Bái Công người dựng nên nhà Hán


Hán Cao Tổ (258 TCN- 195 TCN)

Bái Công là tôn xưng của người đất Bái, ông họ Lưu tên Bang, sinh năm 258 TCN, sách sử đời Hán ghi ông là Lưu Quư, v́ ông là con thứ ba gia đ́nh. Theo Sử kư Tư Mă Thiên, Lưu Bang có nhiều tướng lạ. Ông không lo nghĩ đến sản nghiệp, xem thường những quan lại, nuôi chí lớn, thích uống rượu và gái.

Lưu Bang từng phải đi làm xâu ở Hàm Dương và trông thấy vua Tần Thủy Hoàng, nghĩ đến phận ḿnh ông ngậm ngùi nói:

-         Chà! Một người trượng phu phải làm thế mới được.

Sau đó ông làm Đ́nh trưởng ở Tứ Thượng. Từ đó, ông quen biết và thân thiện với những người như Hạ Hầu Anh, Tiêu Hà, Tào Tham.

Một lần ông phải đưa những người bị đày đến Lịch Sơn. Đường xa, nhiều người bỏ trốn. Thấy rằng đến nơi th́ chẳng c̣n ai th́ ông cũng bị xử tội, ông bèn tha hết những người c̣n lại và trốn theo họ vào vùng núi Mang. Những người này tôn ông làm thủ lĩnh.

Vua Tần Thủy Hoàng chết (210 TCN), Tần Nhị Thế lên thay, nhà Tần suy yếu. Tháng 7 năm 209 TCN, Trần Thắng Ngô Quảng khởi nghĩa, khắp Sơn Đông, Hà Bắc các nơi nhao nhao hưởng ứng. Quan lại địa phương của nhà Tần không chế ngự được. Quan huyện của Bái v́ thế cũng muốn khởi quân tham gia, hỏi kế huyện lại như Tiêu Hà, Tào Tham.

Tiêu, Tào khuyên quan huyện cho gọi nhóm của Lưu Bang về làm thanh thế. Quan huyện bèn sai Phàn Khoái mời Lưu Bang. Lưu Bang cùng đồng đảng đến nơi, quan huyện lại đổi ư, đóng cửa thành, lại muốn giết cả Tiêu, Tào v́ sợ những người này làm nội ứng. Tiêu, Tào trốn theo Lưu Bang, bàn kế cho Lưu Bang bắn thư vào thành thuyết phục các bậc trưởng lăo để họ cho con em đuổi quan huyện để đón ḿnh. Kế thành công. Lưu Bang được tôn làm Bái Công lănh đạo con em huyện Bái tham gia khởi nghĩa.

Các quan lại như Tiêu Hà, Tào Tham cùng Phàn Khoái đều tập hợp hai ba ngh́n con em đất Bái theo Lưu Bang. Ông đánh quận Hồ Lăng và quận Phương Dư rồi về giữ đất Phong.

Năm 208 TCN, Giám quận Tứ Xuyên của nhà Tần tên là B́nh đem quân vây đất Phong. Lưu Bang xông ra đánh, thắng trận. Lưu Bang sai Ung Xỉ giữ đất Phong, c̣n ḿnh đem binh đến đất Tiết, đánh thái thú ở Tứ Xuyên của nhà Tần tên là Tráng. Tráng bị đánh bại bỏ chạy đến huyện Thích, bị Tả tư mă của Lưu Bang bắt được và giết chết.

Lưu Bang quay về đóng quân ở Cang Phụ và đi đến quận Phương Dư. Cùng lúc đó tướng nước Ngụy là Chu Thị cũng đến đánh Phương Dư, nhưng chưa đánh trận nào. Chu Thị bèn sai người dụ Ung Xỉ đang giữ đất Phong. Ung Xỉ thuận hàng theo Ngụy.

