Tin Không Vui

Hồi c̣n đi học ở Cao Thắng, có lẽ vào năm 1962, đôi khi tôi nh́n thấy hai vị giáo sư làm cho tôi quan tâm, nhưng v́ hai vị này không dạy tôi, nên lúc ấy không được rơ họ tên.

Một vị giáo sư chân có tật, chạy xe gắn máy đậu ngay trước pḥng Hành chánh rồi đi vào pḥng Giáo sư, sở dĩ tôi để ư vị giáo sư này v́ Hè năm 1956, đi dự Trại Hè Học Sinh Toàn Quốc ở Vũng Tàu, một hôm đi từ Băi Sau về Trại ở gần Chợ, đường đi c̣n hoang vắng với những đầm lầy đầy cỏ lác, có một người đứng trên bờ đê câu cá, ông ta chỉ có một chân, đầu đội chiếc nón lá rách, đứng im ĺm hai tay cầm cần câu, một nách vựa vào chiếc nạn gỗ. Ông giáo phụ trách toán chúng tôi chỉ người câu cá nói:

-         Đó là một người quân tử !

Chúng tôi hầu hết thắc mắc hỏi:

-         Một người tàn tật, sao lại là quân tử Thầy ?

Ông ta ôn tồn đáp:

-         Người ấy tàn tật nhưng không ăn bám xă hội, tự ḿnh kiếm sống để nuôi ḿnh, mà biết đâu c̣n nuôi cả gia đ́nh nữa! Nên đáng gọi là Quân tử!

Do vậy mà vị giáo sư tật nguyền kia gợi cho tôi nhớ tới người quân tử. V́ ông ta cũng là một người quân tử.

C̣n một vị giáo sư nữa tôi cũng để ư tới, ông ta người hơi thấp, trán cao, đặc biệt khi đi dường như ông ta cố nhón gót lên cho cao thêm một chút. Tôi cũng thường hay thấy vị giáo sư này ở khoảng lối đi trước pḥng Hiệu Trưởng.

Năm 1976, tôi bị chuyển Trại từ Trảng Lớn lên Cà Tum, v́ có anh B Trưởng được cho về trị bênh Phong, tôi được chỉ định làm B Trưởng, trong B tôi phụ trách có vị giáo sư thứ hai tôi để ư ngày xưa, bây giờ tôi mới biết tên ông ta là Chu Trung Hưng.

Thầy Chu Trung Hưng ở trong B tôi phụ trách trong khoảng thời gian ngắn, Thầy Hưng và tôi không có tṛ chuyện với nhau, v́ trước đó Thầy và tôi không quen biết nhau, tôi cũng vẫn nghĩ Thầy là giáo sư khi ḿnh là học tṛ, nên có một bức rào cản “Quân Sư Phụ” che chắn, dù thân phận cả hai đều là “tù cải tạo”.

Đối với những anh em khác trong B, tôi không thấy Thầy Hưng giao thiệp với ai, ngay cả với anh Lê Đ́nh Cần cũng là giáo sư Cao Thắng ở láng kế bên, h́nh như đời sống của Thầy khép kín.

Ở trong Trại Thầy Hưng  làm cho tôi chú ư về một đặc điểm khác là Thầy hay dùng một chiếc khăn tay trắng, cột túm bốn góc đội đầu. Chúng tôi ở chung với nhau chừng một tháng th́ Thầy chuyển trại, tôi không rơ Thầy đi về đâu ? Đời sống Trại Cải Tạo không cho phép người ta có th́ giờ theo dơi những cuộc chuyển Trại. Cho nên, từ ấy tôi không biết Thầy Hưng về sau ra sao ?

Ở Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ sau năm 1975, sáp nhập chung với Trung Tâm Chuyên Nghiệp Phan Đ́nh Phùng thành một trường lấy tên là Trường Kỹ Thuật Nghiệp Vụ. Năm 1982, tôi bị điều về làm Hiệu Phó mới biết có Thầy Chu Trung Nghĩa trước ở Trung Tâm Chuyên Nghiệp Phan Đ́nh Phùng là em của Thầy Chu Trung Hưng ở Cao Thắng. Biết mặt nhau từ trước 1975 v́ cả hai trường ở chung trong khuôn viên Nha Kỹ Thuật, biết là biết thế chớ anh Chu Trung Nghĩa và tôi cũng không chơi thân nhau từ trước hay sau 1975.

Năm nay, xem Video Clip thấy cựu Hiệu Trưởng Nguyễn Hồng Lam, Tổng Giám Thị Lê Văn Thống đi thăm Thầy Chu Trung Hưng nằm trên giường bệnh, lại được các em học sinh Nguyễn Trường Tộ,  gửi cho xem ảnh đi thăm các Thầy già yếu nhân Ngày Nhà Giáo Việt Nam, trong đó có anh Chu Trung Nghĩa.

Video Clip Cựu HT. Nguyễn Hồng Lam thăm Thầy Chu Trung Hưng

Thầy Chu Trung Nghĩa

Tin không vui từ đồng nghiệp của ḿnh, lại được tin nhà cô em gái nhập viện mười hôm rồi qua đời v́ bệnh gan. Tôi đă thấy trọn cuộc đời em gái tôi từ khi c̣n trong bụng mẹ, sinh ra trong giặc giả 1945, 1954 rồi cuộc đổi đời năm 1975, nay đă nằm xuống trở về với cát bụi hư vô. Đời là bể khổ: “Sinh, Lăo, Bệnh, Tử” như lời Phật dạy.

Huỳnh Ái Tông
18-12-2010

Trở về Mục Lục