Truyện ngắn, Nguyễn Thanh Dũng

VỀ VỚI NÚI RỪNG

 

1. Thụy nh́n thẳng vào mắt Vi Anh:

- Chúng ta nên chấm dứt ở đây !

Vi Anh hét to:

- Câu này để tôi nói với anh mới đúng.

Thụy cố dằn cơn nóng giận trước vẻ mặt nhơn nhơn của nàng. Anh nghĩ nếu sỉ vả nàng thậm tệ cũng vậy thôi. Khi người con gái trở mặt, dù có năn nỉ, van xin cũng không sao lấy lại được t́nh yêu như thuở ban đầu.

Thụy mỉa mai:

- Lương giáo viên của tôi làm sao bằng tiền Việt kiều được. Mỗi lần ông ta dẫn cô mua sắm quần áo, son phấn tốn cả trăm đô-la. Một trăm hơn một triệu rưỡi tiền Việt Nam. Lương tháng của tôi chả bằng một phần quà cáp sơ sài của ông ấy, dĩ nhiên tôi thua rồi.

- Anh biết so sánh như vậy là anh khôn đó. Năm 2002 này đồng đô-la là vạn năng. Anh chống mắt mà xem.

Thụy lẳng lặng rời chỗ hẹn trở về nhà.

Yêu nhau hơn ba năm, nhưng Thụy chưa tính chuyện cưới hỏi được v́ anh chưa để dành đủ tiền. Hơn nữa đồng tiền mồ hôi nước mắt của ḿnh đem đọ với xấp đô-la thơm phưng phức, anh vĩnh viễn là kẻ chiến bại.

Lúc Thụy hai mươi bốn, Vi Anh ở độ tuổi đôi mươi, cả hai cùng chung nhịp đập của trái tim non mới biết thế nào là rung động đầu đời. Nàng ngây thơ như con nai be bé giữa vùng cỏ non đầy hoa thơm, đứng ngờ nghệch bên gịng suối lờ lững nước ngọt ngào. Mối t́nh thuần khiết lư tưởng v́ hai bên tôn trọng lẫn nhau, là chuỗi ngày đẹp nhất của thời kỳ ấp ủ biết bao mộng đẹp. Thế mà chỉ một thời gian ngắn, từ khi nàng được nhận vào văn pḥng tư do một Việt kiều làm Giám đốc, nàng rẽ sang hướng khác, trao trả khúc t́nh nghèo về cho anh giáo viên bất hạnh. Không những nàng, ngay cả ba má nàng và những đứa em gái trong gia đ́nh ham mê vật chất, đă ngoảnh mặt làm ngơ khi Thụy đến nhà thăm họ.

Không giống như ngày đầu, gia đ́nh nàng mơ ước một người rể là giáo chức, tính t́nh điềm đạm, có đức độ, miễn sao đem hạnh phúc đến cho con gái họ. Bây giờ lời nói trở nên đăi bôi, sự giao tiếp càng lúc càng lợt lạt, đă dẫm nát cuộc t́nh Thụy khi những gói quà đắt giá, những đồng đô- la phủ ngập cuộc đời Vi Anh và gia đ́nh nàng. Nghèo không phải là cái tội. Giàu chưa hẳn tốt lành. Nhưng thói đời thường trọng giàu khinh nghèo. Biết làm sao hơn, v́ thói đời vẫn là thói đời, khó mà sửa đổi.

Thụy chào thua. Thụy chào từ biệt những chốn đầy kỷ niệm, với xe sữa đậu nành đường Nguyễn Thông, nơi khắc ghi bước chân ngượng ngùng ngày đầu tiên hẹn ḥ lén lút, vừa uống sữa vừa nói với nhau bằng ánh mắt mà không phải bằng lời. Thụy vĩnh biệt chùa Xá Lợi đường Bà Huyện Thanh Quan, tại chánh điện, hai đứa cúi lạy Đức Phật để mong Ngài gia hộ đôi trẻ yêu nhau măi măi... Thụy chua cay xa cách cổng trường Gia Long, địa điểm anh đón nàng mỗi buổi tan trường... Tà áo dài của Vi Anh chen lẫn tà áo dài bạn bè đă đưa anh về cơi nghê thường. Ngày thơ mộng thoảng mau như cơn gió nhẹ, nhưng ghi đậm vào tiềm thức Thụy dấu ấn khó nhạt phai...

2. Thành phố với cuộc sống nhộn nhịp và hấp tấp, tựa những đợt sóng trong thời kỳ biển động. Sức mạnh của làn sóng Tây phương ầm ́ như sóng vỗ bờ đá suốt ngày đêm không ngừng nghỉ. Một xă hội sa đọa với những tệ đoan làm băng hoại thế hệ trẻ, lôi kéo, cuốn hút con người vào quỹ đạo vật chất tội lỗi mà đam mê và nhục dục làm chủ. Làn sóng sinh hoạt cuồn cuộn khiến Thụy choáng váng mặt mày khi tinh thần suy sụp, khi tâm trạng ră rời. Anh muốn rời bỏ vùng trời ngột ngạt để về với bản ngă con người từ lúc nằm nôi – “nhân chi sơ tính bổn thiện”.

