Vũ trụ ngày
càng rộng mở
Trái Đất của chúng ta nằm trong hệ mặt trời thuộc một thiên hà có tên là Ngân Hà; Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở phía ngoài ŕa của đĩa thiên hà Ngân Hà, trên nhánh Tráng Sĩ. Vào các buổi tối mùa hè, từ Trái Đất nh́n vào tâm sẽ thấy một dải các sao thường được gọi là dải Ngân Hà. Tuổi của Ngân Hà được ước lượng vào khoảng 13 tỷ năm, ngoài ra tuổi đời c̣n được tính bằng số ṿng quay của nó.
Thiên hà là một tập hợp từ khoảng 10 triệu đến ngh́n tỷ các ngôi sao khác nhau xen lẫn bụi, khí và có thể cả các vật chất tối xoay chung quay một khối tâm. Đường kính trung b́nh của thiên hà là từ 1.500 đến 300.000 năm ánh sáng. Ở dạng đĩa dẹt, thiên hà có các h́nh dạng khác nhau như thiên hà xoắn ốc hay thiên hà bầu dục. Khu vực gần tâm của thiên hà có kích thước ước chừng 1.000 năm ánh sáng, và có mật độ sao cao nhất cũng như kích thước các sao lớn nhất.
Thiên hà gần dải Ngân Hà của chúng ta nhất có tên là thiên hà Andromeda. Các thiên hà ở gần nhau có xu hướng tiến lại gần và sát nhập vào nhau, tạo thành một thiên hà lớn hơn. Các thiên hà cũng giống như các hành tinh và các hệ hành tinh, chúng cũng tập hợp thành những nhóm gọi là Quần tụ thiên hà. Các Quần tụ thiên hà lại họp lại trở thành Siêu thiên hàDù vật chất tối lư thuyết dường như chiếm khoảng 90% khối lượng đa số thiên hà, t́nh trạng của những thành phần không nh́n thấy được này vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Có một số bằng chứng cho thấy rằng những hố đen khối lượng siêu lớn có thể tồn tại tại trung tâm của đa số, nếu không phải là toàn bộ, các thiên hà. Không gian liên thiên hà, khoảng không nằm giữa các thiên hà, được lấp đầy plasma loăng với mật độ trung b́nh chưa tới một nguyên tử trên mỗi mét khối. Có lẽ có hơn một trăm tỷ thiên hà trong khoảng không gian vũ trụ có thể quan sát được của chúng ta.
Tuy dài ḍng như vậy, nhưng những thông tin trên đây chỉ là những thông tin hết sức cơ bản và vỡ ḷng về thiên văn và khoa học nghiên cứu vũ trụ, con người chúng ta chỉ là một hạt bụi so với kích thước trái đất, trái đất chúng ta chỉ là một hạt bụi trong dải Ngân Hà, và dải Ngân Hà của chúng ta th́ chỉ là một hạt bụi so với nhiều thiên hà và siêu thiên hà khác. Con người (chủ yếu là NASA và các nước phát triển phương tây) đang hàng ngày những số tiền khổng lồ vào sự nghiệp nghiên cứu vũ trụ.
Trong suy nghĩ cá nhân, tôi hoàn toàn tin rằng chúng ta không cô đơn trong vũ trụ, và chúng ta chỉ là một loài kém phát triển so với nhiều nền văn minh khác, vào một tương lai xa xăm nào đó có thể chúng ta sẽ gặp người đến từ các hành tinh khác, hay không tưởng hơn nữa là đến từ các thiên hà khác - khi khoa học công nghệ đạt đến một mức phát triển nhất định.
Ngay bây giờ, các bạn có thể t́m hiểu thêm về trái đất và hệ mặt trời của chúng ta thông qua các nghiên cứu của Nasa, mời bạn ghé địa chỉ này, ở đây, mỗi ngày sẽ có một tấm h́nh chất lượng cao về vũ trụ được Nasa đưa lên và có vài ḍng giải thích giúp bạn hứng thú hơn khi xem h́nh. Chúc bạn ngày một hiểu rơ hơn về trái đất và bầu trời mà ta đang sống.
