Chuyện của một Thiền sư
Phúc Trung
Thuở mà Thiền sư chưa đi tu, thỉnh thoảng người đến thành phố tôi để thăm ông giáo sư đại học đă về hưu, giáo sư có đưa ông đi chùa, tôi có nghe bạn đạo cho biết nhưng tôi chưa hề gặp ông ta lần nào dạo đó. Sau tôi lại nghe nói ông ta xuất gia, qua Ấn độ tu học.
Một lần tôi đến thăm giáo sư, tôi đă theo học với ông hai học kỳ về Programming tại Kentucky University, ở Việt Nam ông từng là Giám Đốc Nha Học Chánh, Dân biểu, Phó Viện Trưởng Viện Đại Học. Giáo sư cho biết ngày xưa lúc c̣n dạy học ở Việt Nam, lúc ấy thiền sư c̣n trẻ hiếu học, gia cảnh nghèo nên có cho ông ta về nhà ăn, ở đi học, đâu khoảng chừng một năm rồi ông ta t́m chỗ khác ở đi học tiếp, lấy cử nhân ở Viện Hán Học, sau ông ta bị động viên đi sĩ quan lực lượng đặc biệt, c̣n vợ ông ta làm cho pḥng thông tin của Mỹ. Sang Mỹ ông ta có học bổng đi học ở nhà ḍng để ra làm Linh mục, được bốn năm năm rồi bỏ ra. Một lần có phái đoàn các sư Tây Tạng thuyết pháp ở Texas, người ta nhờ ông ấy làm thông dịch, từ Texas, ông ấy gọi điện thoại về xin ư kiến ông giáo sư, là ông ta có nên xuất gia hay không, ông giáo sư biết bà vợ không muốn cho ông ta xuất gia, bà ây cho biết tuổi già vợ chồng cần có nhau, nương tựa nhau để sống, nên ông giáo sư trả lời tùy ông ta quyết định, v́ chuyện đó quan hệ chẳng những cho cá nhân ông ta mà c̣n cho gia đ́nh ông ta nữa. Cuối cùng ông ta quyết định xuất gia theo phái đoàn Tây Tạng đi luôn Ấn Độ để tu.
Chắc chắn ông giáo sư và ông ta có trao đổi nhau về tôi, v́ lúc đó tôi chủ trương tờ Phật Học và ông giáo sư cộng tác viết bài thường xuyên.
Mấy năm sau, những người Phật tử ở thành phố vùng tôi lại t́m một khu yên tịnh, xa thành phố, cất ngôi chùa cho một vị Tăng Nam Tông trụ tŕ, đó là ngôi chùa thứ hai của người Việt trong vùng tôi ở, thiền sư Tuệ Năng lại đến, tham gia vào việc dựng cột, lợp mái dừng vách dựng nên ngôi Tam bảo.
Tôi có một người cháu rể, trước kia có đi tu, nhưng nghiệp trần chưa dứt nên bệnh hoạn, cuối cùng hoàn tục, cưới cháu gái của tôi, người cháu rể này cũng tham gia cất chùa với thiền sư Tuệ Năng, dĩ nhiên họ có trao đổi với nhau về tôi.
Thời gian đó, tôi có gặp thiền sư đôi lần, thiền sư nhiều hơn tôi chừng năm, bảy tuổi, gặp tôi rất hoan hỷ tiếp chuyện, v́ chúng tôi đă biết nhau thông qua người khác, nhất là ông giáo sư đại học, và cháu rể tôi nên ông luôn thân mật gọi tôi là “Cậu Sáu”.
