Gợi nhớ chuyện xưa

*

Không có một cái móc nào để tôi nhớ được hồi thuở nhỏ, vào năm nào tôi đă được theo mẹ lên Sàig̣n để thăm anh tôi. Có lẽ vào năm 1948, thuở đó muốn đi Sàig̣n, duy nhất chỉ có hảng xe đ̣ Thành Long chạy đường Sàig̣n-Châu đốc mỗi ngày một chuyến.

Xe phải chạy từ Châu đốc xuống Long Xuyên qua bắc Cần Thơ rồi bắc Mỹ Thuận, sáng sớm xe chạy, không kẹt bắc, kẹt cầu cũng phải ba, bốn giờ chiều mới đến, khi nào kẹt đoàn "công-voa" xe nhà binh Pháp, hai mươi hay ba mươi chiếc "cam-nhông" th́ phải lâu hơn, thời đó xe đ̣ rất ít nên nạn kẹt xe, chỉ tại đám xe nhà binh Pháp mà thôi.

Ở bắc th́ chiếc cầu nổi nhỏ xíu, phà th́ chỉ lên xuống một chiều, mỗi chiếc phà chỉ chở có hai chiếc xe. Để được an toàn, trên chiếc cầu nổi người ta làm một bàn xoay, xe chạy xuống cầu nổi là nằm gọn trên bàn xoay, có mấy công nhân dùng tay đ̣n để xoay một cái trụ quay, trụ này sẽ vận chuyển bàn quay làm cho chiếc xe quay đầu lại, rồi tài xế chạy lùi xe xuống bắc để khi sang bên kia bờ, xe chạy thẳng lên bờ dễ dàng. cũng như ngày nay, khi xe qua bắc trên xe chỉ có trẻ con và người già yếu mà thôi. V́ ít xe, nên có khi một, hai giờ mới có một chuyến bắc.

Bến phà Mỹ Thuận phía Mỹ Tho

Việc qua bắc gây ấn tượng cho tôi đến ngày nay c̣n nhớ là tôi ngồi trên xe, mẹ tôi xuống xe qua bắc, khi xe tôi xuống bắc, nh́n tới nh́n lui không thấy mẹ, tôi bỏ xe định chạy lên bờ t́m mẹ, khi chạy lên được nửa nhịp cầu sắt, có một người mặc đồng phục kaki màu vàng đi ngược chiều, chận tôi lại hỏi:

- Thằng nhỏ! Mầy chạy đi đâu vậy?

- Tui đi kiếm má tui!

- Má mầy ở đâu mà kiếm?

- Má tui đi xe Thành Long, xe xuống mà tui không thấy má tui.

- Má mầy đi qua bên kia rồi! Mầy phải xuống bắc theo xe, không được chạy lên bờ! Mầy lên bờ, bắc sẽ chạy, vậy là mầy sẽ lạc má mầy! Nghe lời tao, chạy trở lại xuống bắc mau lên.

Nhờ có người đó, chắc là nhân viên ở bến bắc, họ có kinh nghiệm trẻ con hay bị lạc cha mẹ như tôi, nên đă chận tôi lại, đuổi tôi xuống bắc. Nếu không nhờ người nhân viên đó, xe qua bờ bên kia mà không có tôi, xe không thể chờ chuyến bắc sau đến một, hai tiếng đồng hồ, lúc ấy mẹ tôi phải bỏ xe ở lại t́m tôi, rồi đâu phải như ngày nay có nhiều xe để đi tiếp, nghĩ đến chuyện này làm tôi nhớ đến một người đă đi bộ từ Sàig̣n về đến quê tôi. Người đó là cô sáu Ḥa, hàng xóm của tôi. Năm 1945, cô sáu Ḥa lên Sàig̣n thăm con, chiến cuộc xảy ra năm đó, không có tàu bè, xe cộ, cô muốn trở về quê, có chết được nằm cạnh ông bà, thế là cô một thân một ḿnh lội bộ về quê. Hồi đó, tôi từng được nghe cô kể về thành tích của ḿnh vượt qua bao nỗi khó khăn trong thời buổi chiến tranh loạn lạc, kẻ đi đường xa lạ có khi bị bên này t́nh nghi là Việt gian, bên kia là Việt minh thế là mất mạng, biệt tăm, mất tích!

