Những kỷ niệm ngày xưa
 


Nguyễn Hữu Hiệp

(Minh Nhă Nguyễn Thanh Dũng)

Trước đây người ta thường cho rằng tuổi “Thất thập cổ lai hy” là hiếm, v́ thời bấy giờ trung b́nh tuổi thọ từ 50 đến 60 tuổi.  Sống được đến 70 tuổi đâu có ǵ quư bằng. 

            Làng quê ta ngày xưa đạt 60 tuổi đă là “cụ”, mỗi lần hội hè đ́nh đám, các cụ thường ngồi chiếu trên. Hàng ngày công việc nặng nhọc, đồng áng giao cho con cháu, các cụ thảnh thơi tham dự việc nước việc làng. Ngày nay với khoa học, y học tân tiến, các bệnh nan y được chữa trị tối đa, cách ăn uống hợp vệ sinh, cách sống đầy đủ tiện nghi nên sống ngoài 70 tuổi là chuyện thường.

            Tuổi già ngồi nhớ lại thời trai trẻ, nhiều khi lẫn lộn, nhiều khi thiếu chi tiết, nhưng âu cũng là những kỷ niệm khó quên...

°

            Đối với tôi, năm 1956 học lớp đệ Thất tại số 2 Phạm Đăng Hưng, Đakao, có rất nhiều ấn tượng.  Nổi bất nhất là tôi ngồi gần anh Dư Quang Thuấn, bàn gần cuối lớp.  Giờ Pháp Văn do thầy Trịnh (?) văn Căn đọc chánh tả (dictée), anh Thuấn che tập lại, sợ tôi  “cọp-dê”.  Tôi  chỉ cười. Những giờ Pháp Văn sau, thầy Căn mỗi lần kêu đến tôi, thay v́ gọi tên, thầy thường gọi là anh “chemise bleue” v́ tôi thường mặc áo màu xanh, màu hy vọng. Trước khi vào lớp đệ Thất, tôi đă học chương tŕnh Pháp tại École Aurore, đường Richaud prolongeé, sau này đổi tên đường là Phan Đ́nh Phùng (sau năm 1975 có tên Nguyễn Đ́nh Chiểu) nên Pháp Văn đệ Thất đối với tôi quá dễ. Suốt từ đệ Thất đến đệ Nhất, tôi thường đứng nhất môn này. Biệt danh này anh Tăng Tô Hà (anh bà con của Tăng Tấn Tài) cũng thường gọi tôi thay v́ tên. Kỷ niệm thứ hai của tôi với anh Lưu Quảng Đại (năm 1962 anh nhập khóa 15 Sĩ quan Trừ Bị Thủ Đức với Trần Hưng Ban.  Đầu năm 1964, tôi vào khóa 17, ở ngay dẫy nhà anh Ban học.  Anh Ban đă đến thăm tôi và mang cấp bậc Chuẩn Uư). Nhà nghèo, anh Đại và tôi đóng tiền học trễ, bị thầy Michelin (tôi quên họ và tên Ông thầy mập này) nhéo bắp vế non đau đến chảy nước mắt. Kỷ niệm nữa là mỗi lần ra chơi, anh em tôi lấy lon sữa ḅ đá với nhau cho đến móp méo, giẹp lép mới thôi.

            Qua năm 1957, chúng tôi về trường Kỹ Thuật Cao Thắng số 65 Huỳnh Thúc Kháng, quận Nhất Saigon. Đây là trường Mẹ, ngoài  các lớp đệ Lục theo học, chúng tôi c̣n có các lớp đàn anh từ đệ Ngũ đến đệ Nhất học chung trường.  Mùa Xuân năm đó, phong trào làm bích báo nở rộ.  Những tờ bích báo màu sắc rực rỡ, bài viết tay sắc nét, h́nh vẽ trang trọng, khiến những anh có tâm hồn văn nghệ cuốn hút theo. Qua các lớp Đệ Nhất Cấp này, các bạn Thạch Minh Thông (vẽ và thổi sáo) anh Nguyễn Thanh Hổ ở Gia Định, Huỳnh văn Nỉ, Nguyễn Đông Thanh, Trương (?) văn Báy và tôi thường trao đổi thơ văn với nhau. Thời đó thơ thường chép tay trên những tờ giấy mỏng (pelure), đóng thành tập, trân trọng các tác giả Xuân Diệu, Hàn Mạc Tử, Thế Lữ v.v... Cũng trong thời gian này, Huỳnh Ái Tông đi Gia Đ́nh Phật Tử ở Phú Nhuận, Phan Tùng và tôi ở Sen Nâu G.Đ.P.T. Chánh Đạo chùa Xá Lợi, Lê Văn Nam ở Đội Thiếu Niên. (năm 1973 anh Nam là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2/7 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh, đóng tại Phú Giáo, Tỉnh Phước Thành - Trung Uư Nguyễn Thanh Ṭng thuộc Trung Đoàn 8 đóng tại Căn Cứ Quân Sự Lai Khê và tôi là Đại Đội Trưởng Đại Đội Bảo Toàn thuộc Tiều Đoàn 5 Tiếp Vận.  Ba anh em chúng tôi họp nhau ăn uống với tư cách cựu học sinh Kỹ Thuật Cao Thắng, nơi tuyến đầu lửa đạn).