Một lần ông kể cho tôi nghe về cuộc đời tu hành của ông:
- Cậu Sáu biết không? Tôi đâu có định đi tu, lần đó người ta nhờ tôi đi thông dịch dùm một buổi thuyết pháp của các Sư Tây Tạng ở Texas, sau buổi thuyết pháp, vị Tăng trưởng đoàn ấy hỏi tôi có muốn đi tu không, nếu tôi bằng ḷng, ông ta sẽ làm lễ thế phát cho tôi, cuối cùng tôi bằng ḷng, ông ta làm lễ thế phát trong khi tôi không có chuẩn bị ǵ cả, mấy ông tăng trong đoàn xúm lại cho tôi y áo, b́nh bát … thế là tôi trở thành Sư Tây Tạng, từ đó tôi theo phái đoàn về trú sứ của họ ở Ấn độ tu.
Các sư Tây Tạng tu cực khổ lắm, xứ Ấn độ nghèo, mỗi ngày các Tăng chỉ ăn có một cái bánh, tôi ở hơn ba tháng, thấy khó tu quá mà chưa được làm lễ truyền giới, một hôm tôi quyết định, đó là ngày cuối cùng ở tu viện đó, hôm sau tôi sẽ trốn về.
Như biết được tâm tư tôi, chiều hôm đó vị Viện Trưởng báo cho tôi biết sẽ làm lễ truyền giới pháp cho tôi sáng hôm sau.
Khuya hôm ấy, tôi được truyền giới, Sư truyền giới dạy rằng v́ tôi đă có gia đ́nh nên cho tôi một câu thần chú, bảo tôi lên miền Bắc Ấn t́m một chỗ ẩn cư, đọc câu thần chú một tỉ lần, nếu tôi đọc xong là tôi được ấn chứng thành Tăng Tây Tạng, nếu tôi không đọc đủ, bỏ cuộc coi như tôi không phải là Tăng, ông ta đưa cho tôi một tấm ảnh của ông ta để đem theo, dặn cứ để ảnh ấy trước mặt mà đọc chú, tôi hoàn tất hay không hoàn tất ông ta tự biết, tôi khỏi cần phải trở lại tu viện để báo cáo.
Theo lời sư phụ dạy, tôi đi lên miền bắc Ấn, t́m đến chùa Việt Nam Phật Quốc Tự của Thầy Huyền Diệu, lúc ấy thầy đi dạy, có một chú thanh niên giữ chùa, tôi nhờ chú ấy cho tôi ở tu một thời gian, tôi đưa tiền cho chú ấy nhờ nấu cho tôi ăn hàng ngày, chú ăn thế nào, tôi ăn thế ấy, xong tôi nhập thất tŕ chú.
Khi tôi tŕ chú đủ số Thầy bảo, muốn chắc ăn hơn, sợ có lúc ḿnh đếm nhầm lẫn, tôi tŕ thêm độ một phần mười nữa. Khi tôi ra thất, chú thanh niên ở chùa cho biết đă hơn ba tháng, chú ấy nh́n tôi cười, nói rằng râu tóc tôi bây giờ không giống ai hết, khuyên tôi đi tắm rồi đi hớt tóc cạo râu, xong tôi mời chú ấy cùng tôi đi t́m hiệu ăn, ăn một bửa kỷ niệm ngày tôi ra thất.
Khi vào hiệu ăn, tôi thấy có một vị Tăng ngồi trước ở đó, tôi liền đến gần, kính cẩn đảnh lễ ông ta, ông ta hoan hỷ nhận cho tôi làm lễ, rồi cho phép tôi ngồi cùng bàn ăn với ông ta, dùng bửa xong, khi chia tay, vị Tăng ấy đưa cho tôi một danh thiếp và nói thêm:
Khi nào cần tu Thiền th́ đến nơi đây, đưa danh thiếp này cho Thiền Viện trưởng, sẽ được hoan hỷ đón tiếp.
Cậu Sáu biết, ở đât Mỹ này dù là Thiền sư, muốn dạy Thiền phải có bằng, dẫu tôi là Tăng Tây Tạng cũng vậy thôi, phải có bằng ḿnh dạy Thiền người ta mới tin. Nh́n danh thiếp, biết đó là một Thiền viện ở Miến Điện, muốn sang đó tu, nhưng hết tiền túi rồi, tôi trở về Mỹ đi làm thợ sơn, sửa nhà kiếm chút tiền quyết sang Miến Điện một chuyến.
