CHẮC MÁ TAO MỪNG LẮM...

 

         Vơ Đại Tôn (Indonesia-Singapore).

 

Chiều trên đảo Galang. Nắng chưa tắt và hơi gió biển từ xa thổi vào lành lạnh, dường như có mùi muối mặn. Chúng tôi trong phái đoàn Văn Khố Thuyền Nhân, mỗi người mang một tâm trạng riêng nhưng cùng chung một tâm nguyện, âm thầm thắp nhang cắm trên các mộ bia hoang tàn. Nhiều mộ bia đă bị đập phá, gạch đá nằm lăn lóc, cỏ cháy vàng khô. Nhiều tấm bia đă phai mờ chữ khắc, nhiều tấm bia không có năm sinh, chỉ ghi ngày chết. Tất cả, tất cả đều im lặng, hoang vu, ngậm ngùi. Trên bục đá cao c̣n sót lại một cột cổng bằng xi-măng vào nghĩa trang, màu sơn trắng đă thành rong rêu loang lổ, ai đă sơn thêm ba sọc màu đen từ trên xuống dưới, thành lá cờ tang của Tổ Quốc, bơ vơ nơi xứ người. Trông thật ảm đạm, đ́u hiu, tôi nghĩ đến những ḍng nước mắt màu đen của Dân Tộc hôm qua và hôm nay. Tôi cúi đầu khấn nguyện, cắm nhang trên những nấm mộ vô danh, và tôi đang khóc trong ḷng. V́ tuổi già leo dốc cao, và v́ quá xúc động trước cảnh tượng điêu tàn hoang sơ này, tôi chợt cảm thấy ḿnh ngộp thở, vội trao lại bó nhang đang bùng khói cho người bạn đồng hành trong đoàn, từ Mỹ qua. “Anh cắm nhang tiếp giùm tôi đi, tôi chóng mặt quá!”. Tôi đến ngồi bên cạnh một mộ bia đă bị đập vụn, nghĩ về thảm trạng của cả một trời quê hương, bên kia bờ biển Đông, và nghĩ đến những người đă chết bên này đại dương.

 

Dưới chân nghĩa trang, dọc theo con đường ṃn, có một khu rừng. Một tấm bảng chỉ đường ghi bằng tiếng Anh : “Body Tree”. Trong lùm cây, có một cây đa già buông nhánh và rễ xuống tận đất. Có người nói đấy là cây bồ đề, và bảng chỉ đường “Body Tree” có nghĩa là khu cây bồ đề. Nhưng sự thật không phải như vậy. Dưới gốc cây có dựng ba kệ bàn thờ nhỏ có mái che như cái “trang” bằng gỗ sơn màu đỏ. Thuyền nhân trên đảo trước đây và dân làng địa phương gọi là “Miếu Ba Cô”. Vài anh em trong phái đoàn, đă từng sống trên đảo này, kể lại cho tôi nghe là có ba cô gái trên đường vượt biển đă bị hải tặc hăm hiếp, khi đến được trại tỵ nạn trên đảo đă quá tủi nhục và uất hận, ra treo cổ tự tử trên cành cây đa vào ban đêm. Trong ba người, có hai chị em ruột tuổi c̣n nhỏ. Đồng bào tỵ nạn trên đảo đă lập miếu thờ và dân làng địa phương cho đến nay vẫn c̣n ǵn giữ nơi này, tin tưởng là chốn linh thiêng. Tôi nghĩ đến tấm bảng chỉ đường “Body Tree”, có lẽ là nơi “Cây treo xác người” chứ không có nghĩa là cây bồ đề. Tôi lặng người, đứng nh́n khu miếu hoang vu này, ngậm ngùi nghĩ đến thân phận của những người con gái Việt Nam, vào lứa tuổi con-em của tôi, đă theo gia đ́nh vượt biển t́m Tự Do, để rồi phải chết trong cảnh oan khiên. Hương lạnh hoang tàn, cô đơn nghiệt ngă. Không biết thân nhân của những người con gái đau thương này, đă được định cư tại một nơi nào đó trên thế giới tự do, có bao giờ trở lại để thắp một nén nhang cầu nguyện ? Anh em trong Văn Khố Thuyền Nhân có ghi lại chi tiết về những cái chết tận cùng khổ nhục này của các cô gái Việt Nam, nhưng tôi chỉ viết lại cảm xúc của riêng tôi vể cảnh tượng. Tôi lại nh́n ra biển khơi và thấy hiện ra căn nhà nghỉ mát đồ sộ nguy nga của con gái tên thủ tướng việt cộng Nguyễn Tấn Dũng trên bờ biển Nha Trang mà tôi đă thấy h́nh đăng trên báo chí hải ngoại mới đây. Căn nhà nghỉ mát của “con gái siêu đại gia tư bản đỏ” này, ở Nha Trang,  và cái ‘Miếu ba Cô” hoang vu trên đảo Galang chiều nay, là nghịch cảnh có thực trong cơi đời này. Nghịch cảnh giữa những người con gái Việt Nam, đang sống và đă chết bên bờ biển Đông, trong hàng triệu nghịch cảnh giữa ḷng Dân Tộc. Những người nào c̣n chút lương tâm, luôn cả nhân loại nếu c̣n lương tri, sẽ tự t́m ra câu trả lời v́ sao ? Trong thời đại này, theo thời gian và theo vị kỷ của con người, có lẽ hai chữ “lương tâm” đang nằm im trên trang giấy trong tự điển.

