Sàig̣n những năm tháng cũ

*

Tôi lên Sàig̣n vào những năm 1947-1950, tôi không nhớ rơ vào năm nào, hai lần cùng mẹ lên Sàig̣n thăm anh tôi. Cả hai lần đó, anh tôi đều làm việc cho nhà thuốc Nhành Mai, chuyên bán thuốc Dưỡng thai và thuốc dán Con rắn, nổi tiếng cũng như dầu gió Nhị thiên đường, dầu cù là hiệu Mac Phsu hay dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín sau này. Nhà thuốc Nhành Mai tọa lạc tại số 26 Sabourin, sau đó một thời mang tên Tạ Thu Thâu, nay là Lưu Văn Lang, ở cửa Đông chợ Sàig̣n.

Năm 1956, tôi thi đậu vào học trường Kỹ thuật Cao Thắng, tọa lạc tại số 65 Đỗ Hữu Vị, nay là đường Huỳnh Thúc Kháng. Đối diện với trường là khuôn viên của Bộ Công Chánh, bao bọc chung quanh do đại lộ Lê Lợi, đường Delattre De Tassigny nay là Nam Kỳ khởi nghĩa, Huỳnh Thúc Kháng, Pasteur. Chục năm trước gọc Lê Lợi và Pasteur đă cất một cao ốc, nay phần c̣n lại đang thi công xây cất một công tŕnh, chắc cũng là một cao ốc.

Ngày xưa, từ sông Đồng Nai có một con Kênh Lớn đi vào thành Gia Định, trên bến kinh này có chợ được gọi là Chợ Bến Thành, địa điểm tại Tổng Ngân Khố cũ.

Chợ Bến Thành xưa

Cạnh Kênh Lớn có rạch Cầu Sấu, năm 1887 Kênh Lớn lấp đi làm thành đường gọi là đường Kênh Lắp, được Pháp đặt tên là Charner nay là đường Nguyễn Huệ, rạch Cầu Sấu lắp đi làm đường, sau này là đại lộ Hàm Nghi.

Chợ Bến Thành xưa do người Pháp xây cất năm 1870

Khoảng năm 1911, chợ Bến thành xuống cấp, chú Hỏa người gốc Phúc Kiến tên là Hứa Bổn Ḥa, theo đạo Thiên Chúa lấy tên thánh là Jean Baptiste Hui Bon Hoa (1845-1901), quốc tịch Pháp, ông xây cất ngôi chợ mới trên vùng đất śnh lầy, thay thế cho ngôi chợ cũ, xung quanh chợ, ông xây cất những dăi phố, bệnh viện Sàig̣n.

Ông cũng xây cất dinh thự cho ḿnh, nằm sau dăi phố đối diện với ngôi chợ. Tất cả gia sản của chú Hỏa đều thuộc công ty Hui Bon Hoa, nhà cửa cho thuê, lấy tiền lời chia cho con cháu. Đến khoảng năm 1970, công ty Hui Bon Hoa mới bán dần những căn phố, chuyển tiền của sang Pháp. Tuy nhiên cho đến năm 1975, tài sản của công ty Hui Bon Hoa vẫn c̣n, nhất là những biệt thự trên đường Lư Thái Tổ, nay là khu Nhà Khách Chánh Phủ.

Sau khi có chợ mới, chợ cũ phá đi xây lên cơ sở Tổng Nha Ngân Khố nay là Trường đào tạo cán bộ ngân hàng, chợ mới vẫn có tên là Chợ Bến Thành xây cất từ năm 1912, hoàn thành vào năm 1914.

Bệnh viện Hui Bon Hoa hiến tặng cho nhà cầm quyền Pháp, nay là Bệnh Viện Đa Khoa Sàig̣n.

Trường Kỹ Thuật Cao Thắng được xây dựng từ năm 1906, trên khu śnh lầy, là một chi nhánh của École d’Apprentissage, nằm cạnh Ṭa Đại Sứ Pháp, Mỹ và bót Cảnh sát Quận Nhất, trên đường Chasseloup Laubat, sau đổi thành Hồng Thập Tự nay là Nguyễn Thị Minh Khai.

Chợ Bến Thành trở thành trung tâm thành phố Sàig̣n, trường Kỹ Thuật Cao Thắng cũng nằm ở trung tâm thành phố.

Những năm tháng học ở trường này, có những giờ nghỉ học, chúng tôi đă đi xem sách ở các nhà sách Lê Phan nằm ở bến xe bus Sàig̣n, sau mới dời về góc Lê Lợi – Pasteur, nhà sách Khai Trí, Văn Hữu, Tự Lực cùng nằm trên đường Lê Lợi, Toàn Lực nằm trên đường Lê Thánh Tôn và xa hơn là nhà sách Xuân Thu trên đường Tự Do đối diện với khách sạn Continental.

Những rạp chiếu bóng quanh đó có Hồng Bàng trên đường Pasteur, Nam Việt trên đường Tôn Thất Đạm, Rex trên đường Nguyễn Huệ, Eden trong Passage Eden, Casino Sàig̣n trên đường Pasteur, Lê Lợi trên đường Lê Thánh Tôn, Vĩnh Lợi trên đường Lê Lợi gần bệnh viện Sàig̣n, cinéma Catinat nằm trong lối đi nhỏ, thông từ đường Catinat (Tự do) sang đại lộ Charner (Nguyễn Huệ), con đường này nằm sát Pḥng Thông Tin Sàig̣n ở góc Lê Lợi - Tự do (Đồng Khởi).

Khu đó ăn sáng có hủ tiếu Thanh Xuân, Thanh Thế, Thanh Bạch, Givral, cái chùa La Pagode uống lai rai và nhảy đầm có nhà hàng Thanh Sơn. C̣n ăn kem có Mai Hương.

Văn nghệ sĩ thường nhắc đến quán cơm Bà Cả Đọi, khiêu vũ trường Maxim.

Anh em học sinh chúng tôi, thường nhớ tới nước mía Viễn Đông, gỏi khô ḅ ở bên hông Bộ Công Chánh và “xí ngầu lắc ḅ ṿ viên”, những chiếc xe đẩy trước cổng trường, thỉnh thoảng cảnh sát rượt bắt, họ chạy từ quận nọ sang quận kia, chỉ cần vượt qua con đường Delattre De Tassigny, nay là Nam Kỳ khởi nghĩa, ranh giới của Quận Nhứt và Quận Nh́.

Gần 50 năm qua, đi lại khu vực này, xe cộ đông đúc, phố xá xây cất cao hơn, to hơn, ồn ào hơn, náo nhiệt hơn, do đó nó xa lạ hơn, không c̣n chi vương lại những ngày xưa của tuổi học tṛ với những phim L’arbre de vie, La valse dans l’ombre … chiếu ở rạp thường trực Lê Lợi.

Một thời đă qua, đó là dĩ văng. Buồn ơi! Ta chào mi!

 

 

Sàig̣n 6-11-2013