Những cuộc
viếng thăm tiếp nối
*
Hôm qua ngày 3-12-2013 là ngày Mồng Một tháng Mười Một âm lịch, con gái tôi muốn đi chùa và viếng thăm nơi để bài vị thờ nội tổ, thân phụ, thân mẫu của nhà tôi. Do đó, tôi và con gái tôi đi Quan Âm tu viện ở Biên Ḥa.
Đến nơi Ni Trưởng Huệ Giác đi Hà Nội, Ḥa Thượng Giác Quang đi họp bên thành phố Biên Ḥa, Ni sư Hương Nhũ nghe nói cũng tháp tùng theo Ni Trưởng, nên chúng tôi lễ Phật, viếng nơi thờ tự thân nhân rồi ra về, ghé thăm bạn đạo ở ngă tư B́nh Thung, trước 1975 là láng giềng ở khu Cư xá Đô Thành. Chủ nhân cho biết có xây một pḥng riêng, có gắn máy lạnh dành cho chúng tôi khi nào về ghé ngủ lại, nhưng đă mấy lần về, chúng tôi chỉ ghé thăm, dùng cơm rồi về chớ không ngủ lại. T́nh cảm xóm giềng, t́nh đồng đạo, chúng tôi được dành một cảm t́nh đặc biệt từ những ngày khốn khó, cơm độn bo bo.
Trên đường về, chúng tôi đi Tân Thới Hiệp để ghé vào Nghĩa trang Vĩnh Nghiêm, nơi chôn cất nội tổ, ông bà em ruột của nội tổ và thân phụ của nhà tôi. Duyên do ngày trước Ḥa Thượng Thanh Kiểm, có biết tôi, nên người thân trong gia đ́nh mất, tôi đi mua đất ở Nghĩa trang này.
Lúc chúng tôi đến thấy lạ v́ khuôn viên mộ của Ḥa Thượng Tâm Giác được xây cất mới và nhà mồ cũng được xây lại, mái lợp ngói mới, phần Nghĩa trang ở bên trong cũng được xây tường, làm mái ngói cho tường, bên trong các ngôi mộ được xây, làm mới rất khang trang.
Ngôi mộ của nhạc gia tôi ở một vị trí khá tốt, đây là phần mộ do các em vợ tôi chọn mua, sau khi chúng tôi đă đi định cư xứ người, bên cạnh cũng đă mua sẵn một phần dành cho kế mẫu của nhà tôi. Nói chung năm phần mộ của người thân chúng tôi tuy có mấy ngôi mộ nằm rời rạc, nhưng đều là những ngôi mộ nằm ven đường đi chung quanh nghĩa trang.
Sáng nay, chúng tôi đi thăm cô dượng của nhà tôi, Dượng là kỷ sư công chánh, trước kia làm trưởng ty kiến thiết ở Cần Thơ. Năm 1969, mới ra trường Quân cụ, xuống Liên đoàn 4 Quân Cụ tại Cần Thơ chờ phân bổ đơn vị, tôi đă ở nhà cô dượng tại Ty Kiến Thiết Cần Thơ mấy hôm. Nhà cô dượng ở đường Đinh Bộ Lĩnh B́nh Thạnh, trước tôi có đi thăm vài lần, nay đường xá nhiều hơn, tôi không c̣n nhận biết theo đường nào để đến thăm. Mới đây nghe dượng bị tai biến nhẹ, đi lại khó khăn, cô mới bị tai biến vài tháng nên xin số điện thoại từ người khác, gọi để nhờ cô dượng cho địa chỉ t́m đến thăm.
Hẻm vào nhà 20 Đinh Bộ Lĩnh, đường một chiều, từ ngă tư Hàng Sanh qua Bạch Đằng ngược chiều vào Đinh Bộ Lĩnh, tôi phải hỏi thăm đường chạy quanh co trong hẻm một lúc mới ra Đinh Bộ Lĩnh, t́m thấy biệt thự của cô dượng cũng như xưa.
Nhà đă nâng nền lên rồi, nay bàn ghế phải kê cao thêm 2 tầng gạch ống, nhưng dượng chỉ mực nước triều cường lên khoảng chừng 6 tấc, không thể nâng nền lên nữa, dượng ấy cho biết: "Chỉ c̣n cách sống chung với triều cường mà thôi!"
Nh́n trong nhà trưng bày rất nhiều chén, dĩa, b́nh sứ tráng men, đặc biệt treo một tấm ảnh sum họp đại gia đ́nh vào dịp Tết trông rất là đầm ấm, sung túc.
Dượng nay đă đi lại được, sử dụng vi tính cập nhật thông tin khắp nơi, đầu óc vẫn mẫn cán, c̣n cô mới ngồi được, đứng lên phải có người giúp, chưa thể đi một vài bước, nhưng nói chuyện b́nh thường, giọng khá rơ.
Buổi chiều, tôi có hẹn với anh Nguyễn Xuân Tân, nguyên giáo sư Anh văn tại Đại học Sư Phạm Sàig̣n, một người mới quen biết do tôi có duyên với anh về mấy bộ sách văn học của tôi. Lần trước, anh và tôi đă gặp nhau ở cà phê Suối đá trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, lần này anh hẹn tôi ở G coffee số 60 Mạc Đỉnh Chi.
