Một lần tới ngọn Thất sơn

*

Trong dân gian người ta thường nói; “Năm non, bảy núi”. Trong vùng Tịnh Biên, Nhà Bàn, Tri Tôn có nhiều ngọn núi, trong đó có bảy ngọn núi được chọn, gọi là Thất sơn, tuy không thống nhất về bảy ngọn núi này, nhưng nhiều người cho rằng Thất sơn gồm có:

1.- Núi Cấm (Thiên cấm sơn)
2.- Núi Dài Năm Giếng (Ngũ hồ sơn)
3.- Núi Cô Tô (Phụng hoàng sơn)
4.- Núi Dài (Ngọa long sơn)
5.- Núi Tượng (Liên hoa sơn)
6.- Núi Két (Anh vũ sơn)
7.- Núi Nưóc (Thủy đài sơn)

Năm non đó là 5 đỉnh cao của một ngọn núi, cũng gọi là vồ, Cấm sơn gồm có 5 vồ là:

Vồ Bồ Hong, có lẽ xưa kia có nhiều con bồ hong nên lấy đó gọi tên, cao 716 thước so với mực nước biển, là vồ cao nhất. Vồ này là một cục đá to, cao khoảng 4 thước, thân tṛn tṛn có đường kính chừng 3 thước, trên cùng có thờ tượng đức Ngọc hoàng thượng đế, có lư hương, b́nh cắm hoa, thấp hơn chừng 1 thước, có tráng xi măng, lát gạch tráng men mỗi cạnh chừng 3 thước, để người hành hương cúng lạy, xung quanh có lan can bằng thép ống không rỉ sét.

Thân của vồ này, vào khoảng năm 1930, thân phụ tôi có khắc đại tự, mỗi chữ chừng 3 tấc là Đức Minh 德 明 với hai chữ nhỏ chừng 1 tấc là sáng tạo 創 造. Nghe gia đ́nh truyền tụng lại sư Đức Minh là người miền Trung, ở B́nh Định. Sư bỏ quê vào Nam t́m đến núi Cấm để tỉnh tu, có cất một am thất ở dưới vồ một khoảng. Thân phụ tôi cảm đức của Sư, khắc mấy chữ trên và mấy ḍng thơ nay chữ bị phai mờ, khó đọc được. Trong thời gian tịnh tu ở Vồ Bồ Hong, sư Đức Minh có gặp đức Huỳnh Phú Sổ, đức Thầy nói với Sư rằng Sư tu chưa thật thâm sâu về đạo Phật. Về sau Sư trở về quê quán rồi mất, nay khó t́m được vết tích của Sư.

Nay ở dưới mấy chữ này, có một phiến đá bằng phẳng chừng 3 tấc, 4 tấc người ta đặt một lư hương, và thấp hơn lư hương này chừng vài tấc người ta tráng xi măng một cái nền cao hơn mặt đất chừng 5 tấc để người hành hương thắp nhang, cúng bái, lễ lạy tưởng nhớ đến Sư Đức Minh, người đă t́m ra nơi này để tịnh tu.

Từ dưới chân vồ, muốn lên phía trên lễ đức Ngọc hoàng Thượng đế, người hành hương phải bước lên vài bậc thang, được ghép bằng những phiến đá, giúp cho sự đi lên xuống được dễ dàng.

Cạnh đó, thấp hơn có điện thờ Địa Mẫu và cách xa đó chừng 20 thước có nơi thờ cúng Cửu huyền thất tổ.

Những tượng Ngọc hoàng Thượng đế, điện thờ Phật Mẫu, nơi thờ cúng Cửu huyền là những người sau này tạo dựng nên, thời sư Đức Minh nơi đó không có thờ cúng chi cả.

Ngày nay nơi đây c̣n có một tháp sườn sắt cao chùng 30 thước, làm đài tiếp sóng cho truyền h́nh, truyền thanh và tín hiệu khác.

Tôi đă được nghe gia đ́nh nói về việc thân phụ lên núi Cấm khắc chữ trên vồ đá từ khi tôi c̣n nhỏ, mươi mười lăm năm trước, có nghe em gái tôi, cháu tôi, anh tôi và người anh họ lên đó, xem di tích của người thân ḿnh để lại.

Mấy năm trước, cháu gọi tôi bằng cậu gợi ư mời tôi đi thăm một lần cho biết. Năm nay cùng với người anh con ông bác, cùng đi t́m kiếm họ hàng, thân nhân ở Đ́nh Cũ, nay dời về xứ Tham Buôn, sau khi t́m kiếm được thân nhân, ông ấy gợi ư tôi nên đi Vồ Bồ Hong để nh́n lại di tích xưa, trên đường đi có thể viếng chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Phật Di Lặc. Gợi ư đó thôi thúc, tôi quyết định đi một chuyến viếng thăm núi Cấm, tôi hẹn ông anh chú bác hôm sau cùng đi với các cháu của tôi.