Lưu Bang bị mất đất Phong rất tức giận nhưng sức không đủ chiếm lại. Lúc đó ông nghe tin nói Ninh Quân và Tần Gia đă lập Cảnh Câu làm Sở Giả vương ở thành Lưu để thay thế Trần Thắng bị hại, bèn đến theo họ, ư muốn xin quân để đánh đất Phong. Ninh Quân cùng Lưu Bang đem quân về phía tây đánh huyện Tiêu nhưng bất lợi, hai người đem quân trở về, tập hợp quân ở đất Lưu rồi đem binh đánh chiếm được đất Đường, thu binh được hơn 5000 người. Sau đó, ông đánh lấy được Hạ Ấp rồi cùng Ninh Quân đem quân về đóng gần đất Phong.

Tháng bảy, Trần Thắng khởi nghĩa ở Đại Trạch, tự xưng là Trương Sở vương. Tháng 9 năm ấy, thái thú quận Cối Kê tên là Thông muốn cùng Hạng Lương khởi nghĩa hưởng ứng. Hạng Lương giả cách nhận lời, nhưng muốn tự lập chứ không muốn ở dưới quyền Thông. V́ vậy hôm sau hai chú cháu vào phủ thái thú bàn việc rồi theo ám hiệu của Hạng Lương, Hạng Vũ tuốt kiếm chém đầu thái thú.

Hạng Lương tay cầm đầu Thông, mang ấn và dây buộc ấn của thái thú lên người. Các môn hạ của Thông hoảng hốt, rối loạn. Một ḿnh Hạng Vũ giết chết ngót trăm người, cả phủ đều sợ hăi, cúi đầu không dám chống cự. Hạng Lương liền triệu tập quan lại và hào kiệt đă quen biết từ trước, hiểu dụ duyên cớ khởi nghĩa rồi trưng quân ở Ngô Trung và sai người thu gọi các trai tráng ở các huyện trong phủ, được tám ngàn quân tinh nhuệ. Hạng Lương cất nhắc những hào kiệt ở Ngô Trung làm các chức hiệu úy, hậu, tư mă. Mọi người đều phục. Hạng Lương tự xưng làm thái thú Cối Kê, Hạng Vũ làm ḱ tướng, chiêu hàng các huyện trong quận.

Đầu năm 208 TCN Trần Thắng bị tướng Tần là Chương Hàm đánh bại thua trận bỏ chạy rồi chết. Nhưng tin đó vẫn chưa truyền tới phía đông. Một tướng của Trần Thắng là Thiệu B́nh đi chiêu hàng đất Quảng Lăng, nhưng chưa hạ được thành. Nghe tin Trần Vương thua chạy, quân Tần sắp đến, B́nh liền vượt Trường Giang, giả làm mệnh lệnh của Trần Vương, phong Hạng Lương làm Thượng trụ quốc nước Sở và giục Hạng Lương sang sông Tây tiến đánh Tần.

Hạng Lương bèn đem tám ngàn người, vượt Trường Giang đi về hướng tây. Sau khi thu hàng các tướng khởi nghĩa chống Tần khác là Trần Anh, Anh Bố, Bồ tướng quân, quân của Hạng Lương được tất cả sáu bảy vạn, mạnh lên rất nhiều, đóng ở Hạ B́.

Hạng Lương mang quân qua sông Hoài, sai Hạng Vũ cầm một cánh quân đi một đường khác đánh Tương Thành. Tương Thành cố sức giữ nên Hạng Vũ không hạ được. Đến khi hạ được thành, Vũ sai chôn sống tất cả dân trong thành rồi trở về báo tin cho Hạng Lương.

