Những điều tai nghe mắt thấy

Đă sống vào tuổi “Thất thập …”, mắt được nh́n, tai được nghe học hỏi được bao nhiều điều hay, lẽ phải. Lại được học hỏi đào tạo trong môi trường kỹ thuật khe khắt từng ly, từng một phần 20, 50 ly cho nên khi trông thấy hoặc nghe những điều trái tai, gai mắt sẽ rất khó chịu, người ta nói tuổi càng già càng khó tính.

Tôi t́m kiếm, thấy rằng ngày xưa người ta mặc quốc phục là chiếc áo dài đàn ông về màu sắc: Áo đỏ dành cho các vị thần linh, áo vàng dành cho vua với hoàng tộc, các quan lại hay người giàu có mặc màu xanh c̣n thư sinh hay người b́nh dân thường mặc the thâm.

Về chiếc khăn đội đầu, người ta thường gọi là khăn đóng, khăn ấy từ quan cho chí dân nó có 7 ṿng quấn, tượng trưng cho Thất phu hữu trách, có 5 ṿng quấn tượng trưng cho ngũ thường: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Dưới 5 ṿng nầy có hai miếng đệm, miếng bên trái chồng lên miếng bên phải, tạo thành chữ Nhân ()


Ông Sĩ Tải Pétrus Trương Vĩnh Kư

C̣n bậc vua chúa, ở dưới là một vạch, tượng trưng cho chữ Nhất.


Vua Đồng Khánh

Phía trên cái khăn đóng, ngày xưa người đàn ông có búi tóc, nên có miếng vải che ở sau, c̣n sau nầy người ta hớt tóc, nên phía trên có miếng vải che kín tóc trên đầu.


Hoàng thái tử Bảo Long

Ngày nay, nhiều người muốn giữ ǵn phong hóa, mặc áo dài khăn đóng, nhưng nếu muốn phát huy ǵn giữ tinh thần tốt đẹp nầy, không nên mặc áo đỏ, áo vàng trừ những kép hát trên sân khấu.

Tôi đến chợ An Đông t́m mua một cái khăn đóng cho ḿnh, v́ cái khăn đóng của tôi đặt thợ may nguyên bộ đă không may đúng cỡ đầu của tôi, nay đội không vừa nữa, tôi chọn mua và chỉ cho người bán về ư nghĩa cái khăn, có người tỏ vẻ không hài ḷng, có người vui vẻ nghe tôi giải thích và nhận đặt làm cho tôi một cái khăn như yêu cầu.

Về vấn đề đào tạo con người, tức mảng giáo dục ngày nay.

Cách nay vài chục năm, có lẽ vào khoảng năm 1986 hay 1987, có một anh cán bộ làm việc ở bộ phận cải cách, thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo từ Hà Nội vào t́m tôi, để nhờ tôi chuyển một món quà cho người thân của tôi. Biết tôi cũng là nhà giáo, trong câu chuyện xă giao, tôi phát biểu: “Nếu tôi có quyền, tôi sẽ cải cách các anh ở bộ phận cải cách trước, v́ cứ vài năm các anh cứ cải cách sách giáo khoa.” Anh cán bộ ấy chẳng giận mà c̣n mỉm cười, tôi thông cảm v́ thời buổi bao cấp, không làm thế th́ có bổng, lộc ǵ để sống qua thời buổi củi quế, gạo châu.

Người ta có nhiều khẩu hiệu để giáo dục, đào tạo con người như “Cháu ngoan Bác Hồ”, “Sống và học tập theo gương Bác Hồ”, “Bác Hồ vĩ đại, sống trong sự nghiệp của chúng ta”, nhưng ngày nay, những video Clip, báo chí cho thấy nhiều học sinh bạo hành, các em đánh nhau, hai ba em xúm lại đánh một em ở trong lớp, ở ngoài đường phố, nhiều em khác “vô tư” xem, quay video. Chắc các em đă được dạy, nhưng chưa được thấm nhuần. Vậy, người ta nghĩ ǵ ?

Sau khi chánh quyền miền Nam không c̣n, người ta bỏ môn Công dân giáo duc. Tôi tự hỏi v́ sao ? Chế độ trước, học sinh nào có bạo hành, đôi khi nam sinh cũng có đánh nhau v́ anh hùng tính của tuổi trẻ. Không như nữ sinh ngày nay, vài em xúm lại đánh một em c̣n lột áo quần, cốt hạ nhục người khác.

Ngày xưa người ta được dạy: “Quân, Sư, Phụ”, ngày tư, ngày Tết th́ “Mồng một ngày cha, mồng hai ngày mẹ, mồng ba ngày thầy”. Học dỡ Thầy đồ cho roi, cho vọt, đến các ông Tây, bà Đầm học sinh bị kư đầu, khẻ tay, quỳ gối. Ngày nay, thế giới văn minh, Thầy không được tát tay, quát mắng học sinh, không được làm nhục, làm mất phẩm giá học sinh.

Gặp phải học sinh ngang bướng khó dạy, Thầy phải làm sao ? Thầy giáo giao việc ấy cho Counselor giải quyết, uốn nắn, giáo dục học sinh ấy, chẳng những vậy, nhà trường mời phụ huynh vào thông báo cho biết, để phụ huynh cùng tiếp tay theo dơi, dạy dỗ thêm.

