Chân t́nh khó phai

*

Quyển sách Kỹ Nghệ Họa lớp 9 Kỹ Thuật, tôi soạn năm 1970 để dạy các em học sinh Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ, anh Nhất Giang giám đốc nhà xuất bản Chiêu Dương, cũng là cựu học sinh Kỹ Thuật Cao Thắng, anh đă in những bộ tiểu thuyết như là Kim B́nh Mai, chắc gặp lúc thiếu tiểu thuyết in, nên anh hỏi tôi có sách giáo khoa đưa cho anh xuất bản.

Do vậy, tôi cố gắng soạn nhanh, để hè năm 1971 in thành sách, h́nh tôi vẽ, phần c̣n lại do họa sĩ Mặc Huyền Thi viết chữ và tŕnh bày, sách do Chiêu Dương in nhưng Nhà sách Khai Trí xuất bản. Do cho các em mượn học, từ sau 1975 tôi không c̣n bản nào, lần này tôi quyết t́m cho được một bản để dành làm kỷ niệm, trong bàn ăn hỏi anh nào có, Hướng cho biết Nguyễn Quang Chúc có, tôi nhờ Hướng xin dùm, do vậy Chúc đă tặng tôi quyển sách này, xưa in giấy xấu nay đă ngă vàng dễ rách, tôi muốn làm Photocopy nhưng không được, Chúc biết thế, từ Thủ Đức chạy về Sàig̣n 10 giờ đêm c̣m mang đến tặng cho tôi một bản Copy, cái lớp Nhị 5, Nhất Ba có Hồ Ngọc Điển, Huỳnh Ngọc Điệp, Hoàng Thanh, Huỳnh Hữu Lộc, Nguyễn Quang Chúc t́nh nghĩa đậm đà.

Nhớ hôm tôi mời anh em họp mặt ở Viễn Đông, tôi nói với Lộc:

-  Năm kia mầy cho tao cây viết, viết hết mực, ở Mỹ tao không t́m ra được ống mực khác thay thế!

Lộc ngồi đầu bàn, ngoắc tôi tới rồi rút trong túi áo ra cập mắt kính bảo:

-  Mày mang cái này thử coi!

Tôi lấy kính của Lộc mang thử, đó là cập kính hai tṛng, đâu có vừa với mắt tôi, tôi nói cho Lộc biết:

-  Chỉ thấy lờ mờ.

Lộc bảo tôi:

-  Cho mầy đó để kỷ niệm! Ra hiệu đo thay tṛng khác cho vừa mắt, tao mới mua nó dùng chưa được một tuần!

Thế là tôi phải lấy cập kính, mất thêm th́ giờ đi đo mắt và làm kính hai tṛng, tuy không phải gọng vàng, nhưng cũng không phải tệ, đáng nói là t́nh bạn thân của chúng tôi, đáng quư hơn của quư, cầm cây bút để viết hay mang cập kính để đọc sách luôn nhớ tới bạn.

Khi trao sách cho tôi Chúc cho biết: “Sách này của em tôi, một hôm tôi t́m thấy trong đống sách cũ của nó, sách rất hữu dụng v́ có nhiều thứ ḿnh vẫn cần tới nó để chỉ cho công nhân họ biết”. Nghe vậy tôi cũng thấy ấm ḷng, sách kỹ thuật mà 40 năm qua vẫn c̣n hữu dụng. Nhớ lúc “Giải Phóng”, sách của tôi được liệt kê trong danh sách, những sách được bán ở các nhà sách tại Sàig̣n.

