Một chuyến đi California năm 2015
Đến Nam Cali.
Năm nay, được Ngô Đ́nh Duy gửi cho Chương tŕnh Hội Ngộ Kỹ Thuật Cao Thắng, tôi muốn tham dự để được gặp Thầy cũ và các đồng môn Cao Thắng, Hội ngộ được tổ chức ngày Thứ Bảy 4-7-2015 tại Santa Ana, nhân ngày lễ Độc Lập của nước Mỹ, thêm nữa là Đại nhạc hội Cám Ơn Anh kỳ 9, tổ chức tại San Jose ngày Thứ Bảy 11-7-2015, nhân tiện nhà tôi muốn đi thăm người cậu họ, nên chúng tôi kết hợp, lấy vé máy bay đi sang Santa Ana, tại đây sẽ đi thăm người cậu, người em chú bác, dự Hội Ngộ rồi bay lên San Jose thăm thân nhân, dự Hậu hội ngộ và tham dự ĐNH Cám ơn anh.
Sau khi lấy vé máy bay, tôi gửi điện thư cho Ngô Đ́nh Học cho biết tôi sẽ đến San Jose, đáng tiếc, Học cho biết là đă mua vé cùng gia đ́nh đi nghỉ hè ở Hawaii, trong thời gian tôi có mặt ở San Jose. Ngô Đ́nh Học có học với tôi trước năm 1972 tại Trung Học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ Sàig̣n. Được biết Học là một trong những người xây dựng bộ gơ chữ Việt WinVNKey từ thập niên 1990, cho đến nay chỉ c̣n vài người tiếp tục theo dơi để cải tiến, đây là bộ gơ có thể gơ chữ Hán, Nôm, Phạn. Học cũng là một trong những người tranh đấu với tập đoàn Unicode để thiết kế chữ Việt như các bảng mă Pháp, Đức, nhờ vậy ngày nay chúng ta có thể sử dụng dễ dàng các chữ nước khác.
Không gặp Học, tôi cho rằng chưa có đủ duyên, để rồi sẽ trở lại San Jose trong chuyến đi khác.
Đến Nam Cali, tôi sẽ về ở nhà người em họ, con của chú tôi, thuở nhỏ ở quê nhà, chúng tôi có những người bạn chơi chung, lớn lên đi học, đi lính mỗi người ở một nơi, cho nên về ở nhà chú em nầy, để nói chuyện gia đ́nh, làng xóm, ôn lại những kỷ niệm xa xưa.
Chuyến bay của tôi đi, từ phi trường của thành phố Louisvlle, Kentucky phi cơ bay sang Las Vegas, trước khi tới phi trường Orange County, cũng gọi là phi trường John Wayne, trong phi trường có tượng của tài tử John Wayne. Ông sinh quán tại Iowa, sau theo gia đ́nh dời về Los Angeles.
Chuyến bay phải chuyển phi cơ tại phi trường Las Vegas, trên phi cơ nh́n xuống thấy nhà cửa, phố xá ngăn nắp và phi trường kề những ṣng bạc, nằm trong những cao ốc bề thế, đèn điện sáng trưng khoe vẻ muôn màu.
Trong phi trường ở giữa những lối đi, cạnh những quầy vé của các hăng hàng không là những máy kéo, phục vụ khách hàng trong khi chờ đợi tới chuyến bay, cũng để vét sạch túi trước khi khách trở lại nhà ḿnh. Măi lo đi t́m Gate để chuyến chuyến, thoạt tiên nh́n thấy ánh đèn xanh, đỏ và những bảng vẽ nhiều màu, tôi nghĩ đó là những quầy hàng bán ḿ hay hủ tiếu, cho đến khi t́m được Gate, an vị xong, nhà tôi mới bảo nh́n xem, người ta đánh bạc ở máy kéo, lúc đó tôi mới hiểu ḿnh đă "nh́n gà hóa quốc".
Máy kéo trong Mc Carran International Airport ở Las VegasChúng tôi khởi hành lúc 3 giờ 45, khi đặt chân xuống phi trường John Wayne, đồng hồ chỉ 8 giờ 05, thật ra lúc đó đồng hồ tay của tôi chỉ đúng 11 giờ 05, nói chính xác hơn là Kentucky thời gian đi trước California là 3 giờ.
Tại đây tôi đă thấy anh Tuệ Linh, anh đứng ở chỗ lấy hành lư, đợi tôi từ lúc nào rồi. Lấy hành lư xong, anh Tuệ Linh đưa tôi đi ăn ở Bồ Đề Tịnh Tâm Chay tại 15352 Beach Blvd. Westminster, tôi không ngờ quán nầy tôi đi ăn đến 3 lần và Hội ngộ Cao Thắng năm 2015, tổ chức tại Moonlight Restaurant and Banquet 15440 Beach Blvd, Suite # 118 Westminster, CA 92683 cách vài ba cửa hàng mà thôi.
Chúng tôi kẻ dùng hủ tiếu, người dùng ḿ. Ăn xong anh Tuệ Linh đưa về nhà chú em cũng đă hơn 10 giờ. Thế là ngày đầu tiên trong chuyến đi nầy, tôi đă đến Nam Cali.
Louisville 17-7-2015
Gặp lại người bạn tù
Thỉnh thoảng đọc báo, tôi thấy có bài viết của Huỳnh Hữu Ủy, nhưng tôi thật không biết làm sao để liên lạc được anh. Huỳnh Hữu Ủy và tôi là những người tù cải tạo ở Kà-Tum, anh ở cùng B11 với tôi, thường cùng với Phạm Ngọc Quỳnh, Trần Ngọc Tân ở B9 ngồi uống trà ở nhà ăn bàn chuyện văn thơ, Tết cùng nhau bói Kiều, ra trại một hôm t́nh cờ gặp anh, cùng ngồi uống cà-phê ở Brodard trên đường Tự do cũ của đất Sàig̣n đang độ tan thương, ôn lại chuyện tù.
Duyên đâu dung ruổi, nhà văn Phạm Cao Hoàng thương t́nh gửi tặng cho tôi quyển Mơ Cùng Tôi Giấc Mơ Đà Lạt, do Thư Ấn Quán ấn hành, sách in giấy láng, tŕnh bày tao nhă, trong đó có bài anh viết về nhừng lần họp mặt với bạn bè, trong đó có nhắc đến Huỳnh Hữu Ủy. Tôi gửi Email cám ơn anh đă tặng sách và xin anh địa chỉ liên lạc với Huỳnh Hữu Ủy, nhờ vậy, trước khi đi sang Nam Cali, tôi đă Email cho bạn, Ủy trả lời sẽ đón tôi ngày hôm sau, chừng khoảng 10 đến 11 giờ để đi ăn sáng, uống cà phê.
Khoảng hơn 10 giờ sáng Thứ Ba 30-6, Ủy đến nhà tôi ở trọ, anh mang theo tác phẩm Mấy Chân Dung Văn Nghệ Hiện Đại với lời đề tặng: Tặng anh Huỳnh Ái Tông, gặp lại ở California sau gần 40 năm từ Kà-Tum. Cuối tháng 6. 2015. Huỳnh Hữu Ủy. Anh cho biết những quyển sách về mỹ thuật đă hết rồi, nên không c̣n để tặng cho tôi.
Rồi anh đưa tôi đi uống cà phê, trên đường đi, anh cho biết v́ thích yên tịnh nên anh không chọn những quán quanh khu Little Sàig̣n, anh lái xe chui qua xa lộ 405 tôi đoán anh đi về hướng Nam và cuối cùng dừng ở khu người Mỹ, vào hiệu cà phê Starbuck, chúng tôi dùng bánh ngọt uống cà phê, nói đúng ra chỉ có tôi ăn, c̣n Ủy cũng lấy cái bánh, nhưng chỉ uống cà phê.
Huỳnh Ái Tông và Huỳnh Hữu ỦyChúng tôi hỏi thăm nhau về đời sống hiện nay, Ủy than phiền một chút về đứa con trai đă tốt nghiệp đại học, nhưng không đi theo con đường sự nghiệp của anh, tôi hỏi anh về Vũ Hữu Thuận người đă giúp tôi sớm thoát khỏi nhà tù, về Mai Hiên, người đă gian lao cùng nhà tôi đi vào đồn điền cao su ở B́nh Dương, để nộp đơn xin cho tôi "hồi hương lập nghiệp", khi tôi ra khỏi trại tù, tôi có t́m đến nhà Mai Hiên ở đường Lư Thái Tổ, xế cửa bệnh viện Nhi đồng, gặp để cám ơn Mai Hiên, chỉ lần đó, lần sau đến thăm, chị đă vượt biên, nay cũng đă lập gia đ́nh, định cư ở Cali. Ủy hứa cho tôi số phone của hai người.
Trong khi hàn huyên với nhau, tôi nhận được cú phôn, nhà tôi cho biết chú em mời chúng tôi đi ăn cơm trưa, Ủy phải đưa tôi về, đáng lư ra, chúng tôi c̣n tṛ chuyện lâu hơn, chuyện về xứ Huế của Ủy, nơi đó thời sinh viên tôi đă từng đến vài lần, được anh Trần Quang Thuận xin phép Ôn Đôn Hậu, cho leo lên 6 tầng tháp Phước Duyên, được Đại Đức Chơn Thiện cho người đưa đi ăn bánh bèo Vĩ Dạ, được đi đ̣ trên Sông Hương, được BCH Tổng Hội Sinh Viên Huế năm 1965, tổ chức cho đi thăm nhà mát Cậu Cẩn và tắm ở biển Thuận An, được nằm ngủ trưa trên cửa Ngọ Môn khi đi thăm viếng Thành Nội, được đi ăn Cơm Âm Phủ với anh Kiêm, anh Phước THSV Huế và Vĩnh Kha nguyên Chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Quốc Gia Việt Nam.
Tháp Phước Duyên trong khuôn viên chùa Linh Mụ bên bờ Sông HươngThôi th́ hẹn khi khác, gặp lại Huỳnh Hữu Ủy để được nghe nói về những bức tranh xưa. lần nầy sẽ được đọc những bài của Ủy viết về Tuệ Sỹ, Viên Linh, Đỗ Long Vân, Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền và những nhà thơ như Hữu Loan, Hoàng Cầm, Quang Dũng… trong tập sách nói trên.
Ở đời ai cũng sợ tù tội, ai cũng muốn dấu kín lư lịch tù của ḿnh, nhưng "tù cải tạo" dưới chế độ Cộng sản, chỉ dành cho các sĩ quan từ cấp Tướng, Tá cho đến cấp Úy, họ là những người bị tù đày, ngược đăi v́ tội bảo vệ cho Tự do, hạnh phúc của nhân dân miền Nam. Trừ có duy nhất cựu Thống Tướng Lê Văn Tỵ v́ bạo bệnh mất ngày 20-10-1964 thọ 61 tuổi và 5 Đại tướng sau đây không bị tù. Đó là hàng tướng Dương Văn Minh, tướng di tản Trần Thiện Khiêm, tướng di tản Cao Văn Viên, tướng bị lưu đày Nguyễn Khánh và cựu tướng Đỗ Cao Trí (tử trận ngày 23-2-1971, được truy thăng)
Louisville, 18-7-2015
Ăn cơm gia đ́nh với Huỳnh Hữu Ư
Chia tay với Huỳnh Hữu Ủy xong, vợ chồng Huỳnh Hữu Ư đưa chúng tôi đi dùng cơm chay ở nhà hàng An Lạc Duyên, nằm trong khu chợ người Hàn Quốc, là một nhà hàng của người Việt do sư cô Tịnh Phước trông nom, thỉnh thoảng tiếp khách và trông nom nấu ăn. Ni cô cho biết, quán không dùng bột ngọt, lợi nhuận dùng vào các công tác từ thiện cho Việt Nam.
Nhà hàng An Lạc Duyên
Sư cô Tịnh PhướcNhà hàng tọa lạc tại địa chỉ 8851 Garden Grove Blvd. Suite #115 Garden Grove, CA 92844
Những món ăn của Nhà hàng An Lạc Duyên, theo khẩu vị của tôi, tương đối ngon hơn Bồ Đề Tịnh Tâm Chay, yên tịnh hơn, đạo vị hơn.
Trên một bức tường có cảnh một thác nước đỗ và trên tường khác có tượng đức Bổn sư, một tường có TV tŕnh bày các thức ăn chay, trông thật là đẹp mắt.
Nhân dịp nầy, tôi muốn nói một chút về Huỳnh Hữu Ư và đại gia đ́nh của chúng tôi, ông nội tôi có 4 người con trai, bác tôi lót chữ Bá, thân phụ tôi lót chữ Văn, chú áp út lót chữ Bá và chú út là thân phụ của Ư lót chữ Văn. Đến Bác tôi con trai cũng lót chữ Bá, thân phụ tôi lót chữ Ái cho tất cả 3 con trai, chú áp út của tôi dùng chữ lót là Thanh, là Bảo và thân phụ của Ư dùng chữ Hữu lót cho 3 người con trai.
Lúc c̣n nhỏ, Huỳnh Hữu Ư học trường làng, rồi trường tỉnh Long Xuyên, Sàig̣n, Châu đốc, rồi bị động viên đi Thủ Đức, sau khi ra trường chọn Địa Phương Quân để về quê nhà, năm 1969 trách nhiệm bảo vệ thị xă Long Xuyên, tôi về thăm nhà, đơn vị ĐPQ của Ư chốt ở khách sạn Kim Tinh, trung tâm thị xă, Ư lấy 1 pḥng cho tôi nghỉ qua đêm, để mấy anh em tối tiện đi uống bia, rồi về sau Ư chuyển qua ngành Cảnh Sát, làm Trưởng Chi Cảnh Sát quận Phong Điền tỉnh Cần Thơ.
Huỳnh Hữu Ư, Huỳnh Ái Tông, Bùi Kim Chi, Chung Cẩm Sánh
Sau 30-4-1975, Ư phải đi học tập cải tạo, từng ở tù chung với ông Đạo Dừa, có cô bạn gái ở Phong Điền đi thăm nuôi, nên khi được ra khỏi trại, lập gia đ́nh với cô nầy, cả hai chỉ có 1 con trai, được đi sang Mỹ diện HO, nay có shop may ở Santa Ana, mấy năm trước tôi có sang thăm, ở với Ư mấy ngày, lần nầy tôi cũng chọn ở đây, để anh em c̣n có th́ giờ nói chuyện về nguồn gốc gia đ́nh, tôi may mắn có được 1 tập gia phả và cũng có dịp đi t́m thân nhân ở Tham Buôn thuộc xă Mỹ Hội Đông, Long Xuyên. Tôi lớn hơn Ư vài tuổi, nhưng bên nội cũng như bên ngoại của thân phụ tôi và Ư, tôi được may mắn biết nhiều và rành hơn Ư, những điều nầy tôi cũng cần kể cho Ư nghe để biết thêm.
H́nh như gia đ́nh Ư ăn nhà hàng An Lạc Duyên nhiều lần, nên rành món ăn ngon và cô Tịnh Phước cũng đến bàn chào hỏi.
Lần nầy qua Cali, quán ăn Vạn Hạnh trên đường Bolsa đă đóng cửa, gần đó quán Zen của Lư Kiến Trúc vắng tanh, nghe đâu anh ta về Việt Nam, do nhà cầm quyền mời, được tiếp đăi và khi trở về, được cộng đồng Việt Nam ở Santa Ana quan tâm đến.
Ư cũng bận trông nom, điều hành Shop may quần áo, nên thỉnh thoảng sáng đi uống cà phê với chúng tôi ở Lily’s Barkery hay Crossant Doré.