Thụy xin chuyển đến Phước Long lúc nhu cầu cần một giáo viên khác thay thế giáo viên cũ đổi về Saigon. Anh muốn rời ánh sáng muôn màu nở rộ trong đêm đen để về với vùng cô liêu ngập gió núi mây ngàn. Phước Long nay mang tên B́nh Phước (B́nh Long - Phước Long), cái tên và vùng đất lạ hoắc, nhưng anh vẫn cứ dấn thân v́ đang trốn chạy t́nh người và t́nh đời.

Đến Thủ Dầu Một (B́nh Dương), Thụy chuyển qua xe đ̣ đi Phước Long. Đây Phú Giáo cằn cỗi, nhà cửa lưa thưa. Vườn tược, cỏ cây khô không khốc v́ hạn hán. Kia Phước Vĩnh, Đồng Xoài, Thuận Lợi, Phú Riềng, đâu đâu cũng giống một điều: nghèo. Quen nếp sống thành thị xa hoa, nay tận mắt chứng kiến khung cảnh miền quê mộc mạc, tiêu điều, hoang vắng, ẩn hiện qua khung cửa xe, Thụy cảm thấy ḷng thương những người thiếu thốn vật chất. Có rời thành phố, có đi ra chốn hoang sơ, có so sánh hai cảnh đời, Thụy mới cảm thông một kiếp sống chưa hề tiếp xúc với văn minh hiện tại của đầu thế kỷ hai mươi mốt.

Cuối cùng, thị trấn Phước Long đón Thụy với trận mưa lành lạnh đầu Thu...

Nh́n núi Bà Rá sừng sững, từng mảng mây trắng như bông g̣n bay bay, quyện các tàng cây xanh thẫm ven chân núi, Thụy có cảm tưởng bầu không khí nhẹ hẫng. Cảnh quan khu phố chợ đ́u hiu, bèo nhèo với lớp đất nhăo nhoẹt, với người thưa thớt sinh hoạt, nhưng Thụy lại cảm nhận nét hay hay, đáng yêu của phố núi hiền ḥa. Tâm tư của kẻ chán ngán đời, ra đi với niềm hy vọng tâm hồn phẳng lặng – th́ đây, cảnh lạ yên tĩnh, người lạ làm ngơ, Thụy mỉm cười một ḿnh.

Một người đàn ông trạc 40, đến chào Thụy và tự giới thiệu tên Mạnh, thầy giáo trường cấp I mà Thụy sẽ hoán đổi. Trường thuộc một làng nho nhỏ vùng Tây Bắc Phước Long, hướng về thị xă Đắc Kia (Dak Kia).

Thụy mừng ra mặt:

- Cám ơn anh đă đón tôi. Chẳng gặp anh, chắc khó khăn lắm tôi mới ṃ về trường được v́ lạ nước lạ cái.

Mạnh cười:

- Tôi chờ chuyến xe đ̣ gần 2 tiếng đồng hồ rồi. Tôi phải đón cậu bằng được. Nếu không, ai thay thế tôi để tôi đổi về Saigon sống gần gia đ́nh?

Thụy bắt tay Mạnh, thông cảm niềm khát khao của người chồng, người cha xa vắng vợ con bấy lâu. Thụy tự vấn ḿnh, lập gia đ́nh là phước hay họa? Thoạt bước đầu vào con đường t́nh yêu, anh đă ê chề, đă cay đắng với chuỗi tháng ngày sống cũng như chết.

Mạnh đèo Thụy trên chiếc xe đạp đàn ông. Hành trang của Thụy là chiếc ba lô cũ với vài bộ quần áo và lỉnh kỉnh sà bong, kem, bàn chải đánh răng, dao lam cạo râu và ít sách vở. Gia tài người thanh niên gần 30 tuổi chỉ có thế. Giáo viên thất chí t́m về núi rừng với tâm hồn bất cần đời.

Mưa đă tạnh. Con đường đá tráng nhựa bỏ lại đằng sau, chỉ c̣n con đường đất ngoằn ngoèo, lên đồi xuống dốc. ̀ ạch hơn 4 tiếng đồng hồ, hai người mới về đến ngôi trường cũ kỹ, mái tranh vách nứa.

Thầy Ngô, hiệu trưởng, một thanh niên trạc tuổi Thụy, đón hai người từ cổng. Sau khi bàn giao công việc và nơi ăn chốn ở với Mạnh, Thụy về pḥng là cái chái bên hông trường. Với diện tích 2 mét 4 mét, vừa đủ kê chiếc ghế bố và một bàn làm bằng tre, dùng ăn cơm, chấm bài...

Chiều âm u vùng núi sụp xuống nhanh chóng.

Thụy nghĩ cuộc đời anh sang trang từ đây...

3. Trường có ba lớp. Lớp một do một chị người dân tộc S’tiêng phụ trách, lớp hai Thụy đảm nhận và thầy Ngô dạy lớp ba.

Một phần là dân tứ xứ lên lập nghiệp, sau khi thất bại tại các Vùng Kinh Tế Mới. Học sinh, ngoài một số con em người Kinh, c̣n lại là các cháu người S’tiêng. Gia đ́nh các cháu đều nghèo, chủ yếu làm rẫy, làm vườn và lên rừng lấy măng, lấy mật ong, đốn củi, săn thú v.v... kiếm sống. Khi có sản phẩm, họ đem ra chợ Đắc Kia trao đổi muối, đường thẻ và cá khô... Khi biết đọc, biết viết, thường vào tuổi mười hai mười ba – v́ đi học trễ – các em lại phải ở nhà phụ cha mẹ.

