Về Quê

Mỗi lần về Việt Nam tôi đều dành thời giờ về quê thăm ngôi nhà ḿnh, nơi đó tuy không phải là nơi chôn nhau cắt rún, nhưng đó là nơi tôi đă trải qua những ngày thơ ấu đầy kỷ niệm, đó là trường làng nơi tôi đă học với thầy giáo dạy tư, kết quả tôi đă thi đỗ bằng Sơ Đẳng Tiểu Học năm 1950, thời buổi loạn lạc Thầy không có trường bỏ hoang, tôi đă học để cho biết đọc, biết viết, biết làm toán, rồi đi xuống trường tỉnh Long Xuyên dự thi như đi chơi cho biết, vậy mà cũng đậu không ngờ.

C̣n ngôi trường tôi học vở ḷng bên kia sông cũng bỏ hoang, năm mười năm sau mới có Thầy giáo dạy trở lại.

Sáu mươi năm trước, dân số Việt Nam toàn quốc chỉ có chừng 25 triệu, cho nên ở miền Nam quê tôi nằm bên sông Hậu nhà thưa người vắng, nay trở về thấy nhà cửa chen chúc, nhà liền vách, lớp nọ tiếp theo lớp kia.

Ngày thứ Tư 6 tháng 11, tôi về Long Xuyên, lần này chọn đường qua cầu Mỹ Thuận, đi Sa Đéc rồi qua phà Vàm Cống, tới Long Xuyên, tôi dừng chân ở nhà đứa cháu gái để thắp cho anh tôi một nén hương, năm ngoái tôi về anh vẫn c̣n sống sau vài năm bị tai biến mạch máu năo, tuy không nói được nhưng vẫn c̣n nghe biết, tôi nói anh vẫn c̣n mỉm miệng cười, sau vài tháng về Mỹ, được tin anh đă mất, lúc sinh thời anh có mấy căn nhà, cái cho em gái ở để thừa tự ông bà, cái cho con gái để sinh sống trên mảnh đất miếng vườn xưa, cái để ở, lại c̣n đứng tên dùm nào là biệt thự ở Sàig̣n, ở Đà Lạt, nhưng đến khi nằm xuống rồi, không có căn nhà riêng để thờ tự. Đời người quả thật mong manh và phù du, anh ấy được cái là “sống có nhà, thác có mồ”.

Cầu Mỹ Thuận

 Tôi rời Long Xuyên, rước một đứa cháu cùng đi Châu Đốc, dọc đường cậu cháu chuyện văng tâm t́nh. Đến Châu Đốc, ghé nhà các cô em con chú tôi, để thắp cho chú thím một nén hương, tưởng niệm công ơn chú thím đă dưỡng dục tôi từ năm 1954 đến năm 1963, nhờ đó tôi đă nên người, tuy nhiên tôi chưa có được một ngày dâng cơm vùa nước, thậm chí cho đến ngày chú mất, tôi về đến nơi chỉ thấy nấm mồ vừa mới lấp đất xong.

Vào Núi Sam cho nhà tôi viếng Miếu, lễ Bà Chúa Xứ, viếng xong tôi trở về Năng Gù thăm nhà cũ, viếng nghĩa trang gia đ́nh, nh́n cuộc đất nhà ḷng buồn, v́ người chú họ đă sử dụng đất nhà tôi, sau 1975 chú ấy đưa cho đứa cháu canh tác, rồi nó khai luôn là đất của nó, anh tôi bị mất đất vẫn vui để cốt giữ ḥa khí, con cháu cùng đời một ông bà cố mà bà cố tôi thuộc họ danh giá cả làng.

Họ ấy là họ Dương lập làng B́nh Thủy, nay con cháu lập một Phủ thờ, cất trên đất họ Dương, bên cạnh Đ́nh Làng, đứng xa nh́n nóc phủ thờ c̣n cao hơn cái Đ́nh bên cạnh, theo tôi đáng lư ra nên cất thấp hơn một chút, để tỏ ḷng tôn kính Đ́nh là nơi thờ phượng Thần Hoàng.

Cổng Dương Phủ

Qua phà nh́n ḍng sông thấy có mấy trụ bê-tông làm móng chân cầu, cháu tôi cho biết đó là cầu bắt qua sông, do tư nhân bỏ vốn đầu tư. Thú thật, từ nhỏ tôi chưa hề nghĩ hay có một ước mơ đất cù lao ấy sẽ có một cái cầu bắt qua sông để nối liền với con đường Long Xuyên – Châu Đốc, đời tôi đă được nh́n thấy Ban Hội Tề bắt dân làm sâu, đào con Kinh Đ́nh để làm thông Xép Năng Gù qua sông Hậu Giang, đó là con đường thủy, nay tới đường bộ gần bảy chục năm sau công tŕnh nọ nối tiếp công tŕnh kia.

