Công an lại bắt giữ luật sư Lê Thị Công Nhân

Tin Nhanh
Radio Chân Trời Mới
Lúc 2 giờ chiều, giờ Việt Nam

Vào trưa hôm nay, thứ ba ngày 9/3/2010, khoảng 7 công an mặc sắc phục và nhiều công an ch́m bất ngờ xông tới bắt giữ  luật sư Lê Thị Công Nhân khi cô và người chị gái đang đi ngoài phố gần nhà để mua một vài vật dụng cá nhân và quần áo. Nhóm công an này không cho biết lư do bắt giữ mà chỉ hung bạo ép cô phải đi.

Hiện gia đ́nh luật sư Lê Thị Công Nhân không biết cô bị giam giữ ở đâu và lo lắng v́ cô không kịp mang theo thuốc men trong t́nh trạng sức khỏe hiện tại.

Như vậy luật sư Lê Thị Công Nhân bị bắt lại chưa đầy 72 giờ sau khi ra khỏi tù tại Thanh Hóa. Vào ngày 6/3/2010 vừa qua, mẹ cô phải đi từ Hà Nội ra Thanh Hóa từ 2 giờ đêm để đến trại giam đón con lúc 6 giờ sáng. Sau nhiều tiếng đồng hồ chờ đợi, quản trại cho biết công an đă đưa cô Lê Thị Công Nhân về nhà rồi. Mẹ cô đành ra về tay không. Nhưng khi về đến nhà lúc 2 giờ chiều bà mới biết đă bị lừa v́ không thấy con ḿnh đâu cả. Măi đến 5 giờ chiều, công an mới áp giải luật sư Lê Thị Công Nhân vào nhà.

Khi được biết tin này, hầu hết các nhà dân chủ đều phẫn nộ và nhận định rằng cách hành xử này chỉ phản ánh một lần nữa thái độ Hèn Với Giặc – Ác Với Dân và vô luật lệ của chế độ cầm quyền hiện nay.

Chúng tôi sẽ theo dơi và tiếp tục tường tŕnh tại blog: radiochantroimoi.wordpress.com

Kim Châm

Phóng viên RadioCTM tại Hà Nội

Chỉ v́ sợ luật sư Lê Thị Công Nhân trả lời báo chí ngoại quốc

09/03/2010

Tin Nhanh
Radio Chân Trời Mới
Lúc 8 giờ tối ngày 9/3/2010, giờ Việt Nam

Như chúng tôi vừa loan tin, vào trưa thứ ba, 9/3/2010, nữ luật sư Lê Thị Công Nhân đă bị công an bắt đi khi cô cùng với một người chị đi mua sắm vật dụng cá nhân. Cảnh tượng diễn ra như một vụ bắt cóc trên đường Trần Ngọc Thạch, gần nơi nhà tập thể của gia đ́nh cô. Nhiều công an nổi và ch́m kéo luật sư Lê Thị Công Nhân lên một chiếc xe kín màu đen và phóng nhanh về đồn công an phường.

Tại đồn công an, những kẻ bắt cô mới cho biết lư do là v́ vi phạm lệnh quản chế nhưng không nêu được khoản nào trong luật đó v́ luật sư Lê Thị Công Nhân không hề rời vùng cư trú. Tuy vô lư và phi pháp như vậy, họ vẫn buộc cô phải viết bản tường tŕnh về việc vừa bị bắt. Một lần nữa, luật sư Lê Thị Công Nhân quyết liệt từ chối và cho họ biết rằng, ngay trong trại giam cô c̣n không làm điều này theo lệnh của công an.

Tuy không nói ra, nhưng cả luật sư Lê Thị Công Nhân và các kẻ bắt cô đều biết lư do thật sự của việc bắt giữ chỉ là để phá hỏng cuộc phỏng vấn của cô với kư giả hăng tin ngoại quốc AFP. Cuộc phỏng vấn này được dự trù vào lúc 3 giờ chiều tại một quán cà phê gần nhà. Việc bắt giữ kể trên là bằng chứng về hành vi nghe lén điện thoại phi pháp của công an.