Tông và Huỳnh Hữu Ư tại LiLy’s Barkery
Có hôm cả gia đ́nh Ư và chúng tôi đi dạo ở Phước Lộc Thọ, có hôm chạy lên Los Angeles, như đă nói Ư và vợ bận rộn coi Shop may, c̣n chúng tôi bận đi thăm bạn bè, 5 năm rồi mới trở lại Cali.
Huỳnh Hữu Hiệp con của Ư, nhà tôi và vợ chồng Huỳnh Hữu Ư
Với tôi ăn uống không quan trọng, những lúc ở nhà hay đi với nhau, anh em có nhiều trao đổi, ôn lại những kỷ niệm, nhắc lại bạn bè thời ấu thơ và những chuyện liên quan tới đại gia đ́nh chúng tôi, đó là những giờ phút đáng quư ở tuổi "thất thập cổ lai hy" của Ư và tôi.
Lexington 19-7-2015
Thăm vài người thân và bạn cũ
Buổi chiều nhờ anh Tuệ Linh có th́ giờ đưa tôi đi thăm vài người thân và bạn cũ. Trước tiên tôi đi thăm Trương Lam Ngọc là con trai lớn của thông gia tôi, người Nam gọi là thông gia theo danh từ Hán Việt, có nghĩa là sui gia, c̣n người Trung giải thích thông gia có nghĩa là 2 nhà cùng làm sui với một nhà khác, nói rơ hơn gia đ́nh ông A làm sui với gia đ́nh ông C; gia đ́nh ông B cũng làm sui với gia đ́nh ông C, do đó gia đ́nh ông A và B là thông gia.
Tưởng cũng nên nói thêm, khi hai gia đ́nh trong Nam kết thông gia với nhau, th́ cha mẹ của dâu hay rể, xưng hô với nhau là anh, chị sui. C̣n hàng con cái, anh, chị cô dâu hay chú rể, xưng hô với thông gia của cha mẹ ḿnh là chú, thím, c̣n các em của cô dây hay chú rể xưng hô với thông gia của cha mẹ ḿnh là bác. Nhờ vậy người ngoài biết được những anh, chị hay em của cô dâu và chú rể.
Trương Lam Ngọc vượt biên sang Mỹ cùng với người cậu họ, tốt nghiệp đại học ở Mỹ, gia đ́nh ở Việt Nam ươm trồng và buôn bán cây cảnh ở đường Nguyễn Trải, đến Ngọc là 3 đời, Ngọc có vợ là nghệ sĩ Piano Vương Hương, con gái của họa sĩ Trịnh Cung, họ có với nhau một con trai, năm nay vào Đại học, nhưng họ đă ly dị từ lâu, gần đây Ngọc phải nghỉ làm v́ mỗi tuần phải đi lọc thận 3 lần, trước kia sang Nam Cali, tôi đều ở nhà Ngọc, không xa khu Sàig̣n Nhỏ.
Sau khi thăm Ngọc, tôi đi thăm Nguyễn Hoài, Hoài là cháu của bác Nguyễn Đức Lợi, thuở Bác sinh tiền, khi tôi lập gia đ́nh đă phải nhờ đến sự giúp đỡ của Bác, năm vừa rồi tôi đi thăm mộ Bác ở nghĩa trang Vĩnh Nghiêm, nơi đó Bác đă được Ḥa Thượng Thích Thanh Kiểm dành cho một chỗ trang trọng, xứng đáng với những hoạt động của Bác dành cho GĐPT Miền Vĩnh Nghiêm, và tôi cũng đă thăm ngôi mộ của thân mẫu Nguyễn Hoài nằm gần đó.
Do anh Bùi Thọ Thi gần đây sức khỏe kém, nên chúng tôi đi thăm anh, nơi đây 5 năm trước chúng tôi đă tới thăm, khi anh vừa mới làm chủ căn nhà nầy. Tuy anh không được khỏe nhưng đi lại trong nhà vẫn b́nh thường, giọng nói vẫn c̣n hùng hậu, song anh từ chối tham dự họp mặt với chúng tôi ngày hôm sau, v́ anh không được khỏe khi đi lại.
Cuối cùng, tôi nhờ anh Tuệ Linh đưa tôi đi thăm anh Bùi Văn Sớm, bạn đồng môn với tôi trong những năm theo học ở Đại học Vạn Hạnh, từ ban Cử nhân cho đến Cao học, anh Sớm là giáo sư Trung học, sau làm việc ở Nha Khảo Thí, cạnh Trung Học Trưng Vương và Chu Văn An ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sàig̣n. Từ năm 1986 anh đi Mỹ theo diện ODP, là nhà văn bút hiệu Đông An Hồ, chuyên sáng tác truyện bằng văn vần như Thời Hùng Mạt Sử, Truyện Chiêu Quân … do anh viết tay, nét chữ bay bướm, đều đặn chẳng khác nào chữ gơ trên vi tính.
Sau khi tṛ chuyện, để đánh dấu ngày tái ngộ, anh chị mời chúng tôi đi ăn cơm chay, tôi giới thiệu cho anh biết nhà hàng An Lạc Duyên, thế là chúng tôi đến đây lần thứ nh́, ăn cũng chỉ là cách kéo dài cuộc gặp gở sau bao nhiêu năm xa cách, cần có th́ giờ để thăm hỏi, kể cho nhau nghe những người bạn xưa của chúng tôi như Trung Tá Quân Cụ Vũ Văn Trung, Vũ Thế Ngọc tác giả Trà Kinh, Lư Trương Quang, Trần Hổ Từ, Bích Vân, Bích Bướm, Đức - Thủy, Ngọc Mai , cách nay đă 5 năm có lần Vũ Văn Trung đưa tôi đi t́m Sớm, nhưng do anh Trung không nhớ số nhà nên không t́m được, một lần tôi đi thăm Thầy Tuệ Sỹ, lúc sắp ra về lại gặp Ngọc vào thăm Thầy, c̣n Bích Bướm có quán cà phê gần chợ Vườn Chuối, nhưng đă đi Mỹ, Lư Trương Quang không c̣n ở khu cư xá Bưu Điện gần Sân Vận Động Hoa Lư. Bạn đồng môn Vạn Hạnh ngày nay chắc chỉ c̣n Bùi Văn Sớm và tôi, v́ ông Trung vừa mất năm rồi thọ đến 90 tuổi, c̣n Vũ Thế Ngọc ở Cali, tôi bị mất địa chỉ. Bùi Văn Sớm năm nay cũng đă 86 rồi, da dẻ anh hồng hào, không tật bệnh, anh cho biết mỗi ngày dùng cơm gạo lức với chả và uống 4 chai Ensure!!!
Chị Bùi Văn Sớm, anh Bùi Văn Sớm, Bùi Kim Chi, Huỳnh Ái Tông, anh Tuệ Linh
Nhân nói đến ăn cơm gạo lức, trong lúc gần đây bác sĩ gia đ́nh cho biết tôi bị Tiểu đường, nên tôi ăn cơm gạo lức, tránh ăn gạo trắng, nhớ lại thập niên 1980, tôi bị viêm xoang, có người cho biết họ trị bằng cách ăn gạo lức, muối mè th́ hết bệnh, tôi áp dụng ăn theo khoảng ba tháng, nhưng viêm xoang vẫn không khỏi, gần đây tôi có câu hỏi "ăn gạo lức muối mè" là phương pháp trị bệnh, nhưng cũng chưa phải là phương pháp "trường sinh" v́ George Ohsawa tiên sinh sanh ngày 18-10-1893 và mất ngày 23-4-1966, thọ 73 tuổi, tuổi nầy chỉ là tuổi "tri thiên mệnh" của thời ông Đỗ Phủ (712-770) mà thôi.
Có chừng 30 năm, chúng tôi mới gặp lại vẫn thân thiết như ngày nào. Bữa ăn đă mang lại cho anh Bùi Văn Sớm cũng như tôi, sống lại một thời kỳ tươi trẻ của đời sống sinh viên.
Louisville, 20-7-2015
Thăm anh Hiệu Trưởng xưa
Sau ngày 30-4-1975, tôi ḍ t́m, hỏi vài anh Kỷ sư Công nghệ Việt Nam, nhưng không ai biết anh kỷ sư Nguyễn Văn Quán đâu cả, có lần tôi sinh ra nghĩ quấy hay là anh Quán vượt biên, đă gửi thân nơi biển cả.
Năm 2013, ở Nam Cali có cuộc Hội Ngộ Kỹ Thuật Cao Thắng, tôi có biết nhưng không tham dự v́ nguyên nhân nào đó tôi không nhớ được, Ban Tổ Chức có in Đặc san và có lập một danh sách gồm có Hiệu Trưởng, Giáo sư và Cựu học sinh, danh sách nầy tôi có ghi danh, nên có tên và địa chỉ. Nhờ đó, kỷ sư Quán đă gọi điện thoại đến thăm. Khỏi phải nói đến nổi mừng của tôi khi được biết anh và gia đ́nh hiện ở Mỹ.
Năm nay, tôi muốn dự Hội Ngộ nhằm mục đích sang Cali thăm lại bạn bè, v́ vậy trước khi lên đường, tôi đă thông báo cho nhiều người cùng biết, trong đó có anh Quán.
Tôi ra trường Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật, được phân bổ đi dạy ở Trung học Kỹ thuật Y ÚT tại Banmêthuộc, thành phố nầy viết tắt là BMT, tùy theo cảm hứng người có tâm ồn ăn uống, đọc ra là Bánh Ḿ Thịt, người bị đưa đẩy tới xứ cao nguyên nầy, đọc là Bụi Mịt Trời, người có tâm hồn văn nghệ, đọc ra là Buồn Muôn Thuở …
Tôi và anh Lê Văn Hớn, anh xuất thân từ Trường Bách Khoa Trung Cấp Phú Thọ, cùng lên đây nhận việc dạy học từ niên khóa 1966-1967, lúc đó trường do ông Đống Văn Quang, nguyên giáo sư Trường Kỹ Thuật Cao Thắng làm Hiệu Trưởng, anh Nguyễn Văn Huệ tốt nghiệp CĐSPKT khóa đầu tiên làm Giám học, niên học kế anh Đống Văn Quang được thuyên chuyển về Sàig̣n, anh Nguyễn Văn Quán thay thế làm Hiệu Trưởng, giữa niên học tôi bị động viên, nhập ngũ ngày 12-1-1968 vào quân trường Thủ Đức, khi tôi được biệt phái trở về vào đầu niên học 1969-1970, anh Nguyễn Văn Quán đă chuyển về Sàig̣n, làm ở Bộ Kinh Tế, trước đó anh Nguyễn Văn Huệ đă lên làm Hiệu Trưởng.
Đa số các giáo sư của Trường, ở Sàig̣n hay các nơi được phân bổ về Trường nầy, đều ở trong trường, cũng có vài giáo sư có thân nhân ở trọ ngoài phố, trong đó có anh Nguyễn Văn Quán, Nguyễn Đức Thiêm, Nguyễn Đức Lưu.
Năm 1970, tôi được chuyển về Sàig̣n, thuê nhà ở vùng Cây Quéo, anh Nguyễn Văn Quán mở các lớp đào tạo thợ sữa chữa máy lạnh, tủ lạnh ở Trung học Đông Phương, Gia Định, anh có đưa tôi vào dạy với anh một thời gian, sau đó tôi chuyển về ở Cư Xá Đô Thành năm 1971, nên không c̣n cộng tác với anh nữa, và đến năm 1975 th́ mất hẳn liên lạc, tin tức về anh.
Những người ở Trường Kỹ Thuật Banmêthuột, tôi liên lạc được như anh Đống Văn Quang, nay định cư ở Úc, anh Nguyễn Văn Huệ định cư ở Seattle, Washington State, anh Nguyễn Văn Quán ở Nam Cali, ông Nguyễn Văn Anh, Giám Thị nay ở quê nhà gần Thị xă Thủ Dầu Một, có một người bạn rất thân với tôi, là anh Nguyễn Văn Hớn cùng đi dạy ở Banmêthuột, cùng đi khóa 27 Thủ Đức, cùng được phân bổ về Vùng IV, đến năm 1970 cùng chuyển về Sàig̣n, anh dạy ở Trường Kiểu Mẫu Thủ Đức, tôi dạy ở Trung học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ, sau 1975, anh vượt biên sang Đức, nhiều năm tôi cố t́m nhưng không bắt được liên lạc.
Cho nên lần nầy, tôi quyết sang thăm anh Nguyễn Văn Quán, v́ anh chị ấy để trong đời tôi một kỷ niệm khó quên.
Năm đó tôi vừa mới lấy vợ xong, trong dịp nghỉ Hè, tôi vẫn c̣n ở gia đ́nh bên vợ tại Ngă sáu Sàig̣n, một hôm tôi đi đâu một ḿnh, khi về gần tới nhà, vợ tôi chận xe tôi lại và nói vẻ nghiêm trọng:
- Có một cô, bế con vừa mới sanh đến t́m anh, đang đợi anh ở trong nhà!
- Có thật vậy sao ?
- Chuyện quan trọng như vậy! Em không nói đùa !
Thâm tâm tôi, nghĩ rằng không thể nào có chuyện có một người đàn bà, bồng con nhỏ đi t́m tôi. Chuyện ǵ đây ? Tôi mới vừa lấy vợ ! Thế rồi tôi cũng phải chạy xe về nhà để biết chuyện ǵ đang xảy ra.
Dựng chiếc xe Honda Dame xong, nhà tôi cũng vừa bước vào, tôi thấy một chị c̣n trẻ, tay đang bế con nhỏ, trùm kín, chắc vừa sanh khoảng đầy tháng, tôi vội vàng chào hỏi ngay:
- Chào chị !
- Chị ấy cười vui đáp lại ngay và tự giới thiệu:
- Chào anh ! Tôi là vợ anh Quán, từ Tuy Ḥa vào, xin anh chị cho tôi và cháu ngủ nhờ một đêm, sáng mai tôi đáp chuyến bay sớm đi Banmêthuột.
Lúc ấy tôi mới hiểu rơ, vợ con anh Quán v́ không có đường bay thẳng từ Tuy Ḥa đi Banmêthuột, nên phải ghé qua tạm trú nhà của vợ tôi. Nhưng mà tôi không hề nghe anh Quán báo cho tôi biết trước anh có vợ, vợ con anh sẽ đến nhà tôi nghỉ nhờ một đêm, chuyện đáng phiền là tôi vừa mới cưới vợ, có người bồng con nhỏ đến t́m tôi, mà tôi chẳng hay biết chi hết.
V́ nơi đó không phải là nhà của tôi, vă lại cũng không có chỗ tử tế cho chị Quán nghỉ ngơi, tôi phải chạy đến nhà anh Lê Văn Hớn ở gần chợ Thái B́nh nhờ anh cho chị Quán nghỉ qua đêm, nhà anh Hớn có 2, 3 tầng lầu, chỉ có hai mẹ con, anh c̣n độc thân. Hớn vui vẻ giúp ngay, nhờ đó giải tỏa được sự nghi ngờ của gia đ́nh bên vợ đối với tôi. Chắc trên đời, chỉ có tôi mới gặp trường hợp ly kỳ nầy.
Gặp lại anh Quán, anh vẫn gầy như xưa, c̣n chị th́ phát tướng hơn xưa, anh kể cho tôi những ngày anh đến Mỹ, t́m được việc làm dễ dàng, đúng lúc người ta cần đến người chuyên môn như anh.
Anh chị Kỷ sư Nguyễn Văn QuánThời anh Nguyễn Văn Quán ở Banmêthuột là thời Fulro nổi dậy, có những lần chúng tôi bỏ trường, di tản chỗ khác ngủ, có đêm chạy sang ṭa tỉnh lánh nạn, chẳng qua v́ học sinh nội trú gây chuyện ồn ào.