 

 

Ngồi trên xe rời xa đảo trên đường về lại thị trấn quận hạt Batam, tôi nghĩ thêm được những câu kết trong bài trường thi “Hồn Ca Trên Biển Đông” mà tôi đang “viết” trong đầu về linh hồn những người đă chết với những nấm mô điêu tàn :

 

Hồn măi c̣n đây, dù bia mộ hoang vu

Không tên tuổi – sá ǵ tên với tuổi !

Dù xác thân đă ḥa chung cát bụi

Biển Đông c̣n - Hồn măi sống thiên thu !

 

Năm 2005, Hà Nội đă làm áp lực với các chính phủ Mă Lai và Nam Dương để đập phá các tấm bia tưởng niệm Thuyền Nhân đă chết trên biển Đông, và bây giờ, năm 2009, khi chúng tôi đến đây, Hà Nội vẫn tiếp tục yêu cầu chính quyền Nam Dương đóng cửa các khu di tích, xóa bỏ tất cả dấu vết Thuyền Nhân trên các đảo ! Bạo lực và hận thù của một chế độ từ bên kia bờ đại dương đang vói tay qua sóng nước trùng khơi để hủy bỏ chứng tích tội ác của họ, trên những ngọn đồi xứ lạ, nghĩ rằng rồi đây nhân loại sẽ không c̣n thấy những di tích tang thương này của Dân Tộc Việt Nam. Rồi đây, những bia mộ hoang tàn c̣n sót lại này, rồi đây “Miếu Ba Cô” tịch liêu này, có c̣n không ? Tôi nh́n lên trời cao, gió chiều thổi đám mây trắng bay về cơi mênh mông vô định. Ḷng tôi đang quấn khăn tang như màu mây trắng. Tôi nghĩ đến thân phận Dân Tộc của tôi, vong linh những thuyền nhân đă chết, và h́nh ảnh các cô gái Việt Nam treo cổ trên cành cây đa nơi xứ người ! Một trang sử màu đen loang lổ những vệt máu khô.

 

Chiều nơi khu Geylang. Sau những ngày làm việc tại Indonesia, chúng tôi đi phà từ đảo Pinang về lại Singapore để chờ máy bay “hồi hương” ! Không phải bị “cưỡng bức hồi hương” như một số thuyền nhân trên các đảo trước đây. V́ anh em chúng tôi trong phái đoàn phải tự túc mọi chi phí, và đây không phải là chuyến đi du lịch vui chơi, cho nên chúng tôi phải t́m nhà trọ tại một khu xa thành phố để tiết kiệm tối đa. Khu Geylang hổn tạp, xô bồ, đa số là dân lao động tứ xứ với đủ sắc dân, Tàu, Ấn Độ, Mă Lai, Nam Dương, luôn cả du khách ba-lô từ các nước phương Tây dồn về. Ban ngày dường như ai cũng ngái ngủ, quán xá phần đông đóng cửa, nhưng từ 3-4 giờ chiều cho đến sáng hôm sau th́ tấp nập ḍng người chen chân qua các khu phố. Bàn ghế ăn uống nhậu nhẹt đặt sát lề đường, không c̣n một chỗ ngồi. Các quán ăn rộn rịp, om ṣm đủ mọi thứ tiếng. Xe cộ dập d́u, mạnh ai nấy băng qua đường, xe phải tránh người. Từ nhà trọ, tôi lang thang bách bộ đi qua các con hẻm để quan sát cảnh sống ban đêm nơi xứ người. Tại nhiều góc hẻm, dân chúng tụ tập quanh các bàn cờ bạc đủ loại, tài xiu, sóc dĩa, quay số... không thấy bóng một cảnh sát viên nào. Ở đâu tôi cũng thấy các cô gái phấn son, ăn mặc hở hang khiêu gợi nhưng có vẻ nghèo nàn. Toàn là gái trẻ, có nhiều cô chỉ vào lứa tuổi 14-15. Có cô đứng ngay bên lề đường để đón khách, có cô th́ ngại ngùng nép ḿnh bên vach tường phố, đưa tay nhẹ vẫy, với nụ cười chập chờn qua ánh đèn màu ḷe loẹt. Mỗi lần tôi đi ngang các cô gái này, cô nào cũng bập bẹ nói tiếng Anh “You go – Me good !”. Linh cảm cho tôi biết đa số là những cô gái Việt Nam. Ḷng tôi se thắt lại. Đây là khu ăn chơi b́nh dân, giang hồ tứ chiếng, và tôi chợt nh́n thấy nhiều thanh niên bụi đời đang đứng trong bóng tối ŕnh rập, canh chừng các cô gái. Ma-cô đầu gấu. Thỉnh thoảng các cô lại đến th́ thầm ǵ đó, móc túi đưa tiền cho các gă, hoặc đi theo khách vào các nhà trọ trong khu vực. Tại nơi chúng tôi tạm trú, tôi thấy có tấm bảng ghi $10 đô la Singapore 1 giờ thuê pḥng. Các cô gái trẻ đi với khách đủ loại và mất hút vào cầu thang, có cô thản nhiên, có cô rụt rè. Đi qua chỗ mấy sạp bán trái cây, đặc biệt là sầu riêng thơm lừng, trước cửa một khu “disco” đèn chớp sáng, tôi thấy các cô gái ăn mặc rất khêu gợi và tôi cũng được mời “You go – Me good”. Tôi lắc đầu bước đi và thoáng nghe sau lưng mấy cô nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt.

