Đám Tang Cha Tôi

*

Tôi đi xin bông trang cúng Phật, về chưa kịp bước vào nhà, bác Bảy con người d́ bà con với cha tôi, nhà bên cạnh nhắc chiếc xe đạp đưa xuống mấy bực thang, dục tôi:

-          Bỏ bó hoa trên hàng rào đó! Mầy lấy xe này chạy lẹ lẹ kêu chú Chín lên chích thuốc, cha mầy bị thổ huyết.

Nhận chiếc xe đạp, tôi để nó xuống chạm đất phóng lên đạp chạy ngay, dù thấy lốp xe trước đă xẹp lép, tôi cũng cứ chạy, v́ biết tánh mạng cha tôi đă nguy kịch, trong nhà có vẻ rộn ràng.

Đến nhà không gặp, hỏi về chú, thím cho biết:

-          Chú mầy đi chích thuốc trên chợ! Có chuyện chi không?

-          Cha tôi thổ huyết, kêu Chín (1) lên chích thuốc.

Tôi không kịp nghe thím hỏi thêm, quay xe chạy ngược lại để đi lên chợ kiếm chú tôi.

Tôi chạy xe ngang qua nhà, cô tôi từ trong nhà hỏi vọng ra:

-          Có gặp Chín mầy chưa ?

-          Dạ chưa! Chín đi chích thuốc cho người ta trên chợ.

Cô tôi nói vói theo, giọng đầy lo lắng:

-          Chạy lẹ lên đi!

Tôi cố đạp, h́nh như chiếc xe không muốn chạy, v́ chiếc lốp trước chẳng có chút hơi nào. Tôi nghĩ, nếu chú tôi c̣n bận chích thuốc cho người ta trên chợ, tôi phải chạy đến đó chừng 3, 4 cây số cũng phải mất 15 đến 20 phút. May quá, tôi chạy mới 5 phút đă thấy bóng dáng chú tôi đang đạp xe chạy về, tôi cố chạy nhanh hơn, chú gặp tôi hỏi như thường lệ:

-          Mầy chạy xe đi đâu đó?

Tôi nói nhanh khi chạy ngang mặt chú tôi:

-          Chú chạy nhanh về chích thuốc, cha tôi thổ huyết.

Nghe thế, chú tôi tăng tốc chạy, bây giờ tôi mới quay đầu xe đạp chạy trở về. Tôi có dịp nghĩ đến cha tôi đă bị bệnh phổi từ mấy chục năm nay, năm ngoái đi vào chiến khu để cấy nhau, nhưng không hiểu v́ sao họ không cấy được, sức khỏe cha tôi càng ngày càng yếu, bệnh lao phổi, Tây y lúc đó chưa có thuốc trị.

Khi về tới nhà, tôi bước lên mấy bực thang, thấy chú tôi đang đứng bên bộ ván ngựa cầm tay, bắt mạch cha tôi đang nằm, má tôi, cô tôi, bác Bảy đều im lặng đợi chờ.

Chú tôi buông tay bắt mạch ra, quay lại nói cho mọi người nghe, giọng tắt nghẽn, nước mắt chảy tràn trên đôi má:

-          Ảnh chết rồi!

Má tôi, cô tôi và tôi đều khóc, không nói được tiếng nào!

Chú Bảy và chú Chín, con d́ ruột của cha tôi, nhà cách mấy căn nghe tin, hai anh em cùng đến, vừa bước qua ngưỡng cửa, thấy cảnh ấy, vội hỏi:

-          Anh Ba đă tắt thở rồi hả anh Chín?

Chú tôi vẫn khóc, chỉ gật đầu cho hai chú em bạn d́ biết thay câu trả lời.

Hàng xóm đều là bà con được tin bất ngờ, họ đến nhà tôi để biết tin xác thực, ai cũng tỏ vẻ xúc động, có người nói:

-          Mới thấy ảnh đi xóm dưới về khi nảy, nay đă mất rồi!

Chú tôi nhờ mấy chú c̣n trẻ, lấy xe đạp chạy báo tin cho bác và cô tôi hay, lại nhờ người nhắn tin lên Châu đốc cho chú khác hay. C̣n anh chị tôi, người gả về Mặc Cần Dưng, kẻ đi làm ruộng ở Núi Sập phải chờ sáng mai mới báo tin được, v́ lúc đó đầu năm 1954, chỗ quân đội Pháp, chỗ Ḥa Hảo đóng binh, ban đêm cấm đi lại, hơn nữa giao thông c̣n khó khăn, xe cộ không có, xe chở khách rất ít.

Nhà bác hai tôi chẳng xa, cha tôi mất chưa được nửa giờ bác hay tin đến liền, rồi cùng má tôi, chú tôi, cô tôi bàn chuyện làm đám tang, người ta thường gọi là hậu sự.

Trước tiên nhờ bác Bảy lau ḿnh và mặc quần áo cho cha tôi, khi cha tắt thở, nằm ở bộ ván ngựa phía trên, đầu quay ra ngoài đường, bác Bảy và chú Bảy dùng khăn nhúng nước ấm có pha chút rượu trắng lau ḿnh cho cha tôi, rồi mặc bộ bà ba trắng, ngoài mặc thêm chiếc áo dài đen, bác Bảy chải và bới tóc cho cha tôi, đặt nằm lại trên chiếc chiếu giữa bộ ván, gối đầu trên chiếc gối thấp, mặt đậy một tờ giấy hồng đơn, thân đấp cái mền màu vàng.

Tôi nhớ có những người chết, thân nhân để trên bụng một nải chuối, nghe nói để cho thiên cẩu ăn chuối, không móc ruột người chết, như thế được toàn thây, được đi đầu thai kiếp khác. Trên bụng cha tôi không thấy có nải chuối.

Trong nhà có con mèo mun, ai đó bảo bắt mèo nhốt lại, tôi kiếm được con mèo lấy cái rổ xúc úp lại trên bồ lúa, trên rổ dằn một cục gạch. Tôi nhớ thường nghe người ta kể chuyện, nếu con “linh miêu” nhảy ngang qua thây người chết, người chết sẽ đứng lên chạy theo người sống, gọi là “quỷ nhập tràng”, người sống nào bị quỷ nhập tràng đụng tới sẽ bị chết ngay. Người ta không biết mèo nào là “linh miêu”, nên người ta phải canh chừng không cho mèo nhảy qua thây người chết. Ngày nay người ta giải thích, do người chết tích tụ nhiều điện âm, con mèo có thể mang nhiều điện dương nhảy qua thây người chết, điện dương thu hút điện âm, nên thây người chết đứng lên và chạy theo người sống. Không rơ thực hư, chuyện linh miêu do mê tín, chuyện lư giải điện âm dương chỉ là cách giải đúng theo lư thuyết khoa học là vậy.