Cho đến năm 1975, Trường Kỹ thuật Banmêthuột là một ngôi trường đặc biệt dành riêng cho các dân tộc thiểu số theo học, họ ở nội trú được chánh phủ nuôi ăn, ở và quần áo. Trường có 2 bộ phận riêng biệt chăm sóc học sinh. Bộ Giáo Dục chịu trách nhiệm dạy nghề, Bộ Sắc Tộc trách nhiệm tuyển sinh, quản lư kư túc xá, trách nhiệm về ăn, mặc trong thời gian các em học 4 năm ở đây, từ lớp Đệ Thất đến Đệ Tứ, phần đông các em là người Chăm ở Phan Rang, người Thái ở Tùng Nghĩa, Lâm Đồng, người Ba-na, Gia- Rai ở Kontum, Pleiku, người Radhé ở Darlac ….
Gặp lại anh chị Nguyễn Văn Quán, gợi lại cho tôi nhớ những ngày trẻ, một thời ở xứ Tây Nguyên, chúng tôi đă chung sống với các em học sinh dân tộc thiểu số, các em luôn luôn có đời sống chân thật, chất phác, hiền ḥa, kính thầy, mến bạn.
Louisville 21-7-2015
Đỗ Vơ Quang và tôi
Thỉnh thoảng tôi cũng xem các trận bóng đá, bóng chuyền, nhưng tôi không có đam mê, cả nhà Ư đang xem trận đấu giữa hai đội nữ Nhật và Anh, trong giải vô địch bóng đá Nữ Thế giới năm 2015 th́ vợ chồng Đỗ Vơ Quang đến thăm, Quang có thú đam mê thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bầu dục …, có lẽ v́ vậy nên anh đến thăm tôi trễ, vào nhà Ư anh vẫn tṛ chuyện với tôi, nhưng mắt vẫn theo dơi trận đấu và anh nhắc lại 4 năm trước đội tuyển Mỹ đă thua Nhật, lần nầy chắc chắn Mỹ sẽ phục thù.
Chị Cúc và QuangQuang người Bắc di cư vào Nam năm 1954, là người Thiên Chúa giáo, gia đ́nh anh sống ở vùng ông Tạ, Sàig̣n. Trước năm 1975, Quang có du học ở Mỹ về ngành Hóa và có bằng Master. Anh bị động viên đi Sĩ Quan Thủ Đức, tôi không hỏi anh đi khóa mấy và ngành nào, nhưng có lần Quang nói với tôi:
- Trong nhà trưng bày tội ác Mỹ Ngụy có đồ chơi của tôi trong đó !
Năm 1984 hay 1985, công ty chúng tôi tổ chức đi tham quan Chùa Bà ở Tây Ninh, có một chỗ dừng chân trên vồ đá to, dưới thấp hơn gần đó, có một thùng phuy sơn màu cam bị kẹt giữa hai ḥn đá, Quang chỉ cho tôi thấy và nói:
- Sản phẩm của tôi đó.
Tôi biết Quang có đi học tập cải tạo, nhưng tôi cũng không hỏi anh ta đă ở những trại nào và thời gian là bao lâu.
Quang và tôi cùng tuổi, học lực tương đương nhau, cùng có thời gian quân ngũ, tù cải tạo, nhưng tôi vào công ty trước Quang chừng 1 năm, sau đó, tôi có thời gian ngắn chừng vài tháng làm Trưởng pḥng của Quang, c̣n Quang là một nhân viên có nhiệm vụ nghiên cứu, thường ngày th́ "cà lơ phất phơ", tánh t́nh cương trực, nói chuyện dễ nghe cho nên được ḷng từ Giám đốc cho đến chị phụ trách đời sống và anh tạp vụ.
Quang và tôi hạp nhau về chuyện trên trời, dưới đất và cả hai nổi tiếng về tửu lượng, những khi cơ quan có liên hoan tổng kết hay tất niên.
Về đường gia đạo th́ tôi lập gia đ́nh sớm, Quang cứ độc thân vui tính dong chơi, khi đi tù cải tạo tôi đă có 4 con, lúc ở tù về Quang mới lấy vợ. Khi vợ Quang sinh con trai đầu ḷng được vài tháng tuổi. Một hôm Quang bảo tôi:
- Con tôi đang nằm ở Bệnh viện Gia định, nó cần được tiếp máu, do ông ăn chay, tôi chọn ông, ông có thể tiếp máu cho thằng con tôi được không ?
- Có chi mà không được, con ông cũng như con tôi.
Hôm sau, Quang và tôi cùng đến Bệnh viện Gia Định, bệnh viện thử máu tôi rồi mới lấy để chuyền cho thằng bé. Được vài hôm, vào đầu giờ làm việc gặp nhau, Quang buồn bả báo cho tôi tin buồn, thằng bé con Quang đă mất.
Khoảng năm 1989, Quang xin nghỉ việc, ở nhà đánh cờ tướng với mấy người bạn, giúp các cô em vợ mở quán bán chè ở dốc Cầu Kiệu, rồi Quang sang Mỹ theo diện HO, định cư ở Cali với 2 con gái và một trai, nay đều tốt nghiệp đại học, đều có công ăn việc làm. Riêng Quang vẫn c̣n sức khỏe, vẫn ngày ngày đi làm.
Vợ chồng Quang mời tôi bữa cơm, tôi phải hẹn đến tối Thứ Sáu 3-7, và đến hẹn vợ chồng Quang đưa chúng tôi đến dùng bữa tối tại Bồ Đề Tịnh Tâm Chay, đây là lần thứ hai tôi đến hiệu ăn nầy.
Dịp nầy, chúng tôi nhắc lại những chuyện xưa ở công ty, nơi đó hầu hết nhân viên nam là những anh chàng cải tạo, nữ là dân Sàig̣n, chúng tôi đă có những ngày làm việc trong không khí thoải mái, v́ không phải chịu quá nhiều g̣ ép.
Bữa ăn kéo dài, nhưng chúng tôi phải ra về nhường chỗ cho thực khách đang đứng xếp hàng chờ đợi.
Tông, Chi, Cúc, QuangKhi ra về, Quang đưa chúng tôi ghé thăm nhà Quang, chỉ gặp con gái đầu ḷng của Quang, rồi chúng tôi đi thăm chợ đêm vào mùa Hè ở Phước Lộc Thọ khu Sàig̣n Nhỏ, chợ nầy ở trước Phước Lộc Thọ, từ 7 giờ tối đến 11 giờ đêm, hầu hết là cửa hàng ăn, người đi ăn đêm tấp nập, không kém chợ Tết.
Tông, Chi, CúcGia đ́nh Quang đối với tôi thân thiết như t́nh thân chúng tôi đă có từ trên hai mươi năm trước ở quê nhà, ở trong công ty chúng tôi từng làm việc chung với nhau. Đáng quư v́ t́nh cảm vẫn đậm đà như xưa, khi gặp lại nhau ở chốn đất khách quê người.
Louisville, 22-7-2015
Đi Canago Park
Trong chuyến đi sang Cali lần nầy, chúng tôi có chương tŕnh đi Canago Park để thăm người cậu của nhà tôi.
Canago Park là thành phố ở phía Bắc Santa Ana, chạy xe chừng hơn 1 giờ, người cậu nầy với nhạc mẫu tôi là anh em cô cậu, người cậu nầy là Nguyễn Văn Thời, từng dạy học ở Trường Vơ Bị Sĩ Quan Đà Lạt, sau chuyển đi làm Giám Đốc cảng Đà Nẵng, vợ h́nh như làm ở Usaid, nhờ vậy ngày 28-4-1975, cậu mợ ấy lên máy bay di tản, từ ngày đó cho đến gần đây nhà tôi mới có số điện thoại gọi thăm, cho nên lần nầy nhà tôi quyết định đi thăm, v́ bên ngoại chỉ c̣n có cậu nầy.
Trước khi sang Cali, tôi t́m người đưa đi, có một anh cựu học sinh ở San Diego, sẵn long đưa chúng tôi đi, nhưng nghĩ tới từ San Diego chạy lên Santa Ana mất chừng 1 giờ rưỡi, từ Santa Ana đi Canago cũng mất chừng ấy thời gian, tổng cộng đi về, anh ta phải mất 6 tiếng đồng hồ lái xe, nên tôi phải nhờ anh Lê Thế An.
Vào năm 1971, tôi được thân phụ An cho ở trọ một thời gian, trước lạ nhưng về sau thân t́nh, nhờ vậy tôi mới nhờ tới An, định đi ngày Thứ Tư 1-7, nhưng ngày đó An phải đưa nhạc mẫu đi khám bệnh, nên hẹn lại hôm sau.
Sau khi đón chúng tôi, trên đường đi An mới cho biết, đêm hôm qua phải gọi 911, đưa nhạc mẫu đi cấp cứu, vẫn c̣n nằm trong bệnh viện, do đó tôi dự định chỉ gặp cậu mợ thăm hỏi và đi về sớm cho An c̣n lo chuyện gia đ́nh.
Nhà tôi và cậu ba Thời gặp lại nhau, mừng mừng tủi tủi sau 40 năm mới gặp lại, quê nội của nhà tôi tại chợ Tầm Vu, c̣n quê ngoại ở tại chợ Tân An, ông ngoại vợ là ông Đốc Kỉnh dạy ở trường tỉnh, là thầy giáo của Đô Trưởng Đỗ Kiến Nhiễu, thuở nhỏ, nghỉ Hè hay ngày Tết nhà tôi về quê thường ở nhà ông Năm, em ruột của bà ngoại, thân phụ của cậu ba Thời, nhà sát cầu đúc vào chợ Tân An.
Hai cậu cháu: Nguyễn Văn Thời và Bùi Kim ChiCậu mợ chỉ có một con gái, sanh ở Việt Nam, nay đă có gia đ́nh riêng, nên cậu mợ cũng quạnh hiu, thân thuộc chẳng nhiều, có mấy người cháu gọi cậu bằng bác ruột đều ở Việt Nam, nên nhà tôi sang thăm, cậu rất mừng. Nhà tôi biếu cho cậu mấy tấm ảnh khi cậu c̣n nhỏ chụp chung với nhạc mẫu tôi, cậu mừng v́ nhận được ảnh cũ, nhưng buồn v́ nhớ đến những kỷ niệm xa xưa, nay nhạc mẫu chúng tôi đă không c̣n.
Mợ th́ rất vui, đem nước uống, thức ăn bắt chúng tôi phải ăn uống, lại c̣n thúc dục cậu đưa chúng tôi đi ăn, nhưng tiếc v́ trường hợp của An phải về sớm để chăm lo người bệnh. Cậu mợ bịn rịn đành phải để chúng tôi ra về, mợ c̣n ép nhà tôi nhận một phong b́ làm quà cho các cháu. Nhà tôi xin không nhận mợ không chịu, đành phải nhận để làm từ thiện, hồi hướng công đức cho cậu mợ thân tâm an lạc.
Trên đường về, An liên lạc với vợ, được biết bà nhạc của An được đưa sang pḥng ICU của bệnh viện. Giá mà chúng tôi được biết trước khi lên đường, chắc không dám làm phiền Lê Thế An. Biết được việc nhà An như thế, chúng tôi không dám mời An một bữa cơm, chỉ hẹn gặp lại dịp khác và chúc cho bà cụ mau b́nh phục.
Louisville 23-7-2015
Họp mặt tại nhà Phạm Minh Tâm
Theo lời anh Tuệ Linh, Phạm Minh Tâm mời anh chị em dự cuộc họp mặt tại nhà anh, nhân dịp tôi sang Nam Cali. Tâm đăi mặn, Đặng Trần Hoa nhận lo phần ăn chay cho tôi.
Khi anh Tuệ Linh đưa tôi đến nhà Phạm Minh Tâm, đă có các anh chị Đặng Trần Hoa, Đặng Quang Sước, một chốc sau có thêm Ngũ Duy Thành và chị Phạm Nga.
H́nh như chị Sước, đây là lần đầu tiên tôi gặp, trước kia có lần anh Tuệ Linh đưa tôi đến nhà thăm, bấm chuông và gọi không thấy ai cả, nhưng theo Sước cho biết đang ở phía sau nhà. C̣n phu nhân của Đặng Trần Hoa là chị Am, tôi có gặp hơn một lần ở nhà chị, do đó lần nầy gặp nhau tôi nhận ngay ra chị Am.
Chị Nga, tôi đă gặp chị chắc cũng hơn một lần, năm nào đó chị đă chở tôi và vợ chồng anh Thi đến nhà chị thăm Bùi Thế San. Xa hơn, anh Ngô Mạnh Thu có lần chở tôi đi thăm San khi anh chị c̣n ở Appartment, như thế đă lâu lắm rồi, có thể đă trên 15 năm trôi qua.
San, Sước, Nam, Liên, Nhụ, tôi và ai nữa ở hải ngoại nầy là những đoàn sinh Đoàn Nam Phật Tử La Hầu La, do anh Nguyễn Quang Vui làm Đoàn Trưởng. Nhụ, Sước, Liên, Tông ở Đội Sen Trắng; San, Nam ở Đội Sen Vàng, tính lại mới đây mà đă gần 60 năm trôi qua rồi.
Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh nay không c̣n nữa, nhưng một thời từ anh Đoàn Trưởng Tâm Trí Nguyễn Quang Vui, rồi kế tiếp Phúc Trung Huỳnh Ái Tông, Phúc Trí Bùi Thế San, Phúc Tuệ Nguyễn Đ́nh Nam, Tuệ Linh Đỗ Văn Khôn đă lần lượt giữ chức Liên Đoàn Trưởng, điều khiển đơn vị nầy.
Hôm nay, trong bàn ăn có 4 anh chàng họ Phúc là Phúc An Đặng Quang Sước, Phúc Thiện Ngũ Duy Thành, Phúc Trung Huỳnh Ái Tông và Phúc Tịnh Phạm Minh Tâm.
Từ góc trái theo kim đồng hồ: Chị Am, chị Tâm, chị Nga, anh Tuệ Linh, anh Hoa, anh Tâm, anh Thành, anh Sước, chị Sước
Từ trái: Tông, Thành, anh Sước, chị Sước, Tâm, chị Am
Từ trái: chị Am, chị Nga, anh Tuệ Linh, anh Hoa
Phạm Minh Tâm và Ngũ Duy Thành đang cắt bánhTừ vài tháng trở lại đây, tôi muốn viết Lược sử Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh, muốn nhân cuộc họp mặt để hỏi một số chi tiết như Dân biểu Nguyễn Trọng Nho, kịch sĩ Thanh Hoài làm Gia Trưởng thời gian nào, theo Phạm Minh Tâm là chắc chắn dưới thời chị Nguyễn Thị Cảnh làm Liên Đoàn Trưởng, theo anh Tuệ Linh cho biết, có lần anh đă hỏi thẳng Nguyễn Trọng Nho về vấn đề nầy, anh Nho cho biết không nhớ. Tôi cũng muốn hỏi cho biết từ khi nào vào thập niên 1990, GĐPT Giác Minh đă được đổi danh thành GĐPT khác. Có lẽ phải hỏi Đặng Đ́nh Dũng hay Lê Thị Nga, nhưng tôi lại không có dịp hỏi.
Chánh án Nguyễn Trọng Nho
Danh hài Thanh Hoài (Đinh Tiến Hoài)Trong bữa ăn anh chị em đă trao đổi với nhau nhiều vấn đề vui vẻ và tràn đầy đạo t́nh. Trước khi ra về, tôi có nhờ chị Nga ngày Thứ Bảy đón dùm tôi đi thăm San, chị hứa, nhưng đến tối Thứ Sáu chị gọi điện cho biết, con trai chị về thăm, muốn đưa anh San đi chơi, thay đổi không khí nhân ngày lề Độc Lập, tôi đành phải hẹn khi khác, có dịp sẽ đi thăm San, v́ Chủ Nhật tôi đi San Diego và Thứ Hai bay lên Bắc Cali.