Cũng tại đồn, khoảng 10 công an luân phiên hạch hỏi luật sư Lê Thị Công Nhân. Đến khoảng hơn 4 giờ chiều, có lẽ được báo tin phóng viên của hăng AFP không thể chờ đợi thêm nữa và đă rời quán cà phê, những người bắt giữ chị đă bỏ đi. Tuy nhiên các công an phường tiếp tục hạch hỏi đến 5 giờ 15 chiều mới để cô ra về.

Như vậy toàn bộ vụ bắt bớ chỉ là thủ thuật phi pháp của guồng máy bạo lực khi lo sợ dư luận quốc tế sẽ có thêm bằng chứng về những hành vi chà đạp nhân quyền của chế độ độc tài hiện nay.

Mời quư vị nghe cuộc phỏng vấn của đài CTM với nữ luật sư Lê Thị Công Nhân ngay sau khi cô được thả về trong chương tŕnh phát thanh ngày 9/3, hoặc tại các địa chỉ:

radiochantroimoi.comradiochantroimoi.wordpress.com

Kim Châm
Phóng viên Radio CTM tại Hà Nội

 

Viết cho Lê Thị Công Nhân

 

Bạn thân mến,

Ḿnh viết những ḍng này để chúc mừng bạn trở lại với không gian đầy nắng, đầy gió và khoảng trời xanh bên ngoài.

Chỉ hai ngày nữa thôi bạn ạ!

Ḿnh không chúc mừng bạn được trả tự do, bởi v́ bạn, ḿnh, và hàng triệu người khác nữa chưa bao giờ có được tự do đúng nghĩa. Nếu chúc mừng bạn được trả tự do, th́ hóa ra chúng ḿnh thừa nhận việc tranh đấu v́ tự do của ḿnh là sai lầm? Và thừa nhận thứ tự do giả cầy mà người ta đang rêu rao với thế giới trên đất nước ḿnh là có thật hay sao.

Ḿnh chúc mừng bạn được trở về trong ṿng tay của mẹ, người luôn tin tưởng và ủng hộ bạn trên mọi nẻo đường. Thật ḷng ḿnh rất kính trọng mẹ của bạn cũng như mẹ của ḿnh. Họ là những người mẹ vĩ đại, bạn à!

Bạn thân mến, chúng ta cùng tuổi, và ḿnh thật sự ngưỡng mộ bạn, ngưỡng mộ con đường bạn theo đuổi, và cả quyết tâm theo đuổi đến cùng con đường bạn đă chọn. Bạn không lựa chọn sự thỏa hiệp, cho dù đến hơi thở cuối cùng. Đó là điều khiến ḿnh trăn trở rất lâu, khi lần đầu tiên được đọc tin tức về bạn.

Sinh năm 1979 - chúng ta bằng tuổi, và những lời phát biểu của bạn đă khiến rất nhiều người phải giật ḿnh thức tỉnh, trong số đó có ḿnh.

Chúng ta, lẽ ra theo lời khuyên, lời nhắn, và cả lời dọa dẫm của những người "nhân danh ḷng yêu nước" sẽ chỉ nên chăm chú đi làm, kiếm tiền, chăm chú sắc đẹp, lo cho cuộc sống gia đ́nh... Lẽ ra chỉ có như thế, hẳn là cuộc sống của bạn đă tươi đẹp biết bao. Nhưng bạn đă chọn một con đường không chỉ có hoa hồng, và quyết tâm theo đuổi nó đến cùng. Ḿnh thực sự rất ngưỡng mộ bạn.

Sinh năm 1979 - năm sinh của chúng ta đánh dấu sự kiện đầy biến động trong mối quan hệ "Việt-Trung" - sự kiện mà chúng ta không được học đến trong lịch sử, để rồi cả tôi và bạn đều ngỡ ngàng và xót xa trước cái gọi là "t́nh hữu nghị đời đời" với kẻ thù của dân tộc ḿnh. Họ, tức "những người nhân danh ḷng yêu nước" - không nói, không lên tiếng, nhưng điều đó đâu có nghĩa là họ có quyền cấm cản chúng ta t́m hiểu và bày tỏ thái độ của ḿnh.

