Phim Bảy Kỳ quan Phật Giáo Thế Giới - Seven Wonders of the Buddhist World
Phim tài liệu nầy do đài BBC Luân Đôn tŕnh chiếu lần đầu tiên, trên chương tŕnh BBC Two vào ngày Thứ Tư 24-8-2011. Phim do bà Bettany Huges đóng vai một du khách đi tham quan, thuyết minh về các kỳ quan nầy và giới thiệu để t́m hiểu các khái niệm quan trọng trong giáo lư đạo Phật như Nghiệp, Tam Bảo, Luân hồi, Niết bàn và sự phát triển Phật Giáo ở Tây Phương, ngày nay có chừng 350 triệu tín đồ Phật giáo. Các kỳ quan được Bà Bettany Hugest tham quan có:
1. Bồ Đề Đạo Tràng (Mahabodhi temple), Ấn Độ.
Đại tháp Bồ Đề Đạo TràngBồ Đề Đạo Tràng nằm ở phía Nam thành Gaya, nước Ma Kiệt Đà (Magadha) thời Ấn Độ cổ đại, nay là vùng ngoại ô Bodhgaya, cách thành phố Gaya khoảng 7 km về phía Nam thuộc bang Bihar – Cộng ḥa Ấn Độ.
Bồ Đề Đạo Tràng là một trong những ngôi đền Phật giáo được xây cất bằng gạch sớm nhất vẫn c̣n tồn tại đến ngày nay. Là ngôi đền do vua A Dục khởi công xây cất từ thế kỷ III trước Công nguyên và được hoàn thiện dưới các triều đại vua Gypta vào thế kỷ VII sau Công nguyên. Để đánh dấu thánh tích nơi đức Phật thành đạo dưới gốc cây Bồ Đề. Cây Bồ đề ngày nay không phải là cây Bồ Đề xưa kia, nó đă bị chặt và chết nhiều lần, tương truyền cây Bồ Đề hiện nay được lấy giống từ cây Bồ Đề ở Tích Lan, vốn có nguồn gốc nơi cội Bồ Đề đức Phật đă thành đạo xưa kia.
Cây Bồ Đề nơi đức Phật thành đạoSau khi Ấn Độ được Anh trao trả độc lập năm 1947, chính phủ Ấn Độ đứng ra trực tiếp can thiệp và trao quyền quản đốc Thánh Tích cho một ủy ban gồm có 11 người, 5 người Ấn Độ Giáo (trong số nầy có ông Mahant) và 5 người phật tử, một vị chủ tịch ủy ban do chính phủ Ấn đề cử để lo việc quản đốc Thánh Tích.
Kể từ khi ấy đến nay Thánh Tích nầy do phật tử đứng ra tu bổ. Ngoài ra chính phủ Ấn c̣n kêu gọi phật tử các nước khác đến lập chùa trong khu vực Thánh Tích để tiện việc cho chư tăng, ni tu niệm và có nơi tạm trú cho tín đồ đến tham bái.
Chùa Miến Điện, được xây cất cách nay độ chừng trên 50 năm. Chùa xây có vẽ sơ sài, có lẽ ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của người Miến Điện là đơn giản hóa mọi vấn đề ? ...
Chùa Trung Hoa đối diện Bồ Đề Đạo Tràng về hướng đông.
Phật Giáo Nhật Bản có hai ngôi chùa trong khu vực nầy. Chùa xây qui mô có lối kiến trúc tân thời theo kiểu Nhật Bản. Ngoài chánh điện lớn trang nghiêm c̣n có cả thiền đường Tăng pḥng, nhà trọ, trai đường... trông rất nguy nga đồ sộ...
Chùa của nước Butan rất lớn, mặc dầu họ là một quốc gia nhỏ bé. Phật Giáo là quốc giáo tại quốc gia nằm trong dăy Hy Mă Lạp Sơn.
Một chùa Ấn Độ xây cất vào năm 1988.
Về phía Tây Tạng họ có hai chùa, cả hai đều có những bích họa rất đáng để ư.
Việt Nam có Việt Nam Phật Quốc Tự. Chùa được xây dựng trong một khu đất rộng chừng hai mẫu tây, cách Thánh Tích chừng 15 phút đi bộ. Bắt đầu xây cất từ năm 1987, đến tháng 12-1988 đă xây xong một pháp xá 3 tầng, chiều dài độ 50 thước tây, có 30 pḥng đôi dành cho khách hành hương nào muốn trú ngụ trong thời gian chiêm bái Thánh Tích.
Ngoài ra c̣n có các chùa khác như chùa Nepal, chùa Thái Lan rất lớn, chùa Sikkim ...
Hiện nay, khu Bồ Đề Đạo Tràng có diện tích khoảng 3 hecta đất, bao gồm nhiều thánh tích quan trọng như tháp Đại Giác, cội Bồ Đề, Bảo Toà Kim Cang, bảy nơi đức Phật ngự sau khi thành đạo, quần thể tháp cổ.....
Đă được cơ quan UNESSCO của Liên Hiệp Quốc công bố là Di sản thế giới vào ngày 27-6-2002.
2. Bảo tháp Boudhanath, Kathmandu, Nepal
Tháp BoudhanathTháp Boudhanath tại Kathmandu ở Népal là tháp linh thiêng lớn nhất của người Tây Tạng xây dựng ngoài lănh thổ Tây Tạng. Ngôi tháp nầy được xây dựng từ thế kỷ thứ 14, là ngôi tháp quan trọng vào bậc nhất của người Tây Tạng sau khi bị Trung Quốc chiếm Tây Tạng từ năm 1959. Ngày nay nó giữ vị trí quan trọng đối với người hành hương và thiền định trong Phật tử Tây Tạng, dân chúng địa phương và du khách.