Sau khi đánh bại và tiêu diệt một lực lượng chống Tần nhưng không thần phục ḿnh của Tần Gia, Hạng Lương biết tin vua Sở Ẩn vương Trần Thắng đă chết, bèn theo kế của mưu sĩ Phạm Tăng, bèn lập ḍng dơi nước Sở cũ là Mễ Tâm lên ngôi, cũng gọi là Sở Hoài vương

Nghe tin Sở Hoài vương lên ngôi, nhiều tướng chống Tần về theo, trong đó có Lưu Bang. Hạng Lương sai Hạng Vũ cùng Lưu Bang đem binh đi theo đường riêng đến Thành Dương làm cỏ quân dân trong thành. Sau đó hai người tiến quân về hướng tây đánh phá quân Tần ở phía đông thành Bộc Dương. Quân Tần rút vào thành Bộc Dương. Hạng Vũ và Lưu Bang bèn đánh thành Định Đào. Chưa hạ được thành, liền bỏ đi, cướp đất đai ở phía tây cho đến Ung Khâu, đánh quân Tần thua to, chém được con thừa tướng nhà Tần Lư Tư là Lư Do, rồi quay lại đánh Ngoại Hoàng, nhưng chưa hạ được.

Trong khi Hạng Vũ và Lưu Bang tác chiến ở phía tây th́ tại chiến trường phía đông, Hạng Lương kịch chiến với quân chủ lực Tần của Chương Hàm. Sau khi thắng Hàm 2 trận, vây hăm Hàm trong thành Định Đào, Hạng Lương chủ quan khinh địch. Chương Hàm được tiếp viện, nửa đêm đánh úp quân Sở một trận tan tành ở Định Đào. Hạng Lương tử trận.

Khi đó Hạng Vũ và Lưu Bang rời bỏ Ngoại Hoàng đến đánh huyện Trần Lưu, chưa đánh được th́ nghe tin Hạng Lương tử trận. Hạng Vũ bàn với Lưu Bang rút quân về phía đông để lấy lại nhuệ khí, hợp với quân của một tướng cũ của Trần Thắng là Lă Thần, về cố thủ ở Bành Thành thuộc nước Sở.

Năm 207 TCN, Sở Hoài vương thấy Hạng Lương bị giết, bèn dời khỏi Vu Thai đóng đô ở Bành Thành, đích thân cầm quân của Lă Thần và Hạng Vũ, phong Lưu Bang làm quận trưởng quận Đường, tước Vũ An Hầu.

Bàn việc đánh Tần, Sở Hoài vương giao ước với chư hầu: "Ai vào Quan Trung trước làm vương"(Quang Trung Vương). Nghe lời các lăo tướng, Hoài vương giao cho Lưu Bang mang quân thẳng đường phía tây đánh vào kinh đô nước Tần v́ ông được cho là người trung hậu, c̣n Hạng Vũ th́ tàn bạo hay giết chóc nên Hoài vương sai đi lên phía bắc cứu nước Triệu đang bị Chương Hàm vây đánh.

Cuối năm 207 TCN, hoạn quan Triệu Cao giết Tần Nhị Thế và cho người đến gặp Lưu Bang, muốn giao ước chia đất Quan Trung và làm vương. Lưu Bang cho rằng Triệu Cao muốn đánh lừa, bèn dùng kế của Trương Lương, sai Lịch Tự Cơ và Lục Giả đến thuyết phục tướng của Tần, lấy lợi nhử y và nhân đó đánh và phá được Vũ Quan. Lưu Bang lại đánh nhau với quân Tần ở phía nam Lam Điền, càng treo thêm cờ xí để làm nghi binh, đi đến đâu th́ cấm không được cướp bóc bắt bớ. Người Tần do đó mừng rỡ, quân đội Tần tan ră, Lưu Bang nhân đó thắng được quân Tần. Ông tiến quân lên phía bắc thắng quân Tần một trận nữa.

Tháng 10 năm 206 TCN, quân của Lưu Bang đến Bá Thượng trước quân chư hầu. Vua Tần là Tử Anh đi xe mộc do ngựa trắng kéo, ở cổ quấn sợi dây ấn, niêm phong ấn hoàng đế, phù và cờ tiết đầu hàng ở gần Chỉ Đạo. Lưu Bang cho Tử Anh đầu hàng. Các tướng có người bàn nên giết vua Tần, nhưng Lưu Bang không nghe theo.