Họ - đă từng giận dữ khi tôi bảo họ "Hèn". Mà không hèn sao được, khi họ bắt bạn, bắt tôi chỉ v́ chúng ta không cam chịu?

Những người sinh năm 1979, hẳn là những người rắc rối bạn nhỉ?? Thực ḷng tôi đă thấy rất vui khi họ nói với tôi điều này trong "những ngày J".

Bạn thân mến, cuộc sống với nhiều biến động đang đợi bạn ngoài kia, niềm vui xum họp gia đ́nh hẳn sẽ là động lực lớn lao nhất với bạn trong những ngày sắp tới. Cho tôi được xiết chặt tay bạn, với một lời chúc b́nh an và thật khôn ngoan tỉnh táo trong những tháng ngày sắp đến bạn nhé. Xung quanh chúng ta là những người tốt - tôi muốn bạn tin vào điều đó để thấy cuộc sống này c̣n lắm mến thương. Và quan trọng nhất là - xung quanh ta không thiếu những người giả vờ tốt - bởi nhiệm vụ và sự sinh tồn của họ buộc họ phải thế bạn à. Hẳn bạn hiểu điều này để lựa chọn cho ḿnh một đôi giày thật hoàn hảo để "khiêu vũ giữa bầy sói" nhé bạn!

Mừng bạn trở về - một ngày trời thật xanh, nhiều gió và nhiều nắng, bạn nhé!

Mẹ Nấm

 

Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thủy, Phạm Thanh Nghiên

Những anh thư thời đại.

  • Kim Châm

Ở khu vực Á Đông, hiếm có dân tộc nào phụ nữ lại đóng vai tṛ quan trọng trong xă hội như ở Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đă có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngay từ những buổi đầu lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, bà Trưng bà Triệu đă dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi quân thù.

Đây được xem là cuộc cách mạng giải phóng Dân tộc đầu tiên của nước Việt" (năm 39-43) Chấm dứt 150 năm Bắc thuộc. H́nh tượng Hai Bà Trưng đă được dân gian khắc ghi qua câu thơ bất hủ:

"Dù rằng quần vận yếm mang.
Anh thư ra sức dẹp tan quân thù".

Có thể nói, Hai Bà Trưng là người đầu tiên có công giữ nước, xây dựng nền độc lập, người đặt nền móng cho truyền thống đánh giặc ngoại xâm, ư thức tự lập, tự cường của dân tộc ta.

Tiếp đến là bà Triệu Thị Trinh với cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô ( năm 248). Người lưu tiếng muôn đời qua câu nói: "Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá ḱnh biển đông, quét sạch bờ cơi, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chớ không thèm bắt chước thiên hạ, cúi đầu khom lưng làm t́ thiếp người ta". Câu chuyện về bà Triệu anh hùng được dân gian lưu truyền cho đến tận bây giờ:

“Phải đánh v́ chưng giặc đến nhà.
Cờ đề chữ Triệu giục voi ra.
Giận ṇi giống Việt về tay nó.
Cho tướng quân Ngô biết mặt bà”.

Ngày nay, khi nỗi ám ảnh của 1000 năm đô hộ giặc Tàu vẫn luôn thường trực trong tiềm thức người Việt. Hơn ai hết, những người phụ nữ Việt Nam, hậu duệ của Hai Bà Trưng, Bà Triệu lại có mặt khi nước nhà lâm nguy.