Mẹ tôi đưa tiền, nhờ chú thợ Tư, thợ mộc gốc người chợ Thủ, nhà ở gần đó cùng ba thanh niên khác, bơi xuồng đi nhắc một chiếc ḥm ở chợ Xẻo Búng, gần Vàm Nao.

Mấy chú họ khác xúm lại dở hai tấm vách ngăn và bộ cửa giữa, làm cho căn nhà ba gian trống trải.

Gần 9 giờ đêm, chú Tám tôi, thầy giáo dạy học ở Châu đốc, đi nhờ một chiếc xe đ̣ quen về tới. Trước đó, cô Năm tôi nhà trên đầu vàm, được tin đă lội bộ tới, như vậy anh em của cha tôi c̣n người em rể thứ Tư ở Thị Đam, hai vợ chồng cô thứ Sáu ở Cần Đăng chưa hay tin.

Anh em tôi th́ anh thứ Hai, trốn lính đi Pháp năm rồi, chị Ba tôi, cha mẹ gả về Mặc Cần Dưng, chị thứ Tư và anh thứ Nam đang gặt lúa nhà ở Kinh Ông C̣, gần Núi Sập và mấy d́ của tôi ở Phú Ḥa đều chưa được tin.

Khi ḥm chở về, bày ra sân gồm một cái thân, một cái nắp và hai cái chân, cũng gọi là con ngựa, chú thợ Tư và anh của chú là dượng Sáu Nho, dượng họ của tôi cùng nhau bào rà thân ḥm và nắp ḥm, để khi liệm đậy nắp lại cho kín, họ cũng đánh lại vẹt-ni màu đỏ, dùng hồ do họ chế tạo để trét kín các chỗ góc ghép gỗ.

Bên nhà bác Bảy, ở bộ ván phía trên, mấy bà đang cắt may áo, quần, khăn tang cho gia đ́nh chúng tôi, họ hỏi rất cẩn thận, mấy con trai, con gái, con dâu, con rể, anh, chị, em, người th́ nguyên bộ, kẻ chỉ cái quần với cái khăn, kẻ chỉ mỗi một cái khăn. Tuyệt đối không để thừa hay thiếu.

Ở vộ ván phía dưới, chú Tám tôi có hoa tay, đang làm h́nh một con thỏ giúp cho ông Bảy Đời đang dán hoa văn và chú Hai, con ông Hương Cả đang viết chữ trắng trên giấy hồng đơn của tấm Triệu. Nghe nói những vị Đại Sư tịch hay những quan triều đ́nh mất, vua ban cho tên gọi là Thụy, để nói lên công đức của đại sư hay tài đức của vị quan. Theo đó người thường sau khi chết, cũng nhờ người hay chữ cho tên Thụy. Tôi không biết chú Hai có ghi tên Thụy cho cha tôi không, chắc là có.

Sau này t́m hiểu tấm Triệu hay Minh tinh là ghi chức tước, tên họ, Thụy, làng tổng cuối cùng là Chi Linh Cửu, người ta cho rằng nó như thẻ Căn Cước của người sống, để người chết dùng đi đường ở cơi âm, dù viết mấy chữ, người ta phải đếm theo thứ tự: Quỷ, Khốc, Linh, Thính sao cho đàn ông rơi vào chữ Linh, đàn bà rơi vào chữ Thính, kỵ rơi vào chữ Quỷ sẽ bị chết trùng, chữ Khốc sẽ có người thân chết tiếp theo.

Tôi buồn v́ nỗi cha mất, khóc rồi mệt mỏi nằm ngủ ở bộ ván phía dưới lúc nào không hay.

Bác tôi đánh thức dậy, dẫn tôi đến chỗ chỗ bộ ván phía trên, bộ ván đă dẹp rồi, giờ chỗ đó đặt cái ḥm trên hai con ngựa nên khá cao, tiến hành lễ Nhập quan.

Xưa có lễ Phạn hàm rồi lễ Khâm liệm trước lễ Nhập quan. Lễ Phạn hàm là khi người chết sắp chết, người ta dùng một vật chẳng hạn như chiếc đủa bếp, để ngán giữa hai hàm răng, không cho khép lại, sau đó làm lễ Phạn hàm, người xưa dạy: "Đấng thiên tử th́ dùng trân châu, vua và chư hầu th́ dùng ngọc, quan đại phu th́ dùng ngọc bích, kẻ sĩ th́ dùng bối, dân dă th́ dùng cơm gạo, tiền kẽm...".

 Khâm liệm là bó cái xác lại với vải Tiểu liệm, gồm một tấm xuôi, ba tấm ngang, c̣n Đại liệm gồm một tấm xuôi năm tấm ngang. Cha tôi cũng như các chú, bác về sau không có lễ Phạn hàm và Khâm liệm. Sau khi Khâm liệm hay đưa cái xác vào quan tài gọi là Nhập quan.

Các cô, các chú mẹ và em tôi đă đứng sẵn chung quanh quan tài màu đỏ, chưa đậy nắp. Khi bác Hai dẫn tôi đến cạnh quan tài, bác bỏ tay tôi ra, rồi cúi xuống dở tờ giấy hồng đơn trên mặt cha tôi ra, em gái tôi c̣n nhỏ, không nh́n thấy, cô Bảy tôi phải ẳm lên cho thấy, tuy tôi nh́n thấy, nhưng bác Hai cũng cúi xuống ẳm tôi lên, nói:

-          Hăy nh́n kỷ mặt cha con đi, để rồi sẽ không bao giờ c̣n thấy nữa nghe con.

Qua làn nước mắt, tôi thấy người ta để cha tôi nằm xuôi hai tay, đầu đội khăn đóng, mặc thêm chiếc áo rộng xanh dương, áo này cha tôi chỉ mặc mỗi khi cúng Đ́nh, cha tôi như nằm ngủ, nhưng mặt không c̣n sắc. Nghe nói những nút áo, khi liệm người ta lắt bỏ hết và không liệm theo đồ kim khí.

