Đánh chữ Hán trên Vi tính

Có nhiều cách đánh chữ Hán trên vi tính, đại cưong có hai cách sau đây:

1.      Hiệu chỉnh dùng ngay trong máy vi tính có sẵn

2.      Dùng software cài đặt vào.

1.      Hiệu chỉnh dùng ngay trong máy vi tính. Do vậy xin nói ngay cách hiệu chỉnh dùng ngay trong máy vi tính, cách này chỉ dùng cho người biết chữ Hán. Trình tự làm như sau:

Mở Control Panel

Click vào Change display language  của phần Clock, Language and Region

Một Window khác sẽ hiện ra

Click Change keyboards…

Một window khác sẽ hiện ra

Click Other

Click Add

Một Window khác sẽ hiện ra

Chọn Chinese (Traditional, Taiwan)

Click Other

Một Window khác sẽ hiện ra

Chọn  v Chinese (Traditional) –Phonetic

Click OK

Một Window khác sẽ hiện ra

Chọn dòng Chinese (Traditional, Taiwan) Chinese (Traditiona) –Phonetic

Click OK

Ở góc phải bên dưới sẽ hiện ra EN

Click EN sẽ hiện ra ba dòng trên thanh dưới này :

     EN English (United State)
     CH Chinese (Traditional, Taiwan)
           Show the language bar

Nếu chúng ta không làm chi cả, chúng ta có thể đánh chữ Anh hay chữ Việt (nếu có phần mềm chữ Việt)

Nếu chúng ta Click dòng Show the language bar một thanh điều khiển sẽ hiện ở trên bên phải

Nếu chúng ta Click CH thanh này sẽ hiện ngay ở EN gồm 6 icon: CH, , , IME Pad, ? , =

Click vào icon IME Pad, một Window sẽ hiện ra, gồm bốn phần, phần bên trái là ô vuông để ta dùng chuột viết chữ Hán, phần kế sẽ hiện ra một số chữ Hán đúng hoặc tương tự để chúng ta chọn chữ

Ví dụ chúng ta viết một nét ngang, nó sẽ hiện ra một số chữ chứa nét ngang, chẳng hạn chúng ta chọn chữ在(Tại, chúng  ta click vào chữở phần hai dòng thứ tư.

Chữ tại sẽ được dán vào bản văn ở MW.

 

2.      Dùng software cài đặt vào.

Chúng ta dùng Phần mền Hanosoft của ông Tống Phước Khải, đây là phần mềm miễn phí, có thể lấy xuống tại:

http://www.freewebs.com/hanosoft/hanosoft.htm

Vào trang nhà này, chúng ta sẽ thấy:

Hán-Nôm Software R&D

Hanosoft cung cấp các phần mềm miễn phí nhằm phục vụ công  tác bảo tồn và phát triển Hán Nôm.


 

   Tự điển Hán-Việt trực tuyến



 

 

Download

Hanosoft Tool Download

Bộ gõ Hán Nôm - Hanokey 2.0

Phần mềm chuyển mã Hano Converter 1.0

Bộ gõ Hán Việt Hanokey 1.0

Bộ gõ Universal2 cho Song Kiều

Hướng dẫn cài đặt phần mềm Hanosoft

Trợ giúp kỹ thuật:
 

Phone: (84) - 0903140643 
E-mail:
tongphuockhai@yahoo.com      

 HANOSOFT TỰ GIỚI THIỆU

 

