Việc thật, người thật
*
Cách Paris chừng 200km về phía bắc, thành phố Lens xuất hiện với những ngọn núi than coke, xa xa trông như những Kim Tự Tháp Ai Cập nhưng lại là màu đen u ám. Đó là xứ sở của những mỏ than miền bắc nước Pháp, một vùng mà tỷ số góa phụ lên rất cao, v́ đàn ông ở đây quá lam lủ nên phần nhiều chết sớm. Cách đó không xa, trên con đường hướng về thánh phố Calais, có nhiều khu rừng rậm rạm ít ai lui tới. Xa hơn chút nửa là một vùng đầm lầy ở Saint Omer, nổi tiếng là một khu du lich. Vào muà hè, du khách đến để t́m sự tỉnh mịch hoang vu, có thể mướn những chiếc thuyền nhỏ chèo một ḿnh trên những con lạch ngoằn ngoèo hai bên bờ lau sậy để t́m cái thú cô đơn. Nếu đi đông trên một chiếc tàu có người hướng dẩn th́ du khách được yêu cầu giữ im lặng để thưởng thức trọn vẹn những tiếng động của đầm lầy, một sự ḥa âm kỳ diệu của loài muôn thú hoang dă.
Trong cái khung cảnh đó, tôi đi t́m những người Việt Nam đang bị bỏ quên.
Dưới trời mưa lạnh của miền bắc nước Pháp mà khí hậu thường là ác nghiệt, trong khi vùng Calais đang được báo động đỏ v́ bảo lụt, tôi lần ṃ hồi lâu cũng tới được Angres, một làng nhỏ cách Lens chừng 20 km chung quanh toàn là ruộng và rừng. Dân trong làng cũng biết đâu đó đang có những người Việt Nam đang trốn chui trốn nhủi, nhưng họ tỏ ra rất dè dặc, không phải sợ cho họ mà họ sợ cho chính những người sans papier này. Cuối cùng tôi đánh bạo vào Ṭa Thị Xă để hỏi thăm. May mắn thay, tôi được đón tiếp tử tế và hướng dẫn rơ ràng. Tôi gặp một nữ nhân viên tên là Laurence Louchaert, tôi phải viết ra đây để vinh danh sự sốt sắng và đầy nhiệt t́nh của một công chức người Pháp. Bà vẻ cho tôi cái sơ đồ để đi đến chỗ người Việt tập trung. Thấy sơ đồ quá ngoằn ngoèo tôi hơi lúng túng, Bà Louchaert hiểu ư bảo tôi: "Thôi đươc, để tôi đưa ông đi ". Tôi chưa kịp vui mừng th́ bà nói tiếp: "Ông cho tôi coi đôi giày ". Tôi ngạc nhiên nghỉ bụng chẳng lẽ bà nghi ḿnh là shoe terrorist hay sao mà đ̣i khám giày? Hôm nay tôi mang đôi giày đi rừng và đưa cho bà coi, Bà vui vẻ mĩm cười:" Đường vào đó bùn lầy và trơn trợt lắm, nếu ông mang giày khác chắc đi không nổi đâu".
Tôi theo sau xe bà Louchaert khoản mươi cây số th́ rẽ vào một con đường đất quanh co. Đến ŕa một khu rừng th́ bà cho mủi xe chỉa vào rừng rồi bóp ba tiếng c̣i ra hiệu. Một lát sau một số người hiện ra xa xa trong rừng và khi thấy chiếc xe quen thuộc của bà Louchaert, họ yên tâm tiến về phía chúng tôi. Bà Louchaert giao tôi cho mấy người này để họ dắt tôi vào trong rừng sâu, bà chào chúng tôi và lui xe ra về. Mấy người này cho tôi biết bà này là ân nhân, đă nuôi ăn họ và giấu họ ở đây.
Lội khoản 200 mét śnh lầy trơn trợt, sợ tôi té nên hai cậu thanh niên kẹp tôi hai bên, tôi đến được khu lều của những người Việt Nam đang ẩn trốn. Gọi là lều nhưng thật ra chỉ là những tấm nylon chăng ngang chăng dọc, phần nhiều để làm mái c̣n hai bên bỏ trống, và ngay ở giữa lều cũng là bùn lầy v́ nước hai bên bắn vào. Ở giữa căn lều lớn là có một tâm ván để làm bàn, một đống lữa đang cháy, có khoản chục người đang bu quanh để sưởi, trong đó có hai người đàn bà. Người nào cũng tỏ ra hết sức dè dặt, rụt rè và thận trọng. Tôi xin phép đươc chụp h́nh th́ mọi người đều đồng thanh là không nên, v́ vậy tôi không dám nài nỉ thêm để cho họ yên tâm. Tôi thấy họ như là những con chim bị đạn, sợ tất cả, nghi ngờ tất cả, không biết tin vào đâu, bám vào đâu. Sau khi cắt nghĩa cái lư do tôi t́m đến với họ, họ dần dần yên tâm và kể lể nhiều chuyện với tôi.