Với Phạm Minh Tâm, anh đă đến nhà tôi ở Louisville nhiều lần, trong đó có lần dự đám cưới con trai của tôi, c̣n tôi đến nhà Tâm ở Tennessee một lần, ở Cali lần nầy h́nh như lần thứ 3, ở Việt Nam Tâm đến nhà tôi c ũng như tôi đến nhà Tâm nhiều lần, trước khi Tâm vượt biên, anh có ư giúp tôi tổ chức vượt biên để đi mà không tốn tiền, trước khi sang Cali, Tâm cũng rủ tôi cùng sang bên ấy rồi mua đất cất nhà sống cạnh bên nhau, một lần Tâm và tôi sang Cali dự Họp mặt năm 1997, rồi Tâm lái xe đưa tôi đi chơi ở Hollywood, chừng ấy chuyện để thấy rằng bữa cơm của Tâm dành cho tôi, có nhiều gắn bó từ trong nước cho đến ra chốn hải ngoại nầy. Quư nhau ở chỗ t́nh bạn lâu dài.
Louisville 23-7-2015
Dự Hội Ngộ Kỹ Thuật Cao Thắng năm 2015
Tôi sang Cali lần nầy nhằm mục đích dự Hội Ngộ Kỹ thuật Cao Tháng ngày Thứ Bảy 4 tháng 7 năm 2015 tại Nam Cali và Hậu Hội ngộ tại Bắc Cali vào Thứ Bảy 11-7-2015.
Tại Nam Cali, tôi có ư kêu gọi vài anh KT Cao Thắng tham dự, nhưng tiếc tôi không mang theo sổ tay, không có số phone của Châu Viễn, có nhớ tới Dương Quang Trọng, nhưng nghĩ Trọng đi xe bus lại ở Los Angeles, trở ngại đi lại nên không chắc Trọng đi, tôi gọi Vơ Hoàng Minh, anh cho biết 2 năm trước có đi nhưng vào đó lạc lỏng quá, v́ nhiều anh chị em học khóa sau 5, 7 năm.
Cuối cùng tôi phải gọi tới Nguyễn Đ́nh Lâm, anh rất sốt sắng, hứa sẽ tới đón chúng tôi cùng đi với Phạm Huy Nhật dự Hội Ngộ.
Nguyễn Đ́nh Lâm tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật năm 1967, không rơ anh có dạy ở đâu không, nhưng khi tôi thuyên chuyển về Sàig̣n, Nguyễn Đ́nh Lâm đă dạy Kỹ Nghệ Họa ở Cao Thắng cùng với Phạm Văn Tài, Lê Văn Mạnh, sau nầy có thêm Lương Sương Khen, Trần Phát Lạc và Nguyễn Văn Bài. C̣n có Phạm Chí Đồng và Lưu Bá Đại không phải xuất thân từ Sư Phạm Kỹ Thuật.
Phạm Huy Nhật cũng tốt nghiệp Sư Phạm Kỹ Thuật h́nh như là Ban Khoa Học Áp Dụng, trước 1975, vào dịp Hè, chúng tôi gồm Vũ Duy Thuận, Nguyễn Anh Dơng và tôi dùng Trường tư thục Quang Vinh dưới dốc Cầu Bông phía Lăng Ông, trong con hẽm để dạy thêm cho các em hiếu học, những lúc anh Thuận hay anh Dơng bận đi gác thi, các anh nhờ Phạm Huy Nhật hay anh Hải chủ trường dạy thay, cuối khóa chúng tôi thường có bữa tiệc, do vậy anh Nhật và tôi quen biết nhau từ trước.
Chuẩn bị
Một thời để nhớ đạp xe đi học, bản vẽ, thước T, equerreKhi Nguyễn Đ́nh Lâm đưa chúng tôi tới địa điểm Hội Ngộ tại Moonlight Restaurant, 15440 Beach Blvd #118 Westminster, CA 92683, số người tham dự Hội ngộ đă khá đông, tôi không nhớ anh nào đó đă đi t́m bảng tên của tôi đă in sẵn và anh Hùng viết bảng tên của nhà tôi. Ngay sau đó chụp tấm ảnh lưu niệm dưới Banner lớp học có chiếc đồng hồ, biểu tượng của Trường Cao Thắng. Rồi tôi được đưa vào bàn ngồi chung với giáo sư Vũ Như Hoàng, Nguyễn Đức Hậu, Phạm Huy Nhật, Nguyễn Đ́nh Lâm.
Thầy cô Vũ Như Hoằng
Thầy cô Nguyễn Đức Hậu và Thầy Vũ Như Hoằng
Thầy cô Nguyễn Văn Nén
Thầy Cô Nguyễn Đ́nh Lâm và Thầy Phạm Huy Nhật
Thầy cô Vũ Mộng Hà
Thầy cô Nguyễn Đức Thiêm
Thầy cô Nguyễn Văn Nổi
Cô Lê Văn Mạnh (áo đen), cô Phan Thanh Nhuận (áo xanh)
Thầy cô Phan Thanh Nhuận và Phương Anh
Thầy Trần Phát Lạc
Bốn Cựu nữ sinh KT Cao Thắng từ Việt Nam sang dự
Khôi- Hương tổ chức Hậu Hội ngộ San Jose 11-7-2015
Anh chị Hồng Văn Thêm (bên trái) tổ chức Hậu Hội ngộ San Diego 18-7-2015
Huỳnh Ái Tông- Bùi Kimchi, Ngô Đ́nh Duy
Ảnh lưu niệm quư Thầy cô và Ban Tổ chức
Ban Tổ Chức
Ảnh lưu niệm Thầy – tṛ
Chuẩn bị hát quốc ca, chào cờ
Chào cờ
Văn nghệ
Văn nghệ giúp vui
Văn nghệ giúp vui
MC Bùi ĐườngMột chốc sau đó, Thầy Giám thị Nguyễn Văn Nén vào, Thầy Nén nh́n tôi và nói ngay tên tôi, tôi tin rằng Thầy nhớ tên chớ không phải đọc bảng tên của tôi, đến lượt Thầy Vũ Mộng Hà, thầy không nhớ tên tôi, khi tôi giới thiệu tên cho Thầy nghe, lúc đó thầy nhớ ra, tay bắt mặt mừng.
Trong những giáo sư tham dự, chỉ có Thầy Vũ Mộng Hà có dạy tôi môn Vật Lư và Toán năm tôi học Đệ nhất niên học 1963-1964, c̣n Thầy Nén làm Giám thị năm nầy. Thầy Nguyễn Đức Thiêm có thời gian cùng dạy Trường Kỹ Thuật Banmêthuột với tôi khoảng năm 1966, 1967, Thầy Vũ Như Hoàng, Thầy Nổi, Thầy Hậu, Thầy Đính, Thầy Nhuận tôi đều không có học.
Huỳnh Ái Tông - Nguyễn Anh DơngNguyễn Anh Dơng và tôi mặc dù là giáo sư Trung Học Nguyễn Trường Tộ, trước kia có dạy một số học sinh, sau khi học hết lớp 9, có bằng Trung học Kỹ thuật Đệ nhứt cấp, phải chuyển sang Trung học Đệ nhị cấp là Cao Thắng như Ngô Đ́nh Học là anh của Ngô Đ́nh Duy, Lê Văn Tuấn là con của Tổng Giám Thị Lê Văn Thống …, nhưng trong Hội ngộ nầy, chúng tôi cũng chỉ là đồng môn với các cựu học sinh Kỹ thuật Cao Thắng mà thôi.
Khi chúng tôi phải theo giáo sư Nguyễn Đ́nh Lâm ra về, anh Phan Thanh Nhuận nói với tôi:
- Để tôi nhắc chắc anh nhớ ngay, Ba tôi là ông Phan Thanh Xuân đó!
- À ! Tôi nhớ ngay ra Thầy là đồng nghiệp dạy Kỹ Nghệ Họa với tôi.
Anh Nhuận rất dễ mến, là cựu học sinh Cao Thắng, cũng là giáo sư Cao Thắng, được biết anh rất nhiệt t́nh với các cuộc họp mặt của nhóm, của Trường, anh là ngọn đuốc thắp sáng cho các anh em trẻ noi theo, anh đă tích cực đóng góp làm cho các cuộc Hội ngộ Cao Thắng được thành công.
Chia tay: Thầy Phan Thanh Nhuận, Vũ Như Hoằng, Phạm Huy Nhật, anh Lâm Thanh HùngTrong nghĩa cử thật ấm ḷng, bày tỏ t́nh nghĩa Thầy tṛ và đồng môn, Ban Tổ Chức tuyên bố tất cả tiền thu được, do đồng môn đóng góp và tiền thu do xổ số có trúng thưởng hiện vật, như dụng cụ nấu ăn, Ipad … đều gửi về Việt Nam, để giúp đỡ Thầy, Cô tuổi già bệnh tật và đồng môn có hoàn cảnh khó khăn. Số tiền tổng kết ngay trong đêm đó là trên 2 ngàn đô.
Nhờ có Hội ngộ, Thầy tṛ và bạn bè gặp lại nhau, có dịp hàn huyên trao đổi với nhau chuyện gia đ́nh, chuyện công ăn việc làm, nhưng quan trọng là nhắc lại những kỷ niệm xưa dưới mái trường Kỹ Thuật Cao Thắng.
Có những người đến dự mà không gặp đồng môn của ḿnh, tôi nghĩ tuổi chúng ta ngày càng chồng chất thêm, bạn càng ngày càng thưa thớt, có dịp nên đi dự Hội ngộ, kêu gọi những người bạn ḿnh cùng dự, trước là có dịp gặp nhau, sau là làm cho Hội ngộ ngày càng đông hơn, vui hơn mang lại nhiều ư nghĩa hơn, để chúng ta sánh vai cùng với những trường lớn khác ở đất Sàig̣n như Petrus Kư, Gia Long. Được như vậy mới không hổ danh Kỹ Thuật Cao Thắng, đă có một thời vàng son ở ngay vị trí trung tâm Thủ đô miền Nam nước Việt.
-xXx-
Có thể xem thêm ảnh của Đào Công Minh tại:
https://picasaweb.google.com/106376991188282297544/July62015HNCTChanhMain
Ảnh của Phan Anh Hải tại:
https://plus.google.com/photos/108780427121096648574/albums/6169252189075689665
Louisville 24-7-2015
Tham quan Hàng Không Mẫu Hạm Midway và buổi chiều họp mặt.
Do trước khi sang Cali, tôi có ư định đi Canago Park, Đoàn Hải có nhă ư đưa tôi đi, nhưng từ San Diego chạy lên Santa Ana cũng mất chừng 1 giờ 30 phút đi Canago Park cũng mất chừng ấy thời gian, vị chi đi về Đoàn Hải phải mất 6 giờ, cho nên tôi quyết định nhờ Lê Thế An đưa đi Canago Park, c̣n Đoàn Hải tôi nhờ đưa xuống San Diego, để thăm viếng anh chị Trần Ngọc Lạc và chị Loan bạn của nhà tôi, năm ngoái chị Loan và anh Tạo đă cùng chúng tôi đi tắm biển Vũng Tàu.
Tiếc v́ anh chị Trần Ngọc Lạc đi tu học, vợ chồng chị Loan đi sang ở chơi với con gái và các cháu ngoại ở Atlanta, thuộc tiển bang Georgia, nên chúng tôi quyết định đi San Diego tham quan Hàng Không Mẫu Hạm Midway, chiếc tàu đă cứu với hàng ngàn người di tản khỏi Việt Nam vào tháng Tư đen năm 1975.
Đoàn Hải, Tông, Kimchi, QuyềnNăm 1995, lần đầu tiên tôi đi sang Cali là đến San Diego, ở nhà anh Lạc một tuần, anh Lạc và chị Loan đă đưa tôi đi thăm viếng nhiều nơi như khu phố cổ ở Downtown San Diego, băi biển, tu viện xưa và chạy lên Santa Ana vài lần, cho nên nay trở lại San Diego, tôi nghĩ cần đi xem chiếc Midway đă trở thành Meseum.
Tưởng cũng cần nói về USS Midway
Tên gọi: USS Midway
Đặt tên theo: trận Midway là một trận hải chiến quan trọng trong thế chiến thứ hai tại chiến trường Thái B́nh Dương, diễn ra ngày từ ngày 4 tháng 6 – 7 tháng 6 năm 1942. Hai bên tham chiến là hạm đội Nhật Bản và hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ. Hải quân Hoa Kỳ đă đánh bại một cuộc tấn công nữa của Hải quân Nhật Bản tại đảo san hô Midway.
Ngày đặt hàng: 1-8-1942
Hăng đóng tàu: Newport News Shipbuilding
Đặt lườn: 27-10-1943
Hạ thủy: 20-3-1945
Tàu dài: 296m
Ngang: 41,5m
Trọng tải: 45 ngàn tấn
Tốc độ: 33 hải lư/giờ (61 km/h)
Thủy thủ đoàn đầy đủ: 4,104 người
Mang theo phi cơ: 137 chiếc (lư thuyết), 100 chiếc (Đệ nhị thế chiến), 65 chiếc (trong chiến tranh Việt Nam)
Thuyền trưởng đầu tiên: Hải quân Đại tá Roseph F. Bolger
Đỡ đầu: Bà Bradford William Ripley, Jr.
Nhập biên chế: 10-9-1945
Xếp lớp lại: CV-41 ngày 1-10-1952
Xuất biên chế: 11-4-1992
Xóa đăng bạ: 17-3-1997
Thành tàu bảo tàng hoạt động từ: 7-6-2004
Lượng người tham quan: cho đến năm 2012, hàng năm có 1 triệu lượt người thăm viếng, trở thành chiếc tàu bảo tàng có nhiều người thăm viếng nhất trên thế giới.
Giá vé tham quan:
USD 22.00 người lớn (18-62 tuổi)
USD 17.00 người già (62 tuổi +)
USD 15.00 học sinh (13-17 tuổi, có ID)
USD 10.00 trẻ nhỏ (6-12 tuổi, trẻ em từ 5 tuổi trở xuống, không thu lệ phí)
Parking: USD 10.00 (suốt 12 giờ).Theo như hẹn trước, Đoàn Hải và Hà Hán Quyền có lẽ phải dậy sớm từ 5 giờ, để khỏi hành lên Santa Ana, đến nơi chưa tới 7 giờ, Đào Hải chờ đến đúng 7 giờ mới gọi điện thoại báo cho tôi biết là đang chờ chúng tôi trước cửa nhà. Thật ra tôi đă dậy từ 6 giờ sáng, cho nên khi Hải gọi chúng tôi đă sẵn sàng ra đi cùng Hải và Quyền, để ăn sáng trước khi lên đường. Cả Hải, Quyền và tôi đều không rành về thành phố nầy, nên sáng sớm khó t́m được quán ăn chay, cuối cùng phải vào ăn sáng tại Lily’s Barkery trên đường Bolsa.
Khu Little Saigon có nhiều quán để ăn sáng uống cà-phê, nhưng tôi thích ngồi tại Lily’s Barkery hay Croissant Doré đều ở trên đường Bolsa Westminster.
Xuống tới San Diego, ghé ngang qua nhà Quyền một chút cho biết nhà, mặc dù là ngày Chủ nhật vợ Quyền cũng đi làm nên nhà không có ai cả, sau đó chúng tôi chạy ra Downtown xuống bến tàu để tham quan Midway Museum.
Phía sau USS MidwayNgười ta được tham quan 2 tầng, tầng trên là tầng có đường “băng” cho phi cơ cất và hạ cánh, cũng có một số chỗ cho phi cơ đậu.