Chiều tôi về nhà đứa cháu ăn bánh xèo với nhân bông điên điển, các cháu biết tôi thích ăn bông điên điển, nên lần nào về cũng tổ chức chiên bánh xèo ở nhà cháu nọ hoặc cháu kia, anh em của chúng. Tối tôi ngủ nhà đứa cháu khác, ngay tại chợ Cần Đăng, đó là ngôi chợ quê, nhưng rất sung túc, sáng chưa tới 3 giờ khuya chợ đă nhóm, họ chuyện tṛ mua bán rầm ŕ, đúng là

“Thị tại môn tiền náo,
nguyệt lai môn hạ nhàn”

Chợ Cần Đăng nhóm sớm

Cháu tôi cũng dậy sớm, mời tôi đi uống cà phê, ra ngồi quán bàn nọ bàn kia râm rang tán chuyện, họ không quên báo tin: “Trưa hôm qua, đài ngoại quốc dă loan tin Tổng Thống Obama tái đắc cử”, rồi họ chuyển qua đề tài khác, không thêm một lời b́nh luận.

Để quay về Sàig̣n sớm, trời chưa hừng sáng, tôi bảo cháu chở tôi đi vào ngọn Cần Đăng để tôi thăm lại con của người cô thứ Sáu, cô em này nghe mấy lần trước tôi về, cứ trách cháu tôi không thông báo để được thăm tôi, lâu quá anh em chưa gặp lại.

Tôi nhớ, cô em này thứ Năm, cô em thứ Sáu khi gả chồng tôi có được theo gia đ́nh dự đám cưới, năm đó tôi không nhớ là năm nào, nhà cô dượng tôi bao quanh là nước, ra khỏi nhà phải dùng xuồng, đêm Dượng giăng câu, bảo tôi xuống xuồng theo Dượng chơi, Dượng ngồi một đầu, tôi ngồi một đầu xuồng, bên kia rạch vắng vẻ không có nhà, Dượng tôi giăng câu luồng trong những bụi tre, cây cà na. Dượng ngồi phía sau xuồng có sạp với cây đèn dầu hôi leo lét, tôi ngồi đàng mũi xuồng chỉ có miếng ván ngang, quanh tôi tối âm u, đôi chỗ có con đôm đốm, tôi không dạn dỉ nên mơ hồ tưởng tượng trên cây có con ma tuột, nó sẽ tuột lên tuột xuống, c̣n dưới nước có con ma da, thật là tuổi thơ khờ dại.

Tôi không nhớ được năm đó năm nào, tôi bao nhiêu tuổi, chỉ nhớ đám cưới trước nhà Dượng tôi treo “Cờ Tam Sắc”, bên đàng trai rước dâu bằng ghe, ghe đậu sát bên nhà, khách nhà trai chỉ bước từ ghe lên nhà, cô em đó thỉnh thoảng tôi c̣n gặp, nhưng cô ấy vừa mới mất chưa tṛn hai tháng.

Trên đường xe chạy, lót những tấm bê-tông, vuông vức, cạnh chừng 2 mét, bề ngang 2 tấm, kỹ thuật làm khéo nên không hề bị dằn sóc, trên đường đi lại gặp được cô em dâu đang quét đường, tôi chưa hề gặp thím này, mà thím này cũng chưa biết tôi, tôi phải nói cho thím ấy rơ, chồng của thím ấy và tôi là anh em cô cậu, chú ấy đă bị mất tích trước năm 1975, có người cho rằng chú ấy đă theo cách mạng, nhưng thật ra chú ấy bị cách mạng thủ tiêu xác nổi lên trong một cái đ́a trong đồng mông hiu quạnh, ngày ấy gia đ́nh không hay biết, măi về sau ḍ t́m mới biết tin, nhưng cũng không biết xác ở đâu, thuở xa xưa, chú ấy ở nhà tôi, hai anh em cùng học lớp vở ḷng, cuộc cách mạng mùa thu năm 1945, Thầy bỏ lớp, tṛ thất học, chú về quê từ đó. Quê chú như đă nói đó là làng Cần Đăng, nhưng c̣n có tên Hang Tra, cô tôi lấy chồng về đó, có lần cô đọc Ca dao cho tôi nghe:

Hang Tra là xứ quê mùa,
Đi thăm cháu ngoại cho vùa cà na.