Vài phút sau, bác bỏ tôi đứng xuống, lấy tờ giấy hồng đơn đậy mặt cha tôi lại, kéo tấm vải liệm trắng từ dưới chân lên người rồi lên tới đầu, che khắp thân cha tôi, rồi nói:

-          Thím và các em lạy đi, xong đóng nắp áo quan.

Mẹ tôi các cô chú lạy, tôi và cô em cũng lạy theo hai lạy.

Sau khi lạy xong, mẹ tôi và các cô chú tránh ra, nhường chỗ cho Dượng Sáu và chú thợ Tư lo việc tẩn liệm, có bác tôi đứng gần trông nom, tôi đứng dang xa ra một chút xem họ làm, họ lấy những bó bông g̣n được chuẩn bị từ trước, dùng giấy xúc, giấy bổi bó bông g̣n ở trong chừng bằng bắp tay, như cái loa kèn thổi, gọi là “quấn kèn”, chèn chung quanh thân cha tôi, để lên trên thân cha tôi mấy lớp vun cao hơn thân ḥm, rồi ba bốn người xúm lại khiêng cái nắp ḥm đem đến gần quan tài, họ lại bôi keo xung quanh mép dưới cái nắp, xong đâu đó mới đặt lên, đóng nắp quan tài lại.

Phút đó tôi mới nghĩ cha tôi không c̣n nữa. T́nh nghĩa cha con vĩnh biệt từ đây.

Dượng Sáu với chú thợ Tư lại lấy keo trét kỷ lại theo đường giáp mí thân và nắp ḥm, rồi dùng mấy cái chốt gọi là “cá”  đóng khóa lại, chỗ nào đóng xong lại lấy keo trét cho không thấy dấu và cho kín hơi. Cuối cùng đặt lên trên nắp ḥm một cái giá đèn, mượn ở Đ́nh cùng với bộ Đ̣n Rồng. Ở dưới quan tài, để một ngọn đèn dầu, Trên đầu quan tài đặt một cái bàn vong.

Trên bàn vong ấy đặt ở phía trong cùng gần quan tài, một miếng tre dán trên đó tờ giấy hồng đơn ghi chức tước, tên họ người chết cuối cùng chữ Chi Linh Vị. Trước Linh vị đặt một lư hương, trước lư hương là ba chung rượu, trước đó là ba chén cơm, chén cơm giữa đầy vung, trên mặt để một cái hột gà luộc chín đă bóc vỏ với một đôi đủa, hai bên là hai chén cơm, trên mỗi chén cơm chỉ có nửa cái hột gà và một chiếc đủa. Người ta truyền tụng, người mới chết bị hai quỷ sứ kềm hai bên, nên cúng quỷ sứ chỉ cần một chiếc đủa, cho chúng ăn chậm, người chết mới ăn được, nếu để nguyên đôi, quỷ sứ ăn nhanh, sẽ dẫn người chết đi khi chưa kịp ăn, hoặc là chúng sẽ ăn hết phần của người chết. Bên tay phải để b́nh hoa và bên tay trái để dĩa trái cây có nải chuối, dưa hấu, quit và cặp chân đèn, trước cái bàn này có căng tấm Tiền Bàn vải trắng chữ đen, sau này tôi mới biết mấy đại tự ấy là: Biểu Trí Kỳ Ai và chữ Điện ở giữa với hai câu đối thơ:

Hàng bên phải: Thủ Hiếu Bất Tri Hồng Nhật Lạc
Hàng bên trái là: Ân Thân Duy Vọng Bạch Vân Phi

 

Từ lúc đó, đèn cầy trên giá, trên chân đèn ở bàn vong được thắp sáng, hương được thắp liên tục.

 

Tấm Tiền Bàn

Sau khi liệm xong, mọi người đến bàn thờ giữa nhà, đây là nơi thờ ông bà cố, ông bà nội tôi, bác tôi bảo: “Lạy cửu huyền để xin phép thọ tang”. Mẹ tôi lạy bốn lạy rồi lấy khăn, quần áo tang mặc vào, tôi và em tôi cũng làm như vậy, c̣n các cô chú bác cũng lạy bốn lạy nhưng mỗi người chỉ nhận có cái khăn tang mà thôi. Cháu gọi cha tôi bằng chú, bác, cậu mỗi người cũng một cái khăn, hàng cháu thọ tang trong Ca dao có câu:

Chồng Cô, vợ Cậu, chồng D́,
Ba người ấy chết, ta th́ không tang.

Sau khi mặc quần áo và đội khăn tang xong, mẹ tôi dẫn anh em tôi đến bàn vong để lạy. Mẹ tôi đốt mấy cây nhang, người cầm ba cây, đưa cho tôi một cây, em tôi một cây, rồi mẹ tôi quỳ xuống nguyện hương, chúng tôi cũng quỳ theo. Tôi không rơ mẹ tôi khấn vái chi, thấy mẹ đứng lên cắm nhang trên bàn vong, chúng tôi cũng làm theo, rồi mẹ lạy hai lạy, tôi và cô em gái cũng lạy theo như vậy.

Tôi thấy mẹ tôi rất buồn, nước mắt chảy chớ không khóc thành tiếng, tôi nghĩ người cố nén đau buồn để tỉnh táo lo đám tang cho cha tôi được vuông tṛn.

Sau đó, bác và các cô chú tôi lạy. Bà Sáu, d́ ruột của cha tôi đến bàn vong đốt một cây nhang cắm vào lư hương, rồi bà ra về.

Ai đó đă treo tấm triệu trên vách gần linh cửu của cha tôi, v́ là chữ Nho nên tôi không biết viết chi, biết có họ tên cha tôi nhưng chẳng biết chữ nào họ, chữ nào tên.

Đă quá nửa đêm, nên chưa có ai đi phúng viếng, nhưng bác và mấy chú tôi vẫn ngồi nói chuyện ở bàn nước, các cô tôi kẻ nằm, người ngồi trên bộ ván ngựa phía dưới, hàng xóm cũng có vài người tới chơi , cốt để cho trong nhà được ấm cúng sau khi có người nằm xuống,.