Rồi tôi đi t́m Thầy học đạo. Sang tới Miến Điện, t́m được Thiền viện này, nó ở trong rừng sâu, sau khi tôi đưa cho họ cái danh thiếp, tôi được Thiền Viện Trưởng tiếp đón hết sức niềm nở, lúc ấy tôi mới biết vị Tăng tôi gặp ở Ấn độ, nguyên là Thiền Viện Trưởng của Thiền viện này, là bổn sư của vị Thiền Viện Trưởng hiện tại, tôi được chấp nhận ở lại tu học tại đó.
V́ lớn tuổi hơn tất cả Thiền sinh ở đó và v́ cái danh thiếp, tôi được vị Thiền viện trưởng cho tôi ngồi kề bên người khi Thiền tập hàng ngày, nên khi Thiền sinh tŕnh kiến giải hoặc hỏi đạo, tôi được nghe, biết điều này là may mắn hết sức, nhờ đó tôi học được những vấn nạn và giải đáp của Thiền sư.
Một lần kia , tôi đi khất thực, cậu nhớ là Thiền viện ở trong rừng nên đi xa mới có nhà dân cư, khi tôi đến nhà kia, một nữ thí chủ nói với tôi rằng:
- Con biết ông Sư ăn chay, hôm qua con có đậu phộng rang để cúng dàng cho Sư, nhưng Sư không có đi khất thực, con đă cúng dàng cho Sư khác rồi, hôm nay rất tiếc con không c̣n để cúng dàng cho Sư!
Nghe nữ thí chủ ấy nói tôi cảm động hết sức, tôi thành khẩn chú nguyện cho bà ta. Tuần sau, tôi đi khất thực không thấy nữ thí chủ ấy cúng dường, tôi hỏi người khác, họ cho biết bà ta đă mất rồi. Ḷng đầy bi cảm, tôi chú nguyện cho bà ta được văng sinh về Phật quốc.
Sư Tuệ Năng kể mà vẫn c̣n ngập ngừng dằn từng cơn xúc động, lấy khăn lau lệ, Sư kể tiếp cho tôi nghe:
- Tôi ở đó tu gần đủ năm, một hôm Thiền Viên trưởng có việc đi vắng, trước khi đi ông dạy tôi ngồi vào chỗ của ông, khi ông vắng mặt, lần ấy có một thiền sinh người Phuơng Tây hỏi, tại sao anh ta không định tâm được, tôi nhớ và trả lời theo lối giải đáp của Thiền Viện Trưởng:
- Là tại v́ anh c̣n nghĩ tới Hamburger, c̣n nghĩ tới mấy cô gái trẻ đẹp.
Mấy hôm sau, gặp anh ta đi dạo ở ngoài sân, anh ta phục tôi quá, v́ tôi đă thấy được tư tưởng của anh ta.
Một nữ thiền sinh hỏi v́ sao cô ta không cột chặt được tư tưởng của ḿnh, tôi giải đáp tại v́ khi hành thiền cô đi nhanh quá, không cột tâm kịp vào bước chân.
Vài tuần sau, vị Thiền Viện trưởng cho biết tôi đă đạt được tŕnh độ Thiền, có lẽ Thiền Viện trưởng lấy lư do vắng mặt, để kiểm tra tŕnh độ của tôi qua những giải đáp cho Thiền sinh, nên ông ta cấp cho tôi giấy chứng nhận đạt tŕnh độ tu chứng tại Thiền Viện này.
Nhờ đó khi về Mỹ, tôi có những lớp dạy Thiền. Một bà Mỹ học Thiền với tôi, trước khi mất để lại mấy trăm ngàn, có làm di chúc cho các con, cháu và có cho tôi 10,000 đô, tiền ấy tôi cho vào quỹ từ thiện địa phương, dạy Thiền cho họ tôi không lấy tiền th́ tôi cần chi tiền ấy.