Chế độ cũ, giáo dục theo Pháp, có Giám thị, sau 1975 cho rằng Giám thị kềm cặp học sinh, cũng như Mỹ-Ngụy kềm cặp người dân, phải đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào v́ Mỹ xâm lược Việt Nam, c̣n Ngụy quyền ôm chân đế quốc Mỹ, nên đă bỏ chức vụ Giám thị nầy. Nói, người ta cho là phản động, nhưng trong đệ nhị thế chiến, Mỹ chiếm đóng Tây Đức, Nhật Bản sau nầy đến Nam Triều Tiên.

Vào thập niên 1950, Thủ tướng Singapour Lư Quang Diệu có ước muốn: “Singapour được vươn lên như Sàig̣n, ḥn ngọc Viền Đông”, nay ngược lại, nhiều người đi du lịch trở về, ước muốn: “Đất nước Việt Nam ḿnh được như đất nước Singapour !”

Cái nào cũng có cái hay, cái dỡ. Biết ưu khuyết điểm để cải tiến cho tốt đẹp, theo trào lưu tiến hóa của nhân loại ngày nay.

Tưởng cũng nên xem một vài bài báo điển h́nh, để thấy tệ nạn bạo hành của học sinh, ở trong trường cùng như ngoài phố. Nói chung do chánh sách, đường lối giáo dục mà ra.

Nữ sinh bây giờ đánh nhau ghê quá

15:03 20/05/2016

Nhiều người thốt lên như vậy khi bạo lực học đường đang có chiều hướng tăng nhanh. Không ít ư kiến lo ngại việc nữ sinh đánh nhau bây giờ đă thành... b́nh thường.

Chia sẻ trên Zing.vn, một độc giả viết: "Chuyện học sinh bị bắt nạt, bạo lực học đường, đánh nhau bây giờ nhiều quá, t́nh tiết lại na ná, cách xử lư của gia đ́nh và nhà trường th́ giống hệt nhau, nên không c̣n ai quan tâm tới nữa đâu".

Liên tục nữ sinh đánh bạn

Hai ngày trước, mạng xă hội lan truyền clip quay cảnh một nhóm nữ sinh ở Đồng Nai vây đánh dă man bạn học. Những bạn chứng kiến vụ việc vô tư cười đùa, thậm chí tạo dáng để... quay clip kỷ niệm.

Trước đó, một nữ sinh lớp 9 ở Tiền Giang đánh đàn em lớp 7 v́ ghen tuông trên Facebook khi trên người cả hai c̣n mặc nguyên áo dài học tṛ.

 

Clip nữ sinh đánh bạn được đưa lên Facebook.

Chỉ mới tuần trước, hai nữ sinh lớp 8 tại TP Hội An, tỉnh Quảng Nam, do mẫu thuẫn từ trước, đă hẹn nhau ra đường đánh nhau. Trong clip đăng tải lên mạng xă hội, nạn nhân liên tục bị giật tóc, đấm nhiều lần vào mặt, đập đầu xuống đường. 

Ngày 11/5, mạng xă hội lan truyền đoạn video ghi cảnh học sinh cấp 2 tại Phú Yên bị ba nữ sinh khác đánh hội đồng. Clip dài 1 phút 30 giây, người xem thấy ba nữ sinh liên tục tát, đánh, đạp dù nạn nhân luôn miệng xin tha. 

Đầu tháng 5, cư dân mạng truyền tay nhau clip ghi cảnh một nữ sinh ở Sơn La bị bạn tát nhiều lần vào mặt, kèm theo đó là tiếng các học sinh khác xúm quanh, không ai ngăn cản, thậm chí c̣n hùa vào đếm xem nữ sinh này tát bao nhiêu cái vào mặt bạn. Do bị nhiều cái tát liên tục, nạn nhân chảy cả máu mũi.

Cuối tháng 4, nữ sinh Lạng Sơn bị bạn bắt quỳ gối giữa đường, chửi bới và bị tát liên tiếp vào mặt, bạn bè xung quanh không ai can ngăn.

Chỉ trong ṿng 1 tháng, hàng loạt vụ bạo lực học đường đă diễn ra, chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn giữa các nữ sinh. 

Lư do đánh nhau ngày càng "vớ vẩn"

Theo dơi các sự việc bạo lực học đường trên, thành viên Hoàng Nhất Long chỉ ra, lư do của các vụ bạo lực học đường gần đây ngày càng "vớ vẩn" như: nghi nói xấu, dám tán tỉnh bạn trai của ḿnh, chảnh, bắt chước, thậm chí đi giày giống cũng bị đánh tới tấp...

C̣n độc giả Trần Trung Đức nêu: "10 vụ th́ 8 vụ do mẫu thuẫn từ mạng xă hội, trong đó cả 8 vụ được quay và đăng tải lên Facebook. Sau đó, hầu hết học sinh bắt nạt sẽ chia sẻ clip đánh nhau lên trang cá nhân để khoe chiến tích".

"Thế giới ảo đang ngày càng thật" là day dứt của của Nguyễn Minh Hoàng. 