            Cũng tuổi trẻ  Cao Thắng này, mỗi lần không có giờ học, Trần Hữu Hiếu chở tôi trên chiếc xe đạp “giàng cái” đến sân Hoa Lư đá banh. (Hiếu gảy 1 cái răng cửa, nên cười có duyên lắm). Cùng đi có Trần Hưng Ban, Lư Lạc Long Giang (Giang bị lang ben nên chúng tôi gọi là Lư Lạc Lông Ben), Đặng Ngọc Lợi, Trần Thái Thông, Ṭng Đen (tôi đă quên họ anh Ṭng này), Lê Tiến Hùng - đôi khi có Huỳnh Hữu Trí nữa (Anh Trí, xướng ngôn viên chương tŕnh Tiếng Nói Động Viên - năm 1992 (?) qua Mỹ, có ghé nhà tôi ở đường Vơ Văn Tần (Trần Quư Cáp cũ) P5. Q3., cho tôi mấy tấm h́nh chụp lúc Lương Minh Mẫn và anh em c̣n nhỏ tắm sông cầu B́nh Lợi).  Chúng tôi đá banh chơi cho vui cũng như viết văn làm thơ tài tử cho thoả măn tuổi lăng mạn, chớ anh em chưa có ai làm nên sự nghiệp với các bộ môn này - ngoại trừ anh Huỳnh Ngọc Điệp ở Cali như anh Huỳnh Ái Tông viết.  Cũng thời gian học đệ Lục, hai anh em Nguyễn Phước Sang (anh), Nguyễn Phước Vọng (em) - cùng học chung École Aurore với tôi - dẫn tơi đến sân Phan đ́nh Phùng học lớp Judo với thầy Hồ Cẩm Ngạc.  Thấy thầy phạt các huynh đi học trễ bằng cách cho ăn ớt hiểm, sợ quá, tôi bỏ học Judo luôn.

            Với Trần Phước Châu, Nguyễn Xuân Thới, đến năm đệ Tam chúng tôi mới ngồi gần nhau.  Hồi đó bài vở, giáo sư kêu một anh đọc để học sinh khác  tự chép.  Nguyễn Xuân Thới viết và tŕnh bày tập vở rất đẹp.

            Với Nguyễn Đông Thanh, tôi có rất nhiều kỷ niệm.  Thời đó, Đông Thanh thường chở tôi bằng chiếc Velo Solex, tung tăng các đường phố Saigon.  Nhà Thanh ở đường Vơ Di Nguy (?), tôi đến chơi và đă gặp Nguyễn Đông Hải - em Thanh.  Thanh rất khoái một cô cũng tên Thanh, nhà bán vải trên đường Ngô Đức Kế (?).  Đông Thanh thường kêu tôi đến đó “liên lạc” giùm.  Thấy anh bạn cao 1m 78 (cao bằng tài tử Marlon Brando) mà nhát gái, tôi thường giúp Thanh.  Nhưng “hữu duyên thiên lư năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”, mối t́nh học tṛ là những cơn gió thoảng, ít khi được toại nguyện. 

            Năm Đệ Tam chương tŕnh học nhẹ nhàng, Đông Thanh thường chở tôi qua nhà Bùi Ngọc Di ở Bà Chiểu - Gia Định, nghêu ngao thâu băng cassette những bản nhạc ḿnh yêu thích.

            Đọc “Đời Phi Công” của Giáo Sư Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh, Đông Thanh rất thích.  Năm 1962, anh ghi danh vào Không Quân, khóa 62  ở Nha Trang.  Sau đó tu nghiệp Trực Thăng tại Hoa Kỳ.  Về nước, bẵng đi một thời gian, anh kết duyên với một cô tên Phượng - như nhân vật trong “Đời Phi Công”.

            Trai thời chinh chiến, mỗi người một ngả.  Khi nhận được tin Đông Thanh mất tại Nha Trang v́ bạo bệnh, đă chở về nhà ở Saigon, chúng tôi đến thăm viếng.  Thanh cao, dài quá khổ nên anh nằm nghẹo cổ trong cỗ quan tài b́nh thường. Thương bạn quá, nhưng biết làm sao hơn...

            C̣n rất nhiều bạn bè nữa, nhưng khối óc ṃn cũ bây giờ không sao nhớ hết được.