Lưu Bang đi về phía tây vào Hàm Dương muốn dừng lại ở trong cung thất nhà Tần nghỉ ngơi. Phàn Khoái và Trương Lương can không nên, Lưu Bang mới niêm phong kho tàng, của quư báu của Tần rồi trở về đóng quân ở Bá Thượng, để chờ quân chư hầu đến.

Có người hiến kế Lưu Bang nên giữ lấy đất Tần hiểm trở giàu có để chống lại chư hầu, án ngữ cửa Hàm Cốc không cho quân chư hầu vào, và trưng thêm quân ở Quan Trung cho thêm đông để chống lại. Lưu Bang cho là phải và theo kế đó.

Giữa tháng 11 năm 206 TCN, Hạng Vũ thống lĩnh quân chư hầu tiến vào nước Tần, tới cửa ải Hàm Cốc, nhưng ải đă bị phong tỏa. Hạng Vũ lại nghe nói Lưu Bang đă b́nh định được Quan Trung, rất tức giận, sai Anh Bố tấn công phá cửa Hàm Cốc.

Giữa tháng 12, Hạng Vũ đến đất Hỉ, tả tư mă của Lưu Bang là Tào Vô Thương muốn theo Hạng Vũ tiến thân bèn nói với Hạng Vũ rằng Lưu Bang có ư định chiếm cả Quan Trung. Mưu sĩ Phạm Tăng cũng khuyên Hạng Vũ đánh Lưu Bang. Hạng Vũ ra lệnh cho quân sĩ ăn no, định sáng mai th́ đánh. Lúc bấy giờ quân Hạng Vũ có 40 vạn người, c̣n Lưu Bang chỉ có 10 vạn.

Chú Hạng Vũ là Hạng Bá muốn cứu bạn là Trương Lương đang phục vụ cho Lưu Bang nên đang đêm đến gặp Trương Lương, khiến ư định của Hạng Vũ bị lộ. Trương Lương dắt luôn Hạng Bá vào gặp Lưu Bang. Ông bèn kết thân với Hạng Bá, hẹn nhau làm thông gia và nhờ nói giúp với Hạng Vũ rằng ḿnh không có ư định chống lại. Hạng Bá trở về khuyên Hạng Vũ, v́ vậy Hạng Vũ thôi không khai chiến với Lưu Bang.

Hôm sau, Lưu Bang đến Hồng Môn yết kiến và xin lỗi Hạng Vũ. Hạng Vũ cho ông biết là do Tào Vô Thương đề nghị nên Hạng Vũ mới chuẩn bị giao chiến. Lưu Bang nhờ Phàn Khoái và Trương Lương nên thoát nạn về. Về tới Bá Thượng, Lưu Bang bèn giết Tào Vô Thương.

Hạng Vũ mấy lần đánh Bành Việt th́ Tề vương Hàn Tín lại tiến quân đánh Sở. Do đầu đuôi không cứu được nhau, Hạng Vũ lo lắng bèn cùng Lưu Bang giao ước tại Quảng Vũ chia khoảng giữa thiên hạ.

Theo giao ước này, đất từ Hồng Câu về phía tây là của Hán; từ Hồng Câu về phía đông là của Sở. Hạng vương trả lại cha của Bái Công là Thái công và vợ Bái Công là Lă Trĩ bị quân Sở bắt ở Bành Thành c̣n Bái Công được Hạ Hầu Anh đánh xe trốn thoát, dọc đường Hạ Hầu Anh c̣n cứu được Lưu Doanh và con gái của Bái Công mặc dầu Bái Công muốn dễ trốn thoát, đă đẩy hai con ḿnh xuống khỏi xe mấy lần.