"Chỉ v́ vài cú nhấp chuột, vài lần gơ bàn phím, một đứa trẻ có thể bị đánh tới chảy máu mũi, bị bạn liên tục đấm và đập đầu xuống đất. Cùng từ mạng xă hội, nữ sinh sẵn sàng lao vào đánh đập em nhỏ tuổi hơn ḿnh, dùng những từ ngữ chợ búa để thóa mạ, xúc phạm người khác không ngại ngùng.

Cũng v́ một vài cái like và comment ảo, một học sinh điềm nhiên nh́n người khác bị bạo hành, vô cảm quay video, chỉnh sửa, rồi đăng tải lên Facebook", người dùng Facebook này viết.

Cũng theo chia sẻ của Tú Ngọc Nguyễn, bạo lực học đường xảy ra mỗi ngày, nhưng chỉ các vụ việc xuất hiện trên mạng xă hội, được báo chí đưa tin mới được xă hội biết tới.

"Việc học sinh đánh nhau đă thành b́nh thường, không c̣n gây phẫn nộ như trước nữa. Số lượng các vụ đánh nhau gia tăng, sự chú ư của mọi người cũng giảm đi. Bạo lực học đường thành chuyện b́nh thường mất rồi", người này lo lắng.

Nữ sinh bị bạn tát 52 cái chảy máu mũi

Gia đ́nh thờ ơ khi con hư

Nhiều độc giả chỉ ra, trong các sự việc đánh nhau, không hề thấy bóng dáng phụ huynh. Phải chăng cha mẹ học sinh chỉ xuất hiện sau khi con ḿnh bị nhà trường xử phạt?

"Con ḿnh bị bắt nạt, dọa dẫm, đánh đập gần 1 năm mà bố mẹ không biết th́ không hiểu nổi?" là câu hỏi của độc giả Jerry Vo.

Có người c̣n gay gắt hơn, cho rằng tính cách bạo lực ở con trẻ chủ yếu do gia đ́nh. Nguyễn Văn Tuyến nêu quan điểm nhân cách, tính nết, đạo đức, cách ứng xử của một người phụ thuộc phần lớn vào gia đ́nh. Khi cha mẹ không quan tâm, hoặc quan tâm hời hợt, con hư là chuyện dễ hiểu.

Hải Tú nhận định: Nhiều gia đ́nh có xu hướng bạo lực, đưa vào đầu con những ư nghĩ về việc bạo hành người khác. Con kể chuyện bức xúc ở trường, ông bố bảo ngay: Cứ đấm cho nó một cái. Dần dần sẽ tạo ra suy nghĩ ḿnh được phép đánh đập người khác ở trẻ con.

Cũng bàn về vấn đề các sự việc đánh nhau, Nguyễn Trường Xuân nói, cha mẹ thường bỏ qua lỗi đánh bạn, v́ cho rằng đấy là con biết tự bảo vệ ḿnh, "khôn", "ghê gớm", thậm chí c̣n khuyến khích con sử dụng nắm đấm để giải quyết vấn đề, gián tiếp tạo ra mầm mống của bạo lực sau này.

Nhà trường xử lư "tầm ngắn"

Theo dơi các vụ việc đánh nhau của học sinh thời gian gần đây, xă hội sẽ thấy cách xử lư của nhà trường đều như nhau: khiển trách, yêu cầu ḥa giải, hạ hạnh kiểm, đ́nh chỉ học, cho lưu ban...

Phần lớn độc giả đều cho rằng, đây là cách giải quyết "ngắn", không tạo hiệu quả lâu dài. 

"Nếu con ông hiệu trưởng bị tát liên tiếp 52 cái đến chảy máu mũi, ông có bắt tay ḥa giải?".

"Bị ba người to lớn hơn ḿnh đánh chửi, đập đầu xuống đất, sau đó c̣n bị quay clip đưa lên Facebook để mọi người cùng biết mặt, rồi thủ phạm chỉ bị khiển trách, liệu đă xứng đáng?".

Thậm chí, nhiều trường c̣n chọn cách "phủi tay" khi đuổi học, cho lưu ban, bắt chuyển trường chính học tṛ của ḿnh.

Theo Huyền Nguyễn, giáo dục hiện nay chưa tập trung vấn đề đạo đức cho học sinh. Các trường thường khiển trách, bắt viết kiểm điểm. Trường nào nặng tay th́ đ́nh chỉ, đuổi học, trẻ con thất học đâu phải chuyện đơn giản. H́nh phạt không có tính răn đe th́ không sợ, nặng tay th́ tương lai con trẻ bấp bênh.

Vấn đề chính ở đây là giáo dục suy nghĩ, hành xử cho học sinh. Các em đều ở độ tuổi chưa suy nghĩ chín chắn, hành động bộc phát, chỉ có giáo dục lâu dài mới giúp loại bỏ được các vụ đánh nhau.

Bàn về vấn đề cách xử lư bạo lực học đường, cô Nguyễn Thị Bích Vân - Hiệu trưởng THPT Hoàng Quốc Việt (Đông Triều, Quảng Ninh) cho biết, trường cô thường xuyên có những buổi học đạo đức ngoài giờ, dạy học sinh cách cư xử trong những t́nh huống dễ mắc phải như: cách cư xử với bạn bè, khi xảy ra xích mích trong trường, khi va chạm giao thông ngoài đường...

C̣n với cô Nguyễn Bích Ngọc (giáo viên THCS Mạc Đĩnh Chi, Hà Nội), cách giải quyết xung đột giữa các học sinh là yêu cầu hai em ngồi xuống, t́m cách nói chuyện. 