Chúng tôi đă tṛ chuyện với nhau về sách vở, về những chuyến đi lại ở Mỹ và Việt Nam, về những tác phẩm các tác giả miền Nam trước 1975 được tái bản, về trường hợp Quốc Thái, sách của Dương Nghiễm Mậu được in ở Công ty sách Phương Nam, anh cho tôi biết đáng lư ra chuyện tái bản sách Dương Nghiễm Mậu không có ǵ, nhưng do chuyện khác nó lấn sân sang anh Mậu, tôi cho anh biết theo một tài liệu trên Mạng th́ người cũ đánh người cũ mà thôi.
Theo như bài của Trần Nghi Hoàng trên O My Opera:
... Nhưng đáng kể là, tôi lại cũng t́nh cờ đọc được bài viết “Đâu là tiêu chí của người xuất bản” của Vũ Hạnh, một nhà văn có chút tên tuổi xưa ở miền Nam, "đấu tố" nhà xuất bản và Công ty Phương Nam và hai tác giả Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên, đăng trên trang nhà Sài G̣n Giải phóng ngày 22 tháng 4 năm 2007.
Tôi dùng chữ "đấu tố", v́ ngôn từ và cung cách viết bài này của Vũ Hạnh sặc mùi "đấu tranh giai cấp" và loảng xoảng sắt máu hận thù, không thua sút chút nào với những bài của các "văn công" đă "đấu tố" nhóm Nhân văn-Giai phẩm hơn năm mươi năm về trước. Nào là "tha hóa lớp trẻ hầu đưa đẩy họ vào sự chống phá cách mạng, chống lại sự nghiệp giải phóng dân tộc...", nào là "sách của Dương Nghiễm Mậu nổi bật là tính phản động th́ sách của Lê Xuyên là tính đồi trụy..." Và Vũ Hạnh... ngậm ngùi thêm: "... và các tác giả - Dương Nghiễm Mậu, Lê Xuyên - sống lại ở thành phố này vẫn được đối xử b́nh đẳng, không hề gặp bất cứ sự quấy phiền nào."
Tôi biết rất rơ; chúng tôi, những người Việt nói chung, những văn nghệ sĩ lưu vong đều biết rất rơ những văn nghệ sĩ miền Nam c̣n ở lại sau tháng Tư 1975 "vẫn" được đối xử b́nh đẳng và... "vẫn" không bị "sự quấy phiền" như thế nào... Thậm chí, Dương Nghiễm Mậu "sung sướng" quá phải bỏ viết, đi học nghề làm tranh sơn mài... Và Lê Xuyên th́ "rất an vui" ngày ngày ngồi bán thuốc lá lẻ, quần áo vá chằng đụp sống ngậm tăm trên hè phố!
Bây giờ đă là năm thứ 7 của thế kỷ 21, Thế Kỷ Mới. Mọi thông tin hầu như không thể giấu giếm, bưng bít. Và thời đại này người ta từng giây phút kêu gọi con người tiến tới chữ "NHÂN". "Nhân quyền", "nhân sinh", "nhân từ", "nhân nghĩa", "nhân đức"... Vũ Hạnh chưa từng "nhảy núi" vào rừng, sao có lối mập mờ khỏa lấp nói đại nói càn, xem thường trí thông minh của nhân loại như thế?Nói là không có ǵ, v́ trong Từ điển văn học của NXB Thế Giới nhận xét: "... (Dương Nghiễm Mậu) là một trong những nhà văn Việt Nam thế hệ 60-70 đă đào rất sâu vào bản chất của cuộc hiện sinh con người... Ông đứng riêng một cơi, dường như không có bạn đồng hành, và đă tạo được một lối cấu trúc về truyện ngắn, truyện dài nằm trong nhân sinh quan bao quát của triết học hiện sinh và vô thần..."
Sau khi chia tay với anh Nguyễn Xuân Tân, tôi đi thăm chị Nguyễn Hữu Huỳnh, mấy lần đi thăm, lần này tôi mới gặp chị, hai cậu con trai, hai cô con gái. Ngày trước đến nhà anh ở đường Lê Lai chỉ có Nguyễn Hữu Hồng Đức và Diệu Đức tôi biết, c̣n các em sau đều Đức cả nhưng tôi không thể nhớ hết, nào là Trí Đức, Nguyệt Đức ...
Chị Huỳnh đau tim đă nhiều năm, nay mắt chị mờ, chị vẫn c̣n nhớ Trưởng Tuệ Linh và tôi. Các con anh đưa tôi lên tầng trên để thắp hương cho anh Huỳnh.
Sang năm sẽ kỷ niệm 10 năm anh đă mất, các em muốn làm một phim tài liệu về cuộc đời của anh, tôi nhận lời giúp, để đóng góp vào đó ghi lại cuộc đời một Huynh Trưởng GĐPT thuần thành và trung kiên. Đối với những người khác tôi không biết, nhưng đối với tôi, anh đă để lại trong tôi một t́nh cảm tuyệt vời cả đạo lẫn đời.
Sg. 4-12-2013