Trước 1975, các Trường Kỹ Thuật dạy từ lớp 8 đến lớp 12, sách gồi đầu giường của học sinh kỹ thuật là Cẩn Nang Kỹ Nghệ Họa do Bùi Văn Lễ dịch từ Aide Mémoire của Norbert, c̣n bộ Kỹ Thuật học có nhiều tác giả khác nhau, không hẹn mà tự làm góp thành một bộ đầy đủ: Sách Kỹ Nghệ Họa Lóp 8 Lương Sươn Khen soạn do Nha Kỹ Thuật Học Vụ ấn hành, lớp 9 do tôi soạn, lớp 10 và 11 do Nguyễn Đ́nh Lâm soạn, lớp 12 do Phạm Văn Tài và Lư Thất soạn.

Sáng Thứ Bảy 3-12-2011, anh Nguyễn Văn Quyền đồng nghiệp Kỹ Nghệ Họa chở tôi đi Thủ Đức thăm lại trường cũ, sau khi thăm dăi nhà do GE viện trợ máy móc dụng cụ, lần này tôi nhớ thăm cái cây mà nhiều lần tôi nhắc đến, một cái cây độc nhất c̣n để lại khi xây cất Trường, v́ không đốn hạ nó được.


Cây trong trường ĐHSPKT Thủ Đức

Quyền cũng đưa tôi đi thăm anh Vương Quốc Đạt, cựu Hiệu Trưởng trường Kỹ Thuật Nghiệp Vụ Thành phố, trước kia anh ở tại 16 Trương Định, căn nhà đó than phụ anh bán, chia ra năm người con, mỗi người mua được một căn nhà ở, anh mua căn nhà trong Làng Đại Học Thủ Đức, theo Quyền cho biết, nhà anh Đạt trị giá chừng 500 triệu đô, đúng là nhà cao cửa rộng, trong nhà anh có một hồ nuôi cá sông Amazone, cá dài và to, mỗi con đến 120 kí, anh có một chuồng bồ câu sẳn sang đăi khách với cháo bồ câu hay bồ câu rôti.

Cả hai vợ chồng anh Đạt đều là người Long Xuyên, cùng là đồng hương nên cả hai tiếp tôi rất chân t́nh. Sau khi rời nhà anh chị Đạt, chúng tôi ra xa lộ về hướng Thủ Thiêm để qua hầm Thủ Thiêm bằng xe gắn máy, ban ngày có cả xe hơi, xe gắn máy nhưng không phải là giờ cao điểm nên cũng vắng và ít tiếng ồn.


Tông & Quyền trên tầng 48/68

Chúng tôi tham quan nhà cao nhất thành phố có 68 tầng, có sân trên tầng 50 để cho trực thăng đáp, riêng khách tham quan được lên tầng 48, tầng này toàn cửa kính chung quanh, có kính viễn vọng để xem ở xa và có cả TV để cho khách xem toàn cảnh khu vực ḿnh đang đứng. Tiền vé 200 ngàn người, người trên 65 tuổi giá 130 ngàn, mỗi người được một chai nước giải khát, tầng 49 là khách sạn, nhưng hôm đó khách sạn chưa xong.


Từ trên tầng cao 48 nh́n xuống Trường KT Cao Thắng (ở chính giữa h́nh, có toà nhà trắng)

Xem xong đă hơn 2 giờ chiều, nhiều quán ăn giờ đó đóng cửa nghỉ, Quyền nhớ cạnh trường Trường Sơn cũ gần rạp Nam Quan trên đường Cách Mạng Tháng Tám có quán Bánh Xèo Long Huy, chúng tôi đến t́m họ có bán thức ăn chay, nhưng không ghi trên bản hiệu, hỏi họ cho biết: “Ai cũng biết cả, nên khỏi ghi” !!! Một quán ăn tuy không bằng Hoa Đăng nhưng không kém quán chay Cát Tường ở Tân Định đă đóng cửa.

Buổi chiều, tôi được cặp vợ chồng Trần Quanh Thành và Nguyễn Thị Tuyết Mai mời đi ăn ở nhà hàng Shabu Kichoo, trong ṭa nhà Vincom, là một ṭa nhà cao tầng dựng lên dọc vườn hoa Chi Lăng và chiếm trọn Bộ Giáo Dục cũ, số 70 đường Lê Thánh Tôn, tôi đă nhận lời tuần trước khi ăn ở nhà hàng Hoa Đăng.