Một lần tôi trở lại thăm Thiền Viện nhằm ngày giỗ Tổ. Cậu Sáu biết chư Tăng ngồi có thứ tự, có vài vị Tăng người Việt ḿnh đi tu trước tôi, sang đó học thiền cũng trước tôi, vậy mà phải ngồi ở dưới xa, kể ra tôi c̣n phải ngồi xa hơn nữa, vậy mà được Thiền Viện trưởng cho ngồi bên ông ấy, nhiều người không biêt, lấy làm lạ về tôi. Duyên cả thôi, đâu phải tôi muốn mà được!
Sư Tuệ Năng giúp xây cất chùa rồi đi về nhà, cất một am nhỏ trong vườn nhà để tĩnh tu.
Một lần, Sư trở lại thăm các Phật tử, tôi thỉnh Sư về nhà uống trà, sư Tuệ Năng kể cho tôi biết lần này Sư đến bằng xe buưt v́ không muốn chạy xe nữa, nguyên do Sư kể:
- Tôi chạy xe rất cẩn thận, v́ xe tôi c̣n mới, dù ḿnh cẩn thận nhưng người khác không cẩn thận, lơ đảng nên tai nạn xảy ra, đầu xe của tôi bẹp dúm, tôi chỉ bị thương nhẹ mà người kia cũng không nặng lắm, cả hai xe đều hư, chắc cũng là Phật độ.
Sau vụ tai nạn xe, tôi thấy con trai tôi hơi buồn buồn, tôi hỏi nó có việc chi? Cậu Sáu biết nó trả lời sao không ? Cháu nó đáp:
- Không buồn làm sao được ba! Không phải con tiếc của về chiếc xe, chiếc xe th́ bảo hiểm đền, nhưng ba là một Thiền sư, để cho tai nạn xăy ra, người ta sẽ đặt câu hỏi: Vậy th́ việc hành thiền của một Thiền sư ở đâu ?
Cậu Sáu biết lỗi không phải tại tôi, nhưng con tôi nó đặt vấn đề đúng, cho nên tôi không mua xe để lái nữa. Một chuyện nữa tôi cũng nên nói cho cậu nghe.
Trong nhà, con tôi có một hồ cá kiểng, cháu có mua hai con cá đắt tiền, ngày nào cháu nó cũng dành một thời gian đem chiếc ghế cạnh hồ nh́n cá lội, chăm sóc cá.
Một bà Mỹ hàng xóm đến chơi, thấy cập cá thích quá đề nghị với tôi đổi một con, buộc ḷng tôi phải chấp nhận, tôi nghĩ bà con xa không bằng láng giềng gần, ở với nhau cho có ḷng, hơn nữa con cá đáng bao nhiêu, có ǵ con tôi sẽ mua con khác, trong hai con cá ấy có một con bị bệnh nơi con mắt, tôi nghĩ đổi con ấy chắc con tôi sẽ bằng ḷng hơn.
Sau khi tôi đổi cá, chiều con tôi về nh́n hồ cá thấy mất một con nhưng có con cá khác, nó hiểu chuyện ǵ đă xăy ra nên cháu nó không hỏi tôi, nhưng tôi cũng giải thích đă đổi theo đề nghị của bà hàng xóm, cháu không nói ǵ.
Nhưng từ hôm sau đó, cháu không nh́n tới hồ cá nữa, được mấy hôm tôi phải hỏi cháu:
- Ba đổi cá và đă giải thích v́ sao cho con biết rồi, có thiệt hại chi đâu, nếu có cũng chẳng đáng là bao, sao ba thấy con có vẻ không được vui?
