Tìm hiểu Dịch Cân Kinh

Vài năm trước, trong gia đình có người photocopy và khuyến khích tôi tập Phất Thủ Liệu Pháp của Lương Y Võ Hà, đăng trên tờ báo y học ở trong nước, tôi chỉ xem lướt qua, vì nghe đâu đây là bài tập của tổ Bồ Đề Đạt Ma, tôi muốn có thì giờ xem được bài viết hay dịch chính thống.

Năm 2013, về Việt Nam gặp bạn bè trà dư, tửu hậu cho đến khi về Mỹ thấy mình đã lên cân và huyết áp cũng cao, mặc dù hằng ngày tôi vẫn uống thuốc theo toa bác sĩ, chỉ số đo huyết áp khoảng 150 /78, nên tôi đi tìm tài liệu Phất thủ liệu pháp và theo đó tập vào buổi tối, buổi sáng tôi đi bộ chừng 1 mile, trong khi đó tôi vẫn uống thuốc huyết áp theo toa thuốc của bác sĩ. Độ 1 tuần, đo huyết áp có chỉ số 140/73, sau đó huyết áp xuống có khi 119/62.

Năm 2014, về Việt Nam lại tiệc tùng, ăn uống với bạn bè, hàng ngày vẫn uống thuốc huyết áp và tập Phất thủ liệu pháp, nhưng về lại Mỹ đo huyết áp khoảng 160/80 cũng do thời tiết khá lạnh ở Đông Bắc Mỹ, tôi ít đi bộ buổi sáng.

Do vậy, tôi lên mạng lục tìm Dịch Cân Kinh, và những Youtube trình bày về Dịch Cân Kinh, tôi mới thấy rõ rằng: Phất thủ liệu pháp cũng gọi là Phép Vẩy Tay ở Trung Quốc người ta cũng có tập, như đoạn Youtube dưới đây:

 

Và hiệu quả của Phất thủ liệu pháp như một đoạn Youtube cho chúng ta biết:

 

Nhưng chắc chắn nó không phải là một thức nào trong Dịch Cân Kinh 易筋經. Mặc dù có người ghi là Phất thủ Dịch Cân Kinh.

Có truyền thuyết cho rằng Dịch Cân Kinh do tổ Bồ Đề Đạt Ma, từ Ấn độ theo đường biển sang Trung Quốc, đến ngày 23 tháng 11 năm 520, người đến Tung Sơn sau 9 năm ngồi Thiền diện bích rồi dựng chùa Thiếu Lâm truyền đạo. Tương truyền vì có nhiều đệ tử theo tu, chuyên trì tọa thiền nên sanh bệnh, do đó ngài chế các bài tập luyện gân cốt cho khỏi bệnh khi tu thiền, sách đó gọi là Dịch Cân Kinh, để ở Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự.

Ngày nay ở Thiếu Lâm Tự vẫn truyền bá Dịch Cân Kinh, theo Bác sĩ Trần Đại Sỹ nghiên cứu về Dịch Cân Kinh, ông trình bày trong đại hội Y-khoa châu Âu ngày 14-10-2001, có cho biết:

… Trong hằng trăm nghìn ngôi chùa Phật-giáo trên thế giới, không một ngôi chùa nào được tiểu thuyết hóa, huyền thoại hóa và thần thánh hóa bằng chùa Thiếu-lâm bên Trung-quốc (1). Và cũng trong hằng triệu vị tăng, không vị nào được viết, được nói, được tôn sùng bằng ngài Bồ-đề Đạt-ma. Bỏ ra ngoài vấn đề tôn giáo, quả thực Ngài là một trong những người đã đem Thiền-công vào Trung-quốc, và làm cho quảng bá.

Ghi chú,

Trung-quốc có 3 ngôi chùa đều mang tên Thiếu-lâm.

1, Hà-Nam đăng phong Tung-sơn Trung-châu Thiếu-lâm tự,
2, Hà Bắc Bàn-sơn Thiếu-lâm tự,
3, Phúc-kiến Tuyền-châu Nam Thiếu-lâm tự,

Một trong những sự kiện người ta từ thần thánh hóa ngài, rồi đi đến ngụy tạo ra những bộ Thiền-công, Khí-công và gán cho ngài là tác giả. Trong đó có bộ Dịch Cân Tẩy Tủy Kinh. Bài tựa bộ Thiếu-lâm tự tư liệu của Vưu Cốc, Diêu Nguyên, do Văn-hiến xuất bản xã Bắc-kinh, xb. tháng 10-1984, phần tựa, trang 2 viết:

"Từ trước đến nay, mật bản Dịch Cân kinh nói là nội công Thiếu-lâm, rồi được lưu truyền trên trăm năm đến giờ. Căn cứ vào sự kết thành của nội dung bộ sách cũng như cú pháp thì không thể nào tin được. Bộ này chỉ có thể được viết vào thời Thanh Khang-hy (1662-1723), Ung-chín h(1723-1736) là quá. Trong thời vua Quang-tự (1875-1909), chính Phúc-sơn Vương Tổ Nguyên cũng đã viết: Xét đến Tung-sơn Thiếu-lâm tự, người ta mạo ra tập Nội-công đồ, phổ biến rất rộng".