Tầng trên có đường băng cho phi cơ lên xuốngTầng dưới là nơi để phi cơ, muốn chuyển phi cơ từ tầng trên xuống tầng dưới hay đưa phi cơ từ tầng dưới lên trên, ở gần phía sau hai bên tàu có 2 cái sân vuông, mỗi bề ước chừng 20 thước, phi cơ để ở đó, rồi cái sân nầy được nâng lên hay hạ xuống để chuyển phi cơ từ tầng nọ sang tầng kia.
Sân nâng hạ phi cơ chuyển tầngĐể xếp được nhiều phi cơ, các cánh của phi cơ được xếp gọn lại, tầng dưới chứa nhiều phi cơ hơn tầng trên, c̣n 2, 3 tầng dưới nữa để chứa bôm.
Tầng dưới, phi cơ được xếp cánhTrên đài chỉ huy có 2 pḥng được cho vào xem có thuyết tŕnh, một pḥng là pḥng không lưu, để điều khiển cho phi cơ lên hay đáp xuống.
Pḥng không lưuMột pḥng chỉ huy, để thuyền trưởng, thuyền phó chỉ huy tàu, ngay bên cạnh đó, có pḥng ngủ của Thuyền trưởng. Trong các binh chủng quân đội, nước nào cũng vậy, chỉ có Hải quân là ăn mặc sang trọng, quư phái, nề nếp.
Pḥng chỉ huySau khi tham quan, tôi có mua một cây viết có in hàng chữ USS Midway, và nhà tôi có mua cho con gái một cái tách đen có h́nh chiếc USS Midway như mạ vàng và ghi một số đặc tính của Hàng không mẫu hạm nầy như chiều dài, tải trọng …
Đây là một tàu bảo tàng, nó đă phục vụ suốt thời chiến tranh lạnh, nó là thế hệ cuối cùng chạy dầu cặn, sau nó là thế hệ nguyên tử. Với người Việt tỵ nạn, nó mang ư nghĩa đánh dấu sự ra đi của hơn 3 ngàn người rời khỏi Việt Nam, tránh được sự cai trị, tù đày của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, dành cho “ngụy quân”, “ngụy quyền” đă đàn áp nhân dân miền Nam, chạy theo đế quốc Mỹ và những nhà “tư sản” đă bóc lột, bần cùng hóa nhân dân.
Đứng trên tàu, tôi nghĩ ḿnh đă đọc không phải lúc, quyển tiểu thuyết Lối Thoát Cuối Cùng của Constantin Virgil Gheorghiu (1916-1992), sách của người bạn cho mượn vào những ngày người ta bỏ Huế, rồi Đà Nẵng … chạy vào Sàig̣n, để t́m cách rời khỏi Việt Nam. Vận nước đă là như thế. Chú tôi không biết đọc ở đâu ? Sau ngày 30-4 đă bảo cho tôi biết: “C̣n một bất chiến tự nhiên thành nữa”.
C̣n có buổi họp mặt vào lúc 5 giờ chiều, nên chúng tôi rời USS Midway, để đi ăn trưa, tại đây vợ chồng Thùy Hương - Lắm, mặc dù bệnh chưa khỏi cũng cố gắng tới dự bữa ăn, để làm nên ư nghĩa cuộc Họp mặt ở San Diego.
Lắm, Thùy Hương, Kimchi, Tông, Hải, QuyềnV́ kẹt xe nên về đến Santa Ana đă quá 5 giờ, Quyền và Hải phải chạy đến đón anh Trần Mạnh Du, Du và tôi từng ở chung trong trại tù cải tạo ở Trăng Lớn khoảng 1 năm, sau đó Du đi Phú Quốc, tôi đi Kà-Tum, khi ra về chúng tôi có gặp nhau đôi lần, Du ở gần chung cư Nguyễn Thiện Thuật, tôi ở Cư xá Đô Thành cách xa chẳng bao nhiêu, nhưng thời buổi “củi quế, gạo châu”, quần quật đi làm, nên chẳng ai có nhiều th́ giờ đi lại thăm hỏi nhau. Nay gặp lại ở dất khách quê người, có lẽ chúng tôi đă xa nhau khoảng 30 hay 35 năm, ngày nào sức khỏe c̣n tràn đầy, nay th́ cả hai đều “tuổi già xế bóng”. V́ đă trễ, nên vào nhà Du chưa kịp ngồi lại phải đi, tránh cho mọi người khỏi chờ đợi lâu. Chị Du lái xe, nên Quyền không phải chở anh Du.
Hôm nay đến Bồ Đề Tịnh Tâm Chay là lần thứ ba, khi đến cửa gặp một anh cười cười nh́n tôi, tôi nh́n anh ta thấy quen nhưng không nhớ ra, sau được giới thiệu mới biết đó là Nguyễn Ḥa học Nguyễn Trường Tộ cùng thời với Vũ Ngọc Anh Thọ, Nguyễn Đ́nh Đông, Nguyễn Hữu Phúc … nay Nguyễn Ḥa là Bác Sĩ chuyên trị về tiêu hóa, hành nghề tại Orange County, có pḥng mạch tại 5835 Westminster Blvd., Suite A, Westminster, CA 92683.
Từ trái: phu nhân của Lâm, Lâm, Nguyễn Hải, Kimchi, Tông, anh Dơng, chị Nga, chị Du, anh Du, Quyền, Bs Ḥa, Đoàn Hải, Phượng, Khánh Ngọc (trong h́nh c̣n thiếu Susane, Thu Hiền, Phước, Vũ Ngọc Anh Thọ)Hôm nay dự họp mặt có anh Nguyễn Anh Dơng, chị Nga phu nhân Bùi Danh Dinh, anh chị Trần Mạnh Du, CHS có Phượng, Ngô Khánh Ngọc, Susane phu nhân của Đoàn Hải, Lâm và vợ, Bạch Thu Hiền, Đoàn Hải, Nguyễn Hải, Hà Hán Quyền, Bs Nguyễn Ḥa, Vũ Ngọc Anh Thọ, Lê Quang Phước và vợ chồng chúng tôi, đến 18 người kể cũng khá đông.
Susane, Đoàn Hải, Phượng, Thu Hiền, Khánh NgọcĐoàn Hải có làm Banner, định căng ra để chụp ảnh trong pḥng ăn, nhưng nhà hàng không vui ḷng, nên Banner được cầm tay để chụp ảnh.
Banner: Chào mừng Tầy, Cô và các bạnPhượng hay Khách Ngọc hoặc Thu Hiền đă có đi ăn ở đây, nên gọi những món ăn ngon miệng. Trên Facebook, thỉnh thoảng tôi thấy có Ngô Khánh Ngọc, đây là lần đầu tiên gặp mặt, c̣n Phượng, Bạch Thu Hiền chắc trước đây có thấy h́nh trong những lần họp mặt, nhưng tôi không nhớ v́ không biết, vợ Lâm lần đầu tiên mới gặp. Nguyễn Hải th́ tôi nhầm là ở Úc châu.
Vũ Ngọc Anh Thọ chạy từ San Jose về, ghé ngay vào quán cho kịp hẹn, Thọ chỉ ngồi nói chuyện chớ không ăn.
Bs Nguyễn Ḥa, Vũ Ngọc Anh Thọ, SusaneNhiều người muốn ghi lại kỷ niệm nên chụp ảnh khá nhiều, không thiết ăn uống, chỉ cần thăm hỏi, tṛ chuyện lấy làm vui.
Sau khi ăn xong, lại ra trước cửa quán căng Banner chụp ảnh, rồi kéo nhau sang hiệu cà phê Lee’s Sandwiche gần đó, uống nước để ăn cái bánh do chị Trần Mạnh Du làm, mừng ngày Họp mặt, có vài người như anh Dơng, chị Nga do lớn tuổi, mắt kém nên đă ra về trước để lái xe ban đêm được an toàn.
Quyền, Hải, Kimchi, Dng, Tông, Du, chị Du, Bs Ḥa, chị Nga, Ngọc, Phước, Thu Hiền, HảiTrong quán coffee Lee’s Sandwiches c̣n lại anh chị Du, Tông Chi, Phước, Bs Ḥa, Quyền, Nguyễn Hải, Lâm, phu nhân Lâm, Đoàn Hải, Susane, Ngọc, Phượng, Thu Hiền.
Trong quán coffee Lee’s Sandwiches
Cuối cùng mọi người c̣n lại kư tên vào Banner, và Đoàn Hải đă tặng tôi tấm Banner nầy để làm kỷ niệm, tôi phải mang nó về như mang tất cả những tâm t́nh của anh chị em đă gói ghém cho, tôi không dám bỏ quên nó lại ở Nam Cali, nó đă theo tôi đi San Jose, San Diego, Chicago và cuối cùng về đến Louisville, Kentucky.
Một phút tự nhiên: Susane, Hải, Ngọc, Phượng, Thu HiềnGặp nhau mừng quá, tôi đă quên và rất tiếc, ước ǵ thời gian dừng lại để tôi cám ơn Hải, Quyền đă tổ chức họp mặt, đón đưa tôi đi xem USS Midway, anh chị Trần Mạnh Du, chị Nga, anh Dơng v́ tôi phải lái xe tới dự, Bs Nguyễn Ḥa dành th́ giờ đến gặp lại quư Thầy, Cô, vợ chồng Lâm từ Los xuống dự, Khánh Ngọc, Phượng, Thu Hiền lo đủ mọi chuyện ăn uống và tạo không khí vui tươi, cám ơn Nguyễn Hải tuy thầm lặng nhưng luôn luôn vui, cám ơn Susane đến dự rồi phải một ḿnh đêm tối lái xe về San Diego, cám ơn Vũ Ngọc Anh Thọ ngồi mà thấp thỏm không yên, v́ chưa về tới nhà.
Mong có ngày gặp lại, tránh lỗi lầm đă quên bày tỏ tâm t́nh của ḿnh với mọi người, ai cũng đáng mến.
Louisville 25-7-2015
Đến San Jose
Sáng sớm ngày 6-7-2015, anh Tuệ Linh đến đưa chúng tôi ra phi trường để bay lên San Jose.
Chuyến đi nầy anh Tuệ Linh đă tận t́nh đón đưa chúng tôi, để đón chúng tôi, anh phải ra phi trường ngày hôm trước, t́m chỗ đậu xe, nơi lấy hành lư kư gửi, v́ anh nghe nhà ga phi trường đă nới rộng hơn những năm trước, nên các vị trí bị thay đổi.
Nơi đây gần 20 năm trước, chúng tôi đi đón anh Nguyễn Quang Vui, chụp ảnh kỷ niệm dưới tượng của John Wayne, có cả anh Ngô Mạnh Thu và anh Tuệ Linh, nay phía sau tượng treo đại kỳ Hoa Kỳ, nên đi ở tầng lấy hành lư bị cây đại kỳ che, anh Tuệ Linh đă không nh́n thấy tượng.
Tuệ Linh, Vui, Kimchi, Tông, Thu (1997)Nếu đi xe đ̣ từ Santa Ana lên San Jose, thời gian mất chừng 5 giờ, giá vé $40.00 cho một người, lên xe được phát cho khúc bánh ḿ, một chai nước uống, c̣n đi máy bay chỉ mất 1 giờ, nhưng thời gian chờ đợi cũng mất không dưới 3 giờ.
Huỳnh Ngọc Điệp và Huỳnh Ái TôngKhi chúng tôi lên đến San Jose, có bạn Huỳnh Ngọc Điệp đón, Điệp đưa chúng tôi về nhà, để thăm bà xă Điệp, rồi Điệp đưa chúng tôi đi ăn. Trên đường đi Điệp nói sơ qua về việc Điệp quen với Khôi – Hương, cập vợ chồng nầy có nhà rộng rải sẽ dùng để tổ chức Hậu Hội ngộ, Điệp sẽ đưa tôi đi dự và cũng báo cho biết đáng lẽ Trần Thái Thông cũng đi dự, nhưng ngay hôm nay Trần Thái Thông phải đi mua sắm vài món cần thiết, để mai bay về Việt Nam, nghe nói v́ em của Thông từ trần. Điệp cũng báo cho tôi biết sẽ đi đón Bùi Minh Chánh đến San Jose.
Rồi Điệp đưa tôi đi t́m Thắng, một người Điệp quen là chủ nhà hàng ở San Jose, Diệp cho biết mỗi tuần Thắng và Điệp đều đi ăn với nhau hai ba lần, nhưng không phải ở nhà hàng của Thắng. Điệp t́m gặp Thắng ở một nhà hàng sắp khai trương, chủ nhân c̣n rất trẻ, có công ty bán băo hiểm với hàng chục nhân viên, nay mở nhà hang, đang huấn luyện tay nghề cho đầu bếp, người rửa chén, kẻ chạy bàn phục vụ khách, người thu tiền … Rồi Thắng và anh Như Chủ tịch Cộng đồng người Triều Châu ở Bạc Liêu cũng là chủ nhà hàng, đang giúp ư kiến cho người chủ sắp mở nhà hàng và huấn luyện nhân viên nhà hàng nầy, họ đi với Điệp đưa chúng tôi đi ăn. Chúng tôi ăn ḿ xào với đậu hủ với cải, c̣n Điệp, Thắng và Như mỗi người ăn một tô ḿ, nhưng kẻ ăn ḿ vịt t́m, người ăn ḿ thịp quay …
Trước đó, Điệp cho tôi biết Điệp và Thắng quen nhau ở lớp học ESL khi Điệp mới qua Mỹ, c̣n trong bữa ăn Thắng cho biết Điệp là bạn với người anh của Thắng, nói theo Điệp th́ Thắng và Điệp bạn bè, nhưng nói như Thắng th́ Thắng kính trọng Điệp như đàn anh của ḿnh. Quê Thắng bên nội ở Mỹ Tho, bên ngoại ở Cà Mau, c̣n anh Như ở Bạc Liêu, nơi đây có câu ca dao:
Bạc Liêu nước chảy lờ đờ,
Dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu.Hay là:
Bạc Liêu là xứ cơ cầu,
Dưới sông cá chốt, Triều Châu trên bờ.Ăn xong, sau khi chia tay với anh Như và Thắng, Điệp đưa tôi về nhà người cô vợ trên đường Rue Calis, cạnh đó có đường Rue Paris rất ngắn, chừng 20 thước là cùng.
Cô nầy xưa học Marie Curies, gia đ́nh có ư cho cô đi Pháp du học, nhưng năm 1964, người chị cô học Gia Long lại đi Pháp du học, sau đó cô nhường cho người em trai kế của cô đi Pháp du học, để tránh bị động viên, cô phải ở lại đi làm cho Hàng Không Việt Nam, mẹ của cô với bà nội nhà tôi là 2 chị em ruột, nhà ở Sàig̣n gần nhau, chỉ cách nhau một căn phố của người khác, cô nầy nhỏ hơn nhà tôi vài tuổi, chồng mất đă 5, 7 năm, các con đều thành đạt, có gia đ́nh riêng. Cô ở nhà quạnh hiu nên cho thuê pḥng, một cập vợ chồng già ở đó, họ đi làm suốt ngày chỉ về ăn cơm chiều, ngủ buổi tối. Anh chồng tên Hạnh cùng tuổi với tôi, đi Thủ Đức khóa 21, phục vụ Sư Đoàn 23, hậu cứ ở Banmêthuột, c̣n đơn vị anh Hạnh đóng quân ở Phan Rang.
Như vậy là tôi đă đến San Jose, gặp bạn bè và thân nhân, tôi chưa có chương tŕnh đi đâu cả, trừ tối Thứ Bảy 11-7, sẽ đi dự Hậu Hội cùng với Điệp.