Sau đó hai bên trở về và từ biệt ra đi mỗi người một phía: Hạng Vũ từ giă đem quân về phía đông.

Lưu Bang định làm theo ḥa ước đem quân về phía tây nhưng Trần B́nh Trương Lương khuyên ông nên xé bỏ ḥa ước, tiến quân đuổi đánh Hạng Vũ để nhanh chóng diệt Sở.

Lưu Bang nghe theo, bèn tiến quân đuổi theo, dừng lại ở Dương Hạ, hẹn các chư hầu cùng đánh Sở. Nhưng khi đại quân Lưu Bang tới Cố Lăng th́ quân Hàn Tín, Bành Việt vẫn không đến. Kết quả quân Hán bị quân Sở đánh cho đại bại. Lưu Bang lại vào thành, đắp thành cao, đào hào sâu để giữ.

Theo kế của Trương Lương, ông sai sứ đi đề nghị Hàn Tín Bành Việt ra quân, hứa sẽ phong cho 2 người ở nước Tề và nước Lương sau khi thành công. Mặt khác, ông gọi thêm các hàng tướng nước Sở như Anh Bố, Chu Ân cùng Lưu Giả đánh vào hậu phương của Hạng Vũ.

Năm 202 TCN, Hàn Tín và Bành Việt mang đại quân đến họp. Các cánh quân cùng vây đánh Hạng Vũ ở Cai Hạ. Quân Hán quá đông khiến Hạng Vũ không địch nổi, phải rút vào thành Cai Hạ. Sau đó quân Sở tan ră, Hạng Vũ bỏ thành chạy. Lưu Bang sai kỵ tướng quân Quán Anh đuổi theo. Hạng Vũ chạy đến Ô Giang th́ tự vẫn, nước Sở hoàn toàn bị tiêu diệt.

Trước kia Sở Hoài Vương phong Hạng Vũ làm Lỗ Công, đến khi ông chết, nước Lỗ đầu hàng cuối cùng cho nên Lưu Bang hạ lệnh chôn cất Hạng Vương ở Cốc Thành theo lễ Lỗ Công. Hán Vương đến cử ai và khóc.

Sau khi diệt Sở, Lưu Bang lên ngôi hoàng đế ở phía bắc sông Tự Thủy, tức là Hán Cao Tổ (Năm206 TTL). Ông tôn cha là Thái công làm Thái thượng hoàng, lập Lă Trĩ làm hoàng hậu, con trai Lă Trĩ là Lưu Doanh làm thái tử.

Ông phân phong các công thần làm chư hầu.

Hán Cao Tổ muốn đóng đô ở Lạc Dương, kinh đô cũ của nhà Châu, nhưng theo lời khuyên của Trương Lương ông chọn đất Quan Trung, lấy Tràng An (thủ phủ tỉnh Thiểm Tây ngày nay) làm kinh đô.

Năm 195 TTL, Hán Cao Tổ đi dẹp loạn nh Bố. Ông bị trúng tên độc, sau lâm bệnh nặng và qua đời, hưởng thọ 63 tuổi. Ông lên ngôi hoàng đế trị v́ nước Trung Hoa được 7 năm, sau khi băng hà được truy tôn miếu hiệuCao Tổ, thụy hiệuCao Hoàng đế, cũng được gọi là Hán Cao Đế. Thái tử Lưu Doanh lên nối ngôi là Hán Huệ Đế.

Nhà Hán chia làm hai thời kỳ: Từ Hán Cao Tổ (206 TTL) cho đến Nhũ Tử Anh (8 STL) đóng đô ở Tràng An thuộc về phía Tây của Trung Hoa, được gọi là Tây Hán. Vương Măng phế bỏ Nhũ Tử Anh, lên ngôi hoàng đế lập nên nhà Tân từ năm 8-23.