Tư liệu học tập    

● Tự học 500 chữ Hán cơ bản  Download - Lê Anh Minh & Tống Phước Khải

● Học chữ Hán căn bản   Download  - Tống Phước Khải

Chữ Nôm và việc học chữ Nôm - Tống Phước Khải

● Tra cứu từ ngữ văn học cổ điển Việt Nam - Download - Lê Anh Minh

● Xử lý chữ Hán-Nhật-Hàn trong Windows XP - Download (pdf) - Lê Anh Minh

Việc hình thành âm Hán-Việt - Tống Phước Khải

Tóm tắt ngữ pháp Hán ngữ cổ đại - Lê Anh Minh

Tóm tắt ngữ pháp Hán ngữ hiện đại - Lê Anh Minh

Phân tích chữ Nôm theo Hình-Âm-Nghĩa - Lê Anh Minh

Sơ lược về chữ Hán - Lê Anh Minh

214 bộ thủ chữ Hán - Lê Anh Minh

Sự du nhập chữ Hán vào Nhật Bản và Hàn Quốc - Lê Anh Minh

Giới thiệu các Hán ngữ thâu nhập pháp (Chinese IME) - Lê Anh Minh

Lý thuyết & bài tập Thương Hiệt thâu nhập pháp - Lê Anh Minh

Đổi chữ Hán Song Kiều 4.0 sang chữ Hán Unicode - Lê Anh Minh

Bảng tra năm Âm lịch và Dương lịch - Lê Anh Minh

Niên biểu Trung Quốc - Lê Anh Minh

Thế giới Hán ngữ - fonts chữ Hán Unicode

Lập trình web với PHP / MySQL - Tống Phước Khải

    Trang dự trữ Tư Liệu Học Tập

 

Links

Văn hóa - Nghệ thuật

Gia phả Việt Nam

Sử liệu Việt Nam

Tranh Đông Hồ

Chữ Nôm (website Omniglot)

CJV Writing System Links

CJKV Dictionaries and Printed Resources

Chinese Cultural Studies: How to use WWW

e-Asia (a digital library of East Asia)

Free Online Language Courses

Internet Based Chinese Teaching & Learning

Mandarin Chinese - Vocabulary Guide

An Introduction to Korean

Korean on the web

Nihongo : Japanese Language

Jim Breen's Japanese Page

Teach Yourself Japanese

Online Grammars

Hindi Lessons

Pali Lessons

Sanskrit Lessons

Tibetan Lessons

Aspects of Japanese Culture and Society

Buddhist Digital Library and Museum

Chinaknowledge

Chinese Cultural Studies

Chinese Resources

Cổ Quốc Võng

Dịch Kinh

Dịch Kinh giảng nghĩa

Dịch Võng (Yijinginfo)

Dịch Kinh trên Web (the Yijing on the web)

East Asian Studies

East Asian Archaeology & Cultural History

Giản bạch nghiên cứu

Guide to Ming Studies

History of Japan's Literature

Internet Guide for Chinese Studies

Korean Studies Related Links

Quốc học

Trung Quốc Thư pháp Nghệ thuật Võng

Trung Quốc Tiên Tần Sử

Văn hoá Trung Quốc

Văn học cổ điển Trung Quốc


Hiển thị tốt nhất ở chế độ màn hình 800x600. Sử dụng font chữ CJKV Unicode (nên cài font Arial Unicode MS)
Copyright © 2003-2004 Han Nom Software Research & Development – All rights reserved

Dowload ở dòng Hanosft Tool.

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

 

Hanosoft Tool

 

(for Windows 2000 /XP)


Hanosoft Tool là bộ phần mềm tổng hợp các công cụ tiện ích Hán Nôm. Đây là phần mềm dành cho những người học tập và nghiên cứu chữ Hán của các ngôn ngữ Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc (Hanja) và Nhật Bản (Kanji). Phần mềm này nối tiếp các phiên bản đã được  phổ biến trước đây:

Hanokey 1.0: phần mềm gõ chữ Hán theo âm Hán Việt.

Hano converter: phần mềm chuyển đổi chữ Hán sang âm Hán Việt, chữ giản thể sang phồn thể và ngược lại.

Tự điển Hán Việt: phần mềm tự điển tra cứu chữ Hán.

Hanokey 2.0: phần mềm gõ chữ Hán Nôm.


 

Những đặc điểm của Hanosoft Tool:

 

Cung cấp bộ tự điển Hán Việt. Ngoài việc giải nghĩa còn trình bày những âm thuộc các ngôn ngữ khác nhau của các quốc gia sử dụng chữ Hán. Có thể thực hiện việc tra tự điển theo nhiều phương thức:

1. Tra theo âm Hán Việt

2. Tra theo Pinyin

3. Tra theo Bộ thủ

4. Tra theo Unicode

5. Tra theo tứ giác hiệu mã

6. Tra theo âm Hàn

7. Tra theo âm Nhật

8. Tra trực tiếp trên tài liệu Word hoặc Website.

 

Cung cấp nhiều kiểu gõ khác nhau:

1. Gõ chữ Hán theo âm Hán Việt

2. Gõ chữ Hán theo Pinyin

3. Gõ chữ Nôm theo Quốc ngữ

4. Gõ chữ Hán theo Unicode

5. Gõ chữ Hán theo Tứ giác hiệu mã

6. Gõ chữ Hán theo âm Nhật

7. Gõ chữ Hán theo âm Hàn

 

Tiện ích chuyển đổi văn bản:

1. Chuyển đổi chữ Hán sang Pinyin

2. Chuyển đổi chữ Hán sang Hán -Việt (tạm thời sử dụng Hano Converter)

3. Chuyển đổi chữ Hán giữa Giản và Phồn (tạm thời sử dụng Hano Converter)

 


 

Sử dụng Hanosoft Tool:

 

Chạy chương trình, biểu tượng của Hanosoft Tool xuất hiện ở góc system tray.

 

  

1- Sử dụng Dictonary Tool

 

Công cụ này cung cấp các khả năng tiện ích không chỉ riêng đối với người học chữ Hán Việt mà còn cho những người học chữ Hán của tiếng Phổ thôngtiếng Hàntiếng Nhật.

 

Nhấp chuột vào biểu tượng Hanosoft Tool ở góc system tray, Dictonary Tools sẽ xuất hiện (hoặc có thể nhấp phải chuột vào biểu tượng để chọn từ popup menu, hoặc nhấn tổ hợp phím <Ctrl><Right>). Xem hình:

 

Như hình trên chúng ta thấy chữ Hán () có nhiều cách phát âm khác nhau bao gồm: âm Hán Việt, âm Nôm, âm Phổ thông, âm Hàn và âm Nhật:

1- Hán Việt có âm cối, hội. Như chữ  會議 hội nghị

2- Nôm có âm cuối, hội, hụi. Như chữ 制會 chơi hụi 

3- Tiếng Phổ thông có âm hui3, hui4, gua1, guai4, gui4, kuai4. Như chữ 会客 huì-kè = tiếp khách

4- Tiếng Hàn có âm hoy, koy. Như chữ 協會   = hiệp hội

5- Tiếng Nhật có âm kai, e. Như chữ 会社 かいしゃ = công ty 

Trước phần chua âm có ghi mã số unicode của chữ Hán. Như chữ trên có mã số unicode là 6703

 

Có thể thực hiện việc tra chữ Hán theo nhiều cách thức:

- Radical index:  Tra chữ Hán theo bộ thủ.

- Import character (biểu tượng mũi tên): Tra chữ Hán đã copy vào clipboard hoặc chữ Hán đã chọn trên văn bản Word.

- Unicode: Tra theo mã số Unicode.

- 4Conners: Tra theo tứ giác hiệu mã.

- HanViet: Tra chữ Hán theo âm Hán Việt.

- Pinyin: Tra chữ Hán theo âm Phổ thông.

- Korean: Tra theo âm tiếng Hàn.

- Japanese: Tra theo âm tiếng Nhật.

 

+ Muốn xem nghĩa của chữ Hán trên bảng kẻ ô, ta giữ phím <Ctrl> và rê chuột đến chữ Hán cần tra.

+ Muốn xem nghĩa của chữ Hán trong phần giải nghĩa của tự điển, ta chỉ cần nhấp chuột vào trước chữ Hán đó.

+ Muốn nhập chữ Hán sang văn bản Word thì nhấp chuột tại chữ Hán cần nhập.

+ Muốn sửa đổi nghĩa của chữ Hán, ta nhấp đôi chuột vào chữ Hán được phóng to trên phần giải nghĩa.

 

 

2. Sử dụng các bộ gõ

 

Trước hết nên chọn bảng mã unicode cho keyboard tiếng Việt (Unikey, Vietkey...). Mở Microsoft Word, nhấn tổ hợp phím <Ctrl> <Up Arrow>. Trên màn hình sẽ xuất hiện thanh nhập chữ Hán / Nôm. Xem hình:

 

 

Khi này ta có thể bắt đầu gõ chữ tuỳ theo IME (Input Method Editor - thâu nhập pháp) đã chọn. Muốn thay đổi IME chỉ việc nhấp chuột vào nút lệnh ở đầu thanh (được khoanh đỏ như hình trên) hoặc nhấn phím F12.