Louisville 26-7-2015
Gặp nhau ở khu Grand Century Shopping Mall
Sáng Thứ Ba 7-7-2015, Nguyễn Đ́nh Đông gọi tới mời tôi đi uống cà phê. Ở San Jose học sinh Nguyễn Trường Tộ không nhiều, có Nguyễn Đ́nh Đông, Nguyễn Tấn Thịnh, Vũ Ngọc Anh Thọ trước cũng ở đây, nhưng bị thất nghiệp vào những năm 2010, sau đó xin được việc làm ở Los Angeles, đă chuyển xuống đó mấy năm nay, Huỳnh Thẩm Mỹ thân phụ là Phó Cảnh sát trưởng Quận 5, nên đă di tản từ tháng tư đen năm 1975, hiện Mỹ có công ty riêng về điện toán, chắc là bận rộn nên ít liên lạc với anh em NTT, trừ Vũ Ngọc Anh Thọ vẫn có liên lạc với Mỹ.
Năm 2010, nhân anh chị Nguyễn Văn Phấn từ Úc sang, tôi bay qua San Jose để gặp nhau, Mỹ có mời chúng tôi một bữa cơm.
Thịnh trước có cửa hang kinh doanh nệm trên đường Tully, nhưng có lẽ việc kinh doanh khó khăn, nên Thịnh đă chuyển sang đi làm Janitor ở học đường, nhưng theo tôi chẳng chóng th́ chầy, Thịnh cũng sẽ kinh doanh trở lại. Thân phụ Thịnh mất năm ngoái, thân mẫu Thịnh vừa mới mất, theo tôi nhận xét anh là người con chí hiếu. Thân phụ anh vốn là Sĩ quan, từng làm Quận trưởng quận Ḥa Đồng ở G̣ Công. Trong đĩa nhạc nào đó, ca sĩ Phương Dung kể chuyện vui, trong ngày Thứ Hai hàng tuần chào cờ ở sân quận Ḥa Đồng, trước hàng ngũ ba quân, công nhân viên chức quận chỉnh tề, trang nghiêm đợi chờ bản quốc ca phát ra, anh phụ trách lơ đễnh đă để cái băng nhạc, cất tiếng hát bài nhạc t́nh cảm của Phương Dung !
Nguyễn Đ́nh Đông đưa chúng tôi đến quán cà phê ngay cửa Grand Century Shopping Mall, trên đường Story Road, đây là nơi rất nhều người lớn tuổi ngồi uống cà phê, giống như ở Phước Lộc Thọ ở Little Saigon, nhiều người HO đến đó uống, để đọc báo, để tṛ chuyện, để có khi bất chợt gặp đồng đội hay người đồng hương.
Chúng tôi ngồi một chốc th́ vợ chồng Dĩ - Phượng đến, đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp Dĩ, Phượng. Dĩ học Ban Thương Mại trường Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ, c̣n Phượng học Trung Tâm Chuyên nghiệp Phan Đ́nh Phùng, Dĩ - Phượng kinh doanh bán hàng trên Internet.
Khi chúng tôi rời nhà hàng để đi dạo trong Mall, bước ra khỏi cửa gặp một nhóm người đăng đứng chuyện tṛ, nh́n kỷ lại trong đó có Bùi Minh Chánh, Huỳnh Ngọc Điệp, nhà tôi nh́n ra Kim Quang là đồng môn Gia Long, Kim Quang là em ruột kịch tác gia Kim Cương, thế là nhập chung lại kéo nhau đi bộ đến nhà hàng Phở 90 degrees.
Kimchi, Kim Quang, anh Trường, chị Oanh, chị Hoàng (Ráng), chị Nga (Chánh)An vị xong, Bùi Minh Chánh giới thiệu cho tôi biết, kỷ sư Vơ Văn Bé bạn của Chánh, anh Trường phu quân của Kim Quang và Phạm Hữu Ráng đồng môn của chúng tôi. Ráng tôi nghe tên vài lần nhưng không biết mặt. Ráng cũng cho biết có nghe tên tôi, nhưng cũng không nhớ ra tôi. Sau đó mấy hôm, gặp anh em ở nhà Nguyễn Thanh Ṭng, Ṭng cho biết khi Ráng gặp Ṭng, Ráng hỏi Ṭng có phải là Bảy Hổ không ? Biệt danh nầy chỉ có anh em học chung Đệ Thất E Trung học kỹ thuật Phan Đ́nh Phùng ở số 2 Phạm Đăng Hưng mới biết. Do đó Ṭng xác nhận đích thị Ráng, Ṭng và tôi cùng học chung từ ngày mới vào Cao Thắng năm 1956.
Ks Chánh, anh Trường, Ks Ráng, Đông, Dĩ, Tông, Ks Bé
Ks Vơ Văn Bé, họa sĩ Huỳnh Ngọc Điệp, Ks Bùi Minh ChánhVề các chị, ngoài Kim Quang c̣n có chị Nga phu nhân của Bùi Minh Chánh, chị Oanh bạn đồng môn với chị Nga và chị Hoàng là phu nhân của Phạm Hữu Ráng, chị Oanh là nhà giáo dạy học ở Long Xuyên h́nh như ở Trung Học Thoại Ngọc Hầu, c̣n chị Nga dạy học ở B́nh Long.
Chị Nga, chị Oanh, chị Hoàng, Kim Quang, Kimchi, PhượngỞ đây đa số ăn Phở, tôi ăn bún chả gị chay, chúng tôi ăn uống và ngồi lâu, cuối cùng cũng chia tay, anh Trường và chị Kim Quang đi bộ về, nghe thấy thế Dĩ lấy xe đưa họ về. Chánh đi theo về ở nhà Ráng, chị Nga không đi với Chánh mà theo về ngủ nhà chị Oanh, nên Điệp đưa họ về nhà và cũng đưa chúng tôi về luôn, nhờ đó chúng tôi biết chị Oanh trước kia có khách sạn, sau khi chồng mất chị không đủ sức trông nom nên bán khách sạn, mua mấy căn nhà chung trong một khu, dành một căn để ở, ba căn cho thuê sống dư giả với tuổi già.
C̣n chị Nga với Chánh đang an hưởng tuổi già, trong chuyến đi nầy, từ nhà họ ở thành phố Dayton, tiểu bang Ohio, lái xe qua Canada, rồi đi chỗ nọ chỗ kia mỗi ngày chạy chừng 2, 3 trăm miles, nơi nào có cảnh đẹp dừng lại ngắm cảnh tham quan, trước khi đến Cali họ cũng ghé thị trấn Buford, thăm cho biết sự t́nh v́ nó được báo chí, các trang mạng xă hội nói tới, là thị trấn do ông Phạm Đ́nh Nguyên, doanh gia ở Việt Nam mua đấu giá USD 900.000, 00 (chím trăm ngh́n đô), trong khi giá khởi đầu đầu là USD 100.000,00
Cửa hàng Buford Trading PostThị trấn Buford thuộc tiểu bang Wyoming nằm ở độ cao 2.400m, là nơi cao nhất trên Xa lộ Liên tiểu bang 80 trải dài từ New York tới San Francisco. Với vị thế nằm giữa Laramie và Cheyenne, thị trấn hưởng lợi phần lớn từ cư dân của hai địa phương này.
Ông Don Sammons nguyên chủ nhân thị trấn BufordÔng Don Sammons cũng cho biết, du khách đến 2 rừng quốc gia nằm cách thị trấn khoảng 6-12 dặm cũng đem lại nguồn thu không nhỏ cho ông. Từ doanh thu hằng năm 1 triệu, trước ngày bán, danh thu cửa hàng chỉ c̣n vài trăm ngh́n đô. Thị trấn nầy chỉ có mỗi cư dân là ông Don Sammons và ông sở hữu một trường học lâu đời, căn nhà ba pḥng ngủ cùng nguồn thu duy nhất của thị trấn là một trạm xăng và một cửa hàng tiện ích mang tên Buford Trading Post.
Toàn cảnh thị trấn BufordTưởng cũng nên đọc những ư kiến của độc giả do VNEpresss sưu tầm:
“B́nh luận về khả năng đất đai của nước Mỹ bị rơi vào tay người nước ngoài, nhiều người đọc mỉa mai: "Vị doanh nhân Việt kia có thể bỏ ra thêm ít tiền nữa để sở hữu thành phố Detroit (bang Michigan) và một chút nữa để mua luôn cả thành phố Cleveland của bang Ohio". Nickname FreeDumbie c̣n lên tiếng cảnh báo: "Nước Mỹ đang bị rao bán. Mọi người mau thức tỉnh đi".
Có người lại tỏ ra tiếc nuối khi một thị trấn đẹp như Buford lại bị bán với mức giá "rẻ mạt". Lo lắng cho tương lai của nước Mỹ, một độc giả nhận định, "Đây mới chỉ là phần nổi của tảng băng ch́m khi nợ công của Mỹ đă vượt 1.000 tỷ USD. Hăy cầu chúa nước Mỹ sẽ không trở thành một Hy Lạp thứ hai".
Tuy nhiên, cùng lúc đó cũng có khá nhiều ư kiến gửi tới cho rằng doanh nhân người Việt (ông Phạm Đ́nh Nguyên, Tổng giám đốc IDS) đă trả giá quá cao. Họ vui mừng cho ông Don Sammon v́ món hời khi bán được thị trấn Buford– nơi mà thu nhập từ việc buôn bán đă giảm một nửa kể từ năm 2009.
C̣n trên mặt báo HuffingtonPost, cũng có hàng trăm ư kiến bàn luận sôi nổi về thông tin này. Relafer, một độc giả gửi lời "chia buồn" với ông Phạm Đ́nh Nguyên, cho rằng người mua đă không nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi bỏ một khoản tiền khổng lồ. "Thật là phí tiền, ai đó nên nói cho ông ta biết đường 66 chán như thế nào", độc giả này viết.
Để giải thích kỹ hơn, bạn đọc khác trên HuffingtonPost, tự xưng là một cựu binh cho biết: "Đó là một tuyến đường vô cùng vắng vẻ. Khi tôi đi ngang qua vùng này, có những lúc hàng tiếng đồng hồ chả có lấy một ánh đèn nào".
Trong khi nhiều người bàn luận về giá cả, không ít ư kiến khác, như người có biệt danh chefaz trên tờ MSN th́ ṭ ṃ không biết sau khi bỏ ra 900.000 USD, doanh nhân từ Việt Nam sẽ làm ǵ với thị trấn này.”
Theo anh Bùi Minh Chánh cho biết, nơi đây có một cô nhân viên trông nom cửa hàng, có bán coffee nhưng c̣n dở hơn những cửa hàng khác của khắp nước Mỹ !
Phạm Đ́nh NguyênH́nh như người ta ngưỡng mộ, nên thổi phồng về việc ông Phạm Đ́nh Nguyên, làm chủ nhân thị trấn Buford và công việc kinh doanh cà phê ở một nơi ít người biết đến. Cho nên Bùi Minh Chánh mới thực hành “nghe nói chẳng bằng thấy tận mắt”.
Nhiều người về hưu rồi muốn được như Bùi Minh Chánh, nhưng hưu rồi có khi sức chẳng c̣n để đi chỗ nọ chỗ kia, bệnh tật chúng rủ nhau kéo tới. Cho nên c̣n sức khỏe, có điều kiện nên đi du lịch, cho đầu óc thảnh thơi, cho thân thể hoạt động để được khỏe mạnh, kéo dài tuổi thọ hữu ích.
Sáng hôm sau, Huỳnh Ngọc Điệp chở chúng tôi đến Quán Phở Nguyễn, khi đón chúng tôi, trên xe có chị Điệp, vào trong quán cũng có chị, và các anh Ks Vơ Văn Bé, chị Oanh, anh chị Ks Chánh, anh chị Ks Ráng.
Anh Bé đi làm, nên từ sở làm chạy ra quán, do đó không có chị Bé cùng đi. Anh nào đó đă nói đùa là anh Bé cứ dấu chị Bé, cho nên chưa có ai hân hạnh gặp chị Bé.
Ngồi được một chốc, anh Điệp phải đưa chị Điệp về trông nom cháu nội, chủ quán anh Thắng tiếp đăi ân cần, anh không ăn chỉ đứng tiếp chuyện với chúng tôi cho đến lúc chúng tôi ăn xong, anh ân cần đưa ra tận cửa.
Hôm nay anh chị Chánh sẽ về nhà con gái ở San Francisco, tôi vẫn nhắc lại anh cố gắng dự Hậu Hội Ngộ Cao Thắng cho vui, anh mĩm cười không hứa chắc.
Louisville, 27-7-2015
Họp mặt với CHS NTT – PĐP
Do Nguyễn Đ́nh Đông bận đi làm ngày Thứ Năm đến Chủ nhật, nên Đông mời chúng tôi dự buổi họp mặt ngày Thứ Tư 8-7-2015.
Đến ngày Họp mặt, Dĩ và Phượng rước chúng tôi đi tới nhà hang Làng Chay ở 1143 Story Road suite # 180 San Jose, CA 95112. Cũng trong khu vực gần Grand Century Shopping Mall.
Ngoài Đông, Dĩ, Phượng có thêm Thu Thảo. Thu Thảo nguyên là cựu học viên lớp Thương Mại của Nguyễn Trường Tộ, sau 30-4-1975, Thu Thảo phải nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đ́nh.
H́nh như trước khi tôi đi sang đây, Minh Nguyệt ở Việt Nam cho biết có Thu Thảo ở tại San Jose. Từ Minh Nguyệt hay Đoàn Hải cho biết Thu Thảo mới sang Mỹ vài năm gần đây, cùng đi với gia đ́nh, nhưng gần đây vợ chồng Thu Thảo đă không c̣n sống bên nhau.
Do Nguyễn Đ́nh Đông liên lạc, sắp đặt đây là bữa ăn chiều, v́ phải chờ những người đi làm như Thịnh, Thu Thảo hết giờ làm mới dự được.
Từ trái sang phải: Đông, Thịnh, Phượng, Thu Thảo, Kimchi, Tông, DĩĐông th́ rất hiền, ít nói, ngược lại Thịnh bải buôi, thích hợp việc kinh doanh “vừa long khách đến, vui ḷng khách đi”. Trong bữa ăn, Thịnh kể chuyện có người đồng hương mới tới Mỹ, có ít tiền muốn mua nệm giá rẻ, Thịnh lấy nệm cũ c̣n tốt tặng luôn cho khách. Nay làm Janitor, mỗi bữa ăn học sinh không uống sữa trong phần ăn của chúng, chúng để lại Thịnh phải dọn dẹp nặng nhọc, để khuyến khích chúng uống, Thịnh bảo học sinh:
- Các em thấy tôi không, tôi vừa ốm yếu lại vừa thấp, có biết tại sao không ? Tại v́ hồi nhỏ tôi không chịu uống sữa, các em có muốn giống tôi không ? Nếu không muốn th́ uống sữa đi, uống hết đi !
Thế là các em uống hết, việc làm của Thịnh chẳng những có lợi là không phải nặng nhọc đi đổ bỏ nhiều sữa bỏ, lại c̣n được Hiệu Trưởng khen là giúp cho học sinh ăn uống tốt hơn.
Nguyễn Tấn Thịnh, Phượng, Thu ThảoLúc Thịnh c̣n cửa hàng bán giường nệm Citi’s Sleepworld trên đường Tully Road, tôi đến thăm, Thịnh lấy gỗ đóng một chiếc ghế ngồi, đánh verni bóng láng biếu cho nhà tôi để ngồi trên sàn nhà lặt rau hay làm bếp. Thịnh rất năng động, vui tính.
H́nh như Phượng chọn và gọi thức ăn vừa ngon miệng vừa đủ dùng.
