Chùa
Bái Đính

 

Chùa Bái Đính nằm trên núi cùng tên ở xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Khu chùa này gồm một ngôi chùa cổ và một quần thể chùa mới dự kiến xây dựng xong vào năm 2010. Núi Bái Đính nằm cách khu di tích Cố đô Hoa Lư 5 km về phía Tây Bắc, thành phố Ninh Bình 12 km và cách Hà Nội 95 km về phía Nam.

Từ cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) đi vào đến núi Bái Đính chỉ khoảng 20km. Cách xa 2-3km đã thấy 2 ngôi chùa như hai búp sen khổng lồ mọc vững chãi trên vách núi, nối tiếp nhau, với những mái đao cong vút, xanh biếc.

Quần thể kiến trúc chùa Bái Đính mới tọa lạc trên khuôn viên rộng 700 ha với 20 hạng mục. Được khởi công năm 2004, đến giữa năm 2008, chùa Bái Đính đã khánh thành giai đoạn 1 và dự kiến hoàn thành năm 2015. Không chỉ là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam , Bái Đính còn được xem là chùa lớn nhất Đông Nam Á.

Từ ngoài nhìn vào, chúng ta thấy trước tiên cũng như những ngôi chùa khác, có cổng tam quan, bên trong có tháp chuông, qua khỏi tháp chuông có Tam quan nội, qua khỏi Tam quan nội đến Điện Pháp Chủ, phía sau có Điện Quán Thế Âm và cuối cùng là Điện Tam Thế, ngoài ra còn có những cụm kiến trúc khác. Chùa nhìn ra phía trước là sông và phía sau lưng tựa vào quả đồi.

Phía sau Tam quan là Tháp chuông bát giác 3 tầng 24 mái treo quả đại hồng chung nặng 36 tấn đồng, cao 5,40m, đường kính 3,45m do nghệ nhân Nguyễn Văn Sính ở phường Phường Đúc, thành phố Huế thực hiện. Ông Sính đã đúc thành công 2 đại hồng chung lớn nhất nước (27 tấn và 36 tấn) cho chùa Bái Đính, phá kỷ lục đại hồng chung chùa Cổ Lễ nặng 9 tấn.

Tam quan nội nhìn từ mặt trước

Mặt sau

Trong Tam quan có 10 tượng Hộ Pháp bằng đồng.

Một trong những nét độc đáo của chùa Bái Đính chính là hành lang La Hán có tổng chiều dài 1,8 km chạy dọc hai bên từ cổng Tam quan đến điện Pháp Chủ. 500 pho tượng La Hán làm bằng đá xanh Thanh Hóa sinh động hiện lên dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề Ninh Vân (Ninh Bình), sẽ tôn trí mỗi hành lang 250 tượng La Hán.

Qua khỏi Tam Quan Nội sẽ đến Điện Pháp Chủ là ngôi điện lớn 8 mái.

Bên trong Điện Pháp Chủ, pho tượng Đức Bổn Sư bằng đồng nguyên khối cao và nặng nhất Việt Nam (cao 9,5 mét, nặng 100 tấn).

Mỗi hào quang có rất nhiều tượng Phật

Phía sau Điện Pháp Chủ là hậu cung, nơi thờ tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn hay là Phật Bà nghìn mắt nghìn tay được đúc bằng đồng cao 11 mét, nặng 70 tấn.

Tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn

Chùa nhìn ra sông

Điện Tam Thế Phật

Chánh Điện Thờ Tam Thế Phật

Đức Bổn Sư

Điện Tam Thế Phật khánh thành ngày 17-5-2008

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát

Nơi hóa vàng

Phật tử đi lễ Phật

Dự khóa lễ trong Chánh Điện Tam Thế Phật

Dưới chân núi, Giếng Ngọc có nước màu xanh ngọc, đã được tôn tạo và mở rộng năm 2006  với chu vi 97,3m, đường kính 30m, sâu 10m. Tương truyền ngày xưa, Thiền sư Nguyễn Minh Không thường lấy nước ở đây để sắc thuốc trị bệnh cho dân.

Phật tử leo thêm 300 bậc thang để viếng chùa Bái Đình cũ

Vào Hang Sáng

Bày cúng quả phẩm trong Hang Sáng

Ghi nhận các thành quả đã đạt được trong 2 năm 2006 và 2007, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập 4 kỷ lục chùa Bái Đính :

1. Pho tượng đức Phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 04-5-2006).
2. Bộ tượng Tam Thế Phật bằng đồng lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 12-12-2007).
3. Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 12-12-2007).
4. Giếng nước lớn nhất Việt Nam (xác lập kỷ lục ngày 12-12-2007).

Ngôi phạm vũ lớn nhất Việt Nam đang xây dựng giai đoạn 2. Dự kiến Chùa sẽ tổ chức đại lễ khánh thành vào năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1.000 năm vua Lý Thái Tổ ban chiếu Thiên Đô chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, Hà Nội ngày naỵ

Tập họp bài viết từ nhiều nguồn: Phật Tử Việt Nam, VnExpress ....