 

Nhập chữ Hán theo âm Hán Việt

Gõ chữ âm Hán Việt vào ô nhập liệu. Một loạt các chữ Hán cùng âm xuất hiện.

Nhấn phím <Space> để kết thúc việc nhập tiếng Việt và bắt đầu chọn chữ Hán.

Tuỳ theo số thứ tự dưới mỗi chữ Hán mà nhấn các phím từ 1 đến 9 (hoặc không cần nhấn Space và gõ từ F1 đến F9) để nhập vào văn bản Word. Xem hình:

 

 

Thông thường trong văn bản có chữ Việt xen lẫn chữ Hán. Khi muốn chuyển sang gõ tiếng Việt thì nhấn tổ hợp phím <Ctrl> <Down Arrow> để tắt thanh nhập. Con trỏ sẽ trở về văn bản Word và nhập chữ Việt bình thường.

 

Nhập chữ Nôm

Tương tự như nhập chữ theo âm Hán Việt. Tuy nhiên để hiển thị những chữ thuần Nôm cần phải cài đặt font Nôm. Xem hình:

 

 

 Nhập chữ Hán theo Pinyin

Tương tự như nhập chữ theo âm Hán Việt. Tuy nhiên trong việc nhập theo Pinyin có một số đặc điểm riêng như sau: Bộ gõ cho phép nhập Pinyin không thanh hoặc có thanh (nhập chính xác). Các thanh được ký hiệu bằng các số từ 1 đến 4 cho nên nếu gõ tiếng Việt theo kiểu Vni thì phải tắt chế độ này trên keyboard Việt. Xem hình:

 

Trường hợp không thanh:

 

 

Trường hợp có thanh:

 

 

Nếu có kèm theo thanh thì số lượng chữ Hán được giảm đáng kể, do đó dễ chọn hơn.

 

Lưu ý:

a) Đối với các Pinyin có chứa “ü” thì sử dụng “u” thay thế trong trường hợp gõ không thanh, “v” trong trường hợp có thanh.

b) Muốn gõ phiên âm Pinyin thì gõ chữ không thanh kèm theo gạch nối -. Xem hình:

 

 

 

3- Sử dụng các công cụ khác

 

Sử dụng bảng Radical Index

Bảng Radical Index cung cấp phương thức tra chữ Hán theo 214 bộ thủ Khang Hi truyền thống, đồng thời có tăng bổ các bộ thủ giản thể. Có thể chọn bảng này từ popup menu hoặc từ công cụ Dictionary Tool.

 

 

Chọn bộ thủ cần tra, sau đó chọn số nét cộng thêm tại combo box và nhấp nút lệnh OK.  Nếu chọn All thì sẽ cho hiển thị tất cả chữ Hán thuộc bộ thủ đã chọn.

 

 

Sử dụng Quick Lookup

Quick Lookup là công cụ dùng để tra cứu nhanh các chữ Hán trong phần giải nghĩa. Ta chỉ cần nhấp chuột vào trước chữ Hán thì nghĩa của nó sẽ được hiển thị trong Quick Lookup. Xem hình:

 

 

 

Sử dụng Web Dict

Web Dict dùng để tra chữ Hán trên trang Web. Sử dụng popup menu của Hanosoft Tool để mở Web Dict. Chọn chữ Hán trên trang Web và nhấp chuột vào biểu tượng mũi tên, nghĩa của chữ Hán sẽ được hiển thị. Xem hình:

 

 

Sử dụng Pinyin Converter

Công cụ này dùng để chuyển chữ Hán thành chữ phiên âm Pinyin. Sử dụng popup menu của Hanosoft Tool để mở Pinyin Converter. Trên văn bản Word chọn nhóm chữ Hán cần chuyển. Nhấp vào nút lệnh ở bên phải - phía trên. Các chữ Hán sẽ được chuyển sang dạng Pinyin. Xem hình:

 

 

Muốn chuyển các chữ này sang văn bản Word thì nhấp chuột vào nút lệnh phía dưới (biểu tượng paste). Lưu ý: cần phân biệt chữ Hán giản thể hay phồn thể để chọn radio button Simplified hoặc Traditional.