Nơi đây như mọi lần trước, họ mời nhiều người tôi quen biết trong công ty cũ, lần này có anh Giám Đốc Nguyễn Hữu Bi, Phó Giám Đốc Lê Văn Bính, Phó Giám Đốc Nguyễn Thị Loan, Hoàng Hạc, Bắc Sơn, Lộc, Kiên, Tâm, Duyệt chị Hạnh, Cô Tâm Thủ quỹ, hầu hết đều về hưu, là dịp để mọi người họp mặt, nhắc nhở đến chuyện xưa, chuyện một thời “bao cấp” chuyển sang kinh tế thị trường, chuyện đi lắp đặt nhà máy đường ở Hậu Giang, Đồng Tháp, ở Thái Nguyên, chuyện đi lắp nhà máy giấy ở Kiên Giang, Nam Vang. Nay nh́n lại ai cũng đă về già, hỏi thăm nhau sức khỏe, hỏi thăm việc học hành, việc đôi bạn các cháu, anh chị Bi dắt theo đứa cháu ngoại, mới ngày nào mẹ cháu chỉ lớn hơn cháu có vài tuổi, thời gian qua mau.

Có lẽ do cùng lúc thực khách dùng nhiều lẫu, nhà hàng xài bếp hiện đại, nên nó hại điện mất đến gần tiếng đồng hồ mới có điện cho các bếp, do vậy buổi ăn kéo dài, khi nhà hàng sắp đóng của lúc 10 giờ, thực khách cùng ra về nên khó đón taxi, Lộc và tôi cùng thả bộ trên đường Lê Thánh Tôn, khi gần đến Ṭa Đô Chánh, nh́n bên kia khu Air Việt Nam cùng Passage Eden cũ đang xây cất, có người cho biết dân cũng biểu t́nh, nhưng cuối cùng công an hốt tất cả, có bồi thường nhưng giá ngh́n chỉ đền một, toàn là cướp của dân.

Đến đường Pasteur Lộc về Phú Nhuận nên chia tay, tôi thả bộ đến chợ Sàig̣n mới đón được Taxi về nhà, đêm Sàig̣n đă quá khuya chưa, tôi thấy đường hơi vắng, đèn không sáng lắm, đi ngang qua rạp chiếu bóng Lê Lợi cũ, thấy ḷng buồn v́ nó gợi nhớ đến bạn xưa, nhiều kỷ niệm tuổi học tṛ, nhớ nhất một hôm từ chiến trường Kampuchea trở về, Cường bạn đồng Khoa 27 SQ Thủ Đức, hắn mừng rở ôm chằm lấy bế tôi lên, hắn mừng v́ gặp bạn hay đă thoát chết từ chiến trường về, cho nên tuy là con vịt đẹt hắn vẫn nhắc bổng được tôi lên, cuộc chiến đấu cho tự do đă thua rồi,  tôi tự hỏi giờ Cường ở đâu ? Mong rằng hắn vẫn sống, không bỏ thân nơi rừng núi quạnh hiu nào! Nhớ lần trước tôi đă gặp lại chiến hữu, đồng đội khóa 27 anh Bửu Cầu trên ngọn Thạch Vân Phong, chùa Sư nữ Linh Phong ở Đà Lạt.

Ngày Chủ Nhật 4-12-2011, buổi chiều tối mấy em học sinh của tôi là Đặng Tiến Hưng, Phạm Phước và Phan B́nh Minh cùng với Hướng đưa tôi đến nhà hàng Thanh Trà bên cạnh Trường Bác Ái, các em đăi tôi một chầu, chỉ có mấy người mà uống hết hai chai Remy Martin 750 cl, t́nh của các em chân thành, tôi và các em cùng uống, nhưng chỉ có mỗi ḿnh tôi say ngất ngư con tàu đi.


