PHIÊU LĂNG TRONG THẾ GIỚI KIM DUNG

Du ngoạn Hoa Sơn, Hằng Sơn, Nga My

Thế giới tiểu thuyết Kim Dung không chỉ đầy ắp mỹ nhân, anh hùng mà c̣n vẽ nên nhiều địa danh, thắng cảnh tuyệt đẹp. Thiếu Lâm tự, Đào Hoa đảo, Nhạn Môn quan…, những cái tên chỉ mới nghe qua đă gợi lên bao “hùng tâm tráng chí”.

1- Thiếu Lâm tự
 
Dưới ng̣i bút Kim Dung, Thiếu Lâm tự đại diện cho đỉnh cao của vơ lâm chính phái với các vị cao tăng vơ công tuyệt luân và Tàng Kinh các chứa đầy bí kíp mà nhiều cao thủ thèm muốn. Ngoài đời, Thiếu Lâm tự nằm trên núi Tung Sơn (huyện Dengfeng, tỉnh Khai Phong).
 
Tác giả trước cổng Thiếu Lâm Tự
 
Tàng Kinh Các
 
Các tháp mộ của các cao tăng Thiếu Lâm Tự
 
Du khách thích thú "thử" chiêu Kim Cương chỉ nổi danh của Thiếu Lâm tự
 

Trong lần đến thăm Thiếu Lâm tự gần đây, tôi nhận thấy ngôi chùa danh tiếng này đă phần nào bị thương mại hóa. Dưới chân núi Tung Sơn nhan nhản các trường dạy vơ ăn theo tên tuổi Thiếu Lâm tự.

Nhờ Kim Dung “quảng cáo”, hàng ngày chùa thu hút hơn 5.000 du khách dù vé vào cổng không “mềm” chút nào, trị giá 100 tệ (tương đương 280.000 đồng).

Trong khuôn viên chùa có đầy đủ các dịch vụ biểu diễn kungfu, xe điện đưa rước tham quan, quán ăn giải khát, quà lưu niệm, bán nhang… khiến không khí thanh tịnh, yên tĩnh nơi cửa Phật bị phá vỡ. 

 
 
Biểu diễn Kungfu trong chùa
 
Bán hàng cho khách

2- Đào Hoa đảo

Đào Hoa đảo gắn liền với cuộc đời đầy giai thoại của Đông Tà Hoàng Dược Sư và cô con gái nổi tiếng đa mưu túc trí Hoàng Dung. Không chỉ vậy, nhiều tên tuổi vơ lâm khác cũng từng làm khách trên đảo Đào Hoa như chàng khờ Quách Tĩnh, “thần điêu hiệp lữ” Dương Quá, “Lăo Ngoan Đồng” Châu Bá Thông, “Cửu chỉ thần cái” Hồng Thất Công…

Giờ đây, Đào Hoa đảo là danh lam bậc nhất ở Hàng Châu – Triết Giang nhờ phong cảnh hữu t́nh với đền đài, hồ nước. Không hổ danh cái tên “Đào Hoa”, khắp đảo trồng rất nhiều hoa đào và có cả liễu rủ. Mùa xuân là thời điểm du khách cùng dân địa phương nườm nượp rủ nhau lên đảo ngắm hoa đào.

 
Bia ghi “Đào Hoa đảo” do Kim Dung đề tặng trên đảo 
 

 

Cảnh đ́nh đài, liễu rũ, hoa đào, sông nước… biến đảo Đào Hoa thành điểm du lịch nổi tiếng

Trong tác phẩm Kim Dung, Hoa Sơn không chỉ xuất hiện một lần. Trong “Anh hùng xạ điêu” và “Thần điêu hiệp lữ”, Hoa Sơn luận kiếm là nơi các cao thủ tranh ngôi “vơ lâm chí tôn”.