Cậu Sáu biết con tôi trả lời sao không? Cháu nói:
- Thưa ba! Xin phép ba cho con nói thật là con không được vui, con cá không đáng giá chi hết, nhưng ba biết không nó là con cá có bệnh ở mắt, đáng lẽ ra ba đổi con cá khỏe mạnh, giữ con cá bệnh lại để chăm sóc cho nó, chẳng may bà ấy không biết nó bệnh, không chăm sóc nó, nó chết ba thấy có đáng tôi nghiệp cho nó không?
- Cậu thấy không? Con tôi c̣n trẻ, cháu có suy nghĩ, có từ tâm hơn tôi là một Thiền sư, cho nên tu, chúng ta cần mở rộng từ tâm. Phải có Đại Bi Tâm, chẳng phải chỉ người đối với người mà c̣n với cả những chúng sinh nhỏ bé nữa.
Vài tháng sau, có một người thỉnh sư Tuệ Năng đến để làm phép “chuyển di tâm thức” cho một người sắp mất, tôi lại thỉnh Sư về nhà uống trà, Sư nh́n thấy tôi có pho tượng đức Phật Thích Ca ngồi thiền định, cao chừng 7 tấc. Sư trầm trồ khen ngợi tượng đẹp và hỏi tôi:
- Ở đâu mà cậu sáu có pho tượng đẹp quá vậy ?
- Bạch Sư! Một hôm con đến thăm giáo sư, lúc giáo sư sắp sửa dọn đi xa, con thấy tượng này để ở ngoài gốc cây trước sân, con cũng chiêm ngưỡng tượng đẹp, thấy vậy, giáo sư cho con biết là một sinh viên đă xin, nhưng giáo sư muốn biếu cho con hơn và yêu cầu con thỉnh ngay về nhà. Thế là con đă thỉnh tượng này về đây.
Thiền sư, uống một chung trà, chậm răi nói với tôi:
- Giáo sư đă biếu cậu một tượng đồng trên bàn thờ, tôi không có cái ǵ của giáo sư cả. Vậy cậu có thể biếu tôi tượng này để tôi có kỷ niệm của giáo sư và tôi sẽ tôn tượng này để thờ trong thất của tôi, từ trước tới nay tôi hằng ao ước có một tượng lớn như vầy để thờ cho được trang nghiêm. Cậu Sáu nghĩ sao?
- Con hoan hỷ biếu Sư, nếu giáo sư của chúng ta biết được việc này, chắc chắn là sẽ hoan hỷ nhiều hơn.
Sư uống thêm chung trà rồi thong thả nói:
- Có việc này tôi phải nói với cậu, may quá không th́ tôi đă quên. Hôm qua, tôi đi chơi với Cha xứ, có ông Linh cùng đi, ông ấy tâm sự với tôi là trước kia, ông ta viết dùm cho người khác một bài để đăng báo vu khống hạ nhục cậu, nay ông ta rất hối hận v́ đă làm sai, ông ta nói cậu biết mà không trách ông ta lời nào, nên ông ta phải nhờ tôi chuyển tới cậu lời xin lỗi. Chắc cậu hoan hỷ tha lỗi cho ông ta chớ ?
- Bạch Sư ! Chắc Sư biết người chủ mưu hạ nhục con, con vẫn đi lại b́nh thường, con đâu có trách móc, oán ghét chi đâu. Sống hỷ xă dẫu không được tiến trên đường đạo, chắc cũng thêm tuổi thọ phải không Sư ?
- Đúng rồi! Đúng là con đường tu.
Sư uống thêm vài tuần trà nữa rồi tôi đưa Sư về nhà người bệnh với pho tượng Phật. Đó là lần sau cùng tôi gặp thiền sư Tuệ Năng. Vài tháng sau, tôi được tin Sư viên tịch, có lẽ đột quỵ v́ bệnh tim. Tôi tin rằng Sư đă “cao đăng Phật quốc”, chưa được vậy th́ Sư cũng đă an nhiên ở cơi Cực Lạc rồi.
16-4-2009
Jackson, TN