Cô Hai, một mẹ khác cha với cha tôi, nhà ở cạnh Đ́nh, cũng vừa tới, cô ngồi trên bộ ván ngựa  bên cạnh mẹ tôi, nói:

-          Hồi chiều đi trên con ba về, tôi gặp cậu ba ở dọc đường, sẵn có mấy con khô cá lóc, tôi cho cậu một con, về nhà ăn chưa dập bă trầu, đă nghe cậu nó mất rồi. Mất mà không đau ốm chi cũng tốt, nhưng mất sớm quá năm nay mới được sáu mươi, nghĩ tiếc sao mà vắn số!

Cô Hai ngưng một chút, lại hỏi:

-          Sao nghe mợ đi làm ruộng dưới Kinh Ông C̣ mà bây giờ có ở nhà ?

Mẹ tôi trả lời:

-          Như có điềm không may chị Hai! Tự nhiên hôm qua tôi ngủ không được, không hiểu nhà có chuyện chi, sáng ra tôi bỏ cho hai đứa nhỏ ở lại gom lúa, về nhà thấy không có chuyện ǵ, đă mừng, nào ngờ cha tụi nó trở bệnh, mất nhanh vậy.

Lúc đó chú Tư Hời tới, gặp mẹ tôi hỏi:

-          Chị Ba sai tụi nhỏ gọi tôi có chuyện chi?

Mẹ tôi vừa móc túi lấy tiền đưa cho chú vừa nói:

-          Chú Tư lấy chiếc xe vá cái bánh trước, cầm tiền này sáng sớm mai đi xe xuống Long Xuyên rồi đạp xe vô Bờ Ao báo cho chị Hai, chị Ba, chị Năm biết anh Ba đă mất, rồi nhờ đứa nào đó báo cho con Hân với thằng Tộc hay cha nó mất, phải về liền cho kịp, chớ ngày mai giờ Ngọ đi chôn, nhớ nghe chú Tư.

-          Dạ! Chuyện này để tui lo chị Ba!

Chú Tư Hời ra lấy chiếc xe đạp, dẫn đi, có ông Bảy Tỵ với chú thợ Tư vào, bác hai tôi mời vào ngồi uống trà ở bàn giữa nhà, ông Bảy vừa ngồi xuống đă nói:

Hồi chiều Hương sư nằm nói chuyện chơi ở nhà tao như mọi hôm, rồi đi về hút chưa tàn điếu thuốc đă nghe Hương sư nó mất tao không dám tin, lội lên đây xem hư thiệt, ở chơi một chút rồi về nằm nghỉ lưng, mới ngủ chưa thẳng giấc, đă nghe tiếng Hương sư gọi: “Cậu Bảy! Cậu Bảy! Ngồi dậy nói cái nầy cho cậu nghe!”.

Giựt ḿnh thức dậy, biết ḿnh chiêm bao, lớn tuổi rồi dỗ giấc ngủ lại không được, mới nghĩ thôi lội lên đây chơi một lát. Nghe nói trưa mai cất đám rồi phải không Hai ?

Bác tôi trả lời:

-          Dạ! Trưa mai chôn, cậu Bảy !

-          Sao làm gắp gáp quá vậy ?

-          Dạ! Chú nó thường bảo chết rồi trong ba ngày chôn khỏi coi ngày giờ, cho nên mai chôn, mốt chôn cất cũng vậy!

-          Vậy c̣n hai đứa nhỏ về kịp không?

-          Chắc kịp Cậu! Mà kip hay không cũng không quan trọng, thím nó với anh em trong nhà cũng đồng ư chôn ngày mai, v́ sớm hay muộn cũng vậy thôi…

Tôi buồn và mệt rồi ngủ đi tự lúc nào, đến khi bị mẹ tôi đánh thức vào sáng sớm để chuẩn bị lạy đáp lễ những người đi phúng viếng.

Mẹ tôi dặn:

-          Xúc miệng rồi xuống bếp ăn cơm hay cháo dằn bụng, chút nữa người ta tới lạy cha con, con phải lạy trả lễ, để ư người ta lạy hai lạy, con lạy trả lễ hai lạy, nhưng cũng có người lạy bốn lạy ḿnh phải lạy trả lễ bốn lạy. Nhớ đứng cạnh quan tài, không được đi đâu nghe hôn.

-          Dạ!

Tôi làm theo lời mẹ tôi dạy, rửa mặt, xúc miệng rồi đi xuống bếp ăn chén cháo, bây giờ tôi mới nhớ hôm qua tới nay tôi chưa ăn cũng không thấy đói, nhưng ráng ăn cho hết chén cháo để dằn bụng.

Tôi ăn cháo xong th́ trời sáng bét rồi, nghe có người gọi phía trước, tôi uống vội gáo nước, đi ra trước, cô Bảy  gặp tôi bảo:

-          Ra lạy tạ, có người đi đám tang sớm đó con.

Tôi ra đứng cạnh quan tài, đă có người đi viếng tang cha tôi, rồi lần lượt đàn ông có, đàn bà có, thanh niên th́ rất hiếm, hầu hết đều lạy hai lạy, cá biệt cũng có người lạy hai lạy ngưng một chút rồi lạy tiếp hai lạy nữa. Tôi hiểu người đó sẽ không đi dưa. Có người lạy một ḿnh, có khi hai, ba người đàn ông hoặc đàn bà cùng lạy, cũng có khi một cặp vợ chồng. Trước khi lạy, mỗi người đều thắp một nén nhang cho cha tôi rồi mới lạy, khi lạy quan tài cha tôi xong, ai cũng xá tôi một xá, tôi cũng phải xá lại.

Có những người trong thân tộc hoặc rất thân thiết với gia đ́nh tôi, họ xin đừng lễ tạ, chẳng hạn chú thợ Tư, chú là em ruột Dượng Sáu con rể của em gái bà nội tôi, trước khi lễ, chú nói vói qua bàn vong cho tôi nghe:

-          Qua kính cậu Ba như em của má qua, thôi chú mầy đừng trả lễ nghe!

Con cô dượng Tư ở dưới vàm cù lao, hai gia đ́nh thân thiết, tôi kính cô như mẹ, anh Tư Sến cầm cây nhang trong tay, trước khi lạy bảo tôi:

-          Anh như con cháu trong nhà, để anh lạy cậu Ba, đừng trả lễ nghe em.