3- Hoa Sơn luận kiếm
 

C̣n trong “Tiếu ngạo giang hồ”, Hoa Sơn của chàng lăng tử Lệnh Hồ Xung là một trong Ngũ Nhạc kiếm phái cùng với Thái Sơn, Hằng Sơn, Tung Sơn và Hành Sơn.

Hoa Sơn nằm ở ngoại ô thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây. Núi được tạo thành bởi năm ngọn núi có h́nh dáng tựa bông hoa, nên gọi là Hoa Sơn. Với độ cao trung b́nh 2.900m, Hoa Sơn nổi tiếng cheo leo nhiều đồi dốc, trên đỉnh thường có mây mù bao phủ, đẹp như tiên cảnh.

 
 
Hoa Sơn bao phủ bởi mây mù
 
Trên đỉnh Hoa Sơn, trước bia “Hoa Sơn luận kiếm” do Kim Dung đề

Ngày nay, Hoa Sơn đă có cáp treo nhưng chỉ đưa du khách lên núi một đoạn, phần c̣n lại vẫn phải cuốc bộ nên ngọn núi này trở thành nơi thử thách của nhiều du khách.
 

Cáp treo chỉ có một đoạn, c̣n lại du khách phải tự leo lên núi Hoa Sơn
 
Dọc đường lên núi với các ổ khóa và dây cầu may mắn, b́nh an của du khách

4- Hằng Sơn
 

Trong “Tiếu ngạo giang hồ”, Hằng Sơn là nơi trú ngụ của ni cô Nghi Lâm thánh thiện ôm mối t́nh câm với lăng tử Lệnh Hồ Xung.

Hằng Sơn nằm ở thành phố Đại Đồng của tỉnh Sơn Tây, giáp với Nội Mông Cổ, thuộc vùng cao nguyên khô hạn, quanh năm nắng gió, cát bụi. Là nơi tiếp giáp giữa trung nguyên và biên ải năm xưa nên phong cảnh nơi đây rất hùng vĩ. Nắng chói chang trên bầu trời trong xanh thấp thoáng cánh đại bàng, chim ưng, Hằng Sơn đưa du khách về lại thiên nhiên khoáng đạt.

 


 

Hằng Sơn với Huyền Không Tự cheo leo trên vách núi

Hằng Sơn c̣n có chùa Huyền Không, chùa treo lơ lửng trên không, rất độc đáo. Chùa được xây dựng trên vách núi cheo leo và đă tồn tại hơn 1.500 năm. Trong chùa dung ḥa cả ba triết lư Phật, Nho, Đạo, kết tinh trong kiến trúc chùa. Kim Dung đă hư cấu ra t́nh tiết Lệnh Hồ Xung bị bà câm bắt được, nhốt tại chùa Huyền Không rồi sau đó nhậm chức trưởng môn phái Hằng Sơn. 
 
5- Nga My

Nhắc đến Nga My, những cái tên Chu Chỉ Nhược, Diệt Tuyệt sư thái… của “Ỷ thiên đồ long kư” sẽ hiện lên trong tâm trí bạn đọc.

Núi Nga My nằm ở tỉnh Tứ Xuyên, chiều cao trên 3.099m nên khí hậu mát mẻ. Giữa khung cảnh thiên nhiên bạt ngàn thông cổ thụ điểm xuyết những thác nước ŕ rào, du khách lắng nghe tiếng chuông chùa đều đều điểm tiếng mỗi buổi chiều sẽ thấy như lạc vào cơi thiền, trút bỏ mọi phiền muộn. Khi thu về, rừng phong trên núi đổi sang sắc đỏ càng khiến Nga My lộng lẫy khác thường.

Chưa hết, đứng trên đỉnh núi Nga My, ngắm ánh sáng mặt trời phản chiếu vào những đám mây che phủ vào các thời điểm khác nhau trong ngày sẽ hiện ra nhiều cảnh đẹp hùng vĩ khác nhau.  

Nga My trong mây 


Mặt trời chiếu vào mây mù, tạo ra những cảnh đẹp khác nhau tùy theo thời điểm