Người phụ nữ khả ái Lê Thị Công Nhân, mà nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa đă nhận định rằng,(xin trích) ngoài tư chất là một người con gái dịu dàng, xinh đẹp, thông thái, có học vấn, chị Lê Thị Công Nhân c̣n mang tư chất của một nhân vật của cộng đồng đau khổ và đang biết phản kháng, một thủ lĩnh tinh thần cho ngay cả lớp người đă có tuổi, (hết trích) đă sớm nhận thức rằng, đất nước Việt Nam đang ở dưới chế độ cai trị của một tập đoàn độc tài độc đoán, và chị nhận trách nhiệm của một người yêu nước, quyết tâm giành lại quyền làm người cho bản thân ḿnh và cho hơn 83 triệu đồng bào ruột thịt. Ngay trong hoàn cảnh bị chế độ truy bức, đe doạ, chị đă nói dơng dạc trước cường quyền rằng: “Tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và t́nh cảm của ḿnh đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là: Tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ c̣n một ḿnh tôi, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính ḿnh, và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam.”

Nữ văn sĩ Trần Khải Thanh Thủy, người vừa mới bị bạo quyền Hà Nội ra tay trấn áp trong phiên ṭa trí trá, nhạo báng luật pháp ngày 05-02-2010, chỉ v́ chị đă đồng cảm được với nỗi khổ đau của tầng lớp dân oan phải chịu đựng dưới chế độ bất công, hiểm ác; cũng như cảm được nỗi đau của một người dân khi thấy đất nước đang dần dần bị ngoại bang xâm lấn. Và chị đă không ngần ngại đứng lên để chống lại thái độ “hèn với giặc – ác với dân”và những nguyên nhân đưa đến những thảm cảnh nêu trên. Chị đă viết:

"Nếu tôi chết xin ghi lên huyệt mộ

Rằng đây là người yêu nước thương dân."

Chị Trần Khải Thanh Thủy không có phép thần nào để cứu đồng bào của chị. Chị chỉ có một tấm ḷng và ng̣i bút, và chị đă chép xuống nhiều ngàn trang giấy tất cả những ǵ chị có, và đặt cả trên giấy là sinh mạng của chị và rất nhiều nỗi gian nan cho toàn gia quyến.

"Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh". Giặc nội xâm, thứ giặc hiếm khi thấy trong lịch sử dân tộc, chính là sự phản bội của những người đang lănh đạo đất nước. Bên cạnh thái độ quị lụy với giặc và hùng hổ với đồng bào ḿnh, bọn giặc nội xâm này cũng đang đưa đất nước vào những tai hoạ khôn lường để đồi lấy chỗ dựa cho quyền lực của họ. Trước bộ máy bạo hành khổng lồ của bọn giặc nội xâm đang dần dần nghiền nát cả đất nước và dân tộc Việt, người con gái nhỏ nhắn mang tên Phạm Thanh Nghiên vẫn không bị khuất phục. Bộ máy công an trị với toà án lưu manh làm công cụ khủng bố tuy có thể giam cầm thân xác chị nhưng chắc chắn không thể giam cầm ư chí kiên cường của ḍng máu Trưng Triệu. Và hẳn là nhà cầm quyền ươn hèn một lần nữa phải muối mặt trước những lời lẽ đanh thép của chị Phạm Thanh Nghiên: “Nếu tôi bị bắt giam th́ chắc chắn "tội" của tôi - và đó là tội duy nhất của tôi - là đă dám công khai báy tỏ ḷng yêu nước của ḿnh. Và nếu v́ yêu nước mà bị giam cầm th́ tôi rất sẵn sàng và hănh diện đón nhận bản án tù ấy bất cứ lúc nào”

Những người như Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên đă theo gương anh hùng của những phụ nữ bất khuất trong lịch sử dân tộc như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Trinh Nương hay gần hơn là ḍng máu của Bùi Thị Xuân, Cô Bắc, Cô Giang. Các chị đă đem lại vinh dự cho hàng ngũ phụ nữ Việt Nam, bên cạnh những nam nhi ưu tú khác, đang dấn thân đấu tranh cho cùng mục tiêu giải phóng quê hương khỏi chế độ bạo tàn, bán nước, để dân tộc được sống với đầy đủ nhân phẩm và có thể vươn lên cùng nhân loại.