Tôi không hiểu cho đến khi nào th́ có tuyến đường Châu đốc - Vàm Cống - Mỹ Thuận - Sàig̣n, năm 1956, khi tôi dự trại Hè học sinh toàn quốc tại Vũng Tàu th́ tuyến đường này đă có, đă có bắc 2 chiều, mỗi chiếc chứa đến bốn xe đ̣, cầu nổi lớn hơn và không có bàn quay nữa.

Hảng xe đ̣ vàng hiệu Thành Long không c̣n nữa, thay vào đó là hảng xe Công Tạo, xe chạy tốc độ nhanh hơn, ở Sàig̣n đi lúc 6 giờ, về đến Châu đốc có khi 11 hay 12 giờ. Rồi sau này thêm hảng xe Tam Hữu, Thuận Thành. Bến xe Châu đốc nằm bên cạnh Bồ Đề Đạo Tràng.

C̣n bến xe Sàig̣n, lần đầu tiên tôi đến nằm trên đường Nguyễn Thái Học ngày nay, khi tôi đi trại ở Vũng Tàu, bến xe Lục tỉnh đă dời về đường Pétrus Kư, nay là Lê Hồng Phong, cho đến đầu thập niên 70 mới dời ra Xa Cảng Miền Tây.

Tôi không biết thuở nhỏ, lúc tôi đi Sàig̣n bắc có chạy ban đêm không, nhưng từ năm 1956 tôi lên Sàig̣n học th́ bắc có chạy ban đêm, khuya bắc ngưng chạy từ 12 giờ cho tới 2 giờ.

Những năm Sàig̣n giới nghiêm ban đêm, quốc lộ 4 không an ninh, ban đêm phải có xe "com-măng-đô-ca" thường xuyên chạy từ Mỹ Tho đến Mỹ Thuận để giữ an ninh. Sau đó có thời gian bắc ngưng chạy từ 10 giờ đêm cho đến 4 giờ sáng.

Những năm thanh b́nh đi xe đêm từ Sàig̣n về Châu đốc rất thú vị, đi học ra, 7 giờ lên xe, 12 giờ hay trễ lắm là 1 giờ về tới Châu đốc, cái thú là đến bến bắc, lúc chờ đợi, xuống cầu bắc ngồi trên trên cọc sắt dùng để móc giữ chiếc bắc vào cầu nổi, ngồi đó đêm mát lạnh, trên bầu trời xanh thẳm, trăng sáng vằng vặc, ḍng nước lững lờ trôi, xa xa bên kia bờ vài bóng đèn đêm leo lét ẩn hiện trong tàng cây, đêm thật êm đềm.

Bắc Mỹ Thuận cũng như Cần Thơ, ngày càng nhiều xe cộ, từ những chiếc bắc nhỏ V-50 họ đóng những chiếc V-100 rồi sau cùng là V-200 chở được mỗi lần chừng 12 chiếc xe tải lớn. Vậy mà trước 1975 vẫn có nạn kẹt bắc thường xuyên ở Mỹ Thuận.

Quốc lộ 4 chỉ được mở mang thêm vào giữa thập niên 60, đường Bắc Mỹ Thuận - Bắc Vàm Cống đang triển khai, đổ đất nửa chừng rồi bỏ dở sau khi Cộng sản chiếm miền Nam, những năm 1980, đường ấy như bị bỏ hoang không tu sửa, ổ gà bằng cái nia, manh đệm. Xe đ̣ bị đưa vào quốc doanh, chạy đường Châu đốc, Long Xuyên - Sàig̣n phải qua bắc Cần Thơ, Mỹ Thuận. Dần dần có Công tư hợp doanh hay Hợp tác xă, một số xe Châu đốc, Long Xuyên dùng bắc An Ḥa, Cao Lănh, tránh Cần Thơ, Mỹ Thuận. Đường Tân Châu - Sàig̣n xe chạy Sàig̣n - Hồng Ngự rồi dùng bắc qua Tân Châu.