Cha tôi làm làng, lại là cháu ngoại của bà họ Dương, một họ lớn, có ông Tiền Hiền lập làng thuở xưa, nên khách viếng tang rất đông, những người viếng tang lạy rất cung kính và đúng cách, có một người Tàu lạy, tôi thấy khác lạ hơn Việt Nam ta.

Khoảng 8 giờ sáng, chị Ba tôi từ Mặc Cần Dưng được tin về thọ tang cha, chị đi xe lôi từ bến đ̣ Đ́nh về nhà, xuống xe chị bồng thằng con nhỏ, vừa đi vừa khóc từ ngoài đường vào nhà, chị xin thọ tang, bác tôi nói:

-          Con đă có chồng rồi, việc để tang phải được phép của cô Ba, mẹ chồng con cho phép, chớ không được tự ư. Chờ cô ấy đi phúng con xin cho phải phép.

Hơn 1 giờ sau, mẹ chồng chị tôi mới mang lễ vật hoa, quả, trà, rượu tới phúng sui gia. Chờ cho mẹ chồng phúng viếng xong, chị tôi bưng khai trầu rượu tới, mời mẹ chồng chung rượu, lạy mẹ chồng hai lạy xin phép thọ tang cha. Bà ấy nói:

-          Con không xin phép, má đây cũng bắt con phải thọ tang để trả hiếu cho anh sui, má đă bảo chồng con cũng phải để tang nữa. Vậy mới phải đạo con à!

Khách đi viếng, thân tộc hay họ hàng hoặc người quen biết đều được chú hay bác tôi tiếp đăi mời ngồi uống trà, ăn bánh, ngỏ lời cám ơn khi học chào ra về.

Chừng 10 giờ, gia đ́nh dượng Tư tôi từ Thị Đam xuống, kế đó là cô, dượng Sáu từ Cần Đăng ra, ai cũng kính trọng và thương mến cha tôi v́ khi sanh tiền cha tôi nghiêm khắc rầy la em út khi làm sai quấy, giúp đỡ khi khó khăn.

Trong bếp ở nhà sau, cô tôi và mấy thím, chị họ nấu nướng để đăi khách bữa ăn trưa.

Khoảng 11 giờ, mấy mâm cơm dọn ra ở bộ ván ngựa phía dưới, hai cái bàn tṛn ngoài sân, mẹ tôi, bác chú tôi mời khách và những người phụ giúp đám tang dùng bửa, cứ dọn ăn liên tục cho đến gần 12 giờ mới tạm ngưng để chuẩn bị cất đám.

Sắp sửa di quan th́ chị Tư và anh Năm tôi mới về tới, cả hai chỉ kịp vội vàng làm lễ thọ tang và lạy trước linh cửu cha tôi, rồi Đạo tỳ tiến hành chuyển linh cửu cũng gọi là di quan.

Trước khi di quan, anh tôi bưng một cái khay trên ấy đặt lư hương và bài vị có b́nh hoa, chung rượu đến bàn thờ ông bà làm lễ bái cáo biệt tổ tiên, cũng gọi là triều tổ rồi đi ra chỗ đ̣n rồng chờ.

Trong khi đó bàn vong được dẹp đi, đạo tỳ là anh Chín Pheo dứng trước, sau đó là một số trai trẻ xếp thành hai hàng, mỗi bên 6 người. Anh Chín và mỗi người cầm một cây nhang nguyện hương, rồi có người tiếp lấy đem cắm vào lư hương do anh tôi bưng trong cái khay, sau đó nhóm đạo tỳ lạy 2 lạy, lạy xong, anh Chín hô to:

-          Đạo tỳ

Những người đạo tỳ đáp lại:

-          Dạ!

Tiếp theo anh Chín ra lệnh chi đó tôi nghe không rơ, những người đạo tỳ đó đi đến linh cửu cha tôi, rồi họ làm nhịp nhàng theo lệnh anh Chín để chuyển quan tài ra sân, trong khi đó người nhà dẹp cây đèn để dưới linh cửu, rồi lấy cái siêu đă chuẩn bị từ trước, ném ngay xuống sàn chỗ linh cửu vừa chuyển đi. Người ta truyền tụng làm vậy gây tiếng động cho linh hồn người chết thức tỉnh, sau một thời gian nằm yên, sở dĩ liệng cái siêu v́ nó dễ bể, rẻ tiền, gây được tiếng động, hoặc người ta ném vật chi khác cũng được, hoặc đốt phong pháo cũng nên.

Linh cửu được chuyển ra ngoài sân đặt trên đ̣n rồng, đ̣n rồng là hai cây đ̣n dài, một đầu chạm trổ đầu rồng, đầu kia chạm trổ cái đuôi, ở giữa có những cái lỗ để xỏ 6, 7 cái thanh ngang, có nêm khóa lại, linh cửu được đặt trên các thanh ngang, nằm giữa 2 cây đ̣n dài để người ta kê vai vào khiêng đi.

Theo sắp đặt, có hai cái bàn nhỏ, ngang chừng 4 tấc, dài hơn 1 thước, bàn quay ngang, hai bên cạnh ngắn cột hai tay đ̣n bằng tre, ló ra phía trước và phía sau chừng một thước, để bốn người kê vai vào khiêng.

Bàn đầu tiên ở giữa cạnh dài, người ta đă cột một cây tre, trên cây tre này đă cột tấm Triệu và ràng rịt không cho tấm Triệu xoay trở khi gặp gió.

Bàn kế cột chặt một cây dù để che mặt trên của cái bàn.

Tiếp theo là đ̣n rồng, để đặt linh cửu lên đó khiêng đi.

Khi anh Chín điều khiển cho các đạo tỳ đặt linh cửu lên đ̣m rồng xong, anh Hai Tráng dẫn tôi đến cái bàn đầu tiên, anh bồng tôi đặt lên bàn nói:

-          Hôm nay chú mầy ngồi trên bàn này, vinh hạnh được tụi tao khiêng đi đó nghe.

Tôi chỉ biết làm theo, ngồi trên bàn có tấm Triệu, nhớ tới câu ca dao:

Một mai ai đứng minh tinh
Ai pḥ giá triệu, ai nghinh quan tài.