Ngày hôm sau, thứ tư 26-10-2013, đêm mưa to, sáng trời vẫn mưa lâm râm, mây trắng trời, do đó ông anh họ không đi, chúng tôi lên đường khoảng 8 giờ sáng, khởi hành tại chợ Cần Đăng đi Tri Tôn đường dài chỉ khoảng 40 km, đang tu bổ nên rất xấu, hai bên đường có nơi đang thu hoạch lúa, có nơi xả đập, ruộng nước mênh mông.

Ngày nay người nông dân làm ruộng 3 vụ năm, vụ ngắn ngày là 90 ngày, vụ dài ngày là 100 hoặc 115 ngày, muốn làm 3 vụ năm, người ta đắp đập ngăn mùa nước nổi, không cho nước tràn vào ruộng, để ruộng lúa khỏi bị ngập nước, cứ thế nông dân làm năm này qua năm khác, có nơi làm 10, 15 năm không hề có nước ngập ruộng.

Làm như thế theo Tiến sĩ Vơ Ṭng Xuân, Viện Trưởng viện Đại học Cần Thơ là đất sẽ bị cằn cổi. Muốn cho đất tốt, làm ruộng 3 vụ chừng vài năm nên xả đập cho nước tràn vào ruộng mang theo phù sa màu mỡ, giúp cho đất tốt hơn. Do phát biểu ấy, ông bị hạ tầng công tác, thuyên chuyển làm viện trưởng Đại học An Giang rồi về hưu.

Vào đến thị xă Tri Tôn đă thấy núi bên cạnh, nhưng xe phải chạy hơn 10 cây số mới tới chân núi Cấm thuộc xă An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang.

Tại đây, có xe du lịch 7 chỗ ngồi đưa khách lên đến Chùa Vạn Linh, nhưng v́ ngày 5-5-2012 vào lúc 8 giờ sáng, có một chuyến xe lữ hành gồm 1 tài xế và 7 khách hành hương chạy lên chùa Vạn Linh, dọc đường bị một tảng đá rơi xuống, đè bẹp chiếc xe làm cho 5 người chết tại chỗ, một người tử nạn trên đường đưa đi cứu cấp, nên từ ngày 26-9-2012 nhà chức trách huyện Tịnh Biên cấm xe lưu thông để dọn dẹp các "tảng đá mồ côi" có thể lăn xuống đường gây tai nạn, sau đó cho lưu thông lại do các ngày lễ hội, có nhiều khách thập phương, gần đây lại tiếp tục công tác dọn dẹp, xe bị cấm chạy lên núi.

Do đó chúng tôi phải dùng xe ôm, đi từ chân núi lên tới Vồ Bồ Hong. Xe chạy trên con đường núi ngoằn ngoèo, quanh qua, lộn lại, lên dốc là những đoạn ngắn rất nguy hiểm, chỉ một giây lơ là tai nạn sẽ xảy ra, có đoạn bắt buộc chúng tôi phải đi bộ v́ chủ đất muốn vậy dể vào nhà nghỉ nằm vơng miễn phí, để mua nước giải khát hoặc mua những đôi đủa tre do họ chót, giá 75 ngàn một trăm.

Có đoạn xe chạy trong rừng rậm, tuy quanh có nhưng đất bằng phẳng, có đoạn được chạy trên khúc đường không bị cấm, đoạn đường này có nơi tráng xi măng, có nơi tráng nhựa, có hai làn xe rộng răi.

Cuối cùng xe dừng lại, từ đó chúng tôi phải đi bộ theo con đường có những bậc thang xi măng, hai bên là nhà, họ bán những nhang, đèn, trầu cau, bánh trái cho khách hành hương mua đem lên cúng trên Vồ Bồ Hong.

Lên đến vồ đá cao nhất đỉnh núi Cấm, tôi được nh́n thấy di tích của phụ thân ḿnh, thân phụ tôi là một họa sĩ, vẽ tranh đẹp, viết chữ rất sắc xảo, nhưng do thời gian bảy, tám chục năm qua, chữ khắc không c̣n nguyên vẹn, ai đó đă tô lại, chữ Đức c̣n đọc được, nhưng chữ Minh tôi không biết là chữ chi, nghe nói có người v́ không đọc được gọi đó là chữ âm hay chữ phạn !!

Ngậm ngùi nhớ lại phụ thân là người tài hoa, cương trực đă phải sống nhẫn nhục dưới thời Ḥa Hảo - Việt Minh từ năm 1945 đến năm 1954. Người mất rồi, mọi thứ cũng là vô thường như lời Phật dạy.

- Vồ Đầu cao 584 thuớc.

- Vồ Bà, cao 579 thước, có điện thờ bà Chúa Xứ.

- Vồ Thiên Tuế, cao 541 thước, trước kia có nhiều cây thiên tuế.

- Vồ Ông Bướm hay Ông Vôi, cao 480 thước, theo truyền thuyết có hai người Khmer tên là ông Bướm và ông Vôi đến cư ngụ tại đây.

C̣n nhiều vồ khác như Vồ Chư Thần, Vồ Mồ Côi, Vồ Đá Dựng …..

Khi trở xuống, chúng tôi viếng chùa Vạn Linh đang xây cất chánh điện mới, tuy chỉ có 1 tầng lầu, nhưng chánh điện cất rất cao, v́ đang xây cất nên chúng tôi không được vào viếng, chỉ được viếng tháp bảy tầng thờ bảy vị Phật, nhưng chỉ được vào tầng trệt thờ Bồ Tát Quán Thế Âm.

Viếng Chánh Điện cũ, chánh điện này xung quanh sân có đặt tượng những chú tiểu rất ngộ nghĩnh, chú đang quét tước, chú đang luyện vơ, chú đang qú chấp tay niệm Phật.

Giữa chánh điện có 4 tượng Phật Thích Ca quay ra bốn phía, bên trên cao cũng có 4 tranh Phật Thích Ca, được đèn chiếu sáng từ trong ra. Phía sau, trên vách đá có tranh khắc trên đá cẩm thạch đen đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và 12 vị tổ Tịnh độ Tông.

Phía sau Chánh điện mới, có con đường, bên kia đường có một dăi nhà với một số tượng đá xanh tạc một số vị La Hán.

Rời khỏi chùa Vạn Linh, chúng tôi viếng tượng đức Di Lặc, tượng lớn nhất Việt Nam cao tới 33,6 thước, bệ 27 x 27 thước. Tượng được điêu khắc gia Thụy Lam, tên thật là Phan Dân Chủ tạc từ tháng 2 năm 2004, đến tháng 12 năm 2005, chi phí 33 tỉ đồng Việt Nam, nặng 1,700 tấn bê tông cốt sắt, trên diện tích 2,2 mẫu đất. Ngày 2-1-2006 được xác nhật là tượng lớn nhất Việt Nam, ngày 2-3-2013 được Sách kỷ lục Châu Á (Asia book of records) xác nhận là tượng Di Lặc lớn nhất Châu Á.

Sau đó chúng tôi viếng chùa Phật Lớn, chùa Phật Lớn được xây cất từ năm 1912, trên độ cao 526 thước so với mặt nước biển, có tượng Phật cao 1,8 thước, là tượng Phật lớn hơn các chùa khác thời bấy giờ, để phân biệt với chùa Phật Nhỏ ở hướng Đông núi này.

Chùa Vạn Linh, chùa Phật Lớn, tượng Di Lặc cả ba đều nh́n xuống một cái hồ nước rộng đến vài chục mẫu đất, từ chùa Vạn Linh sang chùa Phật Lớn phải đi cầu bắt ngang qua hồ, dưới hồ có nhiều cá phóng sanh to có thể nặng trên 10 kg, màu sắc vàng tươi xen với xám, người ta cho biết nhiều nhất là cá chép.

Rời khỏi chùa Phật Lớn, chúng tôi lên xe ôm xuống núi, đường đă nhỏ mà dốc lại là dốc đứng, xuống dốc lại quẹo cua, nguy hiểm rất nhiều.

Xuống tới chân núi, ai cũng thở phào nghĩ ḿnh vừa thoát hiểm, tôi nghĩ rằng ai muốn t́m cảm giác lạ, nên đi một chuyến xe ôm lên núi Cấm để biết. Người tuổi cao như tôi, trong đời ḿnh chắc không muốn đi lần thứ hai để t́m cảm giác lạ.

Dĩ nhiên sau khi dọn dẹp những tảng đá chết người, nhà cầm quyền sẽ cho thông xe, khách hành hương sẽ đi xe lữ hành rất an toàn.

Do đường đi xấu, khi về chúng tôi đi đường Tịnh Biên, Châu Đốc để về nhà, đường xa nhưng êm ái hơn, dọc đường nh́n những cánh đồng có nhiều cây thốt nốt, ghé lại một quán ven đường uống nước thốt nốt, và mua đường thốt nốt gói lá buông, nước thốt nốt không phải mùa lại thêm đá, nên không ngon bằng những người gánh ra chợ Châu Đốc, Long Xuyên bán dạo vừa ngọt vừa thơm mùi khói hong ống tre, c̣n đường gói lá buông gợi tôi nhớ tới tuổi thơ, xin mẹ hay xin chị lá buông gói đường, để làm chong chóng chạy chơi với bạn trong đồng ruộng.

Núi Cấm, Cấm Sơn, Thiên Cấm Sơn, không những khách hành hương mà nhiều người đến đó để tham quan, viếng cảnh. Đứng trên Vồ Bồ Hong nh́n xung quanh thấy xa xa những cánh đồng ngập nước và những ngọn núi xa mờ. Năm ngoái tôi đă đến Hạ Long nh́n biển đảo, năm nay lên núi cao nh́n xuống đồng bằng mênh mông đất nước ta giàu đẹp ở đó.

Sg. 1-11-2013