Boudhanath Stupa về đêmTháp Boudhanath trông giống như Mạn-đà-la vĩ đại và nó có liên hệ gần với Bồ tát Quán Thế Âm, có 108 h́nh tượng ở xung quanh nền tháp. Thần chú Um Ma Ni Pad Mi Hum cũng được khắc vào bánh xe cầu nguyện bên cạnh h́nh ảnh đức Quán Thế Âm. Chín tầng tháp tượng trưng cho ngọn núi Meru và 13 ṿng từ nền lên tới nắp tượng trưng cho con đường giác ngộ. Ba nền đế lớn của tháp thu nhỏ dần kích thước tượng trưng cho Đất và hai ṿng nâng h́nh bán cầu tượng trưng cho nước. Khối tháp vuông trên tháp có h́nh bốn phía mắt Phật ở khắp nơi. Dấu hỏi tượng trưng cho sự hợp nhất, con đường đi tới giác ngộ theo lời Phật dạy; và con mắt thứ ba tượng trưng cho Trí huệ Phật. Tháp vuông có 13 bậc, tượng trưng cho thang giác ngộ.
3. Chùa Răng Phật (Temple of the Tooth), Kandy, Tích Lan
Chùa Răng PhậtChùa Răng Phật tọa lạc tại thành phố Kandy, Sri Lanka (Tích Lan). Vốn nằm trong cung điện của vua Tích Lan tại Kandy, đền nầy thờ răng của Phật, từ xưa nó đă giữ vai tṛ quan trọng trong đời sống chính trị tại đây, người dân Tích Lan có đức tin ai giữ xá lợi Răng Phật, người đó sẽ cai trị xứ nầy.
Chùa Răng Phật tôn thờ răng nanh bên trái hàm trên của Phật, theo truyền thuyết răng nầy được lấy khi Phật nhập diệt và được mang lén sang Tích Lan, bằng cách để trong đầu tóc của một công chúa vào năm 313 sau Công nguyên. Nay xá lợi răng Phật được tôn trí trong cung điện có 2 tầng, cửa ra vào dát vàng bạc và có đặt một cập ngà voi lớn. Xá lợi nầy đặt trong cái hộp vàng bảy ngăn, bên trong có nạm những viên đá quư, bên ngoài có h́nh tháp dạng hoa sen cũng được nạm những viên đá quư được các v́ vua cúng dường cho xá lợi răng Phật.
Kandy là cố đô cuối cùng của các v́ vua Tích Lan, được Unessco công nhận nó là Di Sản Thế giới do chùa Răng Phật nầy.
Chùa Răng Phật nằm trong cố đô Kandy4. Chùa Phật Nằm (Wat Pho Temple), Bangkok, Thái Lan
Wat Pho (tiếng Thái: วัดโพธิ์), cũng gọi là Wat Phra Chetuphon (วัดพระเชตุพน) hay Chùa Đức Phật nằm, là một đền thờ Phật giáo ở quận Phra Nakhon, Bangkok, Thái Lan, gần sát với hoàng cung. Tên chính thức của chùa là Wat Phra Chettuphon Wimon Mangkhalaram Ratchaworamahawihan (วัดพระเชตุพนวิมลมังคลารามราชวรมหาวิหาร the Temple of the Reclining Buddha). Chùa này cũng nổi tiếng là nơi khai sinh ra massage Thái.
Wat Pho là ngôi chùa (wat) lớn nhất và cổ nhất nhiều nhà sư nhất ở thủ đô Bangkok (với diện tích 80.000 m²) và có hơn một ngàn ảnh Phật, nhiều hơn bất cứ chùa nào ở các quốc gia khác. Chùa này cũng có bức tượng Đức Phật nằm tựa gối (พระพุทธไสยาสน์ Phra Buddhasaiyas). Tượng này được tạc như một phần của đợt phục dựng thời vua Rama III. Bức tượng Phật này dài 46m và cao 15m, được trang trí bọc vàng trên thân tượng và ngọc mẫu (mother of pearl) trên đôi mắt và bàn chân. Trên bàn chân trang trí 108 cảnh điềm lành theo phong cách Trung Hoa và Ấn Độ.
Trước khi thành lập nên ngôi chùa này, địa điểm này là một trung tâm giáo dục đào tạo y khoa cổ truyền Thái Lan và các bức tượng được tạo thành với các tư thế yoga.
Quần thể Wat Pho bao gồm hai tổ hợp có tường bao quanh, bị Soi Soi Chetuphon chia đôi chạy theo hướng Đông-Tây. Quần thể phái Bắc là nơi có bức tượng Phật và trường massage nói trên. Quần thể phía Nam, Tukgawee, là tu viện, nơi ở của sư và một ngôi trường.
