Trở lại Virginia
Xuống phi trường đă được Hồ Văn Phú chờ sẵn, chúng tôi nhanh chóng rời phi trường Baltimore để về Virginia, Phú cho biết thường đoạn đường đó chạy chừng một tiếng đồng hồ, nhưng thường bị kẹt xe nên có thể phải mất đến một tiếng rưỡi. Hôm đó Thứ Sáu 2-7-2010, chỉ mới khoảng 12 giờ nên đường thông thoáng, chỉ mất hơn một giờ th́ về đến nhà Phước, em của Phú.
Chờ một chút th́ nhà có thêm khách, anh Diệp nguyên Phó tỉnh trưởng Phong Dinh từ San Diego tới, anh Thuyên nguyên sĩ quan Không Quân từ Florida lên, Phượng em gái của Phú từ Canada sang, trong nhà lại có em vợ Phước mới từ Việt Nam sang du lịch, thế là bửa ăn vợ chồng Phước đăi khách tứ phương.
Anh Diệp, bà con với Phú tôi mới biết, c̣n anh Thuyên chúng tôi biết nhau từ dạo 1962, 63 anh Thuyên đi Không quân ở Sàig̣n. Năm 1998, anh và tôi đă gặp lại khi cùng dự đám tang của chị Đoàn Thị Kim Cúc, mẹ của Phú. Thân, sơ trong bửa cơm gia đ́nh rồi mọi người đều vui vẻ, quen thân nhiều hơn.
Sau khi mọi người ra về, tôi được một anh bạn học cũ ở Trường Kỹ Thuật Cao Thắng gọi tới, hẹn đến chở tôi đi chơi lúc 4 giờ. Đây là anh bạn tên Hoàng Thanh, con của Nghị sĩ Hoàng Thế Phiệt là người Việt Nam được Ṭa thánh La Mă phong Hiệp sĩ Ṭa Thánh từ trước năm 1954.
Năm 1962, tôi thi rớt Tú Tài I, nên ở lại học chung với Hoàng Thanh hai năm, sau đó anh học Kỷ sư Phú Thọ, ra trường đi tu nghiệp ở Đức một năm rồi sang Mỹ làm việc từ năm 1969, có lúc anh cũng phải sang Canada làm việc để được hưởng quy chế thường trú nhân rồi trở lại Hoa Kỳ. Từ năm 1964, chúng tôi đă không gặp nhau, mặc dù cả hai có thời gian cùng học trong khu Bách khoa Phú Thọ.
Năm ngoái chúng tôi được tin nhau, trao đổi h́nh ảnh nên lần này gặp nhau nhận ra ngay, Thanh đưa tôi ra khu Eden uống cà-phê, vừa uống Thanh vừa xem trận bóng đá, hơn 5 giờ, tôi gọi điện thoại cho một anh học sinh cũ Trường Nguyễn Trường Tộ ở gần đó ra gặp chúng tôi chơi, đó là anh Cao Thanh Cao, năm tôi được đổi về Trường cũng là năm anh thi vào lớp 8, học hết lớp 9 cũng như mọi học sinh khác đều được chuyển sang Trường Cao Thắng để theo học Đệ Nhị Cấp, đến niên học 1973-1974, Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ mới chuyển thành Trường Đệ Nhị Cấp. Cao không có học với tôi.
Cao cho biết anh vượt biên sang định cư ở Seattle thuộc Washington State, sau anh đến San José, từng buôn bán ở chợ trời San José, sau anh lập gia đ́nh với người Mỹ, vợ anh đang học ngành ngoại giao, cuối năm nay sẽ đi phục vụ tại Ấn độ trong 2 năm, sau đó chuyển đi nơi khác, nay Cao ở nhà trông nom hai con nhỏ, đứa 5 tuổi, đứa 1 tuổi. Vợ đi công tác anh và các con sẽ được ăn theo.
Cao Thanh Cao, Huỳnh Ái Tông, Hoàng Thanh
Cao có mời chúng tôi đi ăn cơm, chúng tôi phải từ chối v́ c̣n đi gặp một người bạn đồng nghiệp của tôi anh Trần Hữu Hiếu, tôi đă giới thiệu nên Thanh và Hiếu đă gặp nhau ở nhà thờ rồi, nhưng Thanh chưa biết nhà Hiếu, do đó hẹn gặp tại hiệu bánh ḿ Ba Lẹ, sau đó Hiếu đưa vào nhà chơi.