Thực sự Dịch Cân kinh là bộ sách Khí-công do các Đạo-gia Trung-quốc soạn ra vào cuối đời Minh hay đầu đời Thanh, tương đương với bên Đại Việt vào cuối đời Lê sang đời Nguyễn. Lúc mới xuất hiện Dịch Cân Kinh chỉ là một trong hằng trăm bộ sách Khí-công, không quá siêu việt. Bộ sách này trước năm 1950 chẳng nổi tiếng cho lắm. Nhưng từ khi nhà văn Kim Dung, tiểu thuyết hóa đi trong Thiên-long Bát-bộ, thì bộ kinh này trở thành thánh kinh. Nổi tiếng đến độ đã có người bị ngã gẫy chân, thay vì đi tìm thầy điều trị, lại nằm ỳ ở nhà luyện, hút nữa phải cưa chân. Tác giả Dịch Cân kinh không biết là ai.

Dịch Cân kinh ra đời khoảng 1662-1736, thế nhưng Kim-Dung lại cho nhân vật tiểu thuyết Mộ Dung Bác, Du Thản Chi, Cưu Ma Trí luyện vào đời Bắc Tống (960-1127). Có lẽ Kim Dung cho rằng mình viết tiểu thuyết, nên không cần sự chinh xác, rồi ông cũng và gán cho tác giả là ngài Bồ-đề Đạt-ma của chùa Thiếu-lâm. Thành ra từ thập niên 60 thế kỷ thứ 20, người Việt không hề thấy bộ sách này, rồi cho rằng đó là bộ sách trong huyền thoại, không có thực.

Trong tài liệu này, ông trình bày 12 thức gồm có: Hình nguyên bản của tài liệu xưa. Động tác, tư thế. Hiệu năng, Chủ trị.

Nếu muốn xem thêm, có thể đọc tại: http://www.nguyenkynam.com/tamphap/dichcankinh.htm

Nếu chúng ta xem Youtube về Dịch Cân Kinh của Thiếu Lâm Tự phổ biến, chúng ta được biết Dịch Cân Kinh của Bồ Đề Đạt Ma, sẽ thấy nó có rất nhiều động tác, có thể nói là cử động toàn thân, do đó gân cốt được cử động, nhờ đó máu huyết tuần hoàn, nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng, có thể chữa trị, ngăn ngừa bệnh hoạn, kéo dài tuổi thọ.

 

Nếu muốn luyện tập 12 thức của Dịch Cân Kinh, chúng ta có thể theo Youtube trên để tập, nhưng theo 2 Youtube sau đây, có dẫn giải tiếng Trung, có phụ đề chữ Anh và chữ Hán.

Thiếu Lâm Dịch Cân Kinh Phần 1

Thiếu Lâm Dịch Cân Kinh Phần 2

Cũng có thể tập Thiếu Lâm Dịch Cân Kinh theo 8 Videos sau đây, mỗi thức có thể nhìn thấy Chính diện và Trắc diện:

Hoặc có thể gõ trên trình duyệt Google: thuannghiakc. dich can kinh thieu lam. Chúng ta tuần tự tập theo thứ tự từ Video 1 cho đến Video 15, tập cho nhuần nhuyễn mỗi thức rồi hẵn tập sang thức khác, mới đầu có thể mỗi ngày chỉ tập 1 thức, ngày thứ 2 ôn thức thứ nhất, tập tiếp thức thứ 2 ... hoặc theo cách của Lại Đức Hùng trình bày từng thức cho dễ tập: Dich can kinh 12 thuc (theduchanhphuc.com).

Với mấy Video trên, tùy theo chúng ta nhận thấy thích hợp theo Video nào thì tập theo Video ấy. Mới đầu xem Video cũng thấy khó múa tay chân, nhưng phân biệt được thức nọ có phần giống thức kia, nhưng cũng có phần khác thức kia, thì chúng ta sẽ tập dễ dàng nhằm mục đích gìn giữ sức khỏe. Chúng ta thấy, tập đủ 12 thức nhuần nhuyễn như trong Video chỉ mất có 10 phút 38 giây. Mỗi ngày chỉ bỏ ra chưa tới 15 phút để có sức khỏe. Chúng ta ai cũng biết "sức khỏe là vàng", nhất là đối với người già.

Khi nào đã tập nhuần nhuyễn mỗi thức, chúng ta sẽ tập đủ 12 thức theo thứ tự cho mỗi lần tập Dịch Cân Kinh như trong Youtube sau đây:

 Biểu diễn Thiếu Lâm Dịch Cân Kinh

LOU20012015