Mấy năm trước họp mặt có Thọ, Mỹ, Thịnh và Đông lần nầy không có Thọ và Mỹ nhưng thêm Dĩ, Phượng và Thu Thảo.
Họp mặt tuy có ít người nhưng rất ấm cúng nơi xứ lạ quê người. Mới hôm qua Phạm Tấn Nhứt hiện đang ở Sacramento, thủ phủ California, sau khi xem Facebook Hien Thu Bach của Bạch Thu Hiền, thấy h́nh ảnh đêm Họp mặt 5-7-2015 tại Bồ Đề Tịnh Tâm Chay, đă hỏi Thu Hiền có phải là có tôi trong đó, rồi xin số điện thoại và gọi tới thăm hỏi tôi, thăm hỏi các CHS Phạm Hữu Hậu, Nguyễn Hữu Trí, Cao Công B́nh, Phạm Hữu Tâm, Phạm Tấn Tài …
T́nh nghĩa Thầy tṛ khó quên, phải chăng nền giáo dục xưa kia đă đào tạo con người có Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí Tín. Cái quan niệm Quân, Sư, Phụ là vết hằn sâu trong người, học sinh kỹ thuật không phải chỉ biết có kềm với búa, họ vẫn được dạy môn Công dân để biết yêu nước, kính trọng thầy cô giáo như cha mẹ. Cho nên mỗi năm tôi thường dự Ngày Nhà Giáo do các em tổ chức, để ca ngợi các em luôn giữ được tấm ḷng “kính thầy, mến bạn”.
Louisville 27-7-2015
Họp mặt với vài đồng môn Cao Thắng
Nguyễn Thanh Ṭng biệt danh Bảy Hổ, mời tôi tới dự bữa cơm tại nhà, Ṭng cho biết chỉ có vài người thôi, đó là Nguyễn Phước Châu và Lê Hữu Chính.
Tông, anh chị Trần Phước Châu, chị Nguyễn Thanh Ṭng, anh chị Lê Hữu ChínhNhà tôi hẹn với Dĩ và Phượng đi châm cứu, để trị chứng tê, nhức mặt và tay chân do bị ba đốt xương ở cột sống suy thoái, chúng đè giây thần kinh và mạch máu thông lên năo bộ, ảnh hương tới mặt và tứ chi. Do đó nhà tôi đi với Dĩ và Phượng, c̣n tôi được Nguyễn Thanh Ṭng rước tới nhà.
Tôi nhớ cách nay trên 10 năm, tôi cũng được Ṭng mời đến nhà dùng cơm, lần đó có Trần Phước Châu, Phùng Kỳ Xương, Nguyễn Văn Nghĩa. Phùng Kỳ Xương tôi chưa từng học chung, nhưng với Nghĩa tôi đă học chung năm Đệ nhị 5 và Đệ nhất 3.
Năm Đệ nhất, khi học máy dầu cặn do Thầy Lưu Luân Trọng dạy, Nghĩa quay tay quay khởi động máy, bị cốt máy trả lại, Nghĩa bị găy tay, v́ tay quay đập vào cườm tay Nghĩa, tôi đứng gần đó, nên đưa Nghĩa đi bộ ra bệnh viện Sàig̣n băng bột, rồi để Nghĩa ở lại một ḿnh trong bệnh viện, tôi ra về báo tin cho gia đ́nh Nghĩa biết, nhờ đó tôi biết được nhà Nghĩa ở gần đ́nh Ḥa Hưng.
Ngoài Ṭng, Châu cùng học với tôi từ năm Đệ Thất, trong lớp Đệ Thất tôi chơi thân nhất là Ṭng và Trương Công Phước, nghe Lê Tuấn Anh nói có gặp Trương Công Phước ở Paris, nhưng h́nh như phu nhân của Phước không muốn Phước giao thiệp, nên từ đó Tuấn Anh không gặp lại Phước.
Lê Hữu Chính, Huỳnh Ái Tông, Nguyễn Thanh Ṭng, Trần Phước ChâuLê Hữu Chính học sau chúng tôi, nhưng sau khi học tập cải tạo về, Chính và tôi cùng làm trong một công ty thuộc Sở Công Nghiệp Tp. HCM, tôi làm Trưởng pḥng, Chính làm Phó pḥng. Chính rất hiền, ít nói, làm việc rất cẩn thận, chu toàn nhiệm vụ tốt, tôi không hỏi nhưng h́nh như Chính đi Mỹ theo diện HO, khi tôi đi năm 1991 th́ Chính vẫn c̣n ở lại làm việc.
Chị Ṭng, chị Chính, anh Lê Hữu ChínhCác chị tham dự ngoài chị Ṭng c̣n có chị Châu và chị Chính.
Chị Châu & chị ṬngCác anh ăn mặn uống rượu chát đỏ, phần ăn của tôi có mấy món chay nào là hủ tíu xào, gỏi cuốn..., tôi đặc biệt thích món xôi bắp, nên ăn xôi bắp và gỏi cuốn.
Trong khi ăn uống, tṛ chuyện, tôi có kêu gọi anh em tham dự Hậu Hội ngộ Cao Thắng, Châu cho biết v́ con trai đang nằm bệnh viện, vừa mới giải phẩu sọ năo, nên không thể dự, Chính phải đi rước người nhà từ Việt Nam sang, c̣n Ṭng cũng cho biết v́ bận việc riêng nên không dự được.
Trong dịp nầy, Ṭng cho biết Phạm Hữu Ráng cùng học chung lớp Đệ Thất với chúng tôi, Ráng từng là Hạm Trưởng HQ5, được Hải Quân cho đi học Trường Kỷ sư Công nghệ, Phú Thọ.
Khi chúng tôi dùng xong bữa, Dĩ có đưa nhà tôi đến nhà Ṭng, sau khi chào hỏi và biết bữa ăn đă tàn, Dĩ đưa nhà tôi đi ăn hủ tíu chay ở chùa Quán Thế Âm.
Anh Lê Hữu Chính nhận đưa tôi về, nhân tiện ghé nhà anh cho biết, đây là nhà anh vừa mới mua chừng 2 năm nay, nhà của anh rất khang trang.
Trước nhà Lê Hữu ChínhKhi ngồi nói chuyện, chúng tôi mới phát hiện gia đ́nh chị Chính có thời gian ở hẽm 400 đường Lê Văn Duyệt, nay là Cách Mạng Tháng là thời gian tôi ở trọ trong nhà họa sĩ Phạm Thăng, số 400/40, hằng ngày ra vào hẽm nầy để đi học từ năm 1956-1966, tôi đă kể cho chị Chính nghe, gần nhà chị ở tôi có cô bạn Hà Linh Trúc, chị Chính không biết Trúc, v́ Trúc ở đó chỉ một thời gian ngắn, nhưng chị Chính biết chị gái góa chồng của Trúc, khen chị ấy đẹp, nhưng Trúc c̣n đẹp hơn.
C̣n anh Chính ở trong hẽm 166 đường Lư Thái Tổ, gần nhà anh Chính tôi lại có quen một gia đ́nh, bà mẹ nhận tôi là con nuôi, nhà ấy có tới 5 chị em gái và 3 cậu con trai.
Bữa ăn ở nhà Ṭng mang lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp, một thời trẻ khi chúng tôi từ nhà quê đến Sàig̣n học, bước vào ngưỡng cửa Trung học. C̣n ở nhà anh Chính gợi cho tôi nhớ tới những người đẹp như Hà Linh Trúc, hay cô gái con ông chủ trại ḥm sát bên chợ Ḥa Hưng, mặc toàn trắng chạy xe Velo Solex, tà áo dài trắng bung trong gió, một thời trang hoàng nét đẹp cho đất Sàig̣n.
Mặc áo dài chạy xe Vélo Solex vào giữa thập niên 1960Louisville, 27-7-2015
Thăm khu Bảo tàng Lịch sử
Ngày Thứ Sáu 10-7-2015, chúng tôi được giáo sư Trịnh Như Tích, nguyên Xử Lư Thường Vụ Trường Kỹ Thuật Gia Định, anh và tôi cùng khóa Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật, Ban Kỹ Nghệ Họa, anh hẹn buổi sáng đến đón, đưa chúng tôi đi chơi.
Trước tiên là anh đưa chúng tôi về nhà của anh, vài tháng anh có gửi cho tôi một pps về những chậu Bonsai của anh, nên đến nhà anh gặp ngay những bụi hồng và vài chậu Bonsai ở sân trước.
Vào nhà gặp lại chị Tích, tôi không nhớ ra chị, vài chục năm trước, đầu thập niên 1970, anh chị Tích và chúng tôi có ở trọ nhà ông Đại Úy Lê Thế Ngọc, thân phụ của anh Lê Thế An đă đưa tôi đi Canago tuần trước, hồi đó chúng tôi mỗi người ở một căn nhà riêng trong khuôn viên của ông Ngọc, nên thỉnh thoảng mới gặp nhau, tôi ở đó chỉ gần năm rồi dọn đi, c̣n anh Tích ở đó một thời gian rồi cũng dọn về ở Trương Minh Giảng, ngày đó chúng tôi mới có vài đứa con, nay gặp lại cháu nội, ngoại cả đàn.
Vào nhà đă thấy chị Tích bày nào chén, nào dĩa, nào thức ăn, thức uống. Sau khi thăm hỏi, trao đổi với nhau vài ba câu chuyện, anh chị Tích mời chúng tôi dùng bữa, chị nấu hủ tíu đăi khách, cũng ngon như ở cửa hàng, nhưng quư ở chỗ chị phải bỏ công nấu nướng, gói ghép bao nhiêu t́nh cảm đậm đà.
Anh chị giáo sư Trịnh Như TíchĂn xong, chúng tôi chụp vài tấm ảnh bên cạnh Bonsai của anh Tích, những chậu trong nhà lẫn ngoài sân.
Anh có hỏi để đưa tôi đi thăm viếng những nơi như Tu viện Kim Sơn, tôi đă đến đây với anh Lê Văn Mạnh và một lần dự Thiền trà do Thượng Tọa Thích Tịnh Từ viện chủ Tu viện, ưu ái tiếp đăi phái đoàn Ái hữu GĐPT Vĩnh Nghiêm hải ngoại, tới viếng và ngủ lại qua đêm tại chùa. Vườn Nhật, chúng tôi được anh Huỳnh Ngọc Điệp đưa đi rồi, nên anh Tích đưa chúng tôi đi nơi khác.
Trước tiên anh đưa chúng tôi đi viếng Chùa Quán Thế Âm, trong chánh điện bày những giá để sẵn những bộ kinh tụng.
Chánh điện Chùa Quán Thế ÂmCó một pḥng tôn tượng đức Quán Thế Âm với một chậu phong lan trắng, làm tôn vẻ tinh khiết trang nghiêm.
Quán Thế Âm điệnSau đó anh đưa chúng tôi đi xem khu Bảo tàng lịch sử, nơi đây có trưng bày xe chạy máy hơi nước dùng trong nông nghiệp, không thấy xe hủ lô, trạm bán xăng, nhà bưu điện, khách sạn, văn pḥng nhà in, pḥng nha sĩ …
Khu bảo tàng lịch sử
Nhà bảo tàng Việt Nam
Xe chạy máy hơi nước
Xe đẩy bơm xăng
Cây xăng
Khách sạn
Đầu máy hơi nước kéo các toa xeĐặc biệt trong khu vực nầy có nhà bảo tàng Việt Nam của Giao Chỉ San Jose, là nguyên Đại tá Vũ Văn Lộc, trong nhà bảo tàng nầy đa số hiện vật trưng bày của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa như quân phục, kỳ hiệu các đơn vị, quân và huy chương, bên ngoài ṭa nhà có h́nh mẫu chiếc tàu vượt biên và một tấm bia lớn có h́nh năm vị Tướng đă tuẩn tiết là Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Đại tá Hồ Ngọc Cẩn và Trung Tá Nguyễn Văn Long.
Bia tưởng niệm tại nhà bảo tàng Việt NamMột ngày với giáo sư Trịnh Như Tích, ở nhà anh được ngắm những chậu Bonsai, đi tham quan, được xem những hiện vật trưng bày thời khoa học kỹ thuật mới tiến bộ, ước chừng 200 năm trước, những chứng tích một thời của Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa, những người lính chỉ biết trung thành với tổ quốc, chiến đấu để bảo vệ tự do, dân chủ, lănh thổ của dân tộc Việt Nam ta.
Những tướng lănh Việt Nam Cộng Ḥa tuẫn tiết, nói lên ư chí bất khuất, ghi một điểm son trong ḍng lịch sử, để lại cho ngh́n sau.
Louisville, 28-7-2015
Dự Hậu Hội Ngộ Kỹ Thuật Cao Thắng tại San Jose năm 2015
Theo như hẹn trước với Đông y sĩ Linh- Các Trần- Nguyễn, nhà tôi phải đi châm cứu tại Tường An Đông Y Viện 4155 Moorpark Ave. Ste. 19 San Jose, CA 95117, nên tôi đi theo cho biết.
Đông y sĩ nầy có nhiều người đi châm cứu, hôm nay tôi thấy có cả một cập vợ chồng người Ấn Độ cùng đến Châm cứu. Trong khi Dĩ và tôi chờ đợi bên ngoài, có một cô đưa bà mẹ khoảng bát tuần đi châm cứu, cô cho biết bà mẹ bị tai biến nằm liệt cả tháng, sau khi châm cứu vài tuần, bà cụ đă đi lại được, bà cụ nghe thế dơ tay ra cử động, chứng minh cho lời con gái nói là sự thật.
Đông y sĩ cho biết, đang châm cứu cho Thiền sư Nhất Hạnh, có một người Pháp dung máy bay riêng đưa Thiền sư sang điều trị, nay đă ăn uống được, nói khá nhưng tuổi 90 khó phục hồi b́nh thường. Tháp tùng Thiền sư có Sư Bà Chân Không, tôi đưa cho Linh-Các cái thiệp nhờ chuyển cho Sư Bà. Niên khóa 1965-1966, Sư Bà là giáo sư Cao Ngọc Phượng, dạy ở Đại học Khoa học, theo học Phân khoa Phật học, ra liên danh ứng đắc cử Ban Chấp Hành Tổng Hội gồm có:
- Chủ tịch: Cao Ngọc Phượng
- Phó Chủ tịch Nội vụ: Nguyễn Phúc
- Phó Chủ tịch ngoại vụ: Huỳnh Ái Tông
- Tổng Thư kư: Đỗ Văn Khôn
- Thủ quỹ: Nhất Chi Mai
- …..Đông y sĩ Linh-Các gọi điện thoại để tôi có thể hầu chuyện Sư Bà, nhưng Sư Bà ở trên vùng núi, có lẽ sóng yếu hay không có sóng nên không gọi được, tôi lấy làm tiếc, v́ từ ngày tôi rời Sàig̣n lên Cao nguyên dạy học, lần cuối cùng các anh chị đăi tôi một bữa cơm tại Tịnh Tâm Trai, trên đường Trần Quốc Toản, rồi chị Nhất Chi Mai đưa tôi về bằng xe Volkswagen của chị. Năm đó Hè 1966, sau đó chị Nhất Chi Mai đă tự thiêu để cầu nguyện cho Ḥa B́nh Việt Nam năm 1967, tại chùa Từ Nghiêm đường Bà Hạt, chị Cao Ngọc Phượng sau đó đi Pháp, rồi xuống tóc quy y cửa Phật, để trọn ḷng ủng hộ các hoạt động của Thiền sư Nhất Hạnh, cho đến nay tôi chưa gặp lại Sư Bà Chân Không lần nào, cũng là sự thiếu nhân duyên.