Hiếu cho biết đi xe màu đỏ, đến bánh ḿ Ba Lẹ có mấy xe màu đỏ nhưng chàng chưa đến, phải mấy phút sau Hiếu mới tới nơi, gặp nhau tay bắt mặt mừng rồi cùng nhau vào nhà Hiếu, thật ra đi bộ chưa đầy năm phút.
Chị Hiếu chuẩn bị sáng mai đi Canada, chị cũng dành thời giờ tiếp chúng tôi, sau đó ba chúng tôi trở lại khu Seven Corners, vào hiệu cơm chay Tàu ăn. Mỗi anh tùy thích kêu một món, tuy nấu ngon miệng, pḥng ăn ấm cúng, khách cũng nhiều, ba chúng tôi ăn không hết lại phải To go. Rồi Thanh đưa Hiếu về trước, tôi sau cùng v́ ở xa hơn, cả hai hẹn ngày Chủ nhật sẽ đưa tôi đi Tu viện Tường Vân có thỉnh Phật ngọc về đó, Thanh đạo ḍng, c̣n chị Hiếu cũng đạo ḍng, nên hai chàng chưa biết Tu viện ở đâu, nhưng đă có chuẩn bị mấy bài báo, có địa chỉ Hiếu hứa sẽ hỏi một ngựi quen đă đi rồi, nhất định đưa tôi đến đó.
Trần Hữu Hiếu, Hoàng Thanh, Huỳnh Ái Tông
Sáng Thứ Bảy 3-7-2010, lễ cưới tiến hành ở nhà Phú, Phú cũng như Phước đều mặc quốc phục áo gấm xanh bông bạc, đầu đội khăn đống. Bên nhà trai ông thân chú rễ cũng mặc quốc phục xanh, chú rễ mặc quốc phục màu vàng lợt, bốn chàng rễ phụ người Mỹ trắng có, đen có đều mặc quốc phục áo gấm xanh bông bạc, đầu đội khăn đống.
V́ không có lễ Hằng thuận ở chùa, nên Phú có nhờ tôi t́m và đọc một đoạn kinh đức Phật dạy cho Tân lang và Tân giai nhân, trong buổi lễ tôi đọc một đoạn kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt cũng có tên là Kinh lễ Lục Phương, kinh Thiện sinh, kinh tôi đọc do Ḥa Thượng Thích Minh Châu, Tiến sĩ Văn học Pali, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn hạnh dịch từ Phạn ra Việt ngữ, đoạn lễ Phương Tây, chồng có 5 bổn phận đối với vợ, vợ có 5 bổn phận với chồng để cho gia đ́nh được hạnh phúc.
Hồ Thị Kim Trân, Hồ Văn Phước, Hồ Thị Kim Phượng (cô và chú cô dâu), Huỳnh Ái Tông
Buổi tối ăn tiệc cưới, tôi gặp lại mấy Huynh Trưởng vùng Hoa Thịnh Đốn như Văn Hưng, Vũ đ́nh Long, Như Khuê, Tuân, Hồng Hà. Anh chị em Vĩnh Nghiêm có Nguyễn Văn Lâm, Hoàng Trọng Trữ. Trưởng Lâm mời tôi một bửa cơm tại nhà vào chiều Thứ Hai. Trong bàn, ngoài tôi c̣n có anh Tuân và Long trường chay, tôi có dặn trước tôi chỉ cần một món chay, hôm ấy nhà hàng dọn cho anh Tuân một đĩa cải xào đậu hủ, Long một đĩa cải xào nắm đông cô, riêng tôi một đĩa cải làng vừa ngon miệng vừa nhẹ dạ, chưa bao giờ tôi có được một giấc ngủ ngon sau khi dự tiệc như hôm đó.