 

Bước vào một tiệm đổi và chuyển tiền để đổi một ít tiền Singapore (thường được gọi là đô la Sin) để đi ăn tối, tôi thấy hai cô gái đang đứng trước quày. Tôi sắp hàng đứng sau lưng. Hai cô cũng mặc quần ngắn, áo mỏng manh, tuổi nhỏ khoảng 16-17, son môi đỏ chói. Chợt tôi nghe một trong hai cô, sau khi chuyển xong tiền, buộc miệng nói tiếng Việt : “Kỳ này tao gửi về được 50 đô. Chắc má tao mừng lắm !”. Cô kia thở dài : “Tao chưa gom đủ tiền, cuối tháng mới gửi được về nhà”.Rồi cả hai bước ra cửa. Tôi vội đổi một ít tiền, chạy theo hai cô gái, vào một quán ăn bên đường. Tôi đến đứng bên cạnh bàn hai cô đang ngồi, định bắt chuyện th́ một trong hai cô đă hỏi ngay : “You go – Me good” ! – Tôi ng̣i xuống bàn và nói nhỏ : “Tôi là người Việt mà. Mời hai cô ăn uống ǵ với tôi cho vui”. Cả hai cô đều nh́n tôi ngạc nhiên rồi hỏi nhỏ, bằng tiếng Việt : “Bác ở đây hay là người nước ngoài tới chơi ? Bác “đi” không ? “Đi” một đứa hay cả hai cũng được, “xâu” luôn nha !”. Tôi mĩm cười : “Hai cô ăn uống ǵ không, tôi mời đó. Tôi ở xa mới tới đây, ngày mai đi rồi”. Tôi gọi ba tô ḿ và nước dừa tươi. Sau một vài phút th́ thầm gợi chuyện, có lẽ thấy tôi là một “ông già” không có t́nh ư ǵ xấu, hai cô bắt đầu cởi mở hơn, gọi tôi bằng ông và tự xưng là cháu,  và vừa nói chuyện vừa nh́n quanh. Thông thường, các cô gái làm nghề này lâu năm th́ trường đời đă dạy thêm chua ngoa, lừa lọc, phịa chuyện đau thương để làm động ḷng khách, nhưng riêng với hai cô gái này, tôi nhận thấy vẫn c̣n chất đồng quê chân thật. Hơn nữa, tôi chỉ gợi chuyện hỏi về những điều không đi sâu vào đời sống riêng tư và đường dây chuyển người. Tôi được biết : - Hai cô gái này đều 18 tuổi, quê ở Vỉnh Long, sang đây được gần một tháng nay. Cuối tháng sẽ đi phà qua quận Batam ở Nam Dương rồi về lại Singapore, ở thêm mỗi lần như vậy được một tháng như là khách du lịch, nhưng chỉ tối đa được ba lần mà thôi. Tôi được biết thêm là tại khu vực này đa số đều là gái từ miền Nam qua, gọi là đi du lịch hoặc xin học nghề, có người bảo lănh lo mọi thủ tục. Có luôn cả người đi theo canh chừng. Các cô lén chỉ cho tôi mấy gă thanh niên đang ngồi ăn ở góc quán. Không được ngồi chơi với khách, phải dẫn khách đi ngay vào nhà trọ thuê pḥng, hoặc qua giờ hoặc qua đêm. Nếu ngồi nói chuyện lâu th́ phải trả tiền như là “bao trọn”, với sự đồng ư của mấy gă “đầu gấu”, cũng toàn là người Việt, hoặc là phải “báo cáo” với má-ḿ. Phần đông các cô đều là gái miền quê, muốn đi t́m chồng ở Singapore hoặc được cam kết cho đi học nghề, nhưng thực ra là qua đây bị ép buộc phải “đi khách”. Trước khi đi phải đóng tiền thế chân khoảng 2.000 mỹ kim cho môi giới, và mỗi tháng phải đóng tại đây 700 tiền đô la Sin. C̣n lại bao nhiêu th́ được tiêu xài hoặc gửi về gia đ́nh. Trung b́nh mỗi cô “làm” được khoảng 1000 đô Sin mỗi tháng nếu đắt khách, nhưng những cô lớn tuổi, từ 25 trở lên đều bị chê là già, không ai gọi đi. Càng trẻ càng có giá, tôi được biết thêm là có nhiều cô chỉ mới 15 tuổi cũng đi “học nghề” và được khách ở Singapore ưa chuộng “tuổi trẻ” lắm. Ở Singapore có một khu riêng chỉ toàn gái dưới 15 tuổi, cũng từ Việt Nam qua. Tôi im lặng ngồi nghe, rợn người, thỉnh thoảng gợi thêm chuyện để t́m hiểu. Các cô được đưa qua đây, 10 cô ở chung một pḥng, ăn uống tự túc, ban ngày ngủ, ban đêm ra phố “làm việc”, có đầu gấu đi theo để thu tiền và bảo vệ. Gia đ́nh ở quê nhà chỉ biết lo chạy tiền, vay nợ, để gửi con gái ḿnh đi học nghề ở nước ngoài. Đang ngồi nói chuyện, có má-ḿ cũng người Việt đến bàn hỏi hai cô là tôi có “đi” không ? Tôi vội trả lời thay, là tôi chỉ ngồi ăn uống cho vui thôi. Má-ḿ giục hai cô ra xe taxi chờ sẵn v́ có khách bao đi đêm, tôi phải trả 10 đô Sin cho buổi nói chuyện ngắn ngủi này, coi như là tiền “tiếp khách chay”.  Hai cô chào tôi rồi chạy ra xe, taxi lách qua ḍng người mất hút vào đám đông.