"Trại" này được lập ra từ tháng Chín 2009. để nhận những người mới và một số người đă sống trong những trại khác từ nhiều năm nay. Ờ đây chỉ có người Việt Nam thôi, hiện có khoản năm mươi người, con số này lên xuống bất thường, có khi lên đến cả trăm, có khi xuống c̣n vài người. Ở thời điểm này, "nhập" nhiều v́ họ đă ra đi từ mùa hè ấm áp nay mới đến, "xuất " ít v́ thời tiết xấu nên những vụ đột kích rời trại cũng rất khó khăn. Những người đến có khi tự t́m đến, có khi do bà Louchaert đem đến, những người đi th́ lẵng lặng ra đi, không ai biết đi đâu và đi bằng cách nào. Mỗi đêm thường có chừng năm hoặc mười người đi bộ ra bến xe hàng cách đó chừng ba cây số để t́m cách đi qua Anh. Một số đi thoát, một số bị bắt lại th́ bị giam trong những trại tù (camps de détention) ở Pháp, Ḥa Lan hoặc Đức, hoặc bị trả về nước. Gần đây có một phụ nữ Việt Nam bị bắt và giam ở Ḥa Lan tám tháng vừa mới được thả. Chưa có người Việt Nam nào bị đưa về nước v́ họ nhất quyết liều chết để được ở lại
Những người này tuy sống chung với nhau trong cùng một hoàn cảnh nhưng cũng xa lạ với nhau và h́nh như cũng "giữ miếng" với nhau, mặc dù họ đều có chung một tâm trạng là sợ bị bắt và sợ bị đưa về lại Việt Nam.Tất cả đều không biết nói tiếng Pháp, một vài người biết bập bẹ vài tiếng Anh nên nếu có sự giao thiệp với bên ngoài, ngay cả với bà Louchaert th́ cũng rất khó khăn. Một lát sau, gần như họ tin tưởng hơn nơi tôi nên câu chuyện có phần cởi mở hơn nhưng cũng không tránh được sự dè dặt rụt rè. Chỉ có cậu trẻ nhất, 19 tuổi, ít thận trọng và bạo phổi nhất nên cho tôi biết tên là Trần Mạnh Hùng đă đi từ Đồng Hới vào khoảng tháng Ba năm nay. Một phần nửa đă có gia đ́nh để lại bên nhà, tất cả đều đi từ Việt Nam bằng đường bộ từ khoảng đầu năm đến nay. Trước mặt tôi, một "niên trưởng " 47 tuổi (nhỏ hơn tôi gần 30 tuổi !) cho biết là đă đi từ Ḥa B́nh cách đây năm tháng. Một thanh niên có vẽ lanh lẹ nhất đă đi từ vùng Hà Nội nhưng nhất định không cho tôi biết đích xác là ở đâu. Không có người nào đi từ miền Nam hay phía nam tỉnh Quảng B́nh, tức là những người bỏ nước ra đi này đă sống dưới chế độ cộng sản từ xưa đến nay, phần lớn sinh sau năm 1975..
Một đường dây ở Việt Nam buộc những người này phải trả từ 200 đến 300 đô la để đươc chở qua Tàu bằng xe lửa rồi từ đó họ phải tự túc.Họ tiếp tục di chuyển bằng đủ mọi phương tiện, sống bờ sống bụi bằng đủ mọi cách để qua Nga, xuyên qua các nước Đông Âu , Đức rồi cuối cùng đến Pháp mà họ cho là trạm áp chót, v́ mục tiêu từ khi c̣n ở Việt Nam phải là Anh Quốc, thiêng đàng của tỵ nạn theo họ. V́ vậy số phận đă đưa đẩy họ tới vùng śnh lầy Calais này, bờ biên giới với nước Anh. Cách đây mấy năm, Pháp phải đóng cửa trạm tiếp đón ở Sangatte ở ngay trên miệng hầm xuyên qua biển Manche, v́ nhiều người tỵ nạn bất chấp hiểm nguy đă t́m cách qua Anh bằng đường hầm. Trong cuộc hành tŕnh dài bằng phần nửa ṿng trái đất, họ thường bám trên các xe vận tải hạng nặng xuyên qua Châu Âu. Trốn trong những thùng chứa hàng trong xe, họ phải ép xác, có khi chịu đựng không ăn uống trong nhiều ngày. Khám xét những xe vận tải đầy ắp hàng đi từ nước này qua nước khác làm cho cảnh sát biên pḥng phải điên đầu v́ không phải là chuyện đơn giản lúc nào cũng làm đươc. Năm ngoái, hải quan Pháp đă khám phá được mười mấy xác chết người Á Châu v́ ngột ở trong xe hàng, không biết có phải là Việt Nam không. Ngày nay hải quan ở Calais và ở Douvres có một phương pháp khoa học hơn, là đo lượng khí cac-bô-nic (CO2) thải ra để biết trong xe có người hay không.
