Một ngày thăm viếng
*
Sáng nay 2-12-2013, chúng tôi đi Tầm Vu viếng mộ nhạc mẫu của tôi, gồm có nhà tôi, con gái tôi và tôi, đến thị xă Long An rước thêm người cô vợ, như thế gồm có bốn người.
Ngày trước, sau mùa Thu năm 1945, giặc giả tràn lan khắp nơi, nhạc mẫu tôi bệnh trong khi tản cư, không có thuốc thang đầy đủ nên mất khi c̣n rất trẻ, chôn cất trong đất nhà, rồi tản cư lên Sàig̣n. Ở quê nhà đất cát bị chiếm cư, chiếm canh, rồi người cày có ruộng, rồi giải phóng 1975, nay mồ mả ông bà, cha mẹ xưa nằm trong đất người khác.
Trên đường đi tới Tầm Vu, xe phải đi qua Hiệp Thạnh, Vĩnh Công dọc đường người ta bày bán dưa hấu Vĩnh Công, dưa hấu là đặc sản danh tiếng của Vĩnh Công, hai bên đường người ta cũng trồng nhiều cây thanh long.
Mộ nhạc mẫu tôi, nay nằm sau nhà của một cửa hàng, người chủ nhà ăn nên làm ra nên họ tin tưởng, chăm sóc ngôi mộ. Chúng tôi đến nơi, bày hương đăng, hoa quả, tưởng nhớ đến người xưa, công đức sinh thành.
Trên đường về, xe chúng tôi chạy trên quốc lộ, không dùng đường cao tốc như lúc đi, nhờ vậy tôi có dịp thấy hai bên đường người ta bán thơm Bến Lức danh tiếng ngày xưa và Rượu G̣ Đen, nhưng anh tài xế cho biết chớ nên mua uống, v́ nay người ta chế bằng nước với hóa chất, rất hiếm có rượu chưng cất nguyên chất, ngay cả thực phẩm chay Âu Lạc, những loại thực phẩm đông lạnh nhập từ Trung Quốc, có khi quá hạng sử dụng, người ta tẩy và in lại thời hạng sử dụng !!
Về tới nhà đă hơn 2 giờ, tôi lấy xe đi thăm anh Tống Hồ Cầm. Nhớ năm nào khi thăm anh Vơ Đ́nh Cường, anh cho tôi biết:
- Thầy Minh Châu, anh Cầm và anh cùng tuổi, sang năm là 90 tuổi, Thầy nay nằm chờ ngày về đất Phật, chỉ c̣n anh Cầm và anh đi lại, viết lách làm Phật sự.
Sau đó anh Vơ Đ́nh Cường mất và Thầy Minh Châu đă viên tịch, nay c̣n lại anh Tâm Bửu Tống Hồ Cầm, như một cây đại thụ trên cánh đồng trơ trụi.
Mấy tuần trước ghé vào ṭa soạn báo Giác Ngộ thăm anh Tống Hồ Cầm, người bảo vệ cho biết anh đă nghỉ hưu, vào văn pḥng xin địa chỉ để đi thăm, cô thư kư ghi cho tôi địa chỉ và số phone, cho tôi biết:
- Đây là số phone của con gái bác Cầm.
Tôi mang về nhà, vô ư làm mất địa chỉ, phải trở lại xin lần nữa, theo địa chỉ tôi đến thăm anh ở trên đường Lê Văn Sỹ, nhưng không có ai ở nhà, gọi điện thoại, chuông reo nhưng không ai trả lời. Chờ vào buổi tối, tôi gọi lại lần nữa, lần này được nói chuyện với anh Cầm, và tôi hẹn hôm nay đến thăm anh lúc 3 giờ chiều.
Do có hẹn trước, nên khi tôi đến nhà anh ở hẻm 333 đường Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân B́nh, có anh và hai cô con gái ở nhà, lúc tôi vào nhà tiếp chuyện với anh th́ có thêm cô con gái nữa.
Phúc Trung và Trưởng Lăo Tống Hồ CầmAnh cho biết, mấy hôm trước tôi tới thăm anh không có ở nhà, v́ anh phải đến giữ nhà cho cô con gái út đi du lịch ở nhật, anh cho biết cô này là dược sĩ lấy chồng cũng là dược sĩ, chồng măn phần cô ta ở vậy nuôi con, cai quản tài sản là một biệt thự khang trang ở G̣ Vấp.
C̣n con trai cả của anh, là Tống Hồ Thanh Kỳ về đây bệnh rồi mất năm ngoái, Kỳ có hai con trai và hai con gái ở Mỹ.
