Gốc cội tiếng… Sàigòn
*
Nhà văn, nhà khảo cổ Vương Hồng Sễn, thân phụ là khách trú, thân mẫu người Khmer, sinh quán ở Sóc Trăng, theo học ở Chasseloup-Laubat và sinh sống nhiều năm ở Sàigòn, cho nên sự khảo cứu và giải thích của Vương tiên sinh trong quyển Sàigòn năm xưa rất tường tận. Tuy nhiên, cũng còn có người muốn chứng cứ, tài liệu xác minh rõ ràng, hợp lý dễ chấp nhận hơn. Nhơn đọc lại báo cũ, thấy bài này nên chép lại, để cho ai có quan tâm đến nguồn gốc tên Sàigòn được biết thêm.Có vài từ như Saigon, Kinh đô Nam Kỳ, Cao mên, Xiêm là những danh từ được dùng thời Pháp thuộc trong xứ Nam Kỳ.
Ngày 24-6-2011 - HAT
Lâu nay mấy nhà quan tâm quan tâm nghiên cứu cội rễ Kinh đô Nam kỳ phải phí không biết bao nhiêu thì giờ mà cũng không tìm ra manh mối.
Theo thường thì hai chữ đó do bởi 2 tiếng Annam “Thầy gòn” thành lập nên, dịch ra Pháp văn là “Maitre Kapoch”. Tuy vậy ngưòi ta không hiểu gốc ngọn tiếng đó ở đâu đến; vì vậy mà ngăn trở bước đường của người có lòng tìm kiếm để biết.
Đối với sự này hình như ông Pétrus Ký cắt nhĩa như thế này.
“Khi xưa có ông thầy thuốc hay là thầy pháp Cao miên chi đó; danh tiếng lẫy lừng ở nơi một cái lều tranh xung quanh che khuất nhữn cây gòn. Có lẽ là vì không biết tên ông thầy, hay là tên Cao mên khó kêu, nên chi họ mới gọi la Thầy gòn. Vì tiếng “Thầy” là tên họ tặng mấy ông làm thuốc, hoặc làm phù phép, còn “Gòn” là những cây mọc xung quanh nhà ổng.
Có nhiều người lại tin rằng trong tiếng Saigon có chũ “Sài” nghĩa là “cây để chụm lửa” và tiếng “Gòn” là Kapock, nên chi họ nói rằng xứ mình hồi đó có nhiều cây gòn lắm nên gọi là “Sàigòn” nên Kinh đô Nam kỳ do đó mà có tên. Lấy lý mà suy nghĩ thì bởi sự trùng thinh mà họ bịa đặt vậy chớ không thể cho là trúng được.
Xứ ta lúc bấy giờ không phải thiếu sót cây chụm lửa mà phải dung tới cây gòn là cây khó thổi cho cháy. Lời giải của ông Pétrus Ký cùng nhừng người so sánh tiếng nói (linguiste) không thể làm cho ta hiểu rõ được gốc rể của Kinh đô Nam kỳ.
Bây giờ, trước hết ta nên biết coi cái chỗ Sàigòn chiếm cứ uồi đó ở chỗ nào ?
Hồi chúng ta còn tự trị thì Thầy gòn là gồm cả tỉnh Cholon và những chỗ phụ thuộc ở chung quanh. Lúc bấy giờ kinh đô Nam kỳ kêu là “Bến Nghé” hay “Bến Thành” tiếng Pháp gọi “Debarcadière du Bufflonou de la Citadelle”.
Tiếng “Thầy gòn” đổi lại là “Cholon” sau khi nhờ một cuộc buôn bán ở đó rất thạnh vượng.
Người Quảng đông kêu “Thầy gòn” (Cholon) là Tthi Ngoann, tiếng ta gọi là Đề Ngạn người Phước kiến và Triều châu kêu là Thist Counn tiếng ta gọi là Trạch quân.
Nhưng sự kêu tên như thế nghe ra trài trại giống tiếng Thầy gòn. Mấy chữ đó nó khắc trong con dấu của mấy ông Bang trưởng ở trong Cholon bây giờ; còn ở Saigon lại có chữ khác là Tây Cống. Tây đọc là Tsé Kong.
Theo lòi của người Cao mên cư ngụ ở Trà vinh thì kinh đô gọi là Prêy NôKôrr, chữ Prêy dịch là rừng, Nôkôrr là nước có vua (royaume) còn chữ Kôrr nếu tách riêng ra thì dịch là Gòn.
Bây giờ ta xây qua hai chữ “Bến Nghé” là chỗ hôm nay nhượng lại cho Saigon. Dân Cao mên hồi đó kêu là Prêyt Kôlkôrr. Tiếng Prêy là Bến Kôlkôrr là Nghé, do đó mà sanh ra tiếng Bến Nghé.
Mới nghe thoáng qua chi cho khỏi ta lầm nhận Prêyt Kôlkôrr là Prêy Nôkôrr hay ngược lại.
Có lẽ vì sự ngộ nhận đó mà họ lầm Prêyt Kôlkôrr là Bến Nghé với Prêy Nôkôrr là rừng trong nước có vua là chỗ không phải của Kinh đô Nam kỳ ngày nay. Suy theo sự lẫn lộn đó thì ta có thể cho cái tên trên tức Prêyt Kôlkôrr được đúng chút ít.
Trong khi nói chuyện và nhứt là khi nói mau, ta thường hay bỏ bớt chữ giữa hay là nói mà không được rõ, nên chi cũng có thể tin vì đó mà tiếng Prêy Nôkôrr hay là Prêyt Kôlkôrr lầm nhận là Prêy Kôrr hay là Prêyt Kôrr là rừng hay sông gòn.
Chữ Prêy với Prêyt nghe nói chuyện thì khó mà phân biệt được lắm. Cũng có lẽ vì thế mà mình nghe ra là Thầy rồi, Kôrr là Gòn tức là Thầy Gòn.
Từ đây nhẫn lên là lời của những nhà nghiên cứu bày tỏ ý kiến vậy thôi, chớ không ai dám nhận lời mình là đúng được.
Theo lời ông Hòa thượng Thạch Inh ở chùa Salatro làng Phương trạch, tổng Trà nham thượng (Tràvinh) là một ông già năm nay có trên 70 tuổi rất tinh thông đạo Phật, nói rằng: Dân Cao mên thường gọi Kinh đô Saigon là Prêy Nôkorr (cũng như lời đã nói trên). Nhưng muốn cho đúng nữa thì n^n kêu là Prêyt kôrr (rừng gòn) tiếng Xiêm dịch là Cai ngon. Cai là Bụi Ngon là Gòn. Ông Thạch Inh lại nói người Lào nói cùng viết cũng là một thể như vậy.
Nếu lời chỉ giáo của ông Hòa thượng Thạch Inh là đúng thì tên Saigon sanh ra bởi chữ Cai ngon mà hôm nay tây gọi là Saigon mà ta còn có người gọi Thầy Gòn đó.
Khổng Tuyên thuật
(Trích Phụ Trương Đuốc Nhà Nam số 64 ngày Thứ hai 3 Juillet 1933)