 

 

Sử dụng Meaning Edit và CJKV Edit

Nhấp đôi chuột vào chữ Hán đang tra nghĩa trên Dictionary Tool (chữ Hán được phóng to trên phần giải nghĩa). Công cụ Meaning Editor hiện ra. Xem hình:

 

 

Trên là minh hoạ việc sửa đổi lại nghĩa của chữ . Sau khi sửa đổi xong chọn Update để ghi lại những sửa đổi. Muốn xoá hẳn chữ này thì chọn Delete. Đối với những chữ Hán chưa được giải nghĩa thì nút lệnh Append sẽ có hiệu lực, sử dụng nút lệnh này để thêm nghĩa cho chữ.

Nút lệnh CJKV Edit dùng để sửa đổi âm Việt, Trung, Hàn và Nhật.

 

 

Trên popup menu của Hanosoft Tool còn có các lệnh khác:

 

 

- Hanosoft IME: mở thanh nhập chữ Hán (giống như chức năng <Ctrl> <Up>).

- Insert Space: dùng để chèn thêm khoảng trắng trong khi nhập chữ Hán.

- Font (CJKV): chọn font chữ Hán / Nôm.

- Exit: thoát khỏi chương trình.

 

 

Danh sách phím gõ tắt (shortcut key) dùng cho thanh nhập (IME bar) 

 

<Ctrl> <Up>: mở thanh nhập

<Ctrl> <Down>: tắt thanh nhập

<Ctrl> <Right>: mở tự điển

<Ctrl> <Left>: tắt tự điển

<F12>: thay đổi thâu nhập pháp (Hán Việt, Pinyin, Nôm)

<1>...<9>: chọn chữ nhập vào Word (nhấn space khi bắt đầu chọn)

<F1>...<F9>: chọn chữ nhập vào Word

<Page Down>: lật sang trang sau trên thanh nhập (nếu số kí tự nhiều hơn 9)

<Page Down>: trở về trang trước trên thanh nhập

<Alt><Enter>: xuống dòng bên văn bản Word

 

Lưu ý:

Chương trình cũng có thể chạy trên Windows 98. Tuy nhiên sẽ bị hạn chế một số chức năng.

 

Phiên bản cập nhật và các thông tin hướng dẫn sử dụng khác được lưu trữ tại website http://hanosoft.com

 


Bản quyền 2003 - 2004 Hanosoft R&D

Tác giả:Tống Phước Khải.

Email: tongphuockhai@yahoo.com

 

***

Một phiên bản khác có tên là Viet-Hanviet Soft, có thể lấy Phần mềm này xuống ở địa chỉ sau đây:

http://dharmasound.net/?type=files&paths=Languages/Chinese/Tools%20and%20other/Viet%20-%20Hanviet%20Soft

Vào trang nhà này, chúng ta sẽ thấy:

DharmaSound.Net / « , , » « Học Hoa ngữ, Pali, Phạn ngữ » « Learn Chinese, Pali, Sanskrit » / 
Học Hoa ngữ
Learn Chinese
/ Tools and other

Viet - Hanviet Soft




10/20/09 Hanviet Soft.zip - - - - - 38.11 Mb

0 folder (s) | 1 file (s), size: 38.11 Mb

Dowload ở dòng Hanviet Soft zip

 

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HANVIET SOFT

HanViet Soft bao gồm 4 chức năng chính:

  1. Từ điển
  2. Bộ gõ
  3. Phiên âm Hán Việt
  4. Phiên âm Pinyin

1. TỪ ĐIỂN

Từ điển của Hanviet Soft bao gồm 12 quyển từ điển và tự điển (3 quyển Hán-Việt, 1 quyển Hán-Anh, 8 quyển Hán-Hán) được liệt kê dưới đây:

<tc>                 → Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu
<tvc>               → Hán Việt Tự Điển của Trần Văn Chánh
<tttđ>              → (Hán Việt) Thiền Tông Từ Điển của Thích Thông Thiền

