Thăm vườn c̣ trong Đồng Tháp Mười.
*
Năm đó, tôi khó nhớ cho chính xác, có lẽ là năm 1987 lần đầu tiên tôi đi vào huyện Tháp Mười, đó là một huyện nằm trong Đồng Tháp Mười của tỉnh Đồng Tháp.
Hôm đó, buổi sáng tôi vào Công ty, làm một ít chuyện nhất là lănh tiền đi công tác, nhận Giấy giới thiệu để ra Xa cảng mua vé xe, và các giấy tờ khác để đi làm việc với khách hàng là Pḥng Công nghiệp huyện, để xây dựng một nhà máy đường công suất nhỏ.
Chuyến đi ấy làm tôi khó quên, ngày nay vẫn c̣n nhớ được nhiều kỷ niệm. Trước đó chừng một năm, tôi đă có đến Mỹ Thọ, cách Thị xă Cao Lănh chừng 10 cây số, để xây dựng một nhà máy đường, trên nền nhà cũ của một ông Hội Đồng xưa, cho nên lần này tôi chủ quan cho rằng đến Mỹ Thọ, rồi đón xe vào huyện Tháp Mười chừng 30 cây số, chắc không có ǵ khó khăn, nên buổi trưa hôm ấy tôi mới ra Xa cảng Miền Tây.
Buổi trưa, hành khách ít cho nên mua vé th́ dễ, nhất là đă có Giấy Giới Thiệu đi công tác, cũng khoảng 3 giờ hơn xe mới chạy, tới Mỹ Thọ đă gần 6 giờ chiều, tôi đứng đợi xe ở ngă ba Ông Bầu, để đón xe vào huyện Tháp Mười, lúc ấy cũng có một người đàn ông ngoài 30, đi với một cậu trai chừng 12, 13 tuổi họ nói chuyện với nhau, tôi đoán là hai người có bà con hay họ là xóm giềng với nhau. Chúng tôi làm quen, và biết cùng nhau đi vào huyện Tháp Mười.
Chờ cũng đă lâu, có một chiếc xe lôi gắn máy từ hướng Cao Lănh chạy tới, rồi ngừng ngay chỗ chúng tôi, anh chạy xe lôi hỏi:
- Mấy anh định đi đâu ?
Anh kia đáp:
- Chúng tôi đi vào Mỹ An.
Anh chạy xe lôi nói:
- Giờ này hết xe đ̣ từ lâu rồi! Xe tôi chạy nửa đường tới Mỹ An, các anh có đi th́ đi, đoạn c̣n lại th́ chịu khó lội bộ, chớ giờ này không c̣n xe nào nữa đâu!
Anh kia nh́n tôi và nói:
- Chúng ta đi nghe! Đến nước này cũng phải chấp nhận vậy thôi.
Thế là chúng tôi lên xe, chiếc Honda 67 bắt đầu lăn bánh trên đường đất đỏ, nh́n cảnh vật hai bên trời chiều, ánh sáng vàng vọt trăi dài trên cánh đồng lúa xanh. Nhà cửa thưa thớt dần, tôi nghĩ ḿnh đă đi vào Đồng Tháp Mười rồi đây.
Chiếc xe lôi kéo chúng tôi chạy hơn nửa tiếng th́ ngừng lại, anh xe lôi nói với chúng tôi:
- Đến nhà tôi rồi! Từ đây vào đó các anh chịu khó lội bộ vậy!
Chúng tôi trả tiền, chia tay anh xe lôi rồi bắt đầu “Đường trường xa muôn vó câu bay dập vồn …”, anh bạn đồng hành với tôi nói:
- Anh biết không? Những người hành quân có kinh nghiệm cho biết rằng, chúng ta đi bộ giờ đầu tiên đi được 6 km, giờ thứ hai đi được 5 km và từ giờ thứ ba trở đi, đi b́nh quân 4 km. Như vậy chúng ta phải đi khoảng hơn 2 giờ mới tới nơi.
Trời bắt đầu chạng vạng tối, cánh đồng từ từ chuyển sang màu đen, dọc theo đường đi, bên tay phải chúng tôi là một con rạch, bên kia rạch xa xa mới có một ngôi nhà, c̣n bên nây gần đường thỉnh thoảng có nhà, giờ ấy nhà nhà lên đèn, những ngọn đèn dầu leo lét, chúng tôi đi khá lâu, cũng thấm mệt th́ bên đường có một quán nước, thế là chúng tôi vào quán nghỉ chân, chúng tôi gọi cà-phê, cậu trai uống nước chanh.
Sau khi giải khát, chúng tôi tiếp tục lên đường, đêm không trăng, trời ít sao chúng tôi đi thầm chỗ nào hơi sang sáng ấy là mặt lộ, chỗ nào tôi tối ấy là cỏ mọc bên đường, chúng tôi đi như thế cho tới hơn 9 giờ đêm mới thấy ánh sáng đèn ở xa hiện ra, đó là Thị Trấn Mỹ An, người bạn đồng hành với tôi về đến nhà ở bên nây cầu, c̣n tôi phải đi tiếp qua khỏi cây cầu sắt bắt ngang con kênh lớn, để vào khu hành chánh huyện Tháp Mười.