Được xây dựng từ thế kỷ 16 trong thời Ayutthaya, được trùng tu vào năm 1782, chùa vẫn chưa nổi tiếng lắm, nhưng cho đến khi Bangkok được chọn làm thủ đô th́ chùa mới trở thành quan trọng bậc nhất của Thái Lan. Sử c̣n chép rằng từng có bốn vị vua đầu tiên của triều đại Chakri (c̣n gọi là triều đại Bangkok) thường xuyên đến đây để cúng dường, và ngày nay ở phía Tây điện thờ chính trong khuôn viên chùa c̣n có 4 chedi (tháp thờ dạng tṛn) lớn bằng đá khảm sành sứ màu xanh được xây lên để tưởng niệm 4 vị quốc vương này. Với diện tích 20 ha, bên cạnh đền vua, chùa Pho được chia làm hai phần: khu ở của các sư săi và khu chùa, mỗi khu đều được bao quanh bởi những bức tường trắng toát. Giữa hai khu này là một con đường hẹp mang tên Chetuphon, chính là con đường mà vào ngày 6 tháng 4 năm 1782, khi từ Campuchia trở về, vua Rama I (1782-1809) đă đi ngang qua để đến Thonburi lập ra triều đại Chakri. Trước khi thành lập nên ngôi chùa này, địa điểm này là một trung tâm giáo dục đào tạo y khoa cổ truyền Thái Lan và các bức tượng được tạo thành với các tư thế yoga. Trong thời kỳ vua Rama III (1824-1851), các tấm bản được phục hồi khắc ghi các bài khóa y khoa được đặt xung quanh đền này. Ngôi chùa đă được phục dựng trên nền của một ngôi chùa trước đó là Wat Phodharam, và công việc đă bắt đầu từ năm 1788. Chùa đă được phục dựng và mở rộng trong thời kỳ trị v́ của vua Rama III, và được phục dựng lại một lần nữa vào năm 1982.
Năm 1962 một trường y học cổ truyền và massage đă được thành lập. Trong ṭa nhà này, tại dăy nhà cuối nằm ở phía Đông c̣n có riêng một pḥng dùng để giảng dạy về nghệ thuật massage theo kiểu Thái Lan, mỗi khóa học thường được kéo dài từ một tuần lễ đến 10 ngày, và học phí cho mỗi bài giảng về mát-xa trong một giờ là 180 baht, nếu học nửa giờ th́ 100 baht.
Trên những bức tường chạy dọc theo con đường dẫn đến điện thờ có tượng Phật nằm, có treo rải rác những thẻ bài ghi tên các vị thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau cho những ai quan tâm t́m hiểu, để biết rằng y học dân tộc chẳng có ǵ là bí truyền bí mật cả, đó là những bài thuốc hay của chung mọi người để đón khách ra vào. Hai bên cổng có những pho tượng khổng lồ bằng đá xanh cứng cáp, du khách có thể thấy tượng của các Thiên vương (được thiết kế theo h́nh mẫu của Trung Quốc) tính luôn cả bệ th́ cao khoảng 6 m, vị nào cũng cầm đại đao trấn giữ bên cổng (xem ảnh); hay tượng của Marco Polo - nhà thám hiểm nổi tiếng của phương Tây (người Ư) đă phát hiện được Ấn Độ, Trung Quốc và Indonesia. Qua được cổng, vào bên trong khuôn viên mới thấy những công tŕnh kiến trúc với nhiều kiến trúc lạ lẫm khác nhau.
Điện thờ chính (bot) là một tác phẩm mỹ thuật rất đặc sắc về nghệ thuật khảm ngọc. Các cửa phía Đông và Tây của điện đều được khảm ngọc, và dọc theo nền của điện thờ đều có hàng loạt những h́nh chạm khắc phong cảnh trên đá sa thạch thật công phu tỉ mỉ. Quanh các hàng hiên dẫn đến điện thờ chính có cả thảy đến 91 tháp thờ h́nh tṛn (chedi), gồm 71 tháp nhỏ và 20 tháp lớn. Ta có thể thấy một khu vườn được bài trí theo phong cách Trung Quốc, trước kia dùng làm nơi nuôi cá sấu, với những hoa thơm cỏ lạ và các tượng đá tu sĩ khổ hạnh đứng và bảo quản những bộ kinh Phật cổ, được xem là Tàng kinh Đại điện, ṭa thư viện lưu trữ và bảo quản những bộ kinh Phật cổ, được xem là công tŕnh đẹp nhất của Wat Chetuphon, với vẻ đẹp cực kỳ lạ lùng bởi được phủ kín bằng những mảnh gốm sứ đủ màu sắc trông thật sặc sỡ và diễm lệ.
Wat Chetuphon đă từng được các vị vua đầu tiên của triều đại Chakri xem là cội nguồn của nền giáo dục phổ thông vương quốc, nên đă gọi ngôi chùa này là "Trường Đại học Thái Lan đầu tiên".
Đặc biệt, nơi thu hút bao khách thập phương văn cảnh chùa là pho tượng Phật nhập Niết bàn khổng lồ được đặt nằm trong một gian điện thờ rất cao và rộng. Tượng Phật nằm đồ sộ này có chiều dài đến 46 m, chiều cao 15 m, được đổ bằng thạch cao, phủ lên phần gạch bên trong, c̣n bên ngoài được phủ kín bằng vàng lá, và nằm trên một chiếc bệ cũng được dát vàng sáng chói, chung quanh có chạm khắc trang trí rất công phu sắc sảo. Phần mắt và chân của tượng Phật được làm bằng gỗ khảm xà cừ. Hai ḷng bàn chân của Phật có chiều cao 5,5 m, trên ấy có những h́nh tượng hoa văn được khảm ngọc mô tả 108 tướng tốt của Phật Thích Ca Mâu Ni. Các bức tường xung quanh và cả bên trên trần của ngôi điện thờ cũng được trang trí tỉ mỉ, màu sắc ḥa hợp với pho tượng Phật, tạo nên một không khí ấm cúng và trang nghiêm. Ánh sáng bên trong điện dường như được nhà chùa có chủ ư không cho sáng trưng lên để tạo nên cảnh tranh tối tranh sáng huyền ảo, v́ vậy muốn chụp ảnh lưu niệm phải cần có loại đèn flash cực mạnh và tốt mới ghi được h́nh ảnh rơ ràng.