<cm>               → Digital Dictionary of Buddhism của Charles Muller

<bktt>             → Trung Hoa Phật Giáo Bách Khoa Toàn Thư 中華佛教百科全書
<đpb>             → Phật Học Đại Từ Điển
佛學大辭典 của Đinh Phúc Bảo 丁福保
<nđhn>           → Ngũ Đăng Hội Nguyên
五燈會元
<nttđ>             → Nan Tự Tự Điển
<pqđtđ>          → Phật Quang Đại Từ Điển
佛光大詞典
<pttđ>             → Pháp Tướng Từ Điển
法相詞典 (朱芾煌編)
<ttps>              → Tam Tạng Pháp Số
三藏法數
<tqbkttpgt>    → Trung Quốc Bách Khoa Toàn Thư—Phật Giáo Thiên  
中國百科全書佛教篇

Chọn chức năng Từ Điển để bắt đầu việc tra từ điển:

Các phương thức tra:

Ví dụ 1: Tra từ "Bất Không Kim Cang":
Gõ trực tiếp vào ô
Phương thức 5 chữ "bất không kim"

Ví dụ 2: Tra từ 毘盧遮那
Trường hợp 1:
Nếu từ này nằm ngay trong văn bản MS Word thì quét chọn từ này sau đó nhấn tổ hợp phím
Ctrl + <mũi tên phải> để tra. Xong, nhấn Ctrl + <mũi tên trái> để đóng lại.
Nếu không phải văn bản MS Word thì copy. Sau đó bấm vào nút lệnh mũi tên xanh ở
Phương thứ 3.

Trường hợp 2:
Nếu từ này không ở dạng văn bản số hóa và ta cũng không biết âm Hán Việt của nó, thì phải lần lượt tra từng chữ.
Mỗi lần bấm trên bảng kẻ ô chữ sẽ lọt vào ô tra
Phương thức 4 (Tra nhieu chu Han-Viet). Sau đó chọn lệnh Tra.

 

2. BỘ GÕ

Mở bộ gõ từ bảng chọn chính hoặc nhấn Ctrl + <mũi tên lên>; tắt bằng Ctrl + <mũi tên xuống>.
Muốn
thay đổi IME chỉ việc nhấp chuột vào nút lệnh ở đầu thanh hoặc nhấn phím F12: HanViet IME, Nom IME, Pinyin IME.

Nhập chữ Hán theo âm Hán Việt:

Gõ chữ âm Hán Việt vào ô nhập liệu. Một loạt các chữ Hán cùng âm xuất hiện.

Nhấn phím <Space>  hoặc <Tab> hoặc <Enter> để kết thúc việc nhập tiếng Việt và bắt đầu chọn chữ Hán.

Tuỳ theo số thứ tự dưới mỗi chữ Hán mà nhấn các phím từ 1 đến 9 (hoặc không cần nhấn Space và gõ từ F1 đến F9) để nhập vào văn bản Word.

Lưu ý: có một số phiên bản Windows Vista không cho phép truyền chữ sang văn bản MS Word. Chúng ta truyền gián tiếp bằng cách bấm lệnh Mở Rộng. Cho chữ lọt vào khung mở rộng, sau đó sao chép sang Word.

3. PHIÊN ÂM HÁN VIỆT

Chức năng này chuyển đổi văn bản chữ Hán sang văn bản âm Hán Việt theo phương thức: Một hàng chữ Hán và một hàng chữ Việt. Người dùng có thể nhấp chuột vào từng chữ Hán để tra nghĩa.

4. PHIÊN PINYIN

Chức năng này chuyển đổi văn bản chữ Hán sang văn bản Pinyin (phanh âm/ bính âm), cần thiết cho việc nghiên cứu tiếng phổ thông Trung Quốc.

Cập nhật vào tháng 3/2008
Tống Phước Khải

KẾT LUẬN

Sử dụng bằng cách hiệu chỉnh máy vi tính chỉ thích hợp cho người biết chữ Hán, còn hai Phần mền Hanosoft và Hanvietsoft, dùng Hanosoft với Dictionary Tool vừa tra nghĩa vừa dán chữ Hán vào bản văn được, còn dùng Hanviet Soft, Tự điển Tổng hợp Hán Việt tra được nghĩa của nhiều Tự điển nhưng muốn dán chữ Hán vào bản văn phải dùng Bộ gõ. Dĩ nhiên cả hai Phần mềm này tiện dụng hơn cách hiệu chỉnh vi tính, vì cách này chỉ dùng đánh chữ Hán mà không có thể tra nghĩa.