Cuộc nói chuyện đi dần tới chỗ thân mật hơn. Một bác đă lớn tuổi cho biết là đă đi từ vùng Nghệ Tỉnh. Tôi buộc miệng pha tṛ:" Quê hương Bác Hồ". Ông này diềm tỉnh trả lời:" Vâng, tôi sinh ra ở quê hương Bác, nhưng không muốn chết đói ở quê hương Bác." Một người trẻ hơn, đi từ Quăng B́nh, cho biết là đă bỏ lại vợ và hai đứa con nhỏ ở lai v́:" Chỉ c̣n một miếng ruộng nhỏ, cày cấy cho lắm cũng chỉ đủ nuôi một miệng ăn thôi, tôi phải ra đi để bớt đi một miệng".Trong khi đó, mức xuất cảng gạo ở Việt Nam đứng vào hàng nhất nh́ thế giới. Tôi liên tương đến truyện "Anh phải sống" của Nhất Linh, v́ trong cặp vợ chồng, một người phải chết để cho người kia sống nuôi con. Tôi hỏi anh bạn đi từ Hà Nội: " Nghe nói kinh tế trong những năm sau này phá triển lăm phải không?" Anh trả lời:" Vâng, đúng thế, bây giờ Hà Nội xây nhiều nhà cao tầng, nhiều khách sạn năm sao, nhưng nhà càng cao th́ khoản cách giàu nghèo càng lớn." Nh́n hai cô gái, tuy xơ xác nhưng mặt mày c̣n xinh xắng, tôi đùa:" Sao không ở lại Việt Nam để lấy chồng mà qua đây làm ǵ cho khổ thế này?" Cô trẻ, 22 tuổi, ngồi im lặng suy tư, c̣n cô lớn, dộ ba mươi tuổi, có vẻ có tŕnh độ khá, chua chát:" Ở Việt Nam có thể bị bán cho Đại Hàn, cho Đài Loan. Giữa hai cái chết, chúng em lựa cái chết ít nhục nhă hơn." Tôi hối hận v́ câu nói thiếu tế nhị của tôi đă gợi trong ḷng cô một nổi ray rức vô hạn.
Những mẫu chuyện xót xa thực sự trên phải ghép lại thành một cuốn phim dài, thật dài, mới nói hết những ǵ trong tâm tư họ và những ǵ đă xăy ra ở Việt Nam sau hơn ba mươi năm ḥa b́nh và thống nhất đất nước.
Gặp người Việt Nam họ vừa mừng vừa sợ. Họ sợ nhất là người của Ṭa Đại Sứ Việt Nam, đến điều tra để toa rập đưa họ trở lại Việt Nam. Họ đang cho ḿnh là kẽ thù của nhà nước, có thể bị xử lư. Họ cũng biết thường khi chính phủ Pháp trả về th́ cho một ít tiền, không biết có đến tay họ không, hoặc chính phủ Pháp có thể trao đổi bằng một số tiền nào đó để bớt đi một gánh nặng xă hội. V́ vậy họ kín đáo, nghi ngờ và h́nh như có một thứ kỹ luật vô h́nh nào đó đang đè nặng lên họ.
Mùa đông tới, khắp nước Pháp đang rần rộ bắt đầu những biện pháp cứu trợ. Từ những Resto du Coeur cho đến những Samu Social cứu trợ cấp thời, năm nào cũng đươc chuẩn bị chu đáo nhưng vẫn có nhiều thiếu sót.. Lẽ tất nhiên là họ cũng lo tới cho những người Việt Nam này, không phải chỉ v́ ḷng nhân đạo không thôi mà c̣n là một nghĩa vụ cao quư của con người đối với con người.Tuy nhiên họ găp một trở ngại là những người này không dám ra khỏi rừng, v́ lúc nào cũng nơm nớp sợ "ông kẹ" ṭa đại sứ VC đến làm thịt . Chính vị ân nhân, bà Louchaert đă thổ lộ với tôi như vậy bằng điện thoại sau khi tôi thăm viếng. Nếu không có những ân nhân đó đem thực phẩm cứu trợ tới th́ những người Việt Nam này đă biến thành những Tarzan thực sự của thế kỹ 21.
V́ trời tối, tôi phải về v́ đường xa, anh em lịch sự đưa tôi ra và chào hỏi rất nhă nhặn. Trên khuôn mặt sáng sủa của mọi người thấy rơ một ư chí cương quyết v́ những quyết định của họ là có suy nghỉ chứ không phải hồ đồ nông nổi. Chỉ có một điều là trong suốt cuộc gặp gở, tôi không hề thấy được một nụ cười.
Trên đường về, khi nghe radio nói tới hội nghị Việt kiều ở Hà Nội, tôi ray rức bởi câu hỏi là những người Việt Nam đang ở trong rừng Angres này có phải là đối tượng của Nghị Quyết 36 không, hay đối tượng của nó là mấy ông Việt kiều có lắm đô la ? Họ có c̣n được gọi là " khúc ruột ngàn dặm" không hay chỉ là một khúc ruột thừa phải cắt đi ?
Paris, ngày 30 tháng Mười Một 2009
Phương-Vũ Vơ Tam-Anh