Tông, Phước, Hưng, Hướng, Minh

Ngày hôm sau, Trần Xuân Minh mời tôi ra Quán của Bửu trước cửa Trường Nguyễn Bá Ṭng, sang đó có anh Quyền nguyên Hiệu Trưởng Tây Ninh và anh Tâm ở Cali về thọ tang thân mẫu, nhưng tôi bận không ra được, v́ có hẹn với anh em bạn cột chèo tới thăm.

Nhớ tới sáng hôm qua, đi tới ngă bảy, gặp một anh chàng mặc áo thun ngắn tay màu xám tro, lái chiếc xe Roll Royce mui trần, thấy lạ tôi tự hỏi đó là chủ hay anh tài xế. Nhân dịp đem ra hỏi người em bạn rể, anh ta cho biết đó chính hiệu đại gia, rồi anh ta cho biết thêm, nhiều đại gia có tiền bạc, nhưng đó chỉ là bạc giả, bởi v́ nó ẩn bóng dưới những cây đại thụ, họ làm ra có tiền, phải chung cho chức quyền, chức quyền mới là bạc thật. Chẳng hạn như Dũng Ḷ Vôi ở B́nh Dương đă bán Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến cho Hoàng Anh Gia Lai, chẳng qua chỉ v́ cái dù che nắng cho kẻ này hay kẻ khác mà thôi.

Tôi nghe người ta nói, một Việt kiều làm song tịch, chẳng hạn như đang có Quốc tịch Mỹ, nay làm thêm quốc tịch Việt Nam sẽ được 6 hay 10 ngàn đô, tiền nào ai lại cho không ? Nên tôi hiểu v́ sao có những tay ở Mỹ, bổng dưng trở cờ một cách khó hiểu, nay đă có lư giải.

Tôi gọi điện thoại mấy lần cho pḥng bán vé máy bay United Airlines nhưng không ai trả lời, nên sau khi người em rể ra về, tôi đi ra số 2 Lê Duẫn mới biết, quay vé đă dời về 115 Nguyễn Huệ lầu 7, tôi không hiểu v́ sao đại lư vé ở San José không cập nhật, vẫn cho tôi số phone và địa chỉ cũ.

Chiều nay, tôi dành th́ giờ thăm kế mẫu của nhà tôi, thăm ông bà suôi gia, chào trước để trở về Mỹ.

Lê Thanh Ánh có gọi điện thoại, định mời tôi một bửa ăn sáng, tôi phải từ chối v́ không c̣n th́ giờ, nhóm bạn Phú Lâm thường gặp nhau khi ăn sang, lần trước tôi đă ăn sáng với họ, c̣n uống cà phê th́ nhiều hơn lần này.

Tôi định dành ngày Thứ Ba, không làm chi, nhưng cuối cùng con rể tôi chở đi xem căn nhà đang xây cất sẽ hoàn tất vào tháng tư sang năm, thăm một công tŕnh làm vườn cảnh, hồ cá, rồi chở tôi đến quán Bông Sứ, anh Minh có nhă ư mời tôi, trưa nay ngoài những người bạn, lại c̣n có mấy cậu học sinh cũ đă đăi tôi ở Thanh Trà, một anh khi vào tiệc rồi, lại phải chạy đi mua một chai Rémy Martin và hai chai Vodka, tôi đă ớn tới cổ về chai Rémy, nên chỉ uống Vodka mà Nguyễn Phước nói nhỏ cho tôi biết: “Thứ này nhẹ mà Thầy”.

Tư Trung, Hướng, Thận, Nhiều, Gồng, Hưng, Tông, Minh, Tâm, Thống

Đặng Tiến Hưng làm tôi xúc động, khi anh ta đến chỗ tôi ngồi, lấy tay vuốt lệ cố ngăn cảm xúc đang dâng, để chân thành bày tỏ t́nh nghĩa Thầy tṛ, lần đầu tiên tôi mới thấy một anh học tṛ to con, vạm vở nhưng ḷng đầy t́nh cảm.