Thụy bùi ngùi nh́n lớp trẻ quần áo rách bươm, đầu tóc cháy khét, chân tay dơ bẩn, trái với học sinh Saigon mặc đồng phục, giày dép đầy đủ. Một số học sinh nam nữ con nhà giàu cấp 2, cấp 3 đi xe Dream, xe Wave..., sử dụng điện thoại di động, xài tiền như nước. Hằng đêm chúng nhậu nhẹt, hút sách, vào vũ trường ăn chơi trác táng, chỉ biết hôm nay chứ không nghĩ đến tương lai.

Luồng gió văn minh cũng có dịp về đến chốn khỉ ho c̣ gáy này, nhưng bản chất con người S’tiêng chơn chất, thích sống với thiên nhiên, họ vẫn giữ vững bản sắc dân tộc, v́ có lẽ họ không thích ứng với những đợt sống mới. Khi trời xẫm tối, họ thường ngủ sớm và thức dậy theo tiếng gà gáy sáng để bắt đầu một ngày lao động mới.

Các em ở đây ngây thơ, hồn nhiên, ngoan ngoăn và không nghịch phá như một số học sinh Saigon. Dân ở đây lặng lờ, không bon chen, không tranh giành, nếp sống đạm bạc, rất hợp với Thụy.

Ngôi trường nằm trên ngọn đồi thấp, xa cư dân vài trăm mét. Đêm đêm về sáng, Thụy nghe nai mễng tác trên nương, gọi nhau khi lạc bầy. Các con công tố hộ trên ngàn, âm thanh trầm trầm, ḥa với giọng chim líu lo trên tàn cây cổ thụ sân trường. Bầy khỉ khẹt khẹt la khan chen lẫn tiếng vượn hú từng chập, từng chập vang dội núi rừng.

Không khí mát lạnh, không bị ô nhiễm, khiến Thụy ngủ ngon giấc. Sức khỏe anh hồi phục dần sau trận chiến cân năo trong cuộc t́nh trường. Khi tinh thần thư thái, ḷng Thụy cảm thấy hân hoan, phơi phới, và yêu đời trở lại.

Một sáng cuối tuần, chị Kling, giáo viên dạy chung, cùng chồng – anh Thoong – mời thầy Ngô và Thụy về “Sóc” thăm ba má chị, cách trường độ 10 cây số đường rừng. Thoong cầm gậy đi đầu. Đến đường ṃn, anh quơ gậy vào các bụi rậm hai bên để xua đuổi rắn rết.

Rừng âm u tịch mịch. Thụy thoáng ngửi một mùi thoang thoảng, nhè nhẹ của hoa dại, của trái cây rừng, của lá bù-xít, quyện với đất ẩm mốc, tạo thành một mùi hương rừng mà Thụy chưa từng thưởng thức trong đời. Nắng buổi sáng xuyên qua những kẽ lá thành vệt, chọc thủng màn sương đêm chưa tan hết. Từng đợt khí lạnh lùa theo gió thoảng ban mai, khiến Thụy kéo cao cổ áo, hai tay thọc sâu vào túi quần.

Anh Thoong chỉ cho thầy Ngô và Thụy những loài chim hoang dă. Anh giải thích – với giọng lơ lớ không sơi tiếng Việt – tiếng hót của chúng khi ánh b́nh minh ló dạng, tiếng con trống gọi mái, tiếng chim con gọi mẹ, tiếng chim gọi nhau về tổ lúc hoàng hôn... Đôi lúc cao hứng, anh Thoong giả chim khướu, chim sáo, chim chích cḥe hót vang vang. Nếu không tận mắt chứng kiến, Thụy cứ tưởng là tiếng chim thật sự. Nhờ vậy, cuộc đi xuyên rừng không c̣n thấy buồn tẻ và xa vời vợi.

Thỉnh thoảng Thụy thấy vài xác rắn đă lột, nằm vắt vẻo ngang gốc cây già hoặc trơ trọi trên lối đi. Từ nhỏ Thụy sống tại Saigon nên chỉ thấy thú vật hoang dă trong sở thú hoặc trên đài truyền h́nh. Khi rời thành phố, anh nghĩ ḿnh về chốn núi rừng dạy học, như nép ḿnh ẩn dật, xa lánh cảnh ngột ngạt đông người. Không ngờ nơi đây dẫn dắt anh đến một thế giới huyền bí – riêng đối với anh – thật hấp dẫn và thật ngoạn mục. Ngoài lối ṃn do con người đi lại lâu năm, c̣n lại là rừng già cô tịch, cây con chằng chịt lẫn các cây cổ thụ quư hiếm cao chót vót như căm xe, cẩm lai, nu, giá tị v.v... Sự im ắng khiến Thụy hơi e ngại. Với cái sợ rờn rợn tất nhiên của một người lần đầu dấn thân giữa nơi vắng lặng của rừng già âm u, tâm trạng Thụy bỗng chốc vừa xao xuyến vừa bâng khuâng như chợt khám phá ra một điều kỳ diệu.

Độ hơn hai tiếng, khi ra khỏi rừng già, Thoong đưa tay chỉ về phía trước. Trên sườn đồi xa xa, thấp thoáng những mái nhà tranh mà chị Kling cho biết đó là “sóc” nơi gia đ́nh chị trú ngụ sau nhiều đời “du canh du cư”.