"Những trẻ quay clip, hùa vào bên ngoài, đưa lên mạng xă hội mới đáng bị phạt. Hành động ấy mới làm lan truyền sự bạo lực, cổ vũ bạo lực. Con người ai cũng có những lúc bực bội, nhưng hành động a dua, cổ vũ bạo lực, vô cảm khi chứng kiến bạo lực, phát tán h́nh ảnh bạo lực mới đáng lên án", cô Ngọc nêu quan điểm.

Nguồn:http://news.zing.vn/luu-ban-nu-sinh-danh-ban-vi-di-giay-giong-minh-post651020.html

Thầy giáo, nữ sinh dùng sách, vở đánh nhau trong lớp

17/02/2017 13:33 GMT+7

http://static.new.tuoitre.vn/assets/tto/c6f6b489v778/images/transparent.pngTTO - Ngày 17-2, trên mạng xă hội lan truyền một clip dài 23 giây được cho là thầy giáo và một nữ học sinh THPT dùng sách, vở đánh vào đầu nhau ngay tại lớp học trước sự chứng kiến của học sinh trong lớp. 

Một học sinh đă dùng điện thoại quay lại và đưa lên mạng xă hội.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, trưởng Pḥng GD-ĐT huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang)  - đi cùng công an huyện để nắm vụ việc- ông Nguyễn Phước B́nh xác nhận: Sự việc xảy ra tại lớp 10A3, trường THPT Tầm Vu (huyện Châu Thành A) lúc 11h ngày 15-2 giữa thầy chủ nhiệm tên Kỉnh và nữ sinh tên Ngân.

Theo ông B́nh, sáng 17-2, ông cùng công an huyện đă đến làm việc với lănh đạo trường THPT Tầm Vu.

Theo tường tŕnh của giáo viên, nữ sinh đánh nhau th́ trong lúc thầy Kỉnh đang dạy th́ nữ sinh Ngân bỗng nhiên la lên. Thầy Kỉnh hỏi tại sao em lại la, th́ Ngân trả lời "em đâu có khùng mà la".

Thầy giáo Kỉnh tiếp tục nói: “Thời gian qua em học không tốt lại hay phá phách trong lớp. Coi chừng thầy đánh đ̣n em”. “Ngon đánh cái coi chơi”- nữ sinh Ngân thách thức.

Sau đó cả hai dùng sách, vở trên bàn đánh nhau.

Khi thầy Kỉnh quay trở lại bục giảng th́ nữ sinh Ngân tiếp tục quăng cuốn tập về phía thầy Kỉnh.

“Thầy Kỉnh đă đến nhà em Ngân xin lỗi và gia đ́nh cũng đă bỏ qua. Tôi đă báo cáo vụ việc đến bí thư, chủ tịch huyện Châu Thành A”- ông B́nh cho biết.

Sở GD - ĐT Hậu Giang đă yêu cầu lănh đạo trường THPT Tầm Vu sớm báo cáo vụ việc.

Ông B́nh cho biết lănh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang đă nắm được vụ việc, đồng thời chỉ đạo giáo viên và học sinh đánh nhau cùng học sinh quay clip làm tường tŕnh.

Nhà trường sẽ thành lập hội đồng kỷ luật, tùy theo mức độ sẽ có h́nh thức xử lư phù hợp. 

Công an huyện đă vận động học sinh gỡ bỏ clip đánh nhau.

LÊ DÂN

 

Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20170217/thay-giao-nu-sinh-dung-sach-vo-danh-nhau-trong-lop/1266382.html

 

Tôi được xem qua bài : Vấn đề bạo lực trong nhà trường hiện nay của Anh Vũ, thông tín viên RFA như sau:

 

 
Học sinh bạo hành

Bạo lực học đường hiện nay đang ngày càng phổ biến và lan rộng, đă trở thành một vấn đề khiến các bậc phụ huynh lo lắng, mà c̣n là nỗi trăn trở của toàn xă hội. T́nh trạng này diễn ra thế nào, những người làm công tác giáo dục nói ǵ về vấn đề này?

Dư luận lo lắng

Gần đây, sự xuất hiện của những video clip quay cảnh học sinh đánh nhau xuất hiện nhiều trên mạng xă hội, điều đó đă khiến dư luận hết sức lo lắng.

Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong báo cáo mới nhất, năm học vừa qua, trên toàn quốc đă xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. B́nh quân cứ khoảng 5.200 học sinh th́ có một vụ đánh nhau.

Đánh giá về hiện trạng bạo lực học đường hiện nay, theo báo Dân trí ngày 31/10/2016,  Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “Mức độ nghiêm trọng của một số vụ việc bạo lực xảy ra ở trong và ngoài nhà trường, là một dấu hiệu về sự sa sút đạo đức, lối sống, văn hoá ứng xử và yếu kém về kỹ năng sống của một bộ phận học sinh hiện nay. Những vụ việc đó đă và đang làm đau ḷng những người làm giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong xă hội.”

Nhà trường bây giờ nh́n bên ngoài rất b́nh an, rất phẳng lặng, trong rất có kỷ luật. Nhưng tiềm ẩn ở bên trong là nó sẵn sàng bùng phát thành bạo lực. Đây là điều rất đáng buồn và vô cùng đáng sợ của ngành giáo dục.

