Chùa Gác Bạc
Tương ứng với Kinkakuji có Ginkakuji (银阁寺 – Ngân Các Tự), tên chính thức là Jishoji (慈照寺 – Từ Chiếu Tự), do Shogun Ashikaga Yoshimasa xây dựng để làm nơi nghỉ hưu, sau được chuyển làm thiền viện của phái Lâm Tế.
Bản đồ các ngôi chùa danh tiếng ở Cố đô Kyoto
Chùa Vàng ở hướng 11 giờ, Chùa Bạc ở hướng 2 giờNằm dưới chân những ngọn đồi về phía đông cố đô Kyoto, Ginkanku-ji có Kannon-den (観音殿 Quán Âm Điện), hai tầng là kiến trúc ngôi đền chính, về mặt tổng thể cũng như phong cách kiến trúc, có thiết kế giống với ngôi chùa vàng Kinkaku-ji.
Chùa Gác Vàng
Nổi tiếng với tên gọi là Chùa Bạc nhưng ngôi chùa này không hề được dát bạc. Ban đầu trong năm 1460, tướng quân Shogun Ashikaga Yoshimasa (1435-1490) dự định xây dựng một biệt thự hai tầng có vườn cảnh để nghỉ dưỡng hưu, có ư định phủ lên toà gác này những lá bạc mỏng, phỏng theo cách làm của ngôi gác vàng Kinkaku-ji do ông nội ông xây dựng năm 1397. Nhưng do thiếu kinh phí v́ phải dùng cho cuộc nội chiến Ơnin (1467-1477) nên chùa Ginkakuji không mạ bạc mà vẫn giữ nguyên màu nâu mộc của gỗ. Tuy nhiên người ta vẫn thường gọi là Chùa Bạc.
Ginkaku-ji được xây dựng vào ng ày 21 tháng 2 năm 1482 sau khi Yoshimasa rút khỏi quan trường. Ông đă thiết kế và xây dựng trong khu nghỉ dưỡng này một pḥng lễ trà để theo đuổi nghệ thuật trà đạo. Đây được coi là pḥng lễ trà kiểu mẫu của Nhật Bản.
Vào năm 1485, Yoshimasa trở thành Thiền sư. Sau khi ông mất ngày 27 tháng 1 năm 1490, khu nghỉ dưỡng trở thành một ngôi chùa theo ư nguyện của ông. Ngôi chùa mang tên chính thức là Jisho-ji (慈照寺 Từ Chiếu Tự).
Bên cạnh những công tŕnh kiến trúc bằng gỗ mộc mạc và pḥng lễ trà kiểu mẫu, Ginkaku-ji c̣n nổi tiếng với khu vườn mang phong cách thiền được sự hổ trợ và thiết kế do nghệ nhân Soami (1472-1525), ông c̣n được biết dưới tên Shinsơ, nổi tiếng về phong cách vườn cảnh bậc nhất thời bấy giờ. Trong vườn cảnh ngoài những loại rêu, có những vạch cát và tảng đá h́nh chóp tượng trưng cho núi Phú Sĩ – một biểu tượng của đất nước Phù Tang.
Đường lên chùa nhỏ hẹp cũng là khu bán nhiều quà kỷ niệm.
Đường lên chùaNhưng đáng nói là phía ngoài có Đường Triết Học (Philosophy Path), là một con đường nhỏ dọc theo con lạch nhân tạo dài khoảng 1,8 km nối chùa Ngân Các Tự và Nam Thiền Tự (Nanzenji). Có 24 cầu nhỏ bắc ngang và hai bên bờ có cả ngàn cây anh đào vươn ra giữa lạch. Khúc lạch này là một phần của kinh đào dài 38 km vào năm 1890 chảy ra hồ Biwa theo hướng nam-bắc để điều ḥa nước hồ, trong khi các sông ở đây đều chảy theo hướng bắc-nam.
Đường Triết học từ Ngân Các Tự đến Nam Thiền Tự vào mùa XuânTại sao lại có tên "Đường Triết Học"? Năm 1911, trước phong trào chạy theo Âu-Mỹ một cách quá lố, nhất là triết học Tây Phương, Giáo Sư Kitaro Nishida (Tây Điền Cơ Đa Lang 西田 幾多郎, June 17, 1870 – June 7, 1945) thuộc đại học Kyoto, người đă học Thiền 13 năm, đi lại nơi đây suốt bốn mùa trong nhiều năm, trầm ngâm suy nghĩ về hướng đi của Nhật Bản và viết tác phẩm "Nghiên Cứu Về Thiền"..., kêu gọi quay về với tinh túy của Nhật Bản, đại ư ông cho rằng: Ở đời ai cũng có lối đi, Đường ta ta cứ đi, Đường về của người người cứ về, Ta có đường riêng của tạ. Tác phẩm của ông đă tạo nên phong trào yêu nước lớn vào thập niên 20-30 và triết học về cuộc sống của người Nhật là tổng hợp Đông-Tây.
Giáo sư Kitaro Nishida (1870-1945)Năm 1994, chùa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Cố đô Tây Kinh Kyoto có nhiều chùa, trong đó Lộc Uyển Tự (Chùa Gác Vàng) và Từ Chiếu Tự (Chùa Gác Bạc) là hai chùa do Mạc phủ Ashikaga (1338-1573), trước tạo dựng nơi an dưỡng hưu, sau khi chủ nhân qua đời được “cải gia vi tự”, là những chùa danh tiếng hiện nay.
Louisville 5-4-2011
Phúc Trung