Vượt qua thung lũng nhỏ đầy chuối, xoài và gùi rừng, bốn người tiếp tục leo lên đồi soai soải. Đó là một cụm chừng vài chục nóc nhà, nằm rải rác ven rừng hướng về Bù Đốp.

Chị Kling nói với Thụy:

- Anh thấy căn nhà dài bên trái không? Trong sóc chỉ c̣n độ hơn mười căn như thế. Phần lớn những nhà cũ kỹ cất lại, chủ nhà đă cải biến đi, không c̣n kiểu dáng theo như của ông cha chúng tôi lúc xưa. Trong sóc đă có vài chiếc vô tuyến truyền h́nh xài b́nh điện, có ra-đi-ô để nghe tin tức, có ca-xét nghe nhạc. C̣n những gia đ́nh nghèo khó như chúng tôi vẫn giữ nếp sống giản dị. Anh nghĩ xem, lo kiếm ăn hàng ngày c̣n rất khó khăn, làm sao dám đua đ̣i.

Thụy không ngờ một người S’tiêng chân chất, lại có lời nói hết sức cam phận và thực thế như chị. Quan niệm Thụy cũng vậy, cuộc sống thoải mái không phải do nhà lầu, xe hơi, TV, tủ lạnh hoặc các tiện nghi khác, mà chính do tâm hồn ḿnh thanh thản, cuộc đời bằng ḷng với nếp sống hiện tại... Thụy nhớ câu “Tri túc tiện túc, đăi túc hà thời túc. Tri nhàn tiện nhàn, đăi nhàn, hà thời nhàn?” của Nguyễn Công Trứ khi anh học môn văn cấp 2. (Biết đủ là đủ, đợi cho đủ th́ bao giờ mới đủ. Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn th́ bao giờ mới nhàn?).

Chị Kling cho biết, những căn nhà dài là những di sản văn hóa đặc thù của dân tộc thiểu số. Theo sách chị đă đọc và tự t́m hiểu thêm, nhà dài khoảng 25 - 30m, cao 3m, ngang 5m, mái lợp bằng tranh phủ xuống các vách nhà, cách mặt đất khoảng 1 mét, có hai cửa ra vào ở hai đầu nhà. Phần lớn nhà được làm bằng cây rừng, lồ ồ và tre. Tuy nhiên, sau một thời gian bị thú dữ tấn công, một số gia tộc dựng nhà sàn cao hơn cho an toàn. Nhà ba má chị Kling thuộc dạng này, mái cũng lợp bằng tranh, vách phên làm bằng nứa, có sàn cao độ hai thước. Anh Thoong giải thích phần trên dùng để ở hầu tránh thú dữ, phần dưới nuôi gia súc như gà vịt, heo. Nhà nào khá giả nuôi cả trâu ḅ. Tùy theo gia đ́nh có ít hoặc đông người, nhà sàn cất dựng ngắn hoặc dài, nhiều thế hệ cùng sống chung nhau trong một nóc gia. Trong mỗi nhà dài đều có bếp lửa dựng bằng ba tảng đá, âm ỉ liên tục v́ là biểu tượng cuộc sống trong gia đ́nh, dùng để sưởi ấm mùa đông, để nấu nướng hàng ngày và thắp sáng ban đêm. Suốt dọc chiều dài căn nhà, có bao nhiêu bếp là bấy nhiêu gia đ́nh trú ngụ.

Ba chị Kling độ bốn mươi tuổi, nói tiếng Việt không rành. Khuôn mặt hàm chứa nét vô tâm và b́nh dị của một đời người du dú nơi xó rừng, góc núi. Chị Kling giới thiệu hai người đồng nghiệp với ba má chị. Chị phải nói tiếng S’tiêng, ông bà mới gật đầu hiểu thêm. Sau đó ông sai Sbưng, em gái út chị Kling bắt gà làm cơm đăi khách.

Thụy ra sân sau cầm gàu lấy nước tại một giếng cạn, rửa mặt và tay chân. Anh lấy làm lạ v́ tại vùng cao như thế này, lại có một giếng mà mực nước cách miệng độ nửa thước, không cần phải dùng giây hoặc sào múc. Nước từ mội cứ phun lên đều đều. Uống thử một ngụm, Thụy cảm thấy mát lạnh và ng̣n ngọt.
Anh Thoong tay cầm “chà gạc”, rủ Thụy vào b́a rừng cách nhà độ 50 mét, chặt lồ ô. “Chà gạc” là loại dao có cán dài độ 8 tấc, một đầu cán cong ṿng như chiếc gậy “ba-toong”, gắn lưỡi dao dài hơn 2 tấc. Người vùng này khi di chuyển, thường máng đầu cáng cong vào vai như ta máng “ba-toong” vào tay. Thụy vui vẻ đi theo Thoong v́ đối với Thụy, cái ǵ cũng lạ, cái ǵ cũng cuốn hút.