- Ông Hoàng Oanh

Ông Hoàng Oanh, một nhà giáo đă nghỉ hưu ở Hà Nội thấy rằng, đây là một vấn đề xă hội hết sức trầm trọng, theo ông đó là hệ quả của vấn đề nền tảng đạo đức xă hội đă bị phá vỡ, cũng như các chính sách giáo dục sai lệch từ phía Nhà nước trong một thời gian dài. Ông nói:

Bây giờ, trong cuộc sống có một vấn đề tranh chấp rất nhỏ thôi th́ người ta cũng sẵn sàng nổi xung lên. Nhà trường bây giờ nh́n bên ngoài rất b́nh an, rất phẳng lặng, trong rất có kỷ luật. Nhưng tiềm ẩn ở bên trong là nó sẵn sàng bùng phát thành bạo lực. Đây là điều rất đáng buồn và vô cùng đáng sợ của ngành giáo dục.

Giải thích hiện tượng xă hội này dưới góc độ khoa học tâm lư, một nữ Chuyên gia không muốn nêu danh tính, thuộc Viện Khoa học Giáo dục lư giải:

Chuyện học tṛ đánh nhau là do sự khủng hoảng tâm lí của tuổi vị thành niên. Đó là cái tuổi dạy th́, khi các em chưa có cơ hội giải phóng chính đáng, tất yếu sẽ giải phóng thành bạo lực. Song phải thấy, ngay trong nội dung giáo dục, nhiều bài học của các em học sinh hiện nay, vô t́nh đă nuôi dưỡng động cơ ấy.

Khi được hỏi, nguyên nhân nào đă dẫn đến t́nh trạng bạo lực trong nhà trường gia tăng như hiện nay?

Một phụ huynh học sinh tại Hà nội cho biết:

Ảnh minh họa.

Vấn đề bạo lực học đường th́ đă có từ lâu, không phải bây giờ mới có, cái đó bây giờ đă trở thành một vấn nạn xă hội. Nó là hậu quả của việc nhà trường th́ thiếu quan tâm đến việc giáo dục nhân cách; c̣n gia đ́nh th́ do mải mê làm ăn kinh tế dẫn đến các em thiếu sự yêu thương săn sóc của gia đ́nh và mặt trái của mạng xă hội cũng như internet đă góp phần không nhỏ.

Nhà giáo Hoàng Oanh thấy rằng, nền tảng đạo đức đă bị phá vỡ do luật pháp không được tôn trọng, cộng với việc toàn xă hội bây giờ người ta tự nói dối lẫn nhau, thật giả lẫn lộn. Ông cho biết:

Những mâu thuẫn của các em học sinh là mâu thuẫn nhỏ, không phải mâu thuẫn lớn, nhưng từ anh hưởng của xă hội là pháp luật không nghiêm nên người ta tự xử. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không được quan tâm, v́ nó không mang lại lời. Ngày xưa đi học, học kém hay  tư cách đạo đức có vấn đề, không đúng chuẩn mực th́ phải ở lại lớp. Bây giờ th́ khác, học sinh lên lớp 100%, dù học kém, đạo đức kém nhưng vẫn cứ lên lớp b́nh thường.

Giải pháp?

Trước câu hỏi cần có các giải pháp nào để có thể chấn chỉnh và tiến tới chấm dứt t́nh trạng bạo lực trong nhà trường?

Nhà giáo Hoàng Oanh cũng cho biết thêm, quan trọng là do việc giáo dục của nhà trường đă quên mất nhiệm vụ giáo dục con người, là phải “tiên học lễ , hậu học văn”. Ông khẳng định:

Muốn giải quyết được vấn đề ấy th́ phải giải quyết trên toàn cục, xă hội cũng phải giải quyết chứ đừng trông chờ vào ngành giáo dục th́ không thể nào giải quyết được. Thấy cô giáo th́ vẫn dạy học tṛ tôn trọng luật giao thông, nhưng mà bố mẹ đưa đón con đi học vẫn vượt đèn đỏ, chạy xe trên vỉa hè. Thậm chí ngay cả các thầy cô giáo cũng vẫn vi phạm luật giao thông.

Tất cả mọi thứ ở Việt Nam đều ở dạng “nói vậy nhưng không phải vậy”, cho nên bây giờ dạy đạo đức bây giờ học tṛ nó nghe nó cứ buồn cười.

Ông Hoàng Oanh cho rằng, cần có các biện pháp cụ thể, đặc biệt là chính sách và chiến lược phát triển giáo dục dựa trên nền tảng một nền giáo dục khai phóng. Ông giải thích:

Tất cả mọi thứ ở Việt Nam đều ở dạng “nói vậy nhưng không phải vậy”, cho nên bây giờ dạy đạo đức bây giờ học tṛ nó nghe nó cứ buồn cười. Người lớn bây giờ không sợ pháp luật, trẻ con đi học cũng chả sợ pháp luật, sợ nội quy hay kỷ luật của nhà trường. Hễ có chuyện ǵ th́ bố mẹ mang quà cáp đến cho thầy cô th́ mọi cái lại đâu vào đấy.