Theo Nasa
Trái Đất của chúng ta bé nhỏ như thế nào trong vũ trụ
Trái Đất của chúng ta nằm trong hệ mặt trời thuộc một thiên hà có tên là Ngân Hà, Hệ Mặt Trời của chúng ta nằm ở phía ngoài ŕa của thiên hà, tức là chúng ta ở rất xa tâm thiên hà của ḿnh. So về kích thước, Trái Đất của chúng ta chỉ là một hạt bụi trong dải Ngân Hà, và dải Ngân Hà của chúng ta th́ chỉ là một hạt bụi so với nhiều thiên hà và siêu thiên hà khác, để diễn tả rơ hơn kích thước của Trái Đất mời bạn xem loạt h́nh minh họa dưới đây.
Đây là Trái Đất, Hành tinh xanh của chúng ta, ở kích thước này th́ con người chúng ta chỉ như những vi sinh vật, không thể thấy được.
Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên là Mặt Trăng
Đây là kích thước của Sao Thủy so với Trái Đất và Mặt Trăng
So với sao Hỏa
So với sao Kim
Trái Đất to lớn của chúng ta bỗng nhiên nhỏ bé quá đỗi so với sao Thiên Vương và Hải Vương
Nhưng Thiên Vương và Hải Vương vẫn c̣n bé lắm so với sao Thổ
Và Sao thổ th́ bé hơn sao Mộc, các bạn có thể thấy Trái Đất giờ đă bé như thế nào
So với Mặt Trời, nguồn năng lượng sống cho Trái Đất th́ chúng ta chỉ là một chấm nhỏ
Nhưng Mặt Trời của chúng ta lại c̣n bé hơn cả sao Thiên Lang (Sirius)
Nhưng Sirius vẫn c̣n nhỏ lắm so với sao Pollux, một ngôi sao cách Trái Đất 36 năm ánh sáng, lúc này Trái Đất đă quá nhỏ để so sánh với Pollux
Pollux vẫn c̣n nhỏ so với sao Arcturus, và Trái Đất th́ quá bé để so sánh, nên ta sẽ dùng Mặt Trời khổng lồ của ta để so sánh
Vẫn c̣n những hành tinh to lớn hơn Arcturus nữa
To lớn như vậy nhưng vẫn c̣n những ngôi sao to hơn
Và to lớn hơn
VY Canis Majoris là ngôi sao to lớn nhất mà con người được biết đến
So với ngôi sao này, Mặt Trời của chúng ta không là cái ǵ cả!
Đường kính của VY Canis Majoris là 2.800.000.000km, bạn có thể thử tưởng tượng xem kích thước đó to lớn như thế nào không? Hăy thử tưởng tượng bạn ngồi trên một chiếc máy bay Boing hay Airbus và dạo quanh ngôi sao này ở vận tốc 900km/h (vận tốc máy bay phản lực ở Trái Đất), bạn có biết bạn sẽ phải mất bao nhiêu năm để ṿng quanh ngôi sao này không? Bạn sẽ phải mất 1100 năm (vâng, một ngàn một trăm năm để bay ṿng quanh ngôi sao này 1 ṿng đấy!)
VY Canis Majoris là một vị khổng lồ so với hạt bụi là Mặt Trời của chúng ta, nhưng ngôi sao này vẫn chỉ là một chấm nhỏ, một hạt bụi so với hàng tỉ tỉ ngôi sao khác đang có mặt trong dải Ngân Hà, và dải Ngân Hà của chúng ta th́ vẫn chỉ là một thiên hà nhỏ so với hàng tỉ tỉ thiên hà khác trong vũ trụ.
Đây là một tấm ảnh thực về vũ trụ, những đốm sáng trong h́nh thực ra là những thiên hà, mỗi thiên hà chứa hàng tỉ tỉ ngôi sao, hành tinh, tinh vân và hàng triệu thứ khác có kích thước to lớn hơn cả ngôi sao to lớn nhất trong loạt h́nh kể trên.Astronomy Picture of the Day Archive