Dự buổi thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

và Tam Đàn Đại Giới do Tu viện Vạn Phật Đảnh tổ chức

 *

Tôi có được thư mời dự buổi thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 8 giờ 35 đến 9 giờ 20, ngày 21-5-2013 tại Kentucky Center For The Performing Arts, 501 W. Main Street Louisville, Kentucky. Buổi thuyết giảng này dành riêng cho Phật tử tại thành phố Louisville, do Thượng Tọa Thích Hằng Đạt, viện chủ Tu viện Vạn Phật Đảnh ở Corydon, Indiana tổ chức, nghĩ rằng Phật tử địa phương ít, nên ngài dùng Center này chỉ có 600 chỗ, vào cửa miễn phí.

 Sau khi thư mời gửi đi, Phật tử nhiều tiểu bang khác xin được tham dự, ngài không thể thay đổi nên khuyên các Phật tử mua vé tham dự một trong hai buổi thuyết giảng khác, tổ chức ở KFC Yum Center vào ngày Chủ Nhật 19-5-2013 và 20-5-2013.

Các buổi thuyết giảng do Cục An Ninh Liên Bang đảm trách an ninh cho đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng tôi được thông báo: Vé không ghi số, ai tới trước ngồi trước, ai tới sau ngồi sau, bắt đầu mở cửa vào lúc 7 giờ và đóng cử lúc 8 giờ, sau đó ai đi trễ sẽ không được vào tham dự.

Tôi và nhà tôi dự định đi dự buổi Thuyết giảng dành riêng cho Phật tử người Việt. Vài hôm sau, được điện thư của cô Phùng Thị Ḥa ở Oklahoma cho biết muốn đi sang Louisville cùng 3 người bạn nữa để dự buổi Thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, do đó tôi gọi điện thoại cho cô Thân Hiền người phụ trách phân phối, xin 6 vé.

Cho đến tối Thứ Bảy 18-5-2013, tại chùa Phật Linh tại Louisille, do Thượng Tọa Thích Hằng Đạt trụ tŕ, vé mới được phát cho những Phật tử cư ngụ tại Louisville, trước khi phát, ngài phổ biến và nhắc nhở những điều do Cục An Ninh Liên Bang yêu cầu, như không được mang theo máy ảnh, không được đứng lên, không được lên bục giảng cúng dường hay dâng hoa …

Chủ nhật 19-5-2013, đứa cháu ngoại tôi ở Tennessee nghỉ Hè về chơi, cô Ḥa gọi cho biết sẽ cóTornado ở Oklahoma, chưa biết hôm sau ra sao ? Sẽ thông báo lại.

Sáng Thứ hai 20-5-2013, lúc ở phi trường cô Ḥa báo cho biết sẽ bay như đă báo, buổi chiều tôi ra phi trường đón cô. Theo như tôi nhớ, cô Ḥa đă nghỉ sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh từ năm 1959, cho đến hôm nay đă trên 50 năm hay chính xác hơn là 54 mới gặp lại, nhờ trước đây cô có đi dự 2 lần Hội ngộ của Ái Hữu Vĩnh Nghiêm, tôi đă được xem ảnh, nên dễ nhận ra nhau. Sinh hoạt chung từ khi cô và tôi là Đoàn sinh, rồi cô nghỉ, c̣n tôi vẫn tiếp tục Đội phó Nam Phật Tử, Đoàn Trưởng Thiếu Niên, Liên Đoàn Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh từ năm 1960, sau đó là Tổng Thư kư Ban Hướng Dẫn …

Cô Ḥa có người bạn đi cùng, cô Từ Nhẫn không có sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử, nhưng cũng thường đi chùa Giác Minh, nhà ở khu Vườn Bà Lớn, Ngă Bảy.

Là con Phật, nên nhà tôi với hai cô thân thiện nhanh chóng, chúng tôi thăm hỏi, trau đổi nhau chuyện gia đ́nh, tôi biết phu quân của cô Ḥa Trung tá Quân Cụ, là em của bác sĩ Nguyễn Tấn Hồng nguyên Tổng Trưởng Bộ Thanh Niên rồi Chiêu Hồi. Gia đ́nh cô Ḥa di tản năm 1975. C̣n phu quân của cô Từ Nhẫn là Sĩ quan xuất thân từ Trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, sang Mỹ diện HO năm 1992, một thời ngắn th́ mất v́ bệnh.