C̣n anh tôi bưng cái khay có lư hương, bài vị đặt trên bàn thứ hai, đó là hương án có cây dù che, anh tôi đi theo hầu hương án, kế đến là đ̣n rồng, sau đ̣n rồng là tang quyến có mẹ, chị, em tôi rồi các cô chú và anh rể, sau đó những họ hàng, làng xóm đi đưa.

Sau khi chuẩn bị xong, anh Chín ra hiệu, mỗi bàn có bốn người kề vai khiên, c̣n đ̣n rồng, mỗi bên có 6 người, họ cúi xuống lên tay rồi lên vai nhịp nhàng theo hiệu lịnh của anh Chín.

Bàn Triệu có tôi ngồi dẫn đầu, đi lối nào th́ hương án và đ̣n rồng đi theo đó. Đám tang đi ra sau vườn nhà, đi qua cánh đồng, lội qua con rạch Chanh, đi mem theo vườn nhà ở đất giồng để tới nghĩa trang gia đ́nh, nơi đây có mộ ông bà nội, bác gái, con gái của bác ấy và thím tôi, huyệt cha tôi đào bên cạnh bà nội tôi, đầu hướng về phía Tây, phía ấy cũng là hướng Bảy núi, tôi nghĩ về ư nghĩa “đầu gát núi” hay “đầu hướng về Tây phương”.

Đến nơi, bàn Triệu đặt xuống, anh Hai Tráng đỡ tôi xuống rồi hạ cây tre xuống để lấy tấm Triệu. Trong khi đó bác Hai tôi đặt một cái mâm gồm có chân nhang, đèn, dĩa trái cây, tam sên, cái chung và chai rượu, bác rót rượu, đốt ba cây nhang, nguyện hương rồi cắm nhang xuống cái chân nhang, sau này tôi mới biết đó là bác cúng Thổ địa, cũng có người gọi là “Đất đai viên trách”, để tế cáo xin phép chôn cất cha tôi tại đó.

Rồi các đạo tỳ giúp khiêng linh cửu cha tôi đến huyệt mộ, họ đặt 3 tay đ̣n gát ngang miệng huyệt, đặt linh cửu lên đó, rồi dùng 4 miếng tre, mỗi miếng ngang chừng 3 ngón tay, dài chừng 6 thước, tất cả luồn ngang qua đáy linh cửu, hai bên dư ra, mỗi bên 2 người nắm. Theo lệnh anh Chín họ dung các thanh tre nâng linh cửu lên, rút tay đ̣n ra rồi từ từ hạ linh cửu xuống huyệt.

Trong khi đó anh Hai Tráng đem tấm Triệu đưa cho bác tôi, có người thấy bông h́nh con thỏ đẹp nên xin, bác tôi xé phần đó ra cho họ rồi bác châm lửa đốt tấm Triệu.

Anh tôi đặt khai có lư hương, linh vị trên đầu huyệt, mẹ và tất cả chị em tôi lạy lần chót linh cửu, rồi mỗi người thân nhân lấy một nắm đất rải trên huyệt, tượng trưng cho thân nhân tự tay chôn chất người thân đă mất, sau đó mấy người giúp, xúc đất đă đào lấp đầy huyệt và đắp vun lên thành núm mồ.

Sau khi xong, gia đ́nh chúng tôi mỗi người lạy trước huyệt mộ bốn lạy, rồi anh tôi đội khay linh vị, tất cả buồn bả lặng lẽ theo nhau đi về. 

Về tới nhà, cũng ở gian phía trên, bác cho bài trí bàn thờ cha tôi, sát vách treo tấm Bài Chăm, trước tấm Bài Chăm là ảnh bán thân cha tôi, trước đó để linh vị, phía ngoài để ba cái chung cúng trà, nước, ngoài cùng để lư hương, bên tay phải để b́nh hoa, tay trái để dĩa trái cây cùng hàng ngang ngoài cùng là đôi chân đèn, sau b́nh hoa là ngọn đèn dầu.

Mẹ và anh em chúng tôi lạy an vị cha tôi trên bàn thờ bốn lạy. Từ đó, đèn luôn thắp sáng, nhang đốt liên tục ngày đêm. Trên bàn thờ, mỗi ngày hai buổi cúng cơm, thức ăn sáng, chiều cho đến cúng bách nhật hay ba tháng mựi ngày mới thôi.

Hai tấm vách trước và bộ cửa giữa đă ráp lại như cũ, cha tôi mất rồi, nhà trở nên vắng lặng lạ thường, không ai buồn nói tới ai, mọi người lặng lẻ t́m một góc nằm, đến giờ cơm chiều mẹ nhắc nhưng chẳng ai muốn ăn, ngày như nặng nề chẳng muốn trôi qua.

Ngày chôn cất cha tôi là ngày thứ nhất, sáng ngày thứ ba bác tôi chuẩn bị sẵn ở nhà mang tới 5 ống tre nhỏ, mỗi ống đều có một lóng để chứa, một đầu vót nhọn để ghim xuống đất, mỗi ống đều có viết chữ Nho, sau này tôi mới biết, đó là: Đông Thần, Tây Thần, Nam Thần, Bắc Thần và Trung Ương Thần, bác sai tôi lấy đậu bỏ vào các ống tre, sau này tôi mới biết, đậu trắng ống tre Tây Thần, đậu xanh ống tre Đông Thần, đậu đỏ ống tre Nam Thần, đậu nành (vàng) ống tre Trung Tâm Thần, đậu đen ống tre Bắc Thần, rồi lấy vải và dây bịt ống tre có đậu lại, bác chặt hai tàu lá chuối lấy hai cọng lá một đoạn ngắn chừng hơn gang tay và một cọng lá dừa, chặt thành những khúc ngắn, dài chừng nửa gang tay, xong bác xỏ cọng dừa qua 2 cọng chuối, làm thành một cái thang có 7 nấc, người nữ làm 9 nấc, bác sai tôi đi xin một cây mía lao và bắt con gà gị mẹ tôi đă chuẩn bị sẵn từ đêm trước.