Trong khuôn viên chùa c̣n có một tháp chuông nằm giữa một khoảng sân rộng thênh thang, trên một nền cao khoảng 5 m được sơn màu trắng thanh khiết, có 12 bậc cấp đi lên. Phần tường bao quanh quả chuông cũng được khảm sành sứ với màu sắc thật hài ḥa. Ngoài ra, du khách sẽ bắt gặp một ṭa bảo tàng lớn nằm giữa bốn nhà nguyện, là nơi ǵn giữ và trưng bày triển lăm những tượng Phật, kinh thư, thư tịch, bích họa, pháp cụ pháp khí có niên đại xưa cổ, trong đó đáng kể nhất là trên 349 bức tượng Phật mạ vàng ngồi xếp hàng xếp lớp trông thật uy nghi và tuyệt đẹp.
5. Angkor Wat, Campuchia
Đền Angkor Vat được xây dựng để thờ Thần Vishnou, vị thần Bà-la-môn nay là Ấn giáo
Angkor WatAngkor theo tiếng Phạn, có nghĩa là kinh thành, đô thị. Vat là chùa, c̣n Angkok Thom, Thom là lớn. Angkor Vat là khu đền thờ, Angkor Thom là khu đền vua.
Angkor ThomAngkor Vat và Angkor Thom, tiếng Việt gọi là Đế Thiên Đế Thích, do các vua Khmer xây dựng. Angkor Vat được Vua Suryavarman II xây dựng vào đầu thế kỷ 12; Angkor Thom và đền Bayon được xây dựng vào cuối thế kỷ 12, dưới thời các vua nước Miên anh hùng là Suryavarman II và vua Jayavarman VII, đánh dấu một giai đoạn văn minh rực rỡ trước kia của nước Campuchia, và cũng từ đây Angkor Wat từ một trung tâm tín ngưỡng Ấn Độ giáo dần chuyển sang Phật giáo và tiếp tục cho đến ngày nay.
Đế Thiên Đế Thích nằm phía Bắc cách tỉnh lỵ Siem-Reap chừng sáu cây số. Chung quanh Đế Thiên Đế Thích là một vùng đất rộng lớn trù phú, ruộng vườn mầu mỡ, gần với Biển Hồ là vựa cá lớn của thiên nhiên. Cho nên các vua Campuchia chọn nơi đây để xây dựng kinh thành, chỉ có điều không tốt là vùng nầy gần biên giới Thái Lan, cách biên giới chừng 100 cây số về hướng Bắc, nên dễ bị quân Thái tràn qua cướp phá khi nước Campuchia suy yếu. Sau cùng đến giữa thế kỷ 15, vua và dân chúng Campuchia phải rời bỏ khu đền nầy, di cư xuống miền đông nam, dựng kinh đô ở Oudon, phía trên bến đ̣ Kompong Luong vài cây số, rồi lại dời lần xuống nữa, đến Phnom Pênh ngày nay.
Từ đó khu Angkor lần lần bị rừng rậm bao phủ trở thành hoang phế, ít người lui tới, nhưng nhờ con hào bao xung quanh đă bảo vệ ngôi đền khỏi sự xâm lấn của rừng rậm.
Một trong những người châu Âu đầu tiên đặt chân đến Angkor là António da Madalena, một nhà tu người Bồ Đào Nha đến đây vào năm 1586 và nói rằng "nó là một kiến trúc phi thường mà không giấy bút nào tả xiết, chủ yếu là v́ nó không giống bất kỳ công tŕnh nào khác trên thế giới. Nó có những ṭa tháp, lối trang trí và tất cả sự tinh xảo mà con người có thể tưởng tượng ra." Giữa thế kỷ 19, nhà tự nhiên học và thám hiểm người Pháp Henri Mouhot đă đến đây và giúp phương Tây biết đến Angkor Wat nhiều hơn bằng các ghi chép của ḿnh. Trong đó ông viết:
Một trong những ngôi đền đó-một đối thủ của đền Solomon, và được một số Michelangelo thời cổ đại dựng lên - có thể có một chỗ đứng trang trọng bên cạnh những công tŕnh đẹp nhất của chúng ta. Nó vĩ đại hơn tất cả những ǵ người Hy Lạp hay La Mă để lại cho chúng ta, và thể hiện một sự tương phản đáng buồn cho t́nh trạng man rợ mà đất nước đang dính vào.
Mô h́nh Angkor WatĐường vào Angkor Vat là một đại lộ dài gần 2 cây số, lót những tảng đá lớn. Cuối đường là một cái cổng lớn và rộng độ 200 thước. Bước qua cổng là một đoạn đường rộng chừng 10 thước, hai bên có hành lang bằng đá chạy dọc theo, có h́nh chạm rắn thần bảy đầu. Trước khi đến chánh điện, có hai hồ nước rất lớn, h́nh vuông, soi bóng đền Angkor Vat lung linh. Trước chính điện là một sân rộng lót đá, là nơi tổ chức các buổi lễ tôn giáo. Chánh điện là một tháp lớn cao 61 thước, có 4 tháp nhỏ vây quanh 4 bên. Trong tháp lớn, có một cái giếng sâu, tương truyền là nơi chôn giấu các báu vật của vua, bên cạnh đó là Tàng Kinh Các, lầu chuông, lầu trống, pḥng chứa cả ngàn tượng Thần đủ cở lớn nhỏ.
Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đă miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm thước Anh, đă thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Khmer. H́nh tượng được mọi người yêu thích và thường xuất hiện trên phù điêu, chính là vị nữ thần nhảy múa của Khmer.
Toàn bộ các công tŕnh kiến trúc nầy được bao bọc bởi 3 dăy hành lang làm bằng đá tảng. Trên các dăy hành lang ấy, nghệ nhân Khmer điêu khắc những bức phù điêu khổng lồ, dài cả ngàn thước, ghi lại đời sống nơi cung đ́nh, hoạt cảnh Thần Tiên và các sinh hoạt xă hội khác.