Vương Măn cải cách thương nghiệp và nông nghiệp, nhưng địa chủ vẫn có nhiều đất đai, nông dân vẫn nghèo khó lại có nạn hạn hán, châu chấu phá hại mùa màng, làm cho dân đói khổ hơn, nên dân chúng nổi lên chống nhà Tân, đạo quân mạnh nhất ở núi Lục Lâm.

Năm 23, đạo quân Lục Lâm tôn Lưu Huyền lên làm hoàng đế tức vua Canh Thủy đế, rồi chia quân thành hai đạo tiến đánh Tràng An và Lạc Dương. Ngày 3 tháng 7 năm 23, tại Tiệm Đài, Tràng An Vương Măng bị thương nhân là Đỗ Ngô chém chết lấy ngọc tỷ, một hiệu úy quân Lục Lâm là Công Tân chặt thây lấy đầu Vương Măng để được ân thưởng.

Lưu Tú cũng ḍng dơi nhà Hán lợi dụng cuộc bạo động của dân chúng, đánh thắng quân Vương Măng ở Côn Dương (Hà Nam). Năm 25, Lưu Tú b́nh định các nơi, lên ngôi vua, tức là Quang Vũ đế nhà Hậu Hán. Quang Vũ đế đóng đô ở Lạc Dương, thuộc về phía Đông Trung Hoa, cũng như nhà Châu, nên các nhà Sử học gọi là Đông Hán.

Về sau, do các vua c̣n nhỏ lên ngôi nên bị hoạn quan, ngoại thích chuyên quyền, lại thêm phía tây rợ Khương đánh chiếm Cam Túc, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Hà Bắc triều đ́nh phải tiêu phí cho chiến tranh, phải sưu cao thuế nặng nên dân chúng bần  cùng.

Năm 107, dân chúng náo động, đến năm 142 th́ có nhiều cuộc nổi dậy, đến năm 184 có cuộc nổi loạn do Trương Giác cầm đầu, họ bịt khăn vàng nên gọi là loạn “hoàng cân”.

Sau khi Thái sử Lữ Bố bị giết, Tào Tháo mượn danh nghĩa pḥ Hán, rước Hán Hiến đế về Hứa Xương (tỉnh Hà Nam). Tôn thất nhà Hán có Lưu Bị, đất Ngô có Tôn Quyền cả hai có binh quyền chống lại Tào Tháo. Sau khi Tào tháo mất, con là Tào Phi nối nghiệp, bức Hiếu đế nhường ngôi, xưng là Văn Đế, đóng đô ở đất Nghiệp nước Ngụy. Lúc trước Lưu Bị lấy được đất Ba Thục và Hớn Trung, xưng là Hán Trung vương, khi nghe tin Tào Phi soán ngôi vua Hiếu đế, ông liền tự lập làm hoàng đế nối nghiệp nhà Hán, đóng đô ở Thành Đô, c̣n Tôn Quyền nước Ngô xưng là Đại đế, đóng đô ở Kiến Nghiệp. Đó là thời kỳ Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa.

Năm 222. Lưu Bị mất ở thành Bạch Đế (nay là huyện Phụng Tiết, Tứ Xuyên), thọ 62 tuổi, con trưởng là Lưu Thiện lên kế vị, tức Hán Hậu Chủ, tôn xưng Lưu Bị là Hán Chiêu Liệt Hoàng Đế.

Lưu Thiện được Gia Cát Lượng pḥ tá, nhiều lần đánh phá gần diệt Ngụy, sau khi Gia Cát Lượng mất, năm 263 quân Nguỵ đánh tới Thành Đô, Lưu Thiện phải hàng được đưa về Lạc Dương, vua Ngụy ban tước An Lạc hầu, ông sống an nhàn cho đến khi chết. Nhà Hán đă mất từ đó.