Theo Tạp chí Giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa, cho rằng, để ngăn chặn và từng bước chấm dứt t́nh trạng bạo lực học đường rất cần sự chung tay của toàn xă hội. Qua đó, để xây dựng môi trường giáo dục  cũng như xă hội lành mạnh, không bạo lực, tạo điều kiện cho học sinh có đạo đức trong sáng và lành mạnh.

Nữ chuyên gia giáo dục thấy rằng, nguyên nhân của việc này là do các em thiếu hụt trầm trọng kỹ năng sống và đạo đức, do không được rèn luyện. V́ vậy việc đưa giáo dục kỹ năng sống vào trường phổ thông từ lớp 1 đến lớp 12 là việc làm cấp bách, để các em biết tôn trọng người khác, cũng như phải có ư thức lên tiếng hay đấu tranh trước tệ nạn này. Theo bà, đây là vấn đề chung cần có sự nỗ lực lớn của nhiều bộ phận trong xă hội. Bà nói:

Cần nhớ rằng, mỗi hành vi ứng xử của học sinh trong cuộc sống thường ngày đều là hệ quả của giáo dục và đào tạo. Khái niệm giáo dục và đào tạo đề cập ở đây không giới hạn trong nội hàm nhà trường mà rộng hơn với ba yếu tố: Nhà trường - gia đ́nh - xă hội.

Chúng tôi đă nhiều lần liên lạc tới Vụ Giáo dục Trung học, thuộc Bộ GD&ĐT để t́m hiểu về chủ trương giải quyết vấn đề này, song không nhận được sự trả lời.

Theo báo CAND, Tiến sĩ Phùng Khắc B́nh, nguyên Vụ trưởng thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thấy rằng, nh́n kiểu dáng hành hung, cách thức đánh nhau th́ tôi thấy hiện tượng này vô cùng nguy hiểm. Nếu không xử lư ngay hậu quả lớn hơn nhiều, sẽ làm ảnh hưởng tới toàn bộ nhà trường và  làm rối loạn xă hội.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in.../vav-111516-11142016134927.html

Chúng ta thấy người Nhật hay người Hàn quốc trịnh trọng chào nhau, c̣n nữa những vị Tổng Thống, Thủ tướng, Bộ Trưởng, Phát ngôn viên chánh phủ, bước lên bục thuyết tŕnh, đều cúi đầu trịnh trọng chào khán thính giả, đáng cho ta bắt chước, nên khôi phục lại truyền thống lễ phép của dân tộc ḿnh.

 

Tưởng cũng nên xem lại vài tấm ảnh Thầy giáo ngày xưa, nhiều người đến nay vẫn c̣n biết ngày xưa học tṛ đi ngoài đường gặp Thầy, bỏ nón ra, cúi đầu chào, thậm chí c̣n khoanh tay, cúi đầu chào. Lễ phép như thế th́ ai dám cười hay người ta càng khen.

 

Thầy đồ ngày xưa

 

 

 

Tôi cứ măi khâm phục cử chỉ của ông Carnot, được các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đ́nh Phúc, Đỗ Thân biên soạn thành sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, sách này do Nha học chính Đông Pháp giao cho các ông làm ra, in năm 1915. Gồm 3 quyển cho các lớp Đồng Ấu, Dự Bị và Sơ Đẳng.

Tôi được học lớp Dự Bị vào những năm 1947, 1948 chi đó ở Trường học B́nh Mỹ, quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc, cho đến nay, tôi vẫn c̣n nhớ nội dung, lục t́m trong sách cũ:

 

Học tṛ biết ơn Thầy:

Ông Carnot xưa là một ông quan to nước Pháp, một hôm nhân lúc rảnh việc về chơi quê nhà. Khi ông đi ngang qua tràng học ở làng, trông thấy ông thầy dạy ḿnh lúc bé, bây giờ đă đầu tóc bạc phơ, đang ngồi trong lớp dạy học. Ông ghé vào thăm tràng và chạy ngay lại trước mặt thầy giáo, chào hỏi lễ phép mà nói rằng: “Tôi là Carnot đây, thầy c̣n nhớ tôi không?”. Rồi ông ngoảnh lại khuyên bảo học tṛ rằng: “ Ta b́nh sinh, nhất là ơn cha, ơn mẹ, sau ơn thầy ta đây, v́ nhờ có thầy chịu khó dạy bảo, ta mới làm nên sự nghiệp ngày nay”.

Ông Marie François Sadi Carnot  chính là tổng thống thứ tư của Đệ tam Cộng ḥa Pháp từ năm 1887 đến 1894.

 

Tổng Thống Sadi Carnot (1837-1894)

Sách xưa và gương người xưa, đáng cho chúng ta suy gẫm về giáo dục, đào tạo con người nhân bản, nó gồm có cha mẹ, thầy cô giáo và xă hội.

Chuyện giao tiếp:

Một hôm, điện thoại reo, tiếng của một người phụ nữ, giọng trong trẻo hỏi:

- Em ơi có chú Lân ở nhà không ?

Tôi cũng nhanh miệng trả lời:

- Thưa cô! Con rể của tôi đă đi khỏi !

Cô ta hiểu, nên nói nhanh:

- Xin lỗi !

Rồi cúp máy.