Trong khi chúng tôi tṛ chuyện th́ được tin Oklahoma lại bị Tornado, nặng hơn hôm trước, một số học sinh ở trường Tiểu học bị chết, tin buồn ấy làm cho cô Ḥa và cô Từ Nhẫn động tâm xót thương những người bất hạnh, mặc dù gia đ́nh và bạn bè quen biết đều được b́nh an.

Buổi sáng chúng tôi dậy từ sớm, chúng tôi mỗi người uống một ly cà phê sữa rồi ra khỏi nhà trước 5 giờ 30, nhà tôi phải ở nhà với cháu ngoại, v́ nó không chịu đi dự. Đến nơi t́m Parking gửi xe xong cũng khoảng 6 giờ, sau khi bước ra khỏi xe, có hai thanh niên từ ngoài Parking đi vào báo cho chúng tôi “No bag, no cellphone”, thế là chúng tôi quay trở lại để tất cả túi xách và điện thoại trong xe.

Trở ra Kentucky Center, người ta đă xếp vài chục hàng 3 hay 4, tôi ước chừng đă có trên 200 người rồi, lúc có người bảo cho mang cellephone vào, lúc th́ bảo không cho mang ǵ cả làm cho nhừng người xếp hàng, lúc chạy đi lấy cellphone, lúc mang đi cất.

Đến 7 giờ trời sáng tỏ, mặc dù hàng ngang là 3 hoặc 4 nhưng phải rồng rắng trên sân, xuống đến lề đường, để cho an ninh, người ta cắt ngang sau chỗ chúng tôi đứng, đưa họ đi lên ở một cửa khác, cho đến gần 7 giờ 30 mới được đi vào Hội trường qua một máy ḍ như ở phi trường vậy.

Lúc chúng tôi vào th́ mọi người đă ngồi quá phân nữa Hội trường, nh́n lên sân khấu, ở giữa có đặt chiếc “ngai” của Đức Đạt Lai Lạt Ma, hai bên có hai dăi ghế đă có 10 chư Tăng Bắc Tông và 1 Năm Tông ngồi, và một bục thuyết tŕnh Thượng Tọa Thích Hằng Đạt đứng tại đó.

Ở dưới sân khấu, ngay chính giữa có 2 hàng ghế được đặt thêm cho chừng 20 chư Tăng ngồi gần sát sân khấu, trong đó có 1 cha xứ người Việt, sau 2 hàng ghế này là mấy dăi ghế dành cho chừng 30 vị Ni. Phần c̣n lại hầu hết là người Việt Nam, chỉ có độ 5, 7 người Mỹ mà thôi.

Khi được giới thiệu, tôi mới biết có 2 vị Ḥa Thượng, một là Ḥa Thượng Đạo Quang, chùa Việt Nam ở California tới.

Trước nhất, Thượng Tọa Hằng Đạt giới thiệu sơ lược tiểu sử Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, có chiếu Slides phụ họa.

Quá 8 giờ 30, mọi người đứng lên niệm danh hiệu Phật để chào đón Đức Đạt lai Lạt Ma vào, với 6 vị Tăng Tây Tạng, 2 vị cư sĩ.

Sau khi chào mọi người, Đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi xuống một cái ghế thấp, trước cái “ngai” của Ngài. Thượng Tọa Hằng Đạt thay mặt chư Tăng và Phật tử bày tỏ ḷng tôn kính chào đón Đức Đạt Lai Lạt Ma. Bằng cử chi thân thiện, giọng nói ấm áp, tiếng cười hoan hỷ Ngài chào chư Tăng, Ni, Phật tử rồi Ngài đề nghị mọi người tụng một thời Bát Nhă Tâm Kinh, cả hội trường thành kính người người tụng Bát nhă theo âm Hán Việt.

Sau bài Tâm Kinh, đức Dạt Lai Lạt Ma cho biết Phật tử Việt Nam không thích bắt tay Ngài, chỉ muốn được Ngài đặt tay lên đầu mà thôi.

Ngài giảng về mở rộng Từ tâm và Ngài cũng khiêm cung nói rằng Phật giáo Việt Nam đă có từ trước Phật giáo Tây Tạng rất lâu. Truyền thống Phật giáo Việt Nam rất tốt đẹp. Ngài cũng ca ngợi người Việt tha hương khắp nơi nhưng đâu đâu cùng giữ được bản sắc văn hóa truyền thống.

Chư Tăng có đặt câu hỏi: Tại sao Phật giáo Tây Tạng thư thế nhân dân Tây Tạng chịu quá nhiều khổ nạn. Ngài dạy rằng : Đó là do cộng nghiệp, người Tây Tạng hiện nay, một số là người Tây Tạng trước kia, một số là người của dân tộc khác, họ cùng có nghiệp giống nhau, cộng nghiệp đó khiến họ sanh ra tại Tây Tạng để trả nghiệp. Cũng như Nhật Bản năm 1945 chịu 2 quả bôm nguyên tử, những người chịu 2 quả bôm đó không phải toàn bộ là người Nhật, mà trong đó có nhiều dân tộc khác đă sanh ra trên đất Nhật thành người Nhật để trả quả.

Câu hỏi 2: Ngài nghĩ sao về tiền đồ Tây Tạng có được Tự do không ? Ngài đáp: Ngài mong muốn Tây Tạng được Tự Trị chớ không phải Tự do, năm nay Ngài 78 tuổi, cho đến trước năm Ngài 88 tuổi, đất nước Tây Tạng sẽ được thay đổi và đất nước Việt Nam cũng sẽ thay đổi từ nay đến đó.

Trước khi chấm dứt, Ngài kư tặng một số tranh cho chư Tăng, chụp ảnh với chư Tăng, bước xuống sân khấu thăm hỏi và chụp ảnh với chư Tăng, Phật Tử.

Khoảng 40 phút Ngài đặc biệt dành cho Phật tử Việt Nam, được dự buổi Thuyết giảng này, mọi người đều hoan hỷ, được tinh tấn trong tu học. Nhờ bài giảng về cộng nghiệp nên Cô Ḥa và Từ Nhẫn vơi bớt nỗi thương tâm, đối với những nạn nhân bị cuồng phong ở Oklahoma City.

Buổi chiều, chúng tôi đưa cô Ḥa và cô Từ Nhẫn đi viếng chùa Phật Linh, tại chùa Phước Hậu, sau khi lễ Phật, Thượng Tọa Thanh Quang trụ tŕ đưa chúng tôi đi viếng chung quanh chùa với tượng Đức A Di Đà uy nghi được thỉnh từ Việt Nam sang, tượng tạc từ đá Non Nước nặng 7 tấn, đứng trên hồ sen, hồ đang kiến thiết. Tại chùa Từ Ân, Đại đức trụ tŕ Thích Đồng Tiến tiếp chúng tôi, gần năm nay Đại Đức sang Cali theo học Đại học Phật Giáo Hsi Lai, Ngài về chùa vài hôm để làm lễ Phật Đản.

Hôm sau, ngày 22-5-2013, chúng tôi đưa cô Ḥa và Từ Nhẫn lên Vạn Phật Đảnh dự Tam Đàn Đại Giới vào buổi sáng, có rất đông Phật tử từ những tiểu bang khác về dự như ở Atlanta, Houston, Oklahoma City, Nashville … người đi xe bus, kẻ đi xe riêng, họ ở lại sau khi đă dự buổi Thuyết giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, có người thọ Bồ Tát Giới vào buổi chiều.

 
Phùng Thị Ḥa, Bùi Kim Chi, Từ Nhẫn, Cô Thân Thiện

 
Phúc Trung, Từ Nhẫn, Diệu Viên (Ḥa Phùng)

 Sáng sớm ngày 23-5-2013, tôi đưa hai cô ra phi trường Louisville, t́nh Lam, t́nh đồng đạo đă gieo duyên hiện nay hay trước kia, đều là duyên cả, ngay cái duyên lành được dự buổi Thuyết giảng của Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 cũng vậy.

Louisville 25-5-2013