Sáng 8 giờ, Hoàng Thanh đă gọi tới hẹn, nữa giờ sau anh rước tôi đến nhà Trần Hữu Hiếu ăn sang, rồi chúng tôi đi đến Tu Viện Tường Vân, mặc dù Hoàng Thanh dung GPS nhưng Hiếu chạy theo người quen chỉ dẫn, đến trạm Metro, đậu xe đó đi chẳng bao xa tới Tu viện, khi chúng tôi đến đúng trạm Métro, không thấy tăm hơi Tu viện đâu cả, chạy đường nọ, đường kia t́m bỗng gặp một cô chạy bộ tập thể dục, chúng tôi dừng xe hỏi có chùa hay tượng Phật gần khu vực này không? Cô ta cho biết chẳng hề có, thế là chúng tôi phải chạy theo GPS hướng dẫn, Tu viện cách xa đó.
Sở dĩ Ban Tổ chức chọn nơi đó làm băi đậu xe rất tiện, v́ ai có xe đi đến đó sẽ có xe bus đưa vào Tu viện, ai không có xe, đi Métro tới đó cũng tiện, nhưng nay Phật tử đi viếng tượng Phật Ngọc không c̣n bao nhiêu nên không có xe bus đón đưa.
Chúng tôi đến nơi khoảng 11 giờ, tôi chiêm bái tượng Phật Ngọc, cầu nguyện cho Thế giới ḥa b́nh, người người an lạc rồi ra về.
Theo chương tŕnh, chúng tôi đến chơi ở nhà Hoàng Thanh, mỗi người uống mộy ly cà-phê sữa, được chủ nhà hướng dẫn đi t́m bức tranh do Huỳnh Ngọc Điệp vẽ từ Việt Nam, một người Mỹ mua đem về Hoàng Thanh thấy nên xin nhường lại, nhà anh nhiều tranh nào là của Bé Kư của Phi Lợi, những tác giả khác, anh đi t́m khắp các pḥng cuối cùng bắt gặp nó pḥng pḥng ngủ của anh.
Tranh của Huỳnh Ngọc Điệp
Nhà Hoàng Thanh ở Maryland, xóm giềng anh có nhà Đại sứ ở Nam Mỹ và một Đại sứ Trung Đông, nhà anh có tới 10 pḥng ngủ, anh chị có 5 con, chưa lập gia đ́nh nhưng nay ra riêng, chỉ c̣n lại một cô gái ở chung với cha mẹ, hôm chúng tôi đến, chị và cháu đều không có nhà, cũng như Hiếu tha hồ ba chúng tôi thong thả đi chơi.
Nhà anh phía sau có một con suối chảy ngang qua, lợi dụng thế đất anh làm một thác nhân tạo, con suối anh bắt một chiếc cầu với đà sắt như chiếc cầu sắt trong Sở Thú Sàig̣n, bên kia suối anh cất một nhà mát, bên này giữa hai than cây sát bờ suối, anh treo một chiếc vơng, khung cảnh rất thơ mộng, hưởng nhàn khỏi nói.
Mặc dù anh có đạo ḍng, nhưng chị theo đạo Phật, chắc đạo ai nấy giữ nên trong nhà có tượng đức Quán Thế Âm rất to, có tượng đức Thích Ca Mâu Ni ngồi tham thiền nhập định, có bát nhang, chuông mơ. cảnh trí trong pḥng rất thanh tịnh trang nghiêm.
Chúng tôi gọi điện thoại cho người bạn khác là Lê Ngọc Báu, mấy hôm nay anh rất mong gặp lại tôi, anh Báu lại hẹn với Nguyễn Văn Hưởng cùng họp mặt, Hưởng khi đi học có một chiếc xe hơi nhỏ một chổ ngồi, trước hai bánh, sau chỉ có một bánh, h́nh như Sàig̣n-Gia Định chỉ có mỗi chiếc xe này. Cả hai anh này tôi đă không gặp từ năm 1962!
Trên đường tới nhà anh Báu, chứng tôi đến khu Greatfalls để chụp một tấm ảnh, con đường mang tên Sàig̣n.
Khi đến nhà anh Báu th́ đă có anh Hưởng đến rồi, sau khi tṛ chuyện, chụp ảnh, chúng tôi hai xe chạy về nhà Trần Hữu Hiếu.