Đáng lẽ ra, khi nhắc máy lên, không biết người bên kia là ai, chúng ta nên hỏi cho rơ, người đầu giây bên kia là ai. Chẳng hạn như: - Xin lỗi cho hỏi, có chú Lân ở nhà không ? Hoặc lịch sự hơn, ḿnh tự giới thiệu trước: - Tôi là X, ở Phú Mỹ Hưng, xin làm ơn cho hỏi, có chú Lân ở nhà không ?

Có như vậy mới tránh được lầm lỗi, gọi người lớn tuổi hơn ḿnh là EM ! Là thiếu xă giao, kém văn hóa.

Một hôm lên Đà Lạt, tham quan Suối Vàng cũng gọi là Thung Lũng Vàng, tôi nh́n thấy biển hướng dẫn Thác Tứ Linh cách 70m. Mấy lần đến tôi chưa thấy thác nầy, nay muốn xem cho biết. Theo nhừng bậc thang đá, lên đến nơi thấy nước chảy từ trong khe đá ra, tôi muốn biết trên nữa có chi, nên cố đi lên tận đỉnh.

Trên ấy chỉ là một khoảng đất bằng phẳng, không có đá sỏi, vậy đó là thác nhân tạo, tôi đi xuống vào quán giải khát. Chợt nhớ ra, trên ngọn đồi đó, người ta đă dung mấy cục đá làm bếp đun thức ăn, đốt thêm bên cạnh một bếp lửa khác, sau đó họ không dọn sạch đi. Đó là điều sơ đẳng của những đoàn thể đi cắm trại.


Tàn dư của 2 đống lửa không dọn dẹp

Tôi vội vàng leo lên đồi trở lại, để chụp mấy bức ảnh dùng làm tài liệu sau nầy, lần leo lên đồi kỳ nầy, tôi leo tắt nên nh́n thấy tàn dư của một đống than củi khác nằm kề bên thác Tứ Linh. 

 Tàn dư của đống lửa khác

 

Trong những ngày gần đây, báo chí nói đến vấn đề người ta xâm chiếm lề đường để buôn bán, để đậu xe hơi, xe gắn máy, làm cho người đi bộ phải đi xuống ḷng đường, không bảo đảm an toàn.


Chiếm ḷng lề đường để kinh doanh

 

Người sử dụng phương tiện giao thông, nhất là xe gắn máy. Muốn được đi nhanh, đă không nhường nhịn cho người khác, chen vào chỗ đông gây cảnh ùn tắc giao thông. Tệ nạn “vô tư” luồn lách, vượt đèn đỏ, chạy trên lề đường, thường gây tai nạn, rất nguy hiểm cho tánh mạng của người khác. Đó cũng là vấn đề dân trí, hậu quả của một nền giáo dục, đă tạo ra một xă hội xem những sự trái tai, gai mắt ấy là b́nh thường, không vi phạm luật lệ giao thông an toàn, nên vẫn thường làm.

 


"Vô tư" vượu đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm

 


Vượt đèn đỏ

 

Nhiều người cho biết, nếu người phạm luật bị CSGT bắt, họ sẵn sàng đóng phạt hai bên cùng có lợi. Lại là một mặt khác của xă hội đă băng hoại.

 

Một cách câu khách:

 

Một hôm, nhà tôi và tôi đi làm kiếng ở một cửa hiệu, trên đường Pasteur, gần Ṭa Đô Chính cũ, nhà tôi thấy gần đó có bày bán y phục, có tấm biển báo giá:

 


"Treo đầu heo bán thịt chó" ở cửa hàng trên đường Pasteur, Quận 1, Tp. HCM

 

Nhà tôi vào xem, người bán hàng cho biết sẽ giảm giá thêm 10%, sẽ c̣n là 1,080,000.00 VND. Đây là cửa hàng không ai có thể tin, nơi đó treo đầu heo bán thịt chó.

 

Xả rác bừa băi:

 

Người Việt chúng ta thường có quan niệm giữ ǵn sạch sẻ cho riêng ḿnh, do đó khi ăn uống, khi dùng xong, có thói quen vất rác bừa băi. Không biết rằng người văn minh luôn luôn giữ vệ sinh, sạch sẻ cho ḿnh và cho môi trường. Muốn được như vậy, trong gia đ́nh người ta phải tập cho trẻ con từ nhỏ, ăn xuống xong dọn dẹp sạch sẽ nơi ăn uống, đồ chơi, giấy vụn dọn dẹp vào chỗ cất giữ thứ tự, những thứ không dùng, rác đem bỏ vào thùng rác.

 

Ở học đường học sinh được dạy phải giữ vệ sinh trong lớp, trong sân, mọi thứ dư thừa không dùng phải bỏ vào thùng rác trong lớp, trong hành lang, trong pḥng ăn, trong pḥng vệ sinh, thậm chí những lớp học sinh c̣n nhỏ như mẫu giáo, lớp 1, lớp 2, lớp 3 đến giờ giải lao, học sinh đứng xếp hàng đi vệ sinh, thầy cô giáo phải vào tận bên trong chỉ dạy các em, hoặc đứng ngoài cửa nhắc nhở từng em, trong pḥng vệ sinh người ta dán thông báo nhắc nhỡ: Rữa tay, Bỏ giấy (lau tay) vào thùng rác.

 

Ở mỗi góc phố, người ta để những thùng rác cho khách du lịch, người đi bộ vứt rác. Nhờ vậy mà thành phố văn minh được sạch sẽ.

