Một ngày đi chùa
Hôm nay thứ bảy 26-5-2012, anh Đỗ Văn B́nh hẹn đưa tôi đi viếng chùa Linh Sơn và vài nơi ở Paris, nhưng lại nhằm ngày sinh nhật con gái Út, nên sang sớm anh gọi điện tới xin lỗi không thể đi được, hẹn hôm khác, do vậy Cô Dượng Ba đưa chúng tôi đi chùa Khánh Anh, là ngôi chùa do Ḥa Thượng Thích Minh Tâm Chủ tịch Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Châu Âu trụ tŕ, chùa tọa lạc tại 14 Avenue Henri Barbasse, 92220 Baigneux, đang xây dựng ngôi chùa mới ở Every, to lớn khang trang hơn.
Hôm nay Thứ Bảy, chùa chỉ mở cổng phụ đi vào, theo bảng hướng dẫn chúng tôi đi ra phía sau, vào nhà bếp, xuống Basement thấy chư Tăng và nhiều Phật Tử đang thọ trai, đi qua trai đường theo mấy nấc thang lên chánh điện.
Chánh điện đóng cửa, bên trong có nhiều giá kinh, có nhưng giá đặt trên đó hai quyển kinh: Kinh nhật tụng và Kinh Đại Bảo Tích, sau khi lễ Phật, chúng tôi tiếp chuyện với một đôi vợ chồng Phật tử, hỏi ra mới biết trước ở cùng khu phố Ngô Tùng Châu, gần quán ăn Phước Thành.
Hỏi ra mới biết chùa có khóa tu Bát Quan Trai từ 9 giờ sang đến 5 giờ chiều Thứ Bảy, 2 tuần 1 lần, số Phật tử tham dự chừng 50 Ưu Bà Tắc với Ưu Bà Di, chùa có tổ chức nấu thức ăn chay nhiều món như gỏi, củ cải tàu hủ kho, dồi, tàu hủ ky kho, canh … chè xôi, mỗi món giá 3 Eu. Phật tử đi chùa được ăn cơm chùa. Trên giá sách có những quyển kinh, sách biếu không. chẳng hạn như: Thiền Vạn Hạnh của giáo sư Nguyễn Đăng Thục, Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh của Nguyễn Du do Hoàng Xuân Hăn chú thích và hiệu đính, Sáu Cửa Vào Động Thiếu Thất do Trúc Thiên dịch, Bao Nổi Tang Thương Hồi kư Trí Lực …
Nhà tôi mua nhiều hộp thức ăn, chè, xôi trước để ăn thử xem Phật tử ở chùa nấu ăn thế nào, sau nữa là để giúp quỹ chùa.
Sau khi rời chùa, chúng tôi đi tới một khu chợ, như chợ của ta ở Việt Nam, chợ có mái, nơi này bán trái cây, nơi kia bán fromage, nơi nọ bán bánh ḿ, đặc biệt gần cửa chính ra vào có một cô Việt Nam, bán thức ăn nấu sẵn, như cơm rang, đậu xào…, đây là chợ bán cho người Pháp, chớ không phải bán cho người Á Châu. Bên ngoài chợ, trên vĩa hè cũng bày bán quần áo, dày dép, dĩa tách … sao chợ này gần gủi Việt Nam ḿnh như vậy? Thế mới biết hơn 50 năm người Pháp rời khỏi Việt Nam, ảnh hưởng vẫn c̣n gieo rắc lại.
Chúng tôi đi bộ chẳng xa đó là Château de Sceaux, Château không lớn lắm nhưng đất đai chiếm diện tích 225 mẫu tây, bên trong có những cánh rừng, những vườn cảnh theo lối Pháp, ở giữa là sân cỏ, hai bên có hai lối đi, trồng hai hàng cây để lấy bóng mát, chúng tôi chọn khu có hồ trồng bông súng, ngồi ăn dưới bóng những cây thông.
Ăn xong mới đi viếng Château de Sceaux, do mái bị dột nên đang tu bổ, họ che kín lại, tuy nhiên phía sau Château họ dựng một sân khấu lộ thiên hoành tráng và một khán đài lắp ráp, chứa chừng 800 ghế ngồi. Lúc chúng tôi đến đứng xa ở ngoài rào, nh́n thấy nghệ sĩ mặc trang phục đang tập dượt một vở hát tuồng La mă xưa.
Dọc theo một con đường khác, người ta đang triển lăm những bức ảnh chụp, những h́nh ảnh Paris hiện nay, có những bức ảnh chụp nghệ sĩ đang tŕnh diễn tuồng tích, cảnh một khu vườn hoa, một ḷ cất rượu, một bộ sưu tập quân phục sĩ quan, một bộ sưu tập dụng cụ sưởi, một hanga trở thành bảo tàng … tuy không quư hiếm, nhưng cho người xem có cái nh́n về Paris.
Có một cặp tân hôn vào đây chụp ảnh kỷ niệm.
Château trùm lại tu bổ (ảnh triển lăm)
Paris ở ngoài kia nhà cửa đường xá chật hẹp, vào đây những con đường rộng không xe chạy, những cánh rừng mênh mông, những vường cảnh cỏ xanh, hồ nước mút mắt, xứ người ta luôn luôn phát triển, nhưng bảo tồn mọi di vật thời xưa. Họ tiến lên, nhưng giữ vẹn cái cũ để cho người sau thấy được chứng tích văn minh, văn hóa mỗi thời đại, trong ḍng lịch sử của họ.
26-5-2012