Lồ ô cùng họ với tre, nứa, le, tầm vông v.v... nhưng lồ ô có đường kính lớn hơn tre, ruột rỗng, thành mỏng, mọc rất nhiều vùng này. Anh Thoong giải thích thay v́ nấu cơm bằng nồi gang, nồi nhôm như người Kinh, hôm nay anh nấu cơm nếp bằng ống lồ ô, ăn rất thơm và ngon. Người S’tiêng gieo lúa trên rẫy, gọi là lúa rẫy. Một người đi trước cầm hai tay hai cây gậy cao khoảng 2 mét, đầu nhọn. Vừa đi, người cầm gậy thọt hai gậy hai bên tạo thành lỗ sâu độ ba lóng tay. Người đi sau ôm thúng lúa, bỏ vào mỗi lỗ vài hột lúa, đoạn lấy chân lùa đất lấp lại. Tùy theo giống dài hoặc ngắn ngày, dân trong sóc gặt lúa và đem về tuốt hột ra khỏi cây, phơi khô và dự trữ. Mỗi ngày họ thường giă gạo bằng tay, nên có rất nhiều cám, khác với gạo miền xuôi xay sát bằng máy, mất hết vị ngọt. Tiếng chày, nhất là trong những đêm trăng thanh gió mát, khua vang một góc sóc, b́nh dị mà nên thơ.

Thoong vo sạch gạo nếp, anh đổ vào ống lồ ô đáy c̣n nguyên mắc, dài khoảng hai gang, với lượng nước thích hợp, đậy kín miệng ống bằng lớp lá chuối, chung quanh cột giây lạt, sau đó vùi vào bếp than hồng. Khi ống lồ ô đổi màu từ xanh lá cây sang vàng là ăn được.

Sbưng khoảng mười chín tuổi. Cô mặc chiếc áo cộc tay, quấn xà rông sọc màu tím hoa cà. Da cô hơi ngăm ngăm, dáng người khỏe mạnh, khuôn mặt đầy đặn, mắt to, đen lay láy, nụ cười hồn nhiên và rất tươi. So với các cô gái miền xuôi, Sbưng đẹp một cách huyền bí. Cô có một cái ǵ thu hút mănh liệt người khác phái khiến họ lúc nào cũng muốn khám phá, cho dù biết sẽ thất bại trước sự kín đáo của cô.

Thầy Ngô lăng xăng phụ Sbưng đắp đất sét quanh con gà để nướng. Khi gà chín, Sbưng dùng cán chà gạc đập nhè nhẹ cho vỏ đất sét nứt ra, đoạn dùng tay tách từng mảng đất dính theo lông gà. Màu da gà vàng lườm, mùi thơm bay lan tỏa, khiến mọi người cảm thấy đói bụng. Kling lấy dao cắt vài tàu lá chuối, lau sạch và trải ra giữa nhà, để gà nướng, vài ống cơm nếp và một bụm muối hột đâm nhuyễn với ớt chỉ thiên (c̣n gọi là ớt mọi). Ba Kling định lấy chóe rượu chưng bằng bắp và chuối, nhưng thầy Ngô và Thụy hết sức từ chối. Cả nhà ngồi xổm dưới đất, vừa ăn vừa kể chuyện. Ba má chị Kling thấy tốp trẻ cười cười nói nói, ông bà cũng cười theo, chứ họ không biết tốp trẻ nói ǵ. Riêng Sbưng thường mang bắp, chuối, heo, gà ra chợ đổi lấy gạo, cá khô, muối, mùng mền, nên cũng nói được tiếng Việt, tuy nhiên giọng c̣n lơ lớ chứ không chuẩn bằng chị Kling.

Trời gần chiều, hai vợ chồng Kling, thầy Ngô và Thụy từ giă gia đ́nh Kling trở về trường. Thầy Ngô cứ nh́n Sbưng có vẻ muốn nói điều ǵ, nhưng lại ngại v́ đông người.

Trên con đường ṃn ra đường cái, hai người S’tiêng từ rẫy về, vai đeo gùi đầy bắp, thấy vợ chồng Kling, thầy Ngô và Thụy, họ nói líu lo.

Thụy không hiểu họ nói ǵ, cũng cười xă giao và vẫy vẫy tay. Chị Kling giải thích:

- Họ chào và hỏi thăm các anh đó !

Thụy ngoái cổ lại nh́n hai người thượng lầm lũi đi trong nắng chiều. Người đàn ông ḿnh trần, đóng khố, miệng ngậm ống vố làm bằng mắc tre, mùi thuốc lá khét lẹt. Vai anh ta tọng teng cái “chà gạc”, lưng đeo chiếc gùi đầy bắp trái. Người đàn cũng ở trần, quấn sà rông, địu con trức bụng. Thằng nhỏ vừa bú mẹ vừa lim dim ngủ. Bóng họ trải dài, nhấp nhô theo g̣ đất khi cao khi thấp. Trên trời xanh, bầy két, bầy chim bay về ngàn, kêu vang khúc nhạc hoàng hôn mà lần đầu tiên Thụy được nghe, với âm điệu chứa chan hoang dă. Thỉnh thoảng, một vài con sáo lẻ bạn, uể oải bay đậu trên tàn cây ven rừng. Khói lam chiều từ các mái nhà sàn trong sóc, vương vương trong không gian, vẽ thành bức tranh rừng mộc mạc nhưng đầy màu sắc.

