QR Code - Mã phản hồi nhanh
*
Gần đây, thỉnh thoảng tôi thấy có dấu hiệu vuông, trong đó có những ô vuông đen trắng, tôi không biết là chi, cũng không có nhu cầu tìm hiểu.
Tuần trước, một nhân viên của Công ty xây cất nhà tại Lexington, Kentucky, trong khi giao dịch, anh ta đưa cho tôi một danh thiếp, có 2 mặt, mặt trước có Logo, địa chi, điện thoại … của công ty ấy, mặt sau có dấu hiệu ô vuông kia.
Từ đó tôi bắt đầu tìm hiểu về mã QR
Mã QR là một mã ma trận (hay mã vạch hai chiều) được dùng trong ngành kỷ nghệ xe hơi Toyota Nhật Bản, do công ty Denso Wave sáng tạo vào năm 1994. Chữ "QR" xuất phát từ "Quick Response", có nghĩa là đáp ứng nhanh, vì nó có khả năng giải mã nhanh hơn và chứa lượng thông tin nhiều hơn loại mã vạch UPC.
Tiêu chuẩn Nhật Bản cho các mã QR, JIS X 0510, được công bố vào tháng giêng năm 1999, và Tiêu chuẩn Quốc tế ISO tương ứng, ISO/IEC18004, được chấp thuận vào tháng sáu năm 2000.
Hiện nay, QR Code được Google bảo trợ và phát triển, ngày càng xuất hiện nhiều trên các sản phẩm và dịch vụ của Google.
Một mã QR bình thường khá đơn điệu, chỉ có mấy cái ô vuông gồm có:
QR Code có khả năng lưu trữ:
- Numeric: Tối đa 7,089 số
- Alphanumeric: Tối đa 4,296 chữ số
- Nhị phân (8 bits): Tối đa 2,953 bytes
- Kanji/Kana (chữ Nhật): Tối đa 1,817 ký tựQR Code, không phải chỉ có trắng đen, mà nó còn có màu, không phải chỉ là hình vuông, có cái hình tròn, tùy thuộc vào cách tạo Mã.
Muốn đọc Mã phản hồi nhanh, chúng ta cần có thiết bị quét, với Iphone, Ipad. Vào App Store, chúng ta tìm "red laser", cài đặt vào máy.
Thiết bị quét RedLaser
Trên Android tìm ứng dụng: Barcode Scanner cài đặt vào máy.
Muốn tạo ra QR Code, chúng ta dùng những Trang mạng có phần mềm để tạo QR Code, hầu hết đều miễn phí, tại các địa chỉ sau:
http://thegioiinan.com/in.html?o=qrcode
Thông thường, chúng ta tạo ra QR Code để ghi địa chỉ trang Mạng, địa chỉ điện thư, danh thiếp, eBook …
Trong các thiết bị quét có RedLaser là hữu dụng hơn cả vì nó có thể dùng để quét mã và cũng chính nó dùng để tạo mã, không cần phải dùng tới các trang Mạng.
Red Laser khi dùng để quét Mã, cũng như bất kỳ thiết bị quét nào khác, khi đưa Mã vào nằm trọn trong khung, nó sẽ tự động quét và phát ra tín hiệu : Tic, như thế là nó quét xong, và nó tự động giải mã cho ta nhìn, đọc nội dung, ngược lại nhiều thiết bị khác, ta sẽ phải chạm vào ký hiệu mà nó đã cất vào thiết bị để khởi động giải mã. Tóm lại Red Laser có 3 ưu điểm:
1. Dùng để quét Mã (Scanner).
2. Dùng để tạo Mã (Creator).
3. Tự động giải Mã sau khi quét Mã
Red Laser còn có những chức năng khác, trong đó có tạo Mã (QR Code Creator)
Red Laser dùng để tạo Mã.
Một số Mã
Web Ái Hữu Vĩnh Nghiêm
Web Ái Hữu Vĩnh Nghiêm (Màu)
Blog Chánh Hạnh
Blog Huỳnh Ái Tông
Blog Cù Lao Năng Gù
vCard Huỳnh Ái Tông
Địa chỉ Email Huỳnh Ái Tông
Ebook: Văn Học Miền Nam
Face Book Tong Huynh
Web Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng
Web Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ
Blog Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật
Blog Trung Học KT Nguyễn Trường Tộ - Phan Đình Phùng