 

Có người cho biết Singapour nổi tiếng nghiêm khắc về mặt thi hành pháp luật, Singapore đă áp dụng một cách cứng rắn các h́nh phạt để giữ ǵn trật tự kỷ cương của đất nước. Không chỉ vậy, các vấn đề về môi trường cũng được đặt lên hàng đầu với các h́nh phạt nặng nề đối với việc xả rác bừa băi. Người xả rác bừa băi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa là 1.000 đôla Singapore, tái phạm th́ mức phạt sẽ tăng lên 2.000 - 5.000 đôla và phải lao động công ích.


Trong khoảng vài giờ, người bị phạt trong bộ quần áo sáng màu đặc trưng sẽ phải làm sạch nơi công cộng, ví dụ nhặt rác tại công viên, đôi khi phương tiện truyền thông địa phương được mời đến để ghi lại sự kiện.


Nhà chức trách muốn thông qua cảm giác bị xấu hổ trước công chúng để nhắc nhở mọi người dân không xả rác bừa băi. Tác dụng tích cực của động thái trên chính là đường phố Singapore vô cùng sạch sẽ, ư thức bảo vệ môi trường của người dân cũng được nâng cao.

 

Tiểu bậy ngoài đường:

 

Nhiều người vô tư đi tiểu ngoài đường, người ta ghi nhận được tấm ảnh hi hữu sau đây, trên đường phố Hà Nội, người lái xe ăn mặc bảnh bao, lúc ngừng đèn đỏ liền xuống xe hơi, đi tiểu giữa đường lúc “thanh thiên, bạch nhựt”.

 


Ăn mặc bảnh baom nhưng kém văn hóa, "Tiểu đường" giữa thanh thiên bạch nhật, tại Hà Nội

 

Ngay tại góc đường Hồng Bàng và Hoàng Lê Kha Tp HCM, đoạn giữa Cầu Ông Buông và cầu vượt Cây Gơ, nơi tủ điện cao thế, sát vách một căn nhà, tủ điện có ghi: “Nơi chó Đái”, ghi là ghi mà người ta tiểu bậy là cứ tiểu:

 


"Nơi chó đái". Ai đái bậy tại đây là CHÓ

Trong thành phố Paris, có nhiều nhà vệ sinh công cộng đặt ở vệ đường rất sạch sẽ, hoàn toàn miễn phí.

 


Nhà vệ sinh - TOILETTES" trên đường phố Paris

 

Ở Tp. HCM cũng có nhiều Nhà vệ sinh, tại những bến xe Bus, xe khách, tại các công viên nhưng hầu hết đều thu phí, người quá nghèo phải đi ăn xin tiền đâu trả phí!!!?

 


Nhà Vệ Sinh công cộng trên đường phố Tp. HCM, có thu phí. 

Trong năm 2016, Theo bà Lê Thị Thanh Mỹ, Phó giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP HCM cho biết trên địa bàn thành phố có 208 nhà vệ sinh công cộng. Trong đó, tập trung ở các tuyến đường lớn, bến xe, chợ 155 nhà vệ sinh, khu vực thu hút khách du lịch có 53 nhà. Sở Giao thông Vận tải và một ngân hàng phối hợp đầu tư 11 nhà vệ sinh công cộng ở quận 1 và quận 5, trong đó có những nhà vệ sinh cao cấp.


Nhà Vệ sinh công cộng có thu phí

Tính đến cuối năm 2015, Tp. HCM có dân số là 8,224,000. Cả thành phố, duy nhất chỉ có 1 Nhà vệ sinh miễn phí nằm tại Công viên 2 tháng 9, đầu đường Lê Lai, h́nh sau đây:

 


Nhà vệ sinh công cộng duy nhất, không thu phí.

 

Ở Pháp, nhất là ở Mỹ, trong thành phố muốn đi vệ sinh, người ta cứ tự nhiên đi vào những cửa hàng thức ăn nhanh như KFC, Mc Donalds, Subways, StarBucks… đi vệ sinh tự nhiên, cũng như ở nhà ḿnh vậy.

 

C̣n trên Xa lộ ở Pháp cũng như ở Mỹ khoảng 80 -100 km, bên vệ đường có Nhà vệ sinh.

 


Nhà vệ sinh, trên xa lộ Pháp

 

Ở Mỹ gọi là Rest Area, là nơi nghỉ, người ta dừng chân nghỉ giải lao, ngắm cảnh, ăn uống đi vệ sinh.

 


Nhà vệ sinh trong khu nghỉ ngơi (Rest Area) dọc theo xa lộ Mỹ, cái nọ cách cái kia chừng 60km

 

Việt nam cũng nên xây dựng những nhà vệ sinh dọc theo các quốc lộ, xa lộ cách nhau chừng 60 km, hay là nằm giữa tỉnh nọ với tỉnh kia, giúp cho du khách giải quyết, tránh khỏi nạn "tiểu đường", kém văn minh dưới mắt người nước ngoài.

 

Tôi nghĩ rằng, sẽ c̣n những điều đáng viết tiếp theo, mong trong 5, 10 năm nữa Sàig̣n khoát lên bộ mặt thành phố văn minh, khôi phục lại danh tiếng của Ḥn ngọc viễn đông xưa.

 

866420022017