Xung quanh ngôi đền, có hào rănh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có quy mô to lớn, khu vực nằm trong ṿng tường, rộng tới 83610m².
H́nh ảnh Angkok Wat với 5 ngọn tháp, được làm biểu tượng trên quốc kỳ Campuchia ngày nay.
Rời Angkor Vat, đi về hướng Bắc hơn một cây số th́ đến khu hoàng thành Angkor Thom, một đại công tŕnh kiến trúc h́nh vuông, mỗi cạnh chừng 3 cây số, được bảo vệ bởi một tường thành rất kiên cố, ghép bằng đá tảng, cao 8 thước, dày 1 thước. Các tảng đá chồng lên nhau khít khao, khéo đến nỗi cỏ cũng không có chỗ để mọc.
Từ những năm 1990, Angkor Wat đă trở thành một địa điểm du lịch lớn. Năm 1993, chỉ có 7,650 du khách đến đây. Đến năm 2013, trên 2 triệu du khách nước ngoài đến tham quan Angkor Wat, chứng tỏ càng ngày nó càng được người ta quan tâm đến.
Năm 1992, cơ quan Unessco của Liên Hiệp Quốc công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
6. Thiên Đàn Đại Phật (Giant Buddha), Po Lin, Hồng Kông
Thiên Đàn Đại Phật, chùa Bửu Liên trên đảo Đại Dữ Sơn, Hồng Kông
Thiên Đàn Đại PhậtTrong số khoảng 230 ḥn đảo thuộc địa phận hành chính của Hồng Kông, Đại Dữ Sơn 大嶼山 (Lantau island) là ḥn đảo lớn nhất, thậm chí c̣n lớn hơn cả đảo Hồng Kông. Diện tích của ḥn đảo này là khoảng 146,38km2. Trước kia nơi đây vốn là một làng chài, nhưng ngày nay đă vươn ḿnh trở thành một khu đô thị phát triển cực thịnh. Sân bay quốc tế Hồng Kông được xây dựng ở ḥn đảo này và đưa vào hoạt động từ năm 1998. Mỗi ngày nơi đây tiếp đón hàng ngh́n du khách nước ngoài ghé thăm.
Đảo Đại Dữ SơnĐại Dữ Sơn có cảnh núi non hùng vĩ thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, cùng với những băi đá trải dài theo bờ biển cát trắng rất ấn tượng, những khu vui chơi giải trí như công viên nước Disneyland... Bên cạnh đó, Đại Dữ Sơn c̣n nổi tiếng với bức tượng Phật lớn ở trên đỉnh núi. Hằng năm có rất nhiều du khách đến đây hành hương để cầu nguyện những điều hạnh phúc sẽ đến với ḿnh.
Tượng Phật được gọi là Thiên Đàn Đại Phật, thuộc Bửu Liên Thiền Tự là một quần thể do ba nhà sư tạo dựng nên vào năm 1906. Khi đó, đây là một thiền viện nhỏ, xa xôi nằm khuất trong các lùm cây xanh tốt tại làng Ngang B́nh (昂坪), một vùng quê núi non thanh tịnh.
Sở dĩ gọi là Thiên Đàn Đại Phật (天壇大佛) là do tôn tượng của Đức Phật được an trí trên một ngọn đồi và phong cách kiến trúc ṭa liên hoa h́nh tṛn có nét giống Thiên Đàn ở Bắc Kinh, nên có tên gọi này.
Thiên Đàn tức đàn thờ Trời tại Bắc KinhNăm 1924 xây cất lại. Ngày nay, đây là trung tâm Phật giáo rất quan trọng và là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất và phổ biến nhất của Hồng Kông, thu hút hàng trăm ngàn du khách mỗi năm.
Làng Ngang B́nh (昂坪)Công tŕnh Thiên Đàn Đại Phật, do Bộ Phi Hành Vũ Trụ (航天部) bao thầu toàn bộ, khởi công từ năm 1990, khai quang, khánh thành mở cửa vào ngày 29 tháng 12 năm 1993.
Hiện nay Thiên Đàn Đại Phật được xem là tôn tượng Bổn Sư Thích Ca bằng đồng lớn nhất nhất thế giới, cao 34m nặng trên 250 tấn, gồm 202 miếng đồng. Riêng khuôn mặt Đức Phật được đúc bằng đồng khối. Ḷng tượng rỗng, bên trong có ba thánh đường lưu giữ nhiều bảo vật của Phật giáo tại Hồng Kông, trong số đó phải kể đến di thể hóa tro của Phật.
Từ mặt đất lên đến ṭa sen du khách phải đi 268 bậc thang cấp mới có thể chiêm bái được Tôn Tượng Đức Thế Tôn. Trên nền ṭa tháp có tượng 6 Thiên nữ dâng quả phẩm là đèn, hương, hoa, nhạc… cúng Phật.
So với cách an trí của các tôn tượng khác th́ tôn tượng này được an trí mặt hướng về phía Bắc trong khi các tôn tượng trước đây thường được đặt hướng về phía Nam. Tôn tượng trong tư thế Đức Bổn Sư tay phải đang bắt Ấn Vô Úy tượng trưng cho trừ khổ nạn, tay trái bắt Ấn Dữ Nguyện tượng trưng ban bố sự an lạc cho chúng sanh.