Sau khi nhà tôi châm cứu xong, Dĩ và Phượng đưa chúng tôi đi ăn ở Cơm Tấm Thiên Hương, rồi đi dạo quanh đó trước khi đưa chúng tôi về nhà.
Về tới nhà một chốc, Huỳnh Ngọc Điệp gọi tới cho biết Bùi Minh Chánh không dự Hội ngộ được, nên Phạm Hữu Ráng cùng không đi và Điệp không đi nên không đưa tôi đến đó được.
Người tôi có thể nhờ tới là Ngô Đ́nh Duy, nhưng tôi gọi điện thoại cho Duy không được, gọi tới anh Phạm Huy Nhật, anh cho biết sẽ quá giang xe của chị Lê Văn Mạnh do con chị lái, cuối cùng tôi đành phải gọi cho Kimberly (Kim Hương), biết rằng Kimberly rất bận v́ Hội ngộ tại nhà của cô, nhưng bất khả kháng. Tôi gọi tới, Kimberly nhanh nhẩu và vui vẻ hứa chắc chắn sẽ đón chúng tôi.
Khoảng hơn 5 giờ, tôi sốt ruột chờ, cuối cùng anh Trần Đ́nh Thành và anh Phạm Nguyên Huỳnh, đến đón chúng tôi tới dự Hậu Hội Ngộ KT Cao Thắng năm 2015 tại tư gia Khôi – Hương. Khi tôi đến đă có một số người tới dự, riêng anh em ở San Diego và Santa Ana đi 4, 5 xe cũng khoảng hai mươi người, Thầy cô Nguyễn Văn Nên đă theo xe, lên ở nhà Khôi-Hương gần cả tuần, sau khi dự Hậu Hội Ngộ ở nhà Trần Đ́nh Thành.
Tôi nh́n quanh, chỉ thấy có Lâm Thanh Hùng, Đào Công Minh là đă biết từ trước, ngoài ra không thấy những khuôn mặt quen thuộc.
Huy hiệu Hậu Hội Ngộ Cựu Học Sinh Kỹ Thuật Cao Thắng San Jose 2015Nhưng một lát sau, thấy có Thầy cô Nguyễn Văn Nên, anh Phạm Huy Nhật, chị Lê Mai tức phu nhân của cố giáo sư Lê Văn Mạnh, rồi anh chị Trịnh Xuân Đính, tôi ngồi đối diện với anh Đính, biết được anh và tôi cùng tuổi, c̣n Thầy Nên, khi tôi học Thầy là giám thị Nguyễn Văn Nén, nhưng theo Thầy cho biết, tên Nén không hay, do đó Thầy ra ṭa đổi tên lại là Nguyễn Văn Nên, sau ngày đổi đời Thầy biết không có vai tṛ nGiám thị nên Thầy xin dạy theo ngành chuyên môn của Thầy là ngành Rèn, Thầy trở nên giáo viên chuyên nghiệp từ đó.
Chị Nhật, chị Bùi Thị Kim Chi (VN), Bùi Kim Chi, chị Lê MaiKhông biết do ai thông báo, Phương Anh đến hỏi tôi và cho biết sẽ lấy thức ăn chay cho nhà tôi và tôi, tôi không nhớ hết nhưng những món chay rất ngon. Tráng miệng có dưa hấu, mít. H́nh như mít hơi nhiều, nên có một anh bưng nguyên cái khay đi mời từng người, anh ta phải đi đến hai lượt, mọi người đều chiếu cố nhưng tôi không rơ có hết hay không.
Trong căn pḥng họp rất đông, vui, nhưng ở ngoài sau nhà Khôi-Hương có một cái sàn gỗ, có bàn ghế nhiều anh tụ tập ra đó tṛ chuyện, h́nh như các anh nầy là Quân cụ với Công binh, tôi cũng là Quân cụ thấy thế nhào vô góp chuyện cho đậm đà.
Chụp ảnh kỷ niệm
Cuộc vui phía sân sau
Một nhóm chuyên ngành
Trong văn nghệ góp vui, mở đầu một bài hợp ca, sau đó bài đơn ca được nhiều anh chị em hưởng ứng ra sàn nhảy, làm cho đêm Hội ngộ đầm ấm tươi trẻ, sau đó có những đơn ca, song ca, anh Bùi Đường ngoài tài MC c̣n có giọng ca khá truyền cảm.
Hợp ca
Song ca
Đơn ca
Bùi Đường (áo trắng)
Kim Hương
Quư Thầy cô Đính, Thầy cô Nên, chúng tôi, Thầy cô Nhật, Phương Anh
Nữ gia chủ Kim Hương bên tay trái
Nam gia chủ Đăng Khôi đứng bên phảiBan Tổ chức đă bán Đặc san Hội ngộ Cao Thắng năm 2015, huy hiệu Cao Thắng và kêu gọi anh chị em có mặt đóng góp, tất cả tiền thu được sẽ gửi về giúp quư Thầy Cô và đồng môn bệnh tật, gặp cảnh khó khăn.
Cuộc vận đông từ Nam Cali cho đến Bắc Cali, cộng chung được 4,278.00 đô. Cuộc vận động rất vui và rất hào hứng do tài điều khiển của Kim Hương.
Khi Ban Tổ Chức mời các Thầy cô lên cắt bánh, nhân dịp nầy tôi xin nói vài lời, đại ư như sau:
“Thưa quư Thầy cô, Quư anh chị Cựu học sinh Cao Thắng.
Tôi có dạy học ở Trường Kỹ Thuật Banmêthuột, Nguyễn Trường Tộ, nhưng ở Cao Thắng tôi không có dạy lớp nào cả, nơi đây không có ai là học tṛ tôi cả, tôi chỉ là đồng môn của các anh, chị. Cho nên tôi xin các anh, chị: “Gọi tôi bằng anh, đừng gọi tôi bằng Thầy”.
Nhiều người vui vẻ cười “ồ”, sau đó, có người gọi là “Anh”, có người quen miệng, hay v́ “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, do có học sách của tôi nên vẫn gọi tôi là “Thầy”.
Do Ngô Đ́nh Duy có ư đưa tôi về, nên chúng tôi ra về sớm, trong khi quư Thầy Cô và các anh chị em vẫn c̣n vui vầy.
Ra khỏi nhà Khôi – Hương nh́n xuống “thung lũng hoa vàng”, rất đẹp, có nh́n thấy mới biết nó xứng đáng tên gọi, sân sau nhà Khôi – Hương nh́n xuống thung lũng hoa vàng đẹp tuyệt, nhờ không có cây che.
Có dự Hậu Hội Ngộ San Jose mới thấy ấm cúng t́nh đồng môn, mọi người vui chơi thoải mái, chắc chắn Thầy cô rất vui khi thấy những cựu học sinh của ḿnh thành đạt, chung vui tại đây nhưng không quên những Thầy Cô và đồng môn ở Việt Nam bệnh tật, gặp hoàn cảnh khó khăn, nên sẵn ḷng chia ngọt sẻ bùi, chia cay sẻ đắng với nhau.
Xin mời xem vài Video Clip:
- Chuẩn bị khai mạc Hậu Hội Ngộ KT Cao Thắng năm 2015 tại San Jose
- Vài lời của Nguyễn Đăng Khôi – Kim Hương gia chủ địa điểm Hậu Hội Ngộ
- Văn nghệ và khiêu vũ
Ngày 28-7-2015
Đi xem Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 9
Buổi sáng Dĩ và Phượng đưa nhà tôi đi châm cứu, tôi cũng đi theo, sau khi châm cứu xong, Phượng cho biết ở nhà thờ Our Lady Of Peace có tượng Đức Mẹ làm bằng xác của phi cơ, Đức Mẹ rất thiêng, nhiều người đến đó cầu nguyện, nên Dĩ đưa chúng tôi đến đó cho nhà tôi cầu nguyện xin cho hết bệnh.
Tượng Đức MẹTượng Đức Mẹ rất to lớn, tại đây hôm nay người ta đang cử hành lễ chi Dĩ và Phượng cũng không biết, có Linh mục chủ lễ, có những giáo dân phát biểu. Cũng như đạo Phật, người Phật tử cầu đức Quán Thế Âm cho tai qua nạn khỏi, người Thiên Chúa giáo cầu nguyện với Đức Mẹ.
Trong khu đất rộng, đối diện qua băi cỏ là tượng của Giáo hoàng St John Paul II. Sau khi cầu nguyện và thăm viếng một ṿng, Dĩ Phượng đưa chúng tôi đi ăn, rồi tới Trường Trung Học Yerba Buena 1855 Lucretia Ave. San Jose, CA 95122 để xem Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh.
Khi chúng tôi vào th́ đă có khán giả ngồi gần chật kín những hàng ghế trong sân vận động có căng bạt che nắng, ghế ngồi là những ghế xếp sơn trắng, trên mỗi ghế có để sẵn một tập sách Đại Nhạc Hội Ngoài Trời, Cám Ơn Anh Người Thương Binh VNCH - Kỳ 9, cạnh khung dựa lưng có cột một quốc kỳ Việt Nam Cộng Ḥa.
Chúng tôi vừa ngồi xong chỗ khá xa sân khấu, chương tŕnh bắt đầu với nghi thức chào cờ, có toán rước quốc kỳ Hoa kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa, đến trước khán giả dưới sân cỏ, trên sân khấu có một số người để đồng ca bài quốc ca.
Sau khi chào cờ, toán hầu kỳ đưa quốc kỳ về vị trí, bắt đầu Trưởng ban tổ chức nguyên Đại tá Không quân Nguyễn Hồng Tuyền phát biểu, sau đó đến bà Hạnh Nhơn Chủ tịch Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH.
Do sức khoẻ nhà tôi yếu, cần tịnh dưỡng sau khi châm cứu, nên chúng tôi đành phải ra về, trong khi trên sân khấu đă có ca sĩ địa phương bắt đầu tŕnh diễn.
Ra đến cổng, gặp ngay ca sĩ Thanh Thúy, Thanh Thúy và nhà tôi chụp tấm ảnh kỷ niệm. Xưa nhà tôi có cô bạn tên Hùng nhà ở đường Vơ Tánh, gần ngă sáu Sàig̣n, cô Hùng nầy về sau thành hôn với Trần Thành Trai, giáo sư dạy Toán. Thanh Thúy có họ hàng với gia đ́nh cô Hùng nên thỉnh thoảng đến thăm, có khi hát bài nhạc mới cho người nhà nghe, v́ những người đi kèm Thanh Thúy hối thúc nên nhà tôi chưa kịp nhắc kỷ niệm xưa th́ Thanh Thúy phải đi, nhưng vẫn c̣n ngoái lại nh́n chắc cố nhớ kỷ niệm xưa.
Thanh Thúy và Kimchi BùiRất tiếc, chúng tôi không có tham dự hết chương tŕnh Đại nhạc hội, nhưng nhà tôi cũng lấy làm vui v́ đă có chụp ảnh chung với Thanh Thúy để làm kỷ niệm.
Louisville 29-7-2015
Một buổi đi Mall
Sáng ngày áp chót, Dĩ và Phượng đến đưa nhà tôi đi châm cứu, rồi đi ăn ở trong Grant Century Shopping Mall, h́nh như Mall các cửa hàng hầu hết của người Việt hay Hoa, các cửa hang bán những thức ăn, mỹ phẩm, đồ sành sứ, trong nầy có một cửa hàng chuyên bán phong lan, giá cả không đắc nhưng hoa đẹp.
Phượng và nhà tôi trong cửa hàng Phong lanTrong cửa hàng bán vật kỷ niệm, sành sứ, cẩm thạch gần cửa ra vào, tôi có mua một b́nh trà, để kỷ niệm chuyến đi San Jose.
B́nh trà song ẩmSau đó, chúng tôi trở lại Chùa Quán Thế Âm, lấy mấy cây chả chay do nhà tôi đặt từ hôm Thứ Năm, rồi về nhà nghỉ chuẩn bị ngày mai đi về. Dĩ cho hai cái túi xách và giúp tôi để vào cho gọn, nào là sách báo của anh Đặng Trần Hoa, Bùi Văn Sớm, Huỳnh Hữu Ủy, Huỳnh Ngọc Điệp, Đặc san Hội Ngộ Kỹ Thuật Cao Thắng năm 2015, nào là chả lụa chay, mặn, chả Huế, khô ḅ, tất cả những thứ đó chiếm đến 2 túi xách, mỗi túi nặng khoảng 30 pounds.
Sách của Huỳnh Hữu Ủy tặngLouisville, 29-7-2015
Trở về nhà
Sáng sớm Thứ Ba 14-7-2015, chưa tới 7 giờ Huỳnh Ngọc Điệp đă cho xe tới đưa chúng tôi ra phi trường San Jose.
Hành lư của chúng tôi gồm 2 valises quần áo, 2 túi xách sách vở, thức ăn, tôi c̣n một túi xách đựng Laptop, nhà tôi cũng túi xách phụ nữ, tôi nghĩ tới phi trường phải kiếm xe đẩy vào quầy để kư gửi 4 thứ nặng kia, nhưng đặc biệt tại phi trường San Jose, hăng hàng không Southwest, có quầy ngay bên vệ đường ở nhà ga.
Huỳnh Ngọc Điệp ngừng xe, tôi đưa hành lư kư gửi ngay tại chỗ rất tiện lợi.
Sau khi qua thủ tục khám hành khách và hành lư, một nhân viên người Việt đă vui vẻ hỏi thăm chúng tôi đến San Jose vui vẻ không ? Khuyên chúng tôi đă hưu rồi nên chuyển về đây sống cho thoải mái tuổi già. Sao bổng dưng có anh chàng an ninh vui tánh, tử tế, dễ mến như vậy !!
Chuyến bay của tôi dừng ở San Diego, hành khách xuống gần hết, c̣n lại chừng người đi tiếp chừng 15 người, sau đó rước them khách ở đây cũng đầy chuyến để bay tới Chicago. Tại Chicago chúng tôi chuyển máy bay, về đến phi trường Louisville hơn 10 giờ 30 đêm. Con tôi đón sẵn đưa về tới nhà đúng 11 giờ, lúc ấy California mới 8 giờ tối.
Kết thúc 2 tuần lễ ở California, nhà tôi cũng như tôi đầy ấp những kỷ niệm đă qua, thân nhân cũng như bạn bè tiếp đón trong ṿng tay thân yêu, đặc biệt được gặp lại quư Thầy cô và các đồng môn Kỹ Thuật Cao Thắng, cũng như các đồng nghiệp Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ, Trung tâm chuyên nghiệp Phan Đ́nh Phùng, rất ấm ḷng khi được các Cựu học sinh hai trường nầy tiếp đón ở các buổi họp mặt ngày 5-7-2015 tại Bồ Đề Tịnh Tâm Chay, Lee‘s Sandwiches ở Nam Cali và Làng Chay ở Bắc Cali ngày 9-7-2015 .
Không thể nào quên được kỷ niệm với Đoàn Hải và Hà Hán Quyền trong ngày vừa đi thăm HKMH Midway C-41 vừa tổ chức họp mặt. Cũng không thể không nói tới Dĩ và Phượng đă tận t́nh chăm sóc sức khỏe cho nhà tôi.
Tôi sẽ mắc phải lỗi lầm nếu không cám ơn anh Tuệ Linh, đón đưa tôi ở phi trường John Wayne, cám ơn anh chị Phạm Minh Tâm đă tổ chức và quư anh chị hiện diện trong buổi họp mặt AHVN Nam Cali ngày 2-7-2015.
Cám ơn Huỳnh Ngọc Điệp đón đưa tôi ở Bắc Cali và ông bạn Nguyễn Thanh Ṭng đă tổ chức bữa cơm thân mật ngày 9-7-2015.
Hy vọng có ngày gặp lại, được vui vẻ, thân thương như những ngày qua.
Louisville, 29-7-2015