4. Từ đó, thầy Ngô có vẻ thân thiện với chị Kling hơn. Thầy thường gởi biếu ba má chị vài kư muối bọt trắng tinh hoặc bịch đường cát Cuba mua từ chợ Phước Long, mà với người dân tộc thiểu số, muối rất quí đối với họ. Thụy nghĩ, ư thầy Ngô không có ǵ khác ngoài mục đích lấy cảm t́nh gia đ́nh chị Kling, nhất là đối với Sbưng, một cô gái miền sơn cước, đẹp như đóa hoa rừng man dại.

Ngày ngày học tṛ đến lớp, bầu không khí vui nhộn hẳn lên với tiếng cười đùa hồn nhiên, với tiếng nói ríu rít của bầy chim non kinh thượng. Đến khi các em tan học về nhà, trả lại sân trường một không gian vắng lặng. Trước cảnh đơn côi, Thụy thường thơ thẩn trong nắng chiều, trầm ngâm cuộc đời vô vị.

Lúc Thụy c̣n bé, cha mẹ Thụy chết trong chiến tranh, Thụy là đứa con duy nhất. Thụy sống trong ṿng tay thương yêu của bà ngoại. Khi tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm, bà ngoại mất đột ngột v́ tai biến mạch máu năo, Thụy thành tứ cố vô thân. Người yêu đầu đời ham tiền, phụ bạc Thụy một cách tàn nhẫn khiến Thụy mất hết tin tưởng vào cuộc đời. Khuôn mặt Thụy lúc nào cũng sầu thăm thẳm. Cười đó, nói đó, nhưng khi không có ai, anh lại trở về chính ḿnh, cô đơn vạn thuở. Thông cảm tâm trạng Thụy, vợ chồng chị Kling thường mời Thụy đến nhà chơi, mong Thụy nguôi ngoai cuộc t́nh đă mất.

Căn nhà tranh của vợ chồng chị Kling nằm cuối xă, cạnh con suối in bóng hàng cây chà là xanh xanh. Chung quanh, anh Thoong trồng những bụi ngải ngăn ngừa rắn ḅ vào nhà. Những lần đến chơi, Thụy lấy cuốc đánh những luống trồng rau thơm, rau muống, rau lang để khuây khỏa.

Anh Thoong làm việc lương không đủ sống, anh thường rủ thầy Ngô và Thụy lên nương bẫy thú rừng như thỏ, cheo, hoẵng, heo... Thầy Ngô trú ngụ trong gia đ́nh một người từ miền Trung vào lập nghiệp. Thầy không phải lo chợ búa, không cần nấu nướng. Riêng Thụy ở bên hông trường, phải tự túc ngày ba bữa ăn và canh chừng các lớp học.

5. Vào sáng thứ Bảy cuối tháng, trời không gợn mây, gió thổi nhè nhẹ, anh Thoong mang “nỏ” – một khí giới như cái cung, có cán và lẫy c̣, người thượng hay dùng – rủ thầy Ngô và Thụy thăm các bẫy gài trên nương và săn thú trong khu rừng già. Thầy Ngô mang “chà gạc”, Thụy xách cây rựa có cán dài hơn sáu tấc.

Kiểm soát các bẫy, không thấy con mồi nào bị vướng, ba người tiếp tục men theo đường ṃn vào sâu trong rừng. Được một quăng, chợt anh Thoong chỉ hai người theo dơi dấu chân in hằn trên đất. Anh ra hiệu Thầy Ngô và Thụy đứng yên tại chỗ. Anh bước từng bước một men theo rănh cạn, tiến về phía cây dầu cao sừng sững. Chợt có tiếng heo con kêu eng éc...

Vài phút lắng đọng trôi qua. Thụy nghe chim cu đất gù gù gọi mái chen lẫn tiếng chim rừng đua nhau hót trầm bỗng, tạo nên một h́nh tượng khó phai trong tâm trí Thụy. Bỗng thầy Ngô và Thụy nghe tiếng anh Thoong la thất thanh, giọng đau đớn, cầu cứu. Thầy Ngô quưnh quáng không xê dịch được bước nào. Thụy vác rựa phóng nhanh về hướng phát ra âm thanh huỳnh huỵch, bất kể cây cối um tùm, gai góc cào xước chân tay mặt mày. Thụy thấy anh Thoong tay cầm nỏ quật tới tấp vào con heo mập ú, có hai nanh nhọn hoắc. Bầy heo con kêu inh ỏi và chạy tứ tán. Chân phải anh Thoong di chuyển khập khiễng và máu chảy dầm dề, ướt sũng ống quần màu cỏ úa, nhỏ giọt xuống một vùng đất. Thấy vậy, Thụy cầm chắc rựa phang tới tấp trên lưng heo. Những nhát đầu tiên như chạm phải đá, bật dội lại. Hổ khẩu tay Thụy đau buốt, suưt văng cả rựa. Quá hấp tấp, thay v́ chém bằng lưỡi rựa, Thụy phang bằng sống nên con heo không hề hấn ǵ. Lấy lại b́nh tĩnh, Thụy nghĩ nhanh, nếu không giết được heo rừng, nó sẽ dùng nanh húc anh chết. Chờ con heo phóng tới, Thụy lia lưỡi rựa cao hơn mặt đất độ gang tay, chém đứt đùi trước con heo. Nhưng đà phóng của heo quá mạnh, một trong hai nanh nhọn hoắc phập mạnh bắp đùi Thụy. Kinh hoàng, anh chém liên tiếp lên lưng nó với tất cả sức lực.

