Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến
*

Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến là một công tŕnh du lịch có qui mô lớn bậc nhất VN do Huỳnh Phi Dũng đầu tư với tổng s vốn là 3.000 tỉ đồng VN đang được xây dựng trên diện tích 450ha tại xă An Hiệp, Thị xă Thủ Dầu Một, tỉnh B́nh Dương. Từ Sài g̣n theo hường Hàng Xanh ra Quốc lộ 13 hướng B́nh Dương, qua thị xă Thủ Dầu Một, quá ngă tư Sở Sao bên tay trái là công viên văn hoá Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến. Nói chung cách Sàig̣n chừng 40 km. - Từ Ch Bến Thành, dùng xe bus s 616 đến Đại Nam, đi trong khoảng gần 2 tiếng.

Cổng chính

Ngoài khu vui chơi, giải trí, trong Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến có một khu đặc biệt gọi là Khu Tâm Linh, trong khu này có hai nơi thờ tự: Đền Đại Nam và Bảo Tháp

 

Cổng vào Khu Tâm Linh

Ngay sau cổng vào Khu Tâm Linh có ngôi nhà che chiếc cầu bắt ngang qua ḍng sông nhân tạo Bảo giang dài 720m, sông Bảo giang bao quanh Khu Tâm Linh,khoảng giữa nhà che cầu này và Đền Đại Nam có một cái hồ bán nguyệt, ở đây có chiếc cầu bắc xuyên qua hồ và giữa cầu này có một nhà thủy tạ.

 Đền Đại Nam

Một góc Đền Đại Nam

Diện tích Kim điện 5000 mét vuông được lát bằng 5000 tấm gạch khổ một mét nhập từ Tây Ban Nha , bóng như gương

Theo tài liệu của Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến viết về Đền Đại Nam và Bảo Tháp như sau:

Đền Đại Nam

Đền Đại Nam được khởi công xây dựng vào ngày 10/3/2003 và khánh thành vào ngày 02/9/2005, với diện tích 5000m2. Đền Đại Nam c̣n gọi là Kim Điện với điểm nhấn nổi bật là các pho tượng thờ, phù điêu và các vật dụng thờ cúng đều được dát vàng. Đền cũng được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là đền thờ lớn nhất Việt Nam, vào ngày 15/8/2007. Chính điện của Đền có 3 pho tượng thờ là: Đức bổn sư thích ca mâu ni, Vua Hùng Vương và Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Bên phải là trang thờ: Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Mẹ Âu Cơ, Bách Gia Trăm Họ. Bên trái là trang thờ: Bác Hồ, Tổ Đức và ban thờ 3 vị: Thành hoàng – Thần tài – Thổ điạ.

Kim điện được xây dựng theo motip vuông tṛn. H́nh tṛn trên nóc đền biểu trưng cho trời, trên mái ṿm h́nh tṛn có vẽ 108 con chim hạc với ư nghĩa: 54 con hạc tượng trưng cho 54 dân tộc VN ở cơi trần, 54 con hạc tượng trưng cho 54 dân tộc VN ở cơi âm (bởi v́ theo quan niệm dân gian, hạc là con vật biểu trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu). Chính giữa của mái ṿm là điểm vọng âm. Đứng tại điểm vọng âm, âm thanh sẽ được khuyếch đại truyền đi khắp Kim điện. H́nh vuông được thể hiện qua 4 vách của Đền thờ, bao gồm 28 bộ cánh cửa với mỗi cánh cửa nặng 500 kg. Trên nền 28 bộ cánh cửa được chạm trổ 28 bức tranh lịch sử tiêu biểu, đánh dấu cho các mốc son của lịch sử VN bắt đầu từ cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng và kết thúc vào mùa xuân lịch sử 30/4/1975.

Trong Đền có đặt hai cây nến với tên gọi Đại Hoàng Đăng, mỗi cây có chiều cao 2,7m với đường kính 90cm, dự đoán có thể cháy trong suốt 1000 năm.

 Với lối kiến trúc dân gian kết hợp thể hiện vẻ đẹp quy tụ của Tứ Linh: Long – Lân – Quy – Phụng; Tứ Quư: Mai – Lan – Cúc – Trúc, và đặc biệt là sự tôn vinh vẻ đẹp của hoa Sen, loài hoa biểu trưng cho sự thanh cao, thuần khiết.

Bo Tháp

Vươn lên từ ngọn núi trung tâm Bảo Sơn là ngôi Bảo tháp 9 tầng. Đây là nơi thờ phượng tâm linh và truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam, thể hiện ḷng biết ơn và sự tôn vinh của thế hệ sau đối với tổ tiên và tiền nhân. Mỗi tầng của tháp là nơi thờ phượng với những ư nghĩa khác nhau.

Tầng một: nơi thờ vong linh các chiến sĩ trận vong, các anh hùng liệt sĩ và đồng bào tử nạn.
Tầng hai: nơi thờ các chiến sỹ vô danh đă quên thân v́ nước.
Tầng ba: đại anh hùng của dân tộc Việt Nam - Hồ Chí Minh.
Tầng bốn: thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo.
Tầng năm: thờ các vị nữ trung hào kiệt từ thời dựng nước tới nay: Trưng Trắc - Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh, Bùi Thị Xuân và Nguyễn Thị Định.
Tầng sáu: là nơi thờ các vị có công với đất nước đă được phong thần.

Tầng bảy: thờ 18 đời Vua Hùng.
Tầng tám: thờ tam cơi Hội đồng bao gồm: Hội đồng chư Phật, Hội đồng tứ phủ và Hội đồng Đất nước từ ngày dựng nước đến nay.
Tầng 9: nơi thờ Tổ quốc. Đứng từ tầng 9 của Bảo Tháp, du khách có thể ngắm nh́n bao quát Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến.

 

Tài liệu Tổng hợp trên internet