Nhà Hán có ba thời kỳ, thời kỳ đầu từ năm 206 TTL đến năm 8 STL, có 12 vị vua (không kể Lữ Hậu) trị v́ 214 năm, đóng đô ở Tràng An nên các Sử gia gọi là Tây Hán. Thời kỳ sau từ năm 25 đến 220, có 12 vị vua trị v́ 195 năm, đóng đô ở Lạc Dương, được gọi là Đông Hán. Thời kỳ sau cùng từ 220 đén 263, có hai vị vua trị v́ 43 năm, đóng đô ở Thành Đô, được gọi là Thục Hán.

Nhà Hán do Hán Bái Công dựng nên nghiệp đế, kéo dài đến 469 năm, trong đó có 16 năm bị Vương Măng soán ngôi.

Tư Mă Thiên đă nói về Bái Công như sau, tính nhân hậu, thương người, thích cho người, đầu óc rộng răi, luôn luôn nghĩ đến những mưu đồ lớn.

Khi chưa chọn Tràng An làm đế đô, một hôm Cao tổ cho bày tiệc ở cung Lạc Dương, hỏi quần thần:

- Liệt hầu và các tướng đừng giấu diếm. Tất cả đề nói t́nh thực. Tại sao ta lấy được thiên hạ ? Tại sao họ Hạng mất thiên hạ?

Cao Khởi và Viên Lăng nói:

- Bệ hạ ngạo mạn và khinh người. Hạng Vũ nhân từ và thương người. Nhưng bệ hạ sai ai cướp được thành, lấy được đất, hàng phục được nơi nào th́ cho ngay nơi ấy, cùng chung lợi với thiên hạ. Hạng Vũ ghen người giỏi, ghét người có tài , hại người có công, nghi người hiền. Khi đánh thắng th́ không thưởng công cho người ta, khi được đất th́ không cho người ta hưởng lợi, do dớ nên mất thiên hạ.

Cao tổ nói:

- Người chỉ biết một mà chưa biết hai, phàm việc tính toán trong màn trướng mà quyết định được sự thắng ở ngoài ngàn dặm th́ ta không bằng Tử Pḥng (Trương Lương); trị nước nhà vỗ yên trăm họ, vận tải lương thực không bao giờ dứt th́ ta không bằng Tiêu Hà. Nắm trong tay trăm vạn quân đă đánh là nhất định thắng, tiến công là nhất định lấy th́ ta không bằng Hàn Tín, Ba người này là những kẻ hào kiệt, ta biết dung họ cho nên lất được thiên hạ. Hạng Vũ có một Phạm Tăng mà không biết dùng cho nên mới bị ta bắt.

Tuy nhiên, với những công thần như Hàn Tín từ Sở vương bị giáng xuống trở lại làm Hoài Âm Hầu rồi sau đó bị giết cả ba họ, Lương Vương Bành Việt cũng bị truất phế dời khỏi đất Thục, sau cũng bị tru di tam tộc. Cao tổ đưa những con em ḿnh làm Vương ở các đất quan trọng.

Hàn Vương Tín làm phản ở Thái Nguyên, tướng quốc nước Triệu là Trần Hy làm phản ở đất Đại. Hoài Nam Vương Ḱnh Bố làm phản ở phía Đông …

Những sự việc trên cho thấy Bái công, ngược đăi công thần, đặt để con em ở ngôi cao, đất trọng để bảo vệ vững vàng ngôi hoàng đế của ḿnh và nhà Hán sau này.

Chỉ có một người là Trương Lương, ông xa rời công khanh, phú quí, ẩn danh biệt tăm mất tích.

Khi nói đến Trung Hoa, người ta không nói đến Chu, Tần mà dùng nhà Hán bên cạnh Nguyên, Mông để biểu trưng cho văn minh, học thuật của Trung Hoa.

Theo Hán Cao Tổ và Hạng Vũ trên Wikipedia
Sử Kư Tư Mă Thiên
Trung Hoa Sử Cương của Đào Duy Anh