Hỏi ra mới biết Kỳ sinh năm Nhâm Ngọ 1942, mất cũng vào tháng này năm 2012, thọ 71 tuổi, tôi không thân thiết với Kỳ, nhưng cùng sinh hoạt trong Đoàn Huynh Trưởng A Dục năm 1960, trước đó Kỳ sinh hoạt trong Đội Sen Nâu, Đoàn Nam Phật Tử GĐPT Chánh Đạo, c̣n tôi sinh hoạt trong Đội Sen Trắng, Đoàn La Hầu La GĐPT Giác Minh. Bạn cùng lớp với tôi ở Trường Cao Thắng cùng sinh hoạt với Kỳ có Phan Tùng, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Văn Tá, Dương Văn Thơm.
Năm 2008 hay 2009, tôi sang Santa Ana, Trưởng Trung ở Chánh Đạo hay Tuệ Linh có đưa tôi thăm Kỳ, lúc đó làm cho công ty chuyên gửi hàng về Việt Nam, văn pḥng công ty này nằm gần cửa hàng ăn của Lư Kiến Trúc. Bên kia đường, cách Phước Lộc Thọ không quá hai trăm thước.
Kỳ được hỏa táng, tro cốt gửi trong chùa Hải Quang của Hội Trung Việt Tương Tế. Mới đó mà Phan Tùng, Tống Hồ Thanh Kỳ đă nằm xuống, từ giả cuộc chơi với những anh chị em màu Lam.
Anh c̣n cho tôi biết, chị sanh nở mười lần, nhưng có tới mười một người con, trong đó có sanh đôi một trai, một gái. Ḥa Thượng Trí Siêu đặt tên cho cô con gái sanh đôi là Thanh Hiền.
Tôi nhắc chuyện anh Cường nói ba người cùng tuổi, anh cho tôi biết:
- Có bốn người cùng tuổi, trang lứa nhau, đó là Hoà Thượng Từ Măn, trú tŕ chùa Linh Sơn Đà Lạt, Ḥa Thượng Minh Châu, anh Vơ Đ́nh Cường và anh, nay ba vị kia đă mất, chỉ c̣n lại ḿnh anh năm nay 96 tuổi (sinh năm 1918).
Tôi tiếp lời:
- Nay chỉ c̣n lại anh là cây đại thụ.
Anh cho biết, trong các nhân vật Phật Giáo c̣n có Ḥa Thượng Trí Tịnh đă trên trăm tuổi, thỉnh thoảng ngài vẫn c̣n chứng minh những buổi lễ quan trọng.
Trong khi tṛ chuyện, tôi nhận thấy đôi khi anh bị lăng quên vài t́nh tiết hay, mặc dù anh đi đứng b́nh thường, sắc diện hồng hào. Mừng cho anh vẫn c̣n khang kiện.
Sau khi từ giả anh, tôi sang thăm nhà văn Dương Nghiễm Mậu trong hẻm 281 đường Lê Văn Sỹ, Phường 1, Quận Tân B́nh.
Sáng Thứ Bảy 30-11-2013, tôi đă t́m cô Ngô Kim Quy, em gái Trưỏng Ngô Mạnh Thu, cô Quy không có ở nhà, con gái cô Quy đă đưa tôi sang nhà Dương Nghiễm Mậu, anh đi khỏi, chị Mậu đă tiếp tôi một lúc, đây là lần đầu tiên chị và tôi gặp nhau, tôi hẹn sẽ trở lại thăm anh Mậu, cho nên hôm nay tôi đến, anh Mậu ra mở cửa, anh nhận ra tôi và tôi cũng nhận ra anh ngay.
Hàng ngồi Nguyễn Kim Chi, Xuân Mai, Dương Nghiễm Mậu, cô dâu Ngô Kim Quy
Hàng đứng Huỳnh Ái Tông, Ân, Ngô Mạnh Thu, Dũng, chú rể LiênChúng tôi xa cách nhau, từ một ngày Ngô Mạnh Thu đưa tôi đi chào anh Lê Cao Phan, anh Cao Chánh Hựu, và anh Mậu để tôi từ giả đi định cư xứ người năm 1991.
Lần này, trong khi anh Mậu chỉ ghế cho tôi ngồi, anh đi rót nước trà mời tôi, tôi có th́ giờ nh́n quanh tường nhà anh treo rất nhiều tranh sơn mài, những bức tranh có nhiều màu sắc, gam màu tươi sáng, chẳng những tranh mà mặt bàn, lưng ghế tựa, mặt ghế ngồi cũng sơn mài tất.