Trong lúc đó, anh Thoong cầm bó tên đâm vào bụng heo. Con heo hộc lên một tiếng to, hất Thụy té nhào xuống đất và toan dùng nanh đâm vào mặt Thụy. Trong cơn nguy nan, Thụy vớt ngược lưỡi rựa, vô t́nh chém sạt hàm dưới con heo và anh ngất đi... Bên tai anh, thoang thoáng tiếng thầy Ngô lập cập nói ǵ đó với anh Thoong.

Vài người S’tiêng đem mật ong và măng le ra chợ bán. Trên đường về sóc, nghe tiếng la, họ vội để gùi xuống, xông vào cứu anh Thoong và Thụy. Lát sau Thụy tỉnh dậy, thấy hai người thượng đang xé ống quần Thoong và anh, rịt lá cây nhai nhỏ vào vết thương, đoạn họ lấy dây rừng quấn chặt. Hai người khỏe mạnh d́u Thoong và Thụy về xă, thầy Ngô vác nỏ, chà gạc, rựa, khệ nệ theo sau. Những người Thượng khác gom xác heo đem về sóc.

Về đến nhà anh Thoong, máu ở đùi Thụy bớt chảy. Thầy Ngô đỡ Thụy nằm trên chơng tre cạnh cử sổ. Chị Kling d́u Thoong nằm xuống vơng giữa nhà.

Anh Thoong cho thầy Ngô và Thụy biết heo này da rất dày v́ chúng thường lăn ḿnh vào một loại nhựa rừng. Khi khô, da heo săn lại như bao phủ một lớp giáp cứng, nên người địa phương gọi chúng là heo lăn chai. Thông thường đi săn, nếu không mang theo súng, ít ai dám trực diện với chúng mà thường tránh chỗ khác. Sáng nay khi thấy đàn heo con, anh Thoong chưa nhận dạng được th́ heo mẹ, v́ bảo vệ đàn con nên tấn công anh dữ dội. Cũng may Thụy tiếp cứu kịp thời, nếu không chắc chắn anh Thoong khó thoát hiểm nguy.

Vợ chồng chị Kling thấy vết thương của Thụy c̣n đau nên mời Thụy ở nhà chị cho đến sáng thứ Hai hăy về trường dạy học.

Nghe tin anh rể bị nạn, chiều cùng ngày Sbưng mang cặp gà mái tơ để chị Kling nấu cháo gà bồi dưỡng hai người bị thương. Khi biết Thụy xả thân cứu anh rể, Sbưng nh́n anh mỉm cười. Ánh mắt cô như tỏ lời cám ơn, v́ cô không đủ lời nói để diễn tả. Hôm nay cô mặc sà rông dệt bằng sợi nhiều màu khác nhau, nên trông cô rực rỡ hẳn lên. Mái tóc đen nhánh buông thơng trên đôi vai tṛn lẳng. Những sợi lông măng tơ lộ trên cẳng tay khỏe mạnh của người lao động tay chân.

Tối hôm đó, chị Kling đốt hai ngọn đuốc, khói ngan ngát mùi thơm. Chị Kling cho biết để tiết kiệm dầu hôi, người ở đây dùng lá c̣ ke bện thành bó đuốc, phơi khô đoạn tẩm dầu chai, lấy từ cây dầu trên rừng, rất nhạy lửa. Khi cháy tiết ra mùi thơm nhưng có rất nhiều khói đen. Người xài thường lấy que gạt tàn đă cháy hết dầu, lửa bắt chỗ có dầu mới lại cháy rực lên.

Thầy Ngô được mời ăn cơm tối, nên trời chạng vạng, thầy đến nhà chị Kling. Thầy không ngờ được gặp Sbưng ở đây. Mặt thầy lộ vẻ tươi vui hớn hở, cười nói luôn miệng.

Đêm thật tĩnh mịch. Khi mọi người im lặng, chỉ c̣n nghe tiếng dế ḥa tấu điệu nhạc buồn hắt hiu với các loại côn trùng khác. Thỉnh thoảng vài con chim heo quác lên một loại âm thanh the thé như xé tan không gian thành những mảnh vụn.

Thụy nhăn nhó cử động chân. Vết thương lại rỉ máu qua lớp quần dài. Chị Kling và Sbưng vội vàng mở băng, lấy nước sôi để nguội rửa sạch những vệt máu c̣n bám trên da thịt Thụy. Sbưng ngước mặt lên, nh́n thấy những vết sướt trên g̣ má Thuỵ. Cô lấy vải sạch nhúng nước và lau nhè nhẹ. Thụy ngượng ngùng. Anh có cảm giác bàn tay khỏe, to bè của Sbưng phủi phơn phớt như sợ Thụy đau. Dưới ánh đuốc bập bùng, da mặt Sbưng không có màu ngâm ngâm, mà ưng ửng hồng. Cũng có thể ánh sáng nhạt nḥa đă làm tăng vẻ đẹp tự nhiên của người sơn nữ. Đôi lúc cúi nh́n vết thương, Thụy thấy Sbưng len lén liếc anh và mỉm cười...

