Chùa Mahatuc hay Mã Tộc

 

 

Cũng gọi là Chùa Dơi - Sóc Trăng

 

 


Vị trí: Chùa tọa lạc ở số 73B đường Lê Hồng Phong, phường 3 thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, cách trung tâm thị xã khoảng 2km.

 

 

Đặc điểm: Chùa Dơi là một ngôi chùa đẹp, thanh bình với thiên nhiên xanh, là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ.


Chùa Dơi còn được gọi là chùa Mã Tộc hay chùa Mahatuc. Chùa được xây dựng vào thế kỷ 16 và đã được trùng tu nhiều lần. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Khmer. Ðặc biệt khuôn viên chùa rộng lớn chính là nơi cư trú của hàng vạn con dơi quạ từ bao đời nay, chúng treo mình trên những cành cây trong khuôn viên chùa vào ban ngày, khoảng 6h chiều dơi bay đi kiếm ăn đến 5h sáng hôm sau lại quay về. Ðiều thú vị nữa là dơi không bao giờ ăn và phá hại trái cây trong khu vực chùa, nơi chúng nương náu.


Chùa có tôn trí pho tượng đức Phật cổ bằng đá cao 1,5m và nhiều bộ kinh luật viết trên lá cây thốt nốt.




 

Năm 2007, do sơ suất trong khi thờ tự, khu chánh điện chùa Dơi bị cháy rụi; đến nay mới chính thức được phục chế.


Công trình phục chế chùa Dơi do Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Sóc Trăng làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 2,7 tỷ đồng, theo thiết kế của Viện Bảo tàng di tích - Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch.


Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi) nguyên gốc tiếng Khmer là Sêrây Têcho Màha Tup theo nghĩa cổ là “đại quân” hay “sự ngăn chặn lớn”. Chùa được xây dựng cách đây 400 năm tại tỉnh Sóc Trăng. Chùa có hàng ngàn bảo vật quý gồm tượng Phật và tứ linh Long-Ly-Quy-Phượng đều được nặn bằng đất sét. Chùa gồm 3 công trình kiến trúc chính là chánh điện, Sala và nhà thờ cố lục cả Thạch Chia, người có công trong việc trùng tu lại ngôi chùa. Tất cả đều được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long.


Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần lớn có sải cánh 1-1,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. Chính đàn dơi đã tôn vinh ngôi chùa Mã Tộc trở thành danh thắng, thu hút đông đảo khách bốn phương.


Ngày 15 tháng 8, 2007, gian chính điện của chùa (rộng khoảng 200 m²) đã phát hỏa. Ngọn lửa đã thiêu rụi toàn bộ mái trên của chính điện, cửa gỗ, cột, kèo, hàng chục tượng Phật và nội thất bên trong.