Chánh điện Bửu Liên Thiền TựTrong quá tŕnh tham quan, du khách nên dừng chân chiêm ngưỡng h́nh ảnh Đức Phật đầy màu sắc được trang trí trên các công tŕnh, thưởng ngoạn phong cảnh và hương sắc của vườn hoa và lắng nghe tiếng chuông ngân mỗi bảy phút, 108 lần một ngày. Truyền thuyết nói rằng chuông có sức mạnh giải thoát con người khỏi 108 kiếp nạn. Chuông nằm trong điện trưng bày và được trang trí bằng h́nh ảnh Đức Phật và các chữ khắc.
Du khách tham quan nếu có dịp ở lại qua đêm sẽ có cơ hội lên đỉnh Phượng Hoàng ngắm mặt trời mọc (đỉnh Phượng Hoàng cao 934m là ngọn núi cao thứ hai của Hồng Kông).
Sau khi tham quan, lễ bái Thiên Đàn Đại Phật, du khách có thể dạo một ṿng quanh các tượng thiên nữ đang dâng hiến lễ vật cúng Phật, rồi rảo bước đến lối vào Trí tuệ (Wisdom Path).
Đường Trí Tuệ (Wisdom Path)Sau 15 phút cuốc bộ từ tượng Phật trên một đường ṃn sỏi đất gập ghềnh, du khách sẽ thấy những cột gỗ thấp thoáng trong bóng cây xanh mát. Những cột gỗ này khảm bài Bát nhă tâm kinh (Heart Sutra) và được xếp theo kư hiệu vô cực (∞), hàm nghĩa không tính (trống rỗng) trong giáo lư đạo Phật.
Thiền viện mở cửa hàng ngày miễn phí từ 10 giờ 00 đến 17 giờ 30 (vào bên trong ḷng tượng Phật phải mua vé tham quan) và phục vụ cơm chay đạm bạc từ 11 giờ 30 sáng đến 17 giờ 00 chiều mỗi ngày.
Lễ Phật Đản và kỷ niệm 100 năm Bửu Liên Thiền TựBảo Liên Thiền Tự sẽ đem đến cho du khách cảm giác yên b́nh, thanh tịnh khác xa với những ồn ào náo nhiệt chốn đô thị Hong Kong.
7. Chùa Tây Lai, Los Angeles, Hoa Kỳ
Phật Quang Sơn Tây Lai Tự (佛光山西來寺 Fo Guang Shan His Lai Temple) là tên chính thức của chùa, khắc chữ vàng trên cổng tam quan, tọa lạc tại 3456 Glenmark Dr, thành phố Hacienda Heights, California 91745. Tên chùa mang ư nghĩa “Ngôi chùa trên núi mang ánh đạo Phật truyền bá đến Phương Tây”, cũng có nghĩa là chùa của tông phái Phật Quang Sơn đến Phương Tây”.
Phật Quang Sơn là nguồn gốc của Tây Lai Tự do Tinh Vân Đại Sư sáng lập.
Phật Quang Sơn nằm ở khu vực Đông Bắc của làng Đại Thọ - Cao Hùng – Đài Loan. Quần thể kiến trúc Phật giáo đồ sộ này do Pháp sư Tinh Vân – một bậc danh tăng ở thế kỉ 20 lănh đạo các chúng đệ tử sáng lập vào năm 1967. Từ sự đóng góp của các phật tử, giữa hoang sơ, Phật Quang Sơn ngày nay đă trở thành một thánh địa Phật giáo. Sau khi Phật Quang Sơn vang danh tại Đài Loan và Trung Hoa đại lục, đại sư Tinh Vân đă nhường chức trụ tŕ cho các đệ tử và đi chu du khắp nơi, truyền đạo. V́ vậy, Phật Quang Sơn có đến 200 chi nhánh trên thế giới, trong số đó có các đạo tràng quy mô, uy nghiêm không kém như Tây Lai tự (Mỹ), Nam Thiên tự (Úc), Nam Hoa tự (châu Phi)…
Phật Quang Sơn ở Cao Hùng Đài LoanC̣n về Tinh Vân Đại Sư.
Đại sư Tinh Vân
Đại sư Tinh Vân sinh ngày 22-7 năm Đinh Măo (1927) tại Giang Đô, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Là con thứ ba trong một gia đ́nh có bốn anh chị em, năm lên 5 tuổi ngài bắt đầu ăn chay, đến năm 12 tuổi, ngài đến xin xuất gia với Ḥa thượng Chí Khai Thượng Nhân chùa Đại Giác ở Nghi Hưng. Vốn tư chất thông minh lại thâm tín Phật pháp chẳng bao lâu sau ngài tốt nghiệp Học viện Phật giáo Tiêu Sơn. Đến năm 1967, Phật Quang Sơn ra đời dưới sự lănh đạo của ngài. Từ đó đến nay Phật Quang Sơn đă ngày một phát triển về mọi mặt như văn hỏa, giáo dục, từ thiện... Có thể nói, đó chính là một minh chứng hùng hồn nhất của diện mạo Phật giáo trong thời đại hiện nay.