Rồi cả nhà cùng bác tôi đi “mở cửa mả” vào buổi sáng đó, khi đến nơi mẹ tôi bày biện trên mâm một dĩa trái cây, dĩa bánh, đèn nhang, b́nh hoa, bác tôi cắm chung quanh 4 góc mộ 4 ống đậu: đậu xanh ống tre Đông Thần góc hướng Đông, đậu đỏ góc hướng Nam, đậu trắng góc hướng Tây, đậu đen góc hướng Bắc, đậu vàng cắm dưới chân mộ, cái thang cũng gát lên núm mộ ở dưới chân. Trồng cây mía lao trên đầu ngôi mộ, sau đó lên nhang đèn, mỗi người lạy bốn lạy, lạy xong tôi kéo con gà đi chung quanh mộ ba ṿng rồi thả ra, con gà bị say máu ngà nên quay ṃng ṃng, ngu ngơ nên người ta thường hay nói người nào ngu ngơ “như con gà mở cửa mả”. Dân gian truyền rằng, cái thang để người chết, theo đó leo lên cơi trên, con gà để nó ở quanh quẩn đó, ăn những hạt đậu mà sống, đêm có tiếng gáy cho hồn người chết biết ngày và đêm, cây mía sống tươi tốt như linh hồn người chết được hồi sinh ở cơi âm, có người cho rằng nếu người đàn bà có mang mà chết, thay v́ trồng mía lao sẽ trồng cây chuối, để cây chuối sẽ “nở nhụy khai hoa”, như người đàn bà sanh con.

Cha tôi mất ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Ngọ nhằm ngày Thứ Tư 17-2-1954, sau đó cứ đến tối Thứ Ba cúng chè trôi nước và xôi ở các bàn thờ trong nhà và một bàn ở ngoài sân, cũng hương, hoa, quả, chè xôi và sáng ngày Thứ Tư có mâm cỗ cúng trong nhà, cứ cúng cho đến tuần thứ bảy gọi là Chung thất th́ tôi và em tôi, tối thứ Ba xuống chùa đêm ấy tôi quỳ đội sớ, Ḥa Thượng trụ tŕ tụng kinh cầu siêu, khuya hôm sau cúng thêm một thời nữa, rồi đến sáng mẹ và anh, chị tôi mới mang thức ăn chay đến chùa thiết lễ cúng chung thất tại chùa.

Đến ba tháng mười ngày, nhà mới làm cỗ lớn mời những người đă tới lo giúp đám tang cha tôi như bác Bảy, hai chú con bà Sáu, Dượng Sáu, em Dượng là chú thợ Tư, anh Hai Tráng, anh chín Pheo, chú Ba Lèo, chú Ba Diệu, chú Chin Khước… với mấy cô, mấy thím …

Giáp năm cúng gọi là Tiểu Tường và hai năm cúng gọi là Đại Tường, xả tang cho cả nhà. Tiểu Tường hay Đại Tường tôi đă đi học lại, nên không có dự những lễ này. Sau khi cúng Đại Tường xong,  quần áo tang đốt bỏ, bàn thờ vong của người chết sẽ dẹp bỏ những nghi tiết tang lễ, trong nhà tôi thỉnh lư hương ấy vào thờ chung với ông bà. Những nhà không có bàn thờ ông bà th́ có thể thiết trí lại để trở thành bàn thờ trong nhà.

Để tang theo phong tục, đạo lư cổ truyền là để bày tỏ ḷng hiếu kính đối với người thân đă khuất, cho nên xưa kia người đang thọ tang không lập gia đ́nh, có gia đ́nh không sinh con, không trang điểm, không ăn mặc hoa ḥe, không xem nghe hát sướng, không ngồi trên chiếu bông, có người c̣n ăn chay, nằm đất.

Sau này t́m hiểu, Tang lễ người Việt Nam chúng ta căn cứ vào sách Thọ Mai Gia Lễ của Hồ Sỹ Tân (1690-1760), ông hiệu Thọ Mai, người làng Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, đậu Tiến sĩ năm 1721, làm quan đến Hàn Lâm Thị Chế. Sách Thọ Mai Gia Lễ có trích một phần sách Hồ Thượng Thư Gia Lễ của Hồ Sĩ Dương (1621-1681), đậu tiến sĩ năm 1652, làm quan đến chức H́nh Bộ Thượng Thư, tước Duệ Quận Công. Cả hai sách đều dựa vào Chu Công Gia Lễ của Chu Cơ Đán, thường được gọi là Chu Công, là khai quốc công thần, cùng Khương tử Nha lập nên nhà Chu, ông chế định tục vua cha truyền ngôi cho con (truyền tử), cúng tế Xuân Thu, phong đất cho chư hầu, lập nên chế độ phong kiến. Kinh Dịch có từ vua Phục Hy, đến Chu Văn Vương đem 64 quẻ đặt tên và diễn giải lành dữ của mỗi quẻ gọi là Thoán từ , Chu Công thêm mỗi quẻ có 6 hào thành ra 384 hào. Thoán từ và các Hào gọi là Chu dịch.

Tang lễ căn cứ vào tang phục chia thành 5 loại: Trảm thôi, tư thôi, đại công, tiểu công và tư ma.

Trảm thôi (斬衰) trảm(斬): chém, thôi (衰): áo tang, áo may vải thô, dùng dao cắt (tr ảm), may sơ áo thụng hay áo rộng, xổ  gấu. Quần cũng sổ gấu.

Tư thôi (齊 衰): tư cũng là tề hay trai (齊), tư có nghĩa là gấu áo, tư thôi là áo tang vải thô vén gấu, quần cũng vén gấu

Đại công (大功): Vải ít thô hơn Trảm hay Tư thôi.

Tiểu công (小功): Vải ít thô hơn loại dùng cho Đại công

Tư ma (緦麻): Tư  hay ti là nhỏ (緦), ma (麻): gai, tư ma chỉ cho vải dệt sợi gai nhỏ, tức là vải tốt hơn loại dùng cho Tiểu công.

Thời gian cư tang tùy theo quan hệ huyết tộc, chia ra 5 loại: Ba năm (Đại tang), một năm (cơ niên), chín tháng (cửu nguyệt), năm tháng (ngủ nguyệt) và ba tháng (tam nguyệt).