Cũng hơn 10 giờ đêm, người ta mới đưa tôi đến khu nhà tập thể, nhà lá phên tre, nền đất, chủ hộ đi công tác ở Sa Đéc, một ḿnh tôi nằm trên chiếc giường rộng, khỏi nói là ngủ một giấc rất ngon sau khi lội bộ chừng 12, 13 cây số trong cánh Đồng Tháp Mười này.
Sáng ra thức dậy, tôi thấy trước mặt căn nhà là một khu đất, cừ tràm đang dọng xuống đất, họ chuẩn bị xây khu vực hành chánh của huyện, căn nhà tôi đang ở chỉ là căn nhà tạm mà thôi, phía sau nhà là một con kinh nhỏ, những căn nhà tập thể này h́nh như cất tạm trên một bờ bao.
Đến giờ làm việc, người ta đưa tôi đi vào ngă sáu, đó là địa danh của một nơi hội tụ 6 con kinh đào. Nghe nói có con kinh đi về Mỹ Tho, có con kinh đi về Long An. Trên chiếc xuồng máy chỉ có anh Trưởng Pḥng, một cậu chạy máy Koler, em này tên Liệt xưng em, gọi tôi là thầy, tôi không nhớ, nhưng em nhắc đă có học với tôi mười mấy năm trước, gia đ́nh em ở Cao Lănh vào đây làm việc, Trưởng Pḥng Ẩn là người địa phương.
Tại Ngă Sáu có một ngôi chợ nhỏ, có những hàng quán tạp hóa, quán nước, chúng tôi đến địa điểm bên kia rạch, nơi đó đang có một ḷ đường thủ công nhỏ, tôi quan sát thực địa để chọn địa điểm cho xà-lan cập bến, cho xe cẩu ḅ lên bờ, xe cẩu sẽ bốc thiết bị từ xà-lan lên bờ, rồi lại bốc thiết bị đặt vào vị trí. Nhiệm vụ tôi chỉ có vậy mà thôi.
Cho nên sau khi khảo sát thực địa, tôi có thể về Sàig̣n, nhưng anh Ẩn nói với tôi:
- Chẳng mấy khi anh vào đây, ngủ lại thêm một đêm nữa đi, mai về sớm mới có xe, chiều nay tôi sẽ đưa anh đi thăm vườn c̣ cho biết.
Tôi nghĩ, ở cái chốn “khỉ ho c̣ gáy” này, có chi vui chơi đâu, tối tôi nằm chèo queo có một ḿnh thật là: “Buồn ơi là buồn!” Thôi cũng đành vậy, em Liệt nói thêm:
Ở chơi Thầy! Chiều nay em sẽ đưa Thầy đi.
Tôi đáp:
- Ờ! Vậy đi!
Buổi chiều khoảng gần 5 giờ, chúng tôi mới khởi hành đi, ngoài ba chúng tôi ra, c̣n có một cô thư kư đi theo, chắc anh Ẩn muốn có thêm một bóng hồng cho vui.
Gần đến khu vườn c̣ th́ nhà ngói san sát, anh Ẩn giải thích:
Những ngôi nhà ngói này đều do lợi tức của c̣. Mỗi nhà thu hoạch chừng vài năm th́ c̣ dời tổ sang mấy nhà lân cận, cứ thế mà hết nhà này lợp ngói đến nhà khác.
Xuồng máy cập bến, chúng tôi lên bờ, anh Ẩn vào xin phép chủ nhà cho chúng tôi đi thăm vườn c̣. Đi ra phía sau những căn nhà này là miếng vườn của họ, cũng trồng chuối, trồng dừa, nhưng đặc biệt là có nhiều bụi tre, ấy là những chỗ cho c̣ đậu, c̣ làm ổ, chúng tôi đến khi c̣n sớm nên chưa có nhiều c̣ về đậu ngủ trên ngọn tre.
Tôi nhớ tới những con c̣ trắng, ban ngày đi ăn trong cánh đồng quê tôi, chúng chỉ t́m thức ăn ở những nơi có nước trong đám lúa xanh, hoặc h́nh ảnh buổi chiều thỉnh thoảng có đàn c̣ trắng một con bay đầu, những con khác bay theo tạo thành h́nh chữ V bay dọc trên sông giữa hai hàng cây bên nây và bên kia bờ, h́nh ảnh đẹp vô cùng lại gợi cho người ta nhớ tới “T́m về tổ ấm” hay “Một chốn đi về” vào lúc hoàng hôn.
Nh́n lên thấy có một ít c̣ đang đậu trên ngọn tre, những ổ c̣ trên cây tre, nh́n xuống đất, đôi chỗ có vỏ của những trứng c̣, có đến mới biết vườn c̣ ở trong Đồng Tháp. Đến lúc nào đó, những con c̣ con có lông cánh mà chưa bay được, người ta bắt c̣ con vặt lông cánh, chỉ thu hoạch lông đó mà cất nhà ngói th́ chúng ta đủ biết bao nhiêu là c̣.
Đồng Tháp Mười, nơi chốn hoang vu cũng có những sân chim, như ở Bến Tre, Rạch Giá hay Cà Mau, nơi ấy những đàn chim hoang dă chung sống với nhau, cho con người một nguồn lợi của thiên nhiên.