Với hoài băo lớn lao, Đại sư đă ngày đêm không mệt mỏi đẩy mạnh sự nghiệp hoằng pháp, văn hóa và giáo dục Phật giáo, ngài thành lập Trung tâm phục vụ Văn hóa Phật giáo, xây dựng học viện Phật giáo, sáng lập các nhà trưng bày mỹ thuật, thư viện, nhà xuất bản, nhà sách, các trường học, Học viện Tùng lâm Phật giáo, v.v... Bên cạnh đó, ngài đă chỉ đạo biên soạn Phật Quang Đại tạng kinh, Phật Quang đại từ điển và cho xuất bản Trung Quốc Phật giáo bạch thoại kinh điển bảo tạng, v.v... Với tinh thần không ngại gian khó, ngài đă thuyết giảng khắp nơi từ Đài Loan, đến các nước Đông Nam Á, qua châu Âu, châu Mỹ, từ chùa đến trường học, từ tổ chức chính phủ đến tổ chức tư nhân, từ nhà tù đến trung tâm quân sự... Ngài đă và đang gắn kết hàng triệu trái tim của mọi giai tầng trong xă hội lại với nhau thông qua lời dạy của đức Phật và khẳng định được ḿnh trong việc mang đến lợi ích cho Phật giáo thế giới nói chung và Phật giáo Đài Loan nói riêng. Điển h́nh là Đại sư đă khai sáng bốn trường Đại học lớn như: Đại học Tây Lai ờ Los Angeles (Mỹ) Phật Quang ở Đài Loan Trung Quốc, Nam Hoa và Nam Thiên ở Sydney (úc). Với sự khéo léo và tinh tế của ḿnh, ngài đă dung ḥa văn hóa xưa và nay, Đông và Tây, đặt ra hệ thống điều lệ, tạo nên một luồng gió mới mang phong cách Phật giáo nhân gian. Nét đẹp từ hạnh nguyện của ngài vẫn măi dịu dàng và lung linh tỏa sáng, ngài đi đến các nơi trên khắp thế giới: Bắc Mỹ, Ấn Độ, Úc và các nước phương Tây truyền thụ Tam đàn đại giới quốc tế với mục đích ươm mầm đạo pháp.
Trong quá tŕnh xây dựng Tây Lai Tự đă gặp rất nhiều khó khăn với cộng đồng dân cư địa phương trong vùng chùa định xây. Hồ sơ xin xây chùa, họa đồ kiến trúc đă đệ nạp từ những năm đầu thập niên 1980 nhưng bị chống đối v́ những lư do liên hệ đến môi trường như tiếng ồn của chuông trống, ồn ào từ các buổi lễ hàng tuần, lượng lưu thông xe cộ ảnh hưởng tổn hại cho môi trường thiên nhiên, đời sống của chim chóc, thú thiên nhiên trong vùng núi v.v... Sau 6 lần ra đối chất cùng cộng đồng (public hearings) và nhiều lần giải thích, bổ túc hồ sơ, cuối cùng năm 1985, ngôi chùa được giấy phép chấp thuận cho xây dựng.
Chùa đă tổ chức đặt viên đá xây ṭa Đại hùng Bảo điện vào ngày 03-7-1986. Hai năm sau, ngày 24-7-1988, lễ An vị Phật được cử hành. Đến ngày 26-11-1988, chùa đă tổ chức Đại lễ khánh thành trang nghiêm cùng với lễ xuất gia Tam đàn Đại giới, Vạn duyên Thủy lục Pháp hội, và các sinh hoạt của Hội Hữu nghị Phật giáo đồ Thế giới. Chi phí xây dựng chùa vào năm 1988 là 10 triệu dollars.
Tam quan Phật Quang Sơn Tây Lai TựChùa chiếm diện tích 15 mẫu Anh xây lưng chừng núi, từ thấp lên cao, từ băi đậu xe có những bậc tam cấp dẫn lên cổng tam quan. Từ đây nh́n lên chùa quang cảnh rất uy nghi hùng tráng, chùa có kiến trúc truyền thống Phật Giáo Á Đông, mái cong lợp ngói lưu ly âm dương màu vàng óng.
Mặt trước Ngũ Thánh Điện (nh́n ra tam quan)Sau cổng tam quan là Ngũ Thánh Điện thờ 5 vị Bồ Tát, chính giữa là Bồ Tát Di Lặc tiêu biểu cho tâm hồn hoan hỉ, hai bên là Bồ Tát Quán Thế Âm tiêu biểu cho đại từ đại bi, Bồ Tát Địa Tạng tiêu biểu cho ḷng đại nguyện, Bồ Tát Văn Thù tiêu biểu cho trí tuệ và Bồ Tát Phổ Hiền tiêu biểu cho sự thiện lành, đại hạnh.
Năm vị Bồ Tát trong Ngũ Thánh ĐiệnCùng dăy với Ngũ Thánh Điện là Trường Phật Quang Tây Lai nhằm quảng bá tôn chỉ của giáo phái là mang ánh sáng đạo Phật về hướng Tây tức là các nước Âu Châu và Mỹ Châu. Nơi trường này có Hải Hội Đường (pḥng họp), Hương Vân Đường (pḥng hội thảo), khách đường, thư viện, hiệu sách và nhà xuất bản Phật Quang, pḥng uống trà và xem phim về đạo pháp (Trích Thủy Đường).
Mặt sau Ngũ Thánh Điện nh́n vào Chánh ĐiệnRời Ngũ Thánh Điện là một khoảng sân đ́nh rộng lớn có thể chứa hàng ngàn người, nơi đây dùng để tổ chức những buổi thuyết giảng hay những nghi thức ngoài trời. Tiến lên nữa theo những bậc thang là ngôi chùa chánh tức Đại Hùng Bảo Điện.
Đại Hùng Bửu ĐiệnTrong chánh điện Đại Hùng Bảo Điện, chính giữa thờ tượng Đức Phật Thích Ca, hai bên là tượng Đức Phật Dược Sư và Đức Phật A Di Đà. Trên bốn bức tường chánh điện có trên 10 ngàn tượng Phật do bá tánh cúng dường được tôn trí từ thấp lên cao gần tới mái nhà chánh điện. Nơi đây lúc nào cũng có các ni sư chăm nom nhang đèn, giữ ǵn không khí trang nghiêm thanh tịnh, không được chụp h́nh, quay phim hay gây tiếng động ồn ào.