Hai đứa con trai của chú ấy năm nay đă gần bốn mươi, nghe tôi kể chuyện bà con, từ trong nhà chạy ra chào tôi cho biết mặt.

Rồi tôi từ giă đến nhà cô em thứ Năm, năm nay cô ấy đă 83, đi lại b́nh thường, trí óc c̣n sáng suốt, anh em gặp lại nhắc chuyện họ hàng, thân tộc nay kẻ c̣n người mất, anh tôi mới mất đầu năm, c̣n em cô ấy đă mất chưa đầy 2 tháng, lại thêm một đứa em khác của chúng tôi mất cũng đă 4 hay 5 tháng, chôn ở gần chùa Hang, chân núi Sam.

Hồ Thị Triếu

Chúng tôi ra về khi trời mới hừng sang, học sinh tung tăng đến trường kẻ đi bộ người đi xe, chợ nhóm đă có người đi mua. Chị tôi đêm qua ngủ lại nhà con trai để cùng nhà tôi “chị chồng, em dâu” tâm t́nh. Vào nhà đă thấy chị và nhà tôi đang dùng tới món chè sau khi mỗi người ăn một tô ḿ chay, tôi và thằng cháu cũng lại mỗi người một tô ḿ và một chén chè đậu xanh, bột khoai đường phèn ngọt lịm.

Trước khi về, trở lại nhà đứa cháu chiên bánh xèo hôm qua để lên xe, v́ xe đậu qua đêm tại đây, vợ chồng hai cháu chụp ảnh để kỷ niệm.

Nguyễn Văn Quận

Rời Long Xuyên, chúng tôi đi tới Thốt Nốt, xưa là quận lỵ của Long Xuyên, sau này nhập vào tỉnh Hậu Giang, rồi đi đến cầu ông Chăng ở thị trấn Ô Môn, để tôi thăm hai người bà con, ông ngoại tôi với ông nội hai chú này là anh em ruột, thời 1945, ông thân hai chú này tôi gọi là cậu Ba, cậu đưa gia đ́nh lên vùng núi Cấm để tu hành, đến năm 1976, bị Pôn Pốt giết tập thể người Việt ở Ba Chúc.

Thời Cậu Ba tôi đi tu hành ở trên vùng núi, cậu có dắt theo mấy người con, mỗi lần bơi xuồng từ Ô Môn lên miệt Bảy Núi hay ngược lại đều ghé ngang nhà tôi, trước là thăm mẹ tôi, sau là nghỉ qua đêm để hôm sau bơi tiếp, cho nên tôi nhớ con Cậu có chú ba Hộ, út Cửu. Sau 1975, tôi có ghé thăm một lần, nay trở lại cảnh xưa không giống cũ, trước chỉ có 2 ngôi nhà, nay thành cả xóm, gần chục căn, lại có cả quán cà phê, hủ tíu. Hỏi thăm, có hai cháu nhỏ chịu khó đưa đường, chỉ cho tôi vào nhà chú ba Hộ.

Vào tới nơi, tôi nhận ra chú ấy đang ngồi trên giường, có người con cho tôi biết chú bệnh, hỏi chú bệnh ǵ ? Chú ấy trả lời Parkinson, tôi phải nói, phải nhắc, chú ấy mới nhớ ra tôi. Chú ấy chỉ cho tôi biết một dăi mấy căn nhà là nhà họ Đặng, c̣n mấy căn nhà mở quán là đất của bác hai chú ấy, cả hai vợ chồng không con, sau khi mất đất bán hết cho nên tôi thấy xa lạ hơn xưa.

Ba Hộ (Đặng)

Tôi nhờ con gái ba Hộ báo tin cho út Cửu tới chơi, một chốc cháu ấy trở về cho biết chú ấy phải giữ nhà không đi được, tôi đành phải từ giă ba Hộ để đi sang út Cửu. Đến nơi tay bắt mặt mừng, nhưng chú ấy không hề nhớ ra tôi, chỉ biết em gái tôi, mấy năm trước, chú có chạy Honda lên nhà thăm em gái tôi, cô ấy đă chết mồ xanh cỏ, c̣n chú này từ hôm tết bị bệnh loét dạ dày, ăn không được nên sức khỏe sa sút, nay bệnh đă thuyên giảm nhưng đi lại c̣n yếu, chú ấy gọi vợ ra chào hỏi cho biết nhau, tôi nhớ lúc cậu tôi ghé nhà có chú Cửu này cùng theo, chúng tôi chơi với nhau, đi mua kẹo có kèm lá bài tây chừng bằng ngón tay cái, mua mỗi cây kẹo chỉ có một lá bài, vậy mà chú Cửu này mua đủ một bộ, nói th́ dễ nhưng thật ra khó v́ ḿnh không thể nh́n thấy để lựa chọn, kẹo bán được gói kín, mua 10 cây kẹo được 10 lá bài, có khi 2 hay 3 lá trùng nhau. Tôi c̣n nhớ v́ thích quá tôi theo xin hoài, chú Cửu nhứt định không cho, chú đi rồi tôi vẫn c̣n buồn v́ không xin được bộ bài nhỏ xíu đó, từ đó tới nay tôi không gặp lại, mặc dù có lần tôi ghé nhà thăm lại gặp lúc chú đi Long Xuyên mua đường hóa học để chế biến thức ăn, nay ghé thăm chú cũng phải gần 60 năm mới gặp lại.