Tại nhà Lê Ngọc Báu: Hoàng Thanh, Huỳnh Ái Tông, Nguyễn Văn Hưởng, Lê Ngọc Báu, Trtần Hữu Hiếu
Bửa ăn rất đơn sơ, nhưng chuẩn bị chu đáo, chị Hưởng nấu cà-ri chay ăn với bánh ḿ, chị Báu ḿ xào mềm chay và mặn, Thanh và Hiếu uống rượu chát đỏ, Hưởng, Báu và tôi uống nước táo (Cider), vừa ăn chúng tôi vừa đàm đạo, nhắc lại chuyện xưa thuở c̣n đi học, nhắc cả tới Trần Văn Hớn được ông thân hàng ngày đưa Hớn đi học bằng Cyclo, ông vừa quay lưng đi là Hớn nhảy rào coupe cour ngay. Chúng tôi chưa từng thấy có ngựi cha nào như ông thân của Hớn, mà cũng chưa từng thấy ông con nào như Hớn thuở đó!
Ăn tại nhà Trần Hữu Hiếu: Tông, Hiếu, Hưởng, Báu, Thanh
Chúng tôi nhắc tới những giáo sư đáng kính, than thương như Thầy Nguyễn Khánh Nhuần, Phan Hữu Tạt, Phan Văn Măo, Lư Kim Chân, Trần Văn Đặng, Lê Nguyễn Bá Tước… quư Giám thị Phạm Văn Luật, Tài, Pḥng, Ngạc, Khoa, Nén… Tổng Giám Thị Lê Văn Chịa, Lê Văn Thống …
Tiệc vui nào rồi cũng tàn, Hưởng có bửa ăn họp mặt gia đ́nh nên về sớm lúc 6 giờ, c̣n lại chúng tôi ngồi tṛ chuyện đến gần 9 giờ mới chia tay, Hoàng Thanh đưa Báu, Hiếu đưa tôi về cho biết nhà, hẹn sang hôm sau, Thứ Hai 5-7 sẽ gọi điện thoại cho tôi lúc 8 giờ.
Đúng giờ y như hẹn, Hiếu gọi điện rồi tới đón tôi về nhà ăn sáng, uống cà-phê rồi Hiếu đưa tới trạm Métro, hướng dẫn tôi cách trả tiền lấy vé. V́ Hiếu đi thẻ trả tiền trước, lâu ngày đă quên. lấy vé hoài không được, hỏi người hướng dẫn họ nói, tôi nghe trả đúng (exactly) $2.50, bấm đúng máy cũng không nhận, phải nhờ người hướng dẫn giúp, hóa ra $2.15.
Chúng tôi vào xem pḥng triển lăm tranh tượng Phật giáo Tây Tạng, đồ đất nung, sứ gốm, ngọc thạch, đồ đồng. Trong pḥng tranh tượng Phật không cho chụp ảnh, các pḥng khác chụp ảnh được nhưng Hiếu và tôi măi nói chuyện, tôi quên chụp ảnh mấy pḥng kia, chỉ chụp pḥng đồ đất nung có cái cà-ràng và nồi đất.
Trước Pḥng Triển Lăm Á Châu
Đồ đất nung
Sau đó Hiếu đưa tôi vào vườn Thượng Uyển với một ít cây, hoa đẹp rồi tới pḥng triển lăm Hàng không và Không gian, nào là hỏa tiển, đủ loại máy bay, có một chiếc bay lượn do hai vợ chồng lái ṿng quanh trái đất không ngừng nghỉ, không tiếp nhiên liệu, tôi không nhớ năm nào, h́nh như mất 11 ngày, khởi bay ở California vào cuối tháng 7 về lại California vào đầu tháng 8.
Nào là Appolo 11, phi thuyền Phượng Hoàng đổ bộ xuống mặt trăng…Mô h́nh viễn vọng kính Hubber … Trạm không gian màn ảnh 3D … Đáng xem, tiếc không có th́ giờ, hầu hết các pḥng triển lăm đều vào cử tự do, trừ có Thư viện.
Phi thuyền Phượng Hoàng
Appolo 11
Trên đường về, chúng tôi c̣n được xem những màn tŕnh diễn vũ dân tộc của Thái Lan, Lào, một khu khác của Mexico. Trưa nóng trên 95 độ và tôi có hẹn chiều đi ăn với anh em Ái Hữu Vĩnh Nghiêm nên chúng tôi trở lại trạm Métro đi về.