°

            Với các thầy, tôi có nhiều ấn tượng với thầy Nguyễn Khánh Nhuần (anh con bác con chú với tôi), lúc nào cũng quần áo chỉnh tề. Thầy Nhuần thường nhét cây hít lông năo ở mũi hoặc vừa ngậm điếu thuốc lá vừa nói chuyện. Tôi học với thầy Nhuần năm đệ Tam và đệ Nhị môn Việt sử và Thế Giới sử. Thầy thường bắt nộp tập chép bài để chấm điểm chớ không trả bài như các Giáo sư khác.

            Tôi học Anh văn với thầy Phan hữu Tạt lớp đệ Ngũ.  Dáng thầy bệ vệ, thắt cravate. Thầy hay la mắng học tṛ v́ không lau bảng đen trước, khi thầy vào lớp mới lau nên bụi phấn bay đầy chỗ thầy ngồi.

            Tôi học Anh văn với thầy Hoàng Diệm năm đệ Tam (?) khi thầy tu nghiệp từ Hoa Kỳ về. Trong lớp, thầy rầy anh em nghịch phá và nói: “Please, raise your hand”...

            Tôi học Việt Văn với thầy Bách năm đệ Lục. Thầy khuyên tôi sau này nên theo nghiệp văn chương v́ biết tôi có khiếu viết lách và làm thơ. Nhưng “trai thời loạn”, phần lớn anh em đều theo nghiệp kiếm cung, bỏ mặc sau lưng làn sóng hoài băo.

            Ngoài ra c̣n quư thầy Lê Nguyễn Bá Tước, Cù An Hưng, Vũ Mộng Hà (dạy Toán), Lê văn ( ? ) Đảnh dạy Điện, chú Tư (quên tên) dạy máy Dụng Cụ, thầy Trọng dạy Ô-tô, thầy Vầy dạy rèn, thầy Quan dạy G̣, thầy Đặng dạy Kỹ Nghệ Hoạ, thầy Thức (thân phụ anh Huỳnh Hữu Trí) dạy máy hơi nước (machine à vapeur) vv....

            Với Trần Xuân Minh, năm 1965, Xuân Minh phù rể cho tôi khi tôi lập gia đ́nh. Tháng 4 năm 2007, về Việt Nam, tôi có ghé thăm anh khoảng mươi mười lăm phút. Tôi không có dịp như các anh Nguyễn Công Mạnh, Lê Tuấn Anh về Việt Nam họp mặt với các bạn bè khác.  Âu cũng là một thiếu sót...

            Vài năm trước, anh chị Huỳnh Ái Tông và các cháu có đến Chicago và ghé thăm gia đ́nh tôi.  Hiện anh chị ăn chay trường.  Hy vọng một ngày nào đó Trần Hữu Hiếu ở Virginia - Huỳnh Ái Tông ở Kentucky và tôi ở Chicago sẽ về Cali họp mặt với các cựu  học sinh Kỹ Thuật Cao Thắng.  Bây giờ tuy đă già, nhưng vẫn c̣n đủ sức khoẻ để ngồi máy bay bốn năm tiếng đồng hồ thăm thú nhau.  Vài năm nữa, chắc ǵ đi được...

°

            Xem Website KTCT, những chàng trai trẻ ngày xưa, bây giờ tóc đă bạc phơ.  Thời gian quái ác gậm nhấm tuổi thanh xuân như tuyết mùa đông chôn vùi xác lá vàng úa của mùa Thu tàn tạ.

            Mấy hôm nay Chicago hứng chịu cơn băo tuyết.

            Qua khung cửa kính, con đường vắng tanh trước nhà tràn ngập màu tinh khiết.  Tuyết rơi rất đẹp. Những cánh hoa tuyết bay bay trong gió nhẹ, vướng vào cửa kính, xoay lả tả trong không gian như đàn bướm trắng lượn lờ, đẹp như tuổi thanh xuân đầy nhựa sống. Cành cây khô bao phủ lớp tuyết trắng như áo em học tṛ Gia Long mộng mơ.

            Tuyết tan.  Đường sá lầy lội, dơ bẩn, trơ lớp bùn đen - tàn tạ như tuổi gần đất xa trời.  Thiên nhiên và con người giống nhau:  Mùa Xuân nẩy lộc đâm chồi - Mùa hè tăng trưởng - Mùa Thu héo tàn và mùa Đông huỷ diệt. Con người cũng thế. Sanh ra, cất tiếng khóc chào đời, qua giai đoạn thanh niên ngắn ngủi, đến già lăo chất chứa nhiều bệnh tật, nay yếu chỗ này, mai đau chỗ khác, cuối cùng như chiếc lá úa vàng ĺa cành, trở về với ḷng đất.

°

 

Chicago, ngày ngập tuyết.

(1 tháng 2 năm 2008)