Tang 3 năm: Theo sách Thọ Mai Gia Lễ c̣n 27 tháng. Đó chính là thời gian con cư tang cha mẹ. V́ sao ? V́ ân đức cha mẹ dưỡng sinh con cái đức Khổng Tử viết: “Tử sinh tam niên, nhiên hậu miễn vu phụ mẫu chi hoài, phù tam niên chi táng, thiên hạ chi đạt táng dă (子 生 三 年, 然 後 免 于 父 母 之 懷, 夫 三 年 之 喪, 天 下 之 達 喪 也”), tức là trẻ con sau ba năm mới được rời khỏi ṿng tay bế ẵm của cha mẹ, cho nên khi cha mẹ mất đi, con cái phải báo đáp cái ân huệ vất vă nhứt của cha mẹ trong ba năm, để tang cha mẹ ba năm là lễ tang thông thường của mọi người trong thiên hạ.

Con trai, con gái để tang cha, vợ để tang chồng. Áo tang là Trảm thôi, áo rộng hay là áo thụng gọi chung là áo sô, các vạt dùng dây vải cột lại, không đơm nút, sống lưng may lộn ra ngoài.

Áo con trai trên lưng có may đính theo miếng vải gọi là “phụ bản”, tượng trưng cho con cỏng cha mẹ trên lưng, hai bên vai may đính mỗi bên một miếng vải gọi là “thích”. Quần cũng sổ gấu.

Phụ bản trên lưng

Đầu đội bích cân là miếng vải vuông, xếp xéo góc thành tam giác, trên cạnh dài ở giữa xếp 3 nếp, may kèm theo cạnh dài một sợi dây để trùm lên đầu rồi cột sau ót. Thắt lưng bằng dây chuối hay dây đay. Chống cây gậy tre, thân tre h́nh tṛn, tượng trưng cho trời. Ngày xưa v́ để tang lâu ngày, con thương xót cha mẹ, ăn không ngon, ngủ không yên, sức khỏe kém nên phải dung gậy. Dài ngắn tùy người, thường làm từ mặt đất lên đến trái tim.

Con trai đội Bức cân

Con trai, con gái để tang cho mẹ, dùng áo vải thô, may vén gấu, nên tục ngữ có câu: “Cha buông, mẹ vén”, con trai dùng cây vong làm gậy, vong chữ Hán là Đồng (桐),thân cây dùng để đóng đàn, thân có gai, hoa đỏ, lá gói nem, người ta đẽo thân vuông, tượng trưng cho đất.

Khi đưa tang cha, người con trai đi theo sau quan tài, c̣n khi đưa tang mẹ người con trai đi thụt lùi trước quan tài, nên tục ngữ có câu: “Cha đưa, mẹ đón”.

Con gái chưa chồng để tang cha mẹ đội mấn, mấn là miếng vải vuông xếp chéo, may một mép để đội gọi là  mấn.

Khăn Ngang - Mấn (người ngồi)

Con gái đă có chồng, người xưa cho là “nữ nhân ngoại tộc”, hơn nữa không thể dâng cơm vùa nước khi cha mẹ già hay đau yếu, cho nên bị gán là “bất hiếu”, có tích trong truyện cổ tích về phong tục “Bán thân làm cha” (2), Do đó con gái có chồng để tang cha mẹ đội mấn, xỏa tóc và nằm đất để được nh́n quan tài cha mẹ đi ngang qua.

Vợ để tang chồng không đội mấn mà vấn khăn, khăn bề ngang nửa khổ vải hoặc chừng 3 tấc, dài chừng 1 thước, gấp lại chừng 4 lần, quấn quanh đầu, để 2 mối khăn tḥng xuống lưng, gọi là khăn ngang.

Khăn ngang

Dâu để tang cha mẹ chồng cũng quần áo và khăn ngang.

Vợ, con gái hay dâu, nói chung phụ nữ không chống gậy.

Anh chị em để tang cho nhau và con rể, cũng dùng khăn như trên nhưng không bỏ tḥng mối.

Khăn tang

Cháu gọi, chú, bác, thím, cô d́ chỉ vấn khăn.

Cháu nội, ngoại áo quần, khăn vấn

Cháu cố chỉ vấn khăn vàng.

Về thời gian để tang:

Trảm thôi (tam niên) hay 27 tháng: Vợ để tang chồng, con trai, con gái để tang cha.

Tư thôi, Cơ niên (một năm): Chồng để tang vợ, con gái đă lấy chồng, rể, anh, chị, em. Cha mẹ để tang con trai, gái, cháu đích tôn

Đại công (9 tháng): Cha mẹ để tang con gái đă lấy chồng, con dâu. Chú, bác, thím ruột để tang cháu. Cháu gái đă lấy chồng, để tang bác, chú, thím, cô ruột. Cháu để tang ông bà ngoại.

Tiểu công (5 tháng): Cháu để tang ông bà cố, anh, chị, em chú bác ruột để tang cho nhau.

Tư ma (3 tháng): Con để tang cha ghẻ, cha mẹ vợ để tang con rể, ông bà ngoại để tang cháu.

Việc Tang lễ đều có qui định thành phong tục, phần trên chỉ ghi chính yếu, muốn rơ chi tiết phải t́m hiểu thêm, cũng không phải chỉ trong ṿng thân tộc mới thọ tang, mà người ta thọ tang c̣n v́ ân nghĩa, ví dụ học tṛ để tang Thầy, kẻ mang ơn cứu tử hay trọng ân khác cũng để tang cho người ḿnh thọ ân, thời gian, tang phục tùy người thọ tang chọn.

Ngày nay, tang phục chỉ c̣n trong ṿng gia đ́nh như cha mẹ, con, rể, dâu và cháu nội, ngoại, thời gian  xả tang vào Tiểu Tường hay Đại Tường.

Trường hợp đặc biệt, cháu hay anh chị em v́ lư do nào đó, có thể xin xả tang ngay sau khi chôn cất hoặc 49 ngày hoặc 100 ngày.

Ngày nay hiếu để đổi thay, thương yêu tôn kính để trong tâm hơn là phô bày bên ngoài. Mỗi thời hiếu để mỗi khác, tang lễ v́ vậy cũng đổi thay nhưng t́nh yêu thương vẫn không thay đổi.

------

Ghi chú:

1.  Trong gia đ́nh tôi, các cô chú thứ mấy chỉ gọi thứ mà thôi, ví dụ Chín là chú Chín, Năm là cô Năm…

2. Chuyện này trong Văn Học Miền Nam của Huỳnh Ái Tông do Lulu.com ấn hành

 

Ngày giỗ thứ 55
6-2-2012