Út Cửu (Đặng)

Trước khi giă từ chú Cửu, thím ấy nói với tôi về sự thật phủ phàng của ngựi già:

- Anh đến thăm lần này, lần sau chưa chắc anh em c̣n gặp nhau!

Giă từ gia đ́nh chú Cửu, xe tôi đi qua thành phố Cần Thơ, Cần Thơ bây giờ thay bộ mặt mới, nhớ lại năm 1969, ra trường Quân Cụ, tôi đến Liên Đoàn 4 Tiếp Vận tŕnh diện, ở chờ phân bổ cả tuần, nay lần đầu tiên đi qua Cầu Cần Thơ  nên tôi phải hỏi thăm đường đi, từ chỗ bến xe, có người chỉ chạy theo đường Cầu Cái Khế qua 5 cây đèn xanh đỏ, quẹo tay phải, c̣n chạy thẳng là con đường cũ chạy xuyên qua thành phố đi Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau qua 4 cây đèn xanh đỏ quẹo trái. Xe tôi chạy theo hướng cầu Cái Khế, chạy gần tới cây đèn thứ hai có một chiếc xe khách chạy đường Cần Thơ – Tp HCM chúng tôi chạy theo, ở đó họ quẹo trái, chạy tới ngọn đèn xanh đỏ họ quẹo phải là một đại lộ, đường thênh thang dễ chạy hơn. Từ thành phố Cần Thơ phải qua 2 cầu nhỏ lại chạy một quảng xa mới tới cầu Cần Thơ.

Cầu Cần Thơ

Tóm lại, cầu Cần Thơ bắt qua sông Hậu Giang, nhưng từ thành phố Cần Thơ có cầu bắt qua một cù lao khá rộng lớn, trên cù lao này có nhà cửa mới xây dựng, rồi từ cù lao này mới bắc cầu Cần Thơ, nói khác đi cầu Cần Thơ thay Bắc Cần Thơ nhưng không dính liền vào thành phố Cần Thơ và cầu Cần Thơ cũng là cầu treo như Cầu Mỹ Thuận. Cầu Cần Thơ do nhà thầu Nhụt xây cất, có tai nạn sập cầu xảy ra. Làm chết 50 công nhân,  c̣n cầu Mỹ Thuận do chánh phủ Úc tặng cho Việt Nam.

Bùi Thế Quần

Chúng tôi lại ghé thành phố Mỹ Tho để nhà tôi thăm bà con, có người cô họ bán ở trong chợ Mỹ Tho, có người chú họ ở góc đường Lê Lợi – Ngô Quyền. Thăm viếng cả hai xong, chúng tôi dùng đường cao tốc Tp HCM – Trung Lương để chạy về, phí 40 ngàn đồng chưa bằng 1.5 lít xăng, cho nên dùng đường này tuy trả tiền nhưng lợi về xăng, coi như ḥa vốn nhưng rút ngắn thời gian được chừng 30 phút. Chẳng những vậy, đường xe chạy an toàn hơn, hai bên đường là những cánh đồng lúa, mía xanh tươi mát mắt.

Đường cao tốc Tp HCM - Trung Lương

Trong 2 ngày đi về tuy rất mệt, đường đi không được tốt như ở Mỹ, xấu nhứt là đoạn Long Xuyên, Cần Thơ, đường nhỏ hẹp, nhiều ổ gà xe chạy chậm luôn bị dằn, xóc. Tuy nhiên lần này tôi đă thăm đuợc nhiều người thân. Mong cho sức khỏe vẫn c̣n, năm sau trở về thăm lại, gặp nhau mừng biết mấy! Tuổi già hạnh phúc là vậy.

Sàig̣n 8-11-2012