Trong Chánh ĐiệnHành lang hai bên Đại Hùng Bảo Điện là chiếc chuông đại hồng chung và chiếc trống to lớn treo cao được đánh lên mỗi khi có lễ lớn. Tiếng chuông trống hùng dũng ngân nga vang động khắp cả núi đồi. Theo truyền thống hàng năm chùa tổ chức nhiều sinh hoạt tâm linh như: Tết Nguyên Đán Âm Lịch (lễ Thiên Phật), lễ cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới vào đầu Tháng Giêng, lễ Phật Đản, Lễ Tắm Phật vào Tháng Tư âm lịch, lễ Du Già Diệm Khẩu và Lương Hoàng Bảo Sám vào Tháng Bảy âm lịch, lễ vía Phật Dược Sư vào Tháng Chín và lễ Phật Thất A Di Đà vào cuối năm.
Nhiều chương tŕnh sinh hoạt văn hóa, giáo dục, từ thiện cũng được tổ chức quanh năm như lớp Phật học, lớp tọa thiền, Bát Quan Trai Giới, đoàn trống nhạc, đoàn hướng đạo v.v... Những sinh hoạt đều được thuyết giảng bằng tiếng Anh.
Phía cánh trái ngôi chánh điện tức hướng Tây dẫn đến pḥng ăn Cafeteria nơi đây buổi trưa hàng ngày có phục vụ cơm chay, thức ăn thanh khiết, quang cảnh pḥng ăn tươm tất sạch sẽ và khách hành hương tùy hỷ cúng dường (có bảng đề nghị là 7$). Phía cánh phải chánh điện tức hướng Đông hành lang dẫn đến pḥng Bảo Tàng nơi đây lưu trữ nhiều tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo như các tượng cổ, tranh điêu khắc và những trang kinh kệ xưa cổ trong đó có những bài kinh được khắc trên ngà voi, cẩm thạch chữ khắc tinh vi rất nhỏ phải dùng kính hiển vi mới xem được...
Thập bát La HánSân vườn cảnh trong khuôn viên chùa được bảo tŕ chăm sóc rất nghệ thuật, trong đó có khu vườn A La Hán với tượng 18 vị A La Hán là những vị thánh nhân tu đă đạt thành chánh quả, đă diệt được bản ngă tham sân si của người trần tục. Phía khác c̣n có khu vườn cảnh Phật Bà Quán Thế Âm đại từ đại bi hay cứu khổ cứu nạn cho bá tánh nhân gian, tượng của bà ngự trên một bể nước với Tứ Thiên Vương sẵn sàng pḥ nguy giúp đỡ. Do đó khi lâm nạn gặp cảnh hiểm nghèo người ta thường cầu cứu với Phật Bà Quán Âm như khi đi biển gặp cơn băo tố, thuyền chết máy hay hải tặc uy hiếp. Sân chùa c̣n có những chậu hoa bốn mùa khoe sắc, những cây cảnh bonsai bố trí hài ḥa mỹ thuật và những chậu phong lan quư hiếm phô sắc thắm tươi.
Bồ Tát Quán Thế Âm với Tứ Thiên VươngPhật Quang Sơn Tây Lai Tự, hiện nay là ngôi chùa Phật giáo lớn nhất trên Bắc Mỹ, ngoài công cuộc truyền bá giáo pháp đạo Phật, chùa c̣n có trường Đại học cấp phát văn bằng từ Cử nhân, Cao học cho đến Tiến sĩ về các bộ môn Mỹ thuật, Quản trị cho đến Phật học. Đóng góp lớn cho sự truyền bá đạo Phật ở Phương Tây trong thời đại hiện nay.
866415032016
Phim Bảy Kỳ quan Phật Giáo Thế Giới - Seven Wonders of the Buddhist World có sự cộng tác của Giáo sư Robert Thurman dạy Triết lư Phật Giáo tại Đại học Columbia, Tiến sĩ Ulrich Pagal về Ngôn ngữ & Tôn giáo, và Ông Richard Coombrich tại Đại học Oxford.
Bà Bettany Huges sinh năm 1967 tại khu phía Tây thành phố Luân Đôn, là con gái của tài tử Peter Huges (1922- ), em gái của nhà báo Simon Huges (1959- ). Bà theo học tại Ealing High School. Được học bổng theo học và tốt nghiệp Đại học tại St. Helda’s College, Oxford.
Bà đă dạy học tại Bristol, Manchester, Oxford. Nghiên cứu sinh tại King’s College London, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Cambridge, nhận được bằng Tiến sĩ Danh dự của Đại học York.
Bà được mời đến diễn giảng tại các trường Đại học ở Mỹ, Úc, Đức, Thổ Nhỉ Kỳ và Thụy Điển.
Bà là tác giả của 2 quyển sách Helen of Troy: Goddess, Princess, Whore, quyển nầy được dịch ra 10 thứ tiếng và quyển The Hemlock Cup: Socrates, Athens and the Search for the Good Life được chọn là Sách Trong Tuần của đài phát thanh BBC và Sách Trong Năm của vài nhà xuất bản.
Bà lập gia đ́nh với Adrian Evans, họ có 2 con.
Bà Bettany Huges là nhà sử học, tác giả, Xướng ngôn viên truyền thanh, truyền h́nh.
Bà có trang Web tại địa chỉ http://www.bettanyhughes.co.uk/
Xin mời xem The Seven Wonders of the Buddhist World - Bảy kỳ quan Phật giáo Thế giới
Phim thuyết minh tiếng Việt liên kết ở dưới:
https://www.youtube.com/watch?v=yXfzg48Dw2c
(Tổng hợp các tài liệu trên Internet)
866412032016