Tội nghiệp anh bạn Nguyễn Xuân Thới v́ tôi, phải chạy xuống Nguyễn Cảnh Chân, lấy một bao Sen Rừng , tôi phải gọi điện cám ơn anh bạn Đinh Bá Phát, đến 1, 2 giờ chiều tôi mới rời được các bạn, các em học sinh đưa tôi ra Taxi về nhà, tài xế Taxi hiểu lầm tưởng tôi say xỉn.

Buổi tối, tuy khá bận sắp đặt đồ đạc nào thức ăn khô, nào mấy chai sâm, nào mấy thứ Trà, nào sách vở, tôi cũng ráng dành thời giờ đi thăm Thầy Cù An Hưng, buổi trưa Nguyễn Minh Chiếu đă đưa cho tôi địa chỉ 28/33 Lữ Gia, tôi đến bấm chuông lúc 6 giờ hơn, một phụ nữ chừng ngoài 30 cho tôi biết Thầy bận dạy, 2 giờ nữa mới xong, tôi quay về nhà, đến 8 giờ hơn, tôi trở lại bấm chuông đến lần thứ ba, Thầy ra mở cửa, có thằng bé chạy theo gọi Thầy là ông ngoại, Thầy mở cửa mời tôi vào nhà, Biết Thầy không nhớ, tôi tự giới thiệu đă học với Thầy năm 1962-1963. Thầy cho biết năm đó mới về dạy ở Sàig̣n, năm 1959 Thầy bắt đầu dạy tại một trường tư thục ở Long An.


Thầy Cù An Hưng

Thầy nói nhỏ nhẹ nên hơi khó nghe, không như xưa trong lớp Thầy nói to để học tṛ dễ tiếp thu. Thầy sinh năm 1940, vẫn c̣n dạy thêm nhưng Thầy cho biết chỉ dạy ít học tṛ. Sau 20 phút thăm, tôi chào Thầy ra về. Thầy  Cù An Hưng và Vũ Mộng Hà chỉ trạc bằng tuổi học tṛ của chúng tôi, nhưng là những vị Thầy dạy giỏi, đáng kính, nhiều học sinh biết tiếng.

Hôm sau Thứ Tư 7-12-2011, con rể tôi đưa ra phi trường lúc 4 giờ sáng, đến 6 giờ phi cơ cất cánh, đến 9 giờ đáp xuống Hồng Kông, khi tôi về đến Chicago, không hiểu v́ sao tôi bị An ninh Phi Trường khám xét rất tỉ mĩ, ba nhân viên khám tôi, một người sờ khắp tay chân ḿnh mẩy tôi, hai người kia, mỗi người khám một xách tay, họ lục lạo mọi thứ, ví của tôi họ lấy ra xem từng tờ tiền đô, tiền Việt, thẻ tín dụng, insurance, membership card. Tôi biết ḿnh không có bạch phiến, không có vũ khí nên an tâm để họ làm việc, trả lời rơ ràng những câu hỏi chẳng hạn tôi đi đâu? Làm ǵ? Ở đâu?…. Tôi hiểu họ có thể khám xét v́ an ninh, v́ bạch phiến, không hiểu tôi có ǵ để họ nghi ngờ, nh́n sang bên cạnh,vài anh Mỹ chánh hiệu cũng đứng giăng tay như tôi.

Một chuyến đi về Việt Nam, dự đám giỗ mẹ, thăm anh chị, gặp nhiều bạn bè, học sinh cũ, được đi Hà Nội chốn ngàn năm văn vật xem di tích lịch sử, thăm phố phường, ngắm thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thăm được Thầy giáo cũ, thật là một chuyến đi hữu ích, nhiều kỷ niệm khó quên.

