là College Technique de Saigon sau đó đổi lại Lycée Technique de Saigon, cũng trong năm đó vào ngày 29-6-1956, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm kư Nghị Định đổi thành Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng. Cho đến năm 1959, ông Nguyễn Được mới về làm Giám Đốc Nha Kỹ Thuật Học Vụ, chắc là Thầy đă nhớ lầm người.

Năm 1974, tôi được Bộ cử làm Hiệu Trưởng Trung Học Kỹ Thuât Nguyễn Trường Tộ, nằm trong khuôn viên Nha Kỹ Thuật, theo đề nghị của giáo sư Lưu Minh Tuấn, em giáo sư Lưu Luân Trọng (Tổng Giám Xưởng Cao Thắng), đưa tôi đến nhà thầy Nguyễn Khánh Nhuần ở trong con hẻm xéo xéo chợ Tân Định, h́nh như là khu rạp chiếu bóng Kinh Thành ngày xưa, để nhờ Thầy xem cho tôi ngày làm lễ bàn giao chức vụ.

Sau này, tôi mới được biết anh Nguyễn Hữu Hiệp có học chung với tôi năm Đệ ngũ D (1958-1959), là anh em con nhà chú, nhà bác với thầy Nguyễn Khánh Nhuần, anh Hiệp hiện ở Chicago.  

Có lẽ tôi đă học Sử Địa với thầy Nguyễn Khánh Nhuần ở các lớp Tam A, Nhị A, Nhị 5, Nhất 3. Như vậy là 4 năm học, tôi nhớ chuyện Thầy kể sâu đậm và ư nghĩa nhất là chuyện của một Sử gia người Pháp, cha truyền con nối, một hôm vào buổi sáng ông ta đứng trên lầu, nh́n xuống ngă tư đường cạnh nhà, ông ta thây một tai nạn của hai xe ô tô đụng nhau, khi người bồi ông ta đă sai đi mua thuốc lá về, anh ta kể khác với sự việc ông đă thấy, không tin được như vậy, ông ta gọi người làm vườn hỏi, người này cũng kể đă thấy tai nạn xảy ra, nhưng khác với chi tiết anh bồi kể và cũng khác với điều ông ta thấy.

Ông Sử gia kết luận chuyện chính mắt ḿnh thấy, mà anh bồi và người làm vườn kể lại đều không đúng, vậy th́ những chuyện xảy ra ḿnh không thấy, làm sao viết lại cho dược trung thực, ông ta quyết định bỏ hết, không viết sử nữa.

Thầy c̣n giảng thêm, những sự kiện lịch sử phải để cho trên 50 năm, viết mới có thể trung thực, v́ sau 50 năm những người liên hệ đều chết hết, người viết mới có thể viết mà không bị áp lực của người khác. Chẳng hạn như cái chết của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm, nhiều người viết, họ điều là những nhân chứng, đồng thời cũng có liên hệ tới cái chết của Tổng Thống, v́ vậy cho đến nay chưa phơi bày sự thật. Kẻ bảo Đại Úy Nhung giết Tổng Thống, người bảo không, hầu hết đều kể lại là Đại Úy Nhung từ trên pháo tháp xe bọc thép bắn xuống, vậy tại sao hai ông Diệm và Nhu bị trói, lại bị đâm ? Kẻ bảo thiết vận xa chạy vào Tổng Nha Cảnh Sát, hai ông Diệm, Nhu đă bị tra khảo về tiền bạc và đă bị giết tại đây.

Với tôi, thầy Nguyễn Khánh Nhuần đă giảng dạy những bài học giá trị, thực tiễn sâu xa hơn những bài học trong chương tŕnh, cũng là cách người Thầy trao truyền kinh nghiệm, tri thức cho học tṛ của ḿnh.  

Thầy Nguyễn Khánh Nhuần và học sinh KTCao Thắng
với hai cô con gái Nguyễn Ánh Liên (út), Nguyễn Ánh Vân

---
(Anh nào có thể ghi chú cả họ, tên các anh trong ảnh, cám ơn trước)