 

Tôi thẩn thờ quay về nhà trọ, đi giữa đám đông xa lạ, chợt thấy ḿnh lạc lơng bơ vơ. Tôi nghe nói là Singapore gần đây đă nới lỏng việc phục vụ khách du lịch về mọi phương diện, kể cả mại dâm trá h́nh, để tăng trưởng kinh tế và nhất là để đáp ứng nhu cầu cho dân số nam nhiều hơn nữ. Riêng về ma túy th́ kiểm soát rất gắt gao, vẫn c̣n thực thi án tử h́nh. Ở Singapore hiện nay, t́m được một người vợ vừa ư và làm đám cưới là một điều ảo tưởng, đa số đàn ông không thể thực hiện được. Các cô gái Việt Nam đă đáp ứng nhu cầu đó, qua nhiều đường dây môi giới. Lịch sử Dân Tộc chúng ta trước đây chưa bao giờ xảy ra hiện tượng buôn người ra nước ngoài như hiện nay.    

 

Tôi bước đi giữa ḍng người nơi xứ lạ, tại một khu vực nghèo nàn, hổn tạp, mà ḷng tôi xốn xang. Thương nước, thương cho các thế hệ tuổi trẻ cùng chung ḍng máu phải t́m mọi cách qua xứ người để bán thân nuôi ḿnh và gia đ́nh, và luôn cả thương ḿnh đang lưu vong. H́nh ảnh căn nhà nghỉ mát nguy nga của cô con gái thủ tướng việt cộng tai bờ biển Nha Trang, h́nh ảnh “Miếu Ba Cô” trên đảo Galang, h́nh ảnh chiếc xe taxi chở hai cô gái Vỉnh Long bằng tuổi con-cháu tôi chạy vù trong bóng đêm tai khu Geylang, đi về đâu và sẽ bị dày ṿ trong ṿng tay ai... đang âm thầm bước theo tôi, sẽ đồng hành cho đến cuối hành tŕnh c̣n lại trong đời. Và câu nói của cô gái bán thân gửi về cho mẹ 50 đô la Sin “Chắc má tao mừng lắm”, măi c̣n văng vẳng bên tai tôi. Dân Tộc tôi dưới chế độ cộng sản thực sự là một khổ nạn đến tận cùng !. Mong rằng hai chữ “lương tâm” của con người sẽ không c̣n nằm im trên trang giấy trong tự điển.

 

Vơ Đại Tôn

Chiều Geylang, Singapore.

16.10/2009.