Ở cầu thang dẫn lên lầu, có đặt tượng bán thân, lần trước tôi đă thấy và nghĩ ai đó đă tạc tượng anh, người ta muốn đúc tượng đồng, nhưng anh bảo đừng đúc đồng, v́ khi con cháu giận, tượng thạch cao đập dễ hơn, c̣n tượng đồng tội nghiệp chúng phải bỏ nhiều công phu. Tôi thấy tượng không có nét nào giống anh.
Tôi thích giọng cười sảng khoái của anh như thời c̣n trai trẻ, bốn năm mươi năm về trước, có thể h́nh tượng hóa anh cười hô hố, diễn tả được sự tự nhiên của chúng tôi khi trao đổi câu chuyện.
Anh cho biết, một giáo sư Đại học ở Cali có mời anh sang thuyết giảng về Văn học Việt Nam, chi phí ăn ở đi lại, vé máy bay họ đài thọ nhưng anh từ chối, nên chưa lần nào đi Mỹ, chỉ có vợ anh đă tới Mỹ hai lần.
Tôi muốn chụp một tấm ảnh kỷ niệm với anh, nhưng anh từ chối với lư do từ lâu anh muốn rút lui vào bóng tối, sống ẩn dật như bấy lâu nay.
Nhà văn Dương Nghiễm MậuĐề cập tới việc sách của anh được Công ty Phương Nam tái bản, anh cho biết người ta đề nghị th́ anh cho in, họ in lại bốn cuốn: Cũng đành, Tiếng sáo người em út, Đôi mắt trên trời, Nhan sắc. Sau đó một thời gian ngắn, các tác phẩm tái bản bị âm thầm thu hồi, trong vụ đó anh không bị lỗi lầm ǵ cả.
Anh cho biết, Tạ Tỵ trở về sống ở Việt Nam, nhưng rất cô đơn v́ hoặc là bạn bè đă ra nước ngoài, những người c̣n ở lại hoặc đă chết hoặc già yếu, không thể đi lại thăm hỏi, tṛ chuyện với nhau bên ly cà phê sáng. Ông đă mất ở tại quê hương năm 2004 như sở nguyện.
Phạm Duy trước khi về Việt Nam, trong một bữa tiệc có anh tham dự, Phạm Duy có hỏi ư kiến anh, anh đă trả lời muốn về th́ về, chẳng ai làm khó dễ, sẽ sống cô đơn v́ thiếu t́nh bạn, nhưng Phạm Duy về giao du với nhiều người mới sau này.
Anh cho biết từ sau khi Ḥa Thượng Đức Nhuận ở chùa Giác Minh mất, anh không c̣n đưa vợ con đi chùa, từ lâu anh sống ẩn dật nhờ vào bán Chúa và Phật độ nhật qua ngày. Đó là anh muốn nói anh bán tranh sơn mài với tranh Chúa và Phật. Từ sau khi học tập về, đưọc mùa tranh sơn mài, Dương Nghiễm Mậu chịu khó học hỏi, vất vả lao động nghệ thuật rồi yêu nghề sơn mài, nay đă 78 tuổi anh vẫn sống với tranh sơn mài.
Tôi có hỏi anh về sức khỏe, anh cho biết mấy năm trước bị xe tông, găy cả chân tay, đi bệnh viện tư, bác sĩ chỉnh h́nh xếp xương, bắt ốc nằm viện mấy ngày, sau đó về nhà nằm mấy tháng, nay anh đi lại vẫn b́nh thường, anh khen khoa chỉnh h́nh ngày nay tiến bộ nhiều.
Anh không bệnh hoạn chi, nếu bị cảm trị bệnh bằng cách xông lá cây, ăn cháo nóng, không dùng thuốc men. Hàng ngày sáng đi bộ, tập thể dục, tắm nước lạnh, ngủ không nệm, không máy lạnh, quạt máy.
Ăn uống điều độ, mỗi buổi sáng ăn hai trái chuối, trưa cơm, chiều rau quả. Anh vần c̣n giữ cử cà phê sáng, và vẫn hút thuốc lá như xưa. Anh có quan điểm sống giản dị và ẩn dật giữa ḷng thời đại khó khăn này.
Tṛ chuyện với anh khá lâu, tôi xin phép ra về. Có những người sống gần với Dương Nghiễm Mậu trong nhà tù, họ thán phục anh có triết lư sống để vượt qua, phải chăng anh có nhận xét tinh tế và làm đúng theo lời Phật dạy “Gate gate Pâragate Pârasamegate Bodhi Svâhă”.