6. Thời gian vẫn không ngừng trôi.

Nhiều lần chị Kling đem mật ong đến biếu Thụy. Anh từ chối. Chị Kling nói là của Sbưng lấy tận rừng sâu, loại mật ong tốt mà người kinh rất thích. Sbưng cảm kích Thụy v́ anh không ngại nguy hiểm cứu anh Thoong, nên cô rất quí Thụy. Người miền rừng núi yêu chuộng thiên nhiên và khâm phục những người có ḷng can đảm, biết quên thân ḿnh, dù gặp hiểm nguy, để giúp đỡ người khác.

Với tấm ḷng ngây thơ và trong trắng, Sbưng hỏi về Thụy. Chị Kling kể cho Sbưng nghe nguyên do Thụy không ở Saigon mà lại lên tận nơi mảnh đất cô quạnh này, xa cách hẳn thế giới văn minh hiện đại nhưng đầy cạm bẫy xấu xa. Thấu hiểu hoàn cảnh Thụy, Sbưng quan tâm đến Thụy nhiều hơn nữa.

Dần dà theo năm tháng, t́nh cảm riêng tư tự nhiên đến với Sbưng, ngọt ngào như trái chuối trên rẫy và thơ mộng như gịng suối, như thác ghềnh thượng nguồn sông Bé. H́nh ảnh một thầy giáo có gương mặt đăm chiêu, khắc khổ, nhưng ḷng đầy vị tha đeo đẳng cô suốt ngày đêm. Tâm tư cô gái chất phác cảm nhận sao th́ nghĩ vậy, không màu mè, không gian dối. Cô coi Thụy như người mà ông Giàng gởi đến để cô mơ mộng một ngày nào đó, hai người được trưởng tộc cột chỉ cổ tay, như để thần linh chứng dám sự thiêng liêng của mối t́nh kinh thượng. Ở độ tuổi biết yêu, Sbưng như người say rượu cần, lâng lâng mơ mộng Thụy sẽ trao cô chiếc nhẫn cầu hôn để gia đ́nh cô có con rể hiền ḥa và buôn làng đón nhận người con trai khác xứ. Người S’tiêng cũng như các dân tộc thiểu số miền Nam Tây Nguyên, con trai khi lấy vợ phải ở rể. Sbưng mỉm cười một ḿnh khi nghĩ đến một ngày, cô sẽ dựng thêm bếp lửa cuối căn nhà dài để Thụy và cô xây dựng thành gia đ́nh nho nhỏ.

Sbưng càng săn sóc, Thụy càng cảm thấy áy náy và khó xử với thầy Ngô. Qua cử chỉ và ánh mắt, Thụy biết thầy Ngô rất mến Sbưng, nếu không nói là yêu Sbưng. Thụy tự hỏi liệu Sbưng có ưng thầy Ngô không? C̣n Thụy, anh chưa thấy ḷng xao xuyến nhiều đối với Sbưng như anh nhung nhớ Vi Anh. Sbưng ngây thơ, mộc mạc và có một sắc đẹp thuần túy của một sơn nữ. Liệu Thụy có mang đủ hạnh phúc đến cho cô? hay sẽ khiến cô đau khổ như những mối t́nh ngang trái khác? T́nh yêu thơ mộng, tuyệt đẹp lúc ban đầu, nhưng sẽ khổ đau khi va chạm thực tế trong nếp sống hàng ngày. H́nh dung đến khổ đau, Thụy không dám nghĩ tiếp. Dù sao, anh cũng phải tảng lờ và hy sinh tất cả. Thụy không muốn t́nh đồng nghiệp giữa thầy Ngô và anh bị sứt mẻ v́ một chuyện t́nh chưa đâu ra đâu.

Thầy Ngô đeo đuổi Sbưng, Sbưng có cảm t́nh với Thụy, c̣n Thụy không sao quên được mối t́nh đầu thơ mộng - mặc dù bây giờ chỉ c̣n là dư ảnh - và Vi Anh đang say đắm cuộc t́nh mới. T́nh yêu lẩn quẩn không dứt quay ṿng ṿng...

Thụy đến với núi rừng, ẩn ḿnh nơi hoang dă, trốn chạy thói đời và t́nh người bạc như vôi, để tâm hồn thư thái. Thụy vẫn không ngờ nơi nào có con người, nơi đó vẫn có t́nh yêu thương, giận hờn, gay cấn, mù quáng và éo le...

Nh́n đỉnh Bà Rá bị mây trắng bao phủ, chỉ c̣n lớp xanh xanh mờ nhạt từ lưng chừng xuống chân núi, Thụy cảm thấy ḿnh như ḥa nhập với khung cảnh núi rừng bạt ngàn, dễ thở với bầu không khí tinh khiết không ô nhiễm, và nhỏ bé trước trời mây bao la. Anh không biết ḿnh thích cảnh quang nơi đây từ lúc nào. Có lẽ trước thiên nhiên hùng vĩ, con người sống thoải mái, anh không phải suy tư và bon chen như khi làm việc tại Saigon. Anh thấy đầu óc ḿnh dịu lại và lẽ sống đến với anh thật tự nhiên, tự nhiên như làn mây vương vương quanh ngọn núi.

Thoáng nghĩ đến Sbưng và thầy Ngô, Thụy lẩm bẩm:

- Núi ơi! Rừng ơi! Mây ơi! T́nh là chi, yêu là ǵ, để con người luôn luôn vướng vào chiếc lưới vô h́nh, tuổi thanh xuân phải chịu muôn vàn ray rứt và bâng khuâng… ª


Nguyễn Thanh Dũng
Chicago, Illinois