Khoảng 4 giờ chiều anh Nguyễn Văn Lâm đón tôi tới nhà anh, một lát sau có anh chị Hoàng Trọng Trữ đến, rồi Vũ Đ́nh Long đến sau cùng. Đặng Đ́nh Khiết từ Cali gọi điện thoại cho anh Lâm, có thăm hỏi tôi. Trong bàn ăn chỉ có 6 người, nhưng chị Lâm và chị Trữ nghĩ là có nhiều người đến nên chuẩn bị khá nhiều thức ăn.
Vũ Đ́nh Long, Nguyễn Văn Lâm, Chị Lâm, Chị Trữ, Hoàng Trọng Trữ
Hùng (Trữ) cho biết đă đi đến Tu viện Tường Vân hai lần, tối hôm qua anh đén nơi thấy có người chụp có nhiều ảnh Mạn Đà La, riêng Hùng thấy có ông Tiêu Diện hiện ra phía sau tượng Phật Ngọc. Long cũng như anh chị Lâm hẹn sẽ đi chiêm bái vào tối mai. Tiệc tan, Long tiện đường đưa tôi ra về. Anh Lâm hẹn lần sau có đến Virginia đến nhà anh ở cho vui, v́ nhà rộng, ít người.
Sáng Thứ Ba 6-7-2010, tôi không đi đâu cả, chuẩn bị về, Phước đi đón cậu Thuyên đến ăn cơm trưa rồi đưa ra phi trường Fostert Dulles chừng 20 phút, c̣n Phú cũng đến ăn rồi đưa tôi đi phi trường Baltimore thuộc Maryland, chạy xe trên 1 giờ nếu không kẹt. Phú đă hẹn trước đúng 12 giờ sẽ ra khỏi nhà.
Khi Phú đến hơn 11 giờ, chúng tôi nói chuyện chờ anh Thuyên, đến 11 giờ 30 vẫn chưa thấy Phước rước Thuyên về, Phú nói với tôi: “Chúng ta ăn, không chờ cho kịp 12 giờ ra khỏi nhà”. Thế là Trang hiền thê của Phước dọn bửa ăn cho chúng tôi, nào là đậu hủ xào xả, khổ qua kho măng, canh mồng tơi nấu với tàu hủ. Trang cho biết khổ qua, mồng tơi hái từ vườn rau sau nhà.
Ngồi vào bàn, ăn được đôi và th́ Thuyên và Phước về, tất cả vào bàn tiếp tục vừa ăn vừa tṛ chuyện, chỉ c̣n những giây phút ngắn ngủi rồi anh Thuyên về Florida, tôi về Kentucky. Phú và tôi ăn xong trước.
Đúng 12 giờ, tôi chào mọi người, cám ơn vợ chồng Phuớc lên xe đi phi trường. Trong xe, Phú cho biết rất dị ứng với ai lề mề, không đúng giờ, Phú đă nghỉ làm nhưng sang năm mới hưởng lương hưu, sau đó Phú sẽ chuyển đi nơi khác, chọn chỗ yên tịch, ấm áp để sống hưởng nhàn, có thể về San Diego v́ anh Diệp giới thiệu ở đó khí hậu tốt.
Phú cho biết có đi dụ cuộc họp mặt Trường Trung Học Ban Mê Thuột, tôi cho biết xưa tôi có dạy gờ ở đó một niên khóa, có biết một anh giáo sư Anh văn của Trường đó kết hôn với cô Mỹ Diana Gardiner. Phú có đọc qua tập kỷ yếu nên nhớ tên cô ta và chồng là giáo sư Chi.
Đến phi trường, tôi xuống xe lúc 1 giờ 15, tôi đi thẳng qua trạm kiểm soát rồi đến Gate B7 chờ từ đó cho đến 4 giờ mới lên máy bay Southwest.
Ngồi ở phi trường không có việc chi, nh́n sinh hoạt phi trường, quan sát một cậui bé Mỹ chừng 9, 10 tuổi rất hồn nhiên của tuổi thơ, cậu ta cầm trên tay chiếc máy bay rồi cậu ta chạy ṿng ṿng cho nó bay lượn giữa phi trường rộng mênh mông, những hang ghế, ngựi ngồi, kẻ đứng, kẻ đi lại. Tuổi thơ hồn nhiên ấy không bao giờ trở lại cho bất kỳ ai, c̣n tôi th́ cảm nhận được câu tục ngữ của Pháp: “Mỗi ngày bước đến huyệt đạo của ḿnh thêm một bước nữa!”
Louisville 8-7-2010