Cầu Mỹ Thuận

Cầu Mỹ Thuận khởi công ngày 6-7-1997 và hoàn tất cho xe lưu thông ngày ngày 21-5-2000, do Úc viện trợ 66% là 90.66 triệu dô la Úc

Cầu Cần Thơ khởi công ngày ngày 25-9-2004 thoạt đầu dự kiến hoàn tất sau 50 tháng tức vào tháng 12-2008, nhưng trong khi thi công, ngày 26-9-2007 các trụ 13, 14, 15 bên phía Cần Thơ bị sụp đổ gây tử thương 50 công nhân và thương tật 80 công nhân khác, đến 25-8-2008 bắt đầu xây dựng lại các trụ từ 13 đến 15, đến ngày 12-10-2009 dầm thép cuối cùng bề ngang hơn 7m nặng 85 tấn, được lắp ghép thành công, nối liền cầu, nhưng c̣n những công tŕnh phụ khác sẽ tiếp tục, dự kiến đến 31-3-2010 sẽ thông xe. Công tŕnh này do Nhật viện trợ 85%, vốn dự kiến năm 2001 là 4,832 tỉ đồng VN.

Cầu Cần Thơ (Nh́n từ phía Cần Thơ)

Rồi đây, những chiếc bắc Cần Thơ không c̣n sử dụng nữa, nó sẽ chuyển về Vàm Cống hay Cao Lănh. Người ta nói cầu Cần Thơ sẽ giúp ích cho dân miền Tây, nhưng chắc là hữu dụng cho những tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. C̣n người Châu đốc Long Xuyên vẫn sử dụng bắc Vàm Cống hay bắc An Ḥa và Cao Lănh để đi Sàig̣n vẫn phải sử dụng hai chiếc bắc. Chỉ trừ khi nào dân An Giang muốn tham quan cầu Cần Thơ mới đi đường Cần Thơ, Mỹ Thuận.

Cầu Cần Thơ ngày 12-10-2009 (bên tay phải là cần cẩu)

Hơn sáu mươi năm qua, từ Tây cho đến ta, bao nhiêu lần tôi qua bắc Cần Thơ, Mỹ Thuận, hai nơi đó dựng nên cầu, bây giờ tôi phải đi qua hai con bắc khác là Cao Lănh, An Ḥa. Những khi kẹt phà, đợi bắc thời gian  dài vô kể, nhưng cũng có đôi khi được nh́n trời, nh́n nước mênh mông, biết bao nhiêu kỷ niệm đă theo sông ra biển. Có những hôm đến Vàm Cống, chưa có bắc qua sông, ngồi ăn một tô bún tôm càng nướng với nước mắm và rau sống đậm đà hương vị đồng quê. Lại có những hôm đến đó, chạng vạng tối bắc vừa ra bến, hành khách muốn về sớm, xuống đ̣ ngang, đ̣ chạy máy đuôi tôm, ra sông sóng vỗ vào mạn đ̣ đôi khi ướt cả áo quần, vậy mà vẫn vui.

Phà Cần Thơ E-200

Sau này, rất nhiều lần tôi đi xe đêm, về tới Cần Thơ không c̣n xe đi Long Xuyên hay Châu Đốc, tôi đi xe Lam từng chặng đường rồi cũng về tới quê, ngă lưng nằm xuống ở nhà ḿnh cảm thấy về tới chốn,không khí gia đ́nh ấm áp lạ thường.

Bắc An Ḥa - Long Xuyên

Cho nên nghe tin Cầu Cần Thơ sẽ thông thương, tôi nghĩ nó không giúp ích chi ḿnh, nhưng nó gợi cho tôi biết bao kỷ niệm từ thuở ấu thơ, thanh niên cho tới tuổi bạc đầu. Những địa danh quen thuộc trên đường đi tới Sàig̣n như: Thốt Nốt, Ô Môn, Cần Thơ, Vĩnh Long, Mỹ Thuận, Sa Đéc, Lai Vung, Lấp Ṿ rồi dần dần sẽ phai mờ trong trí tôi. Sáu mươi năm nh́n lại cuộc đời, vật đổi sao dời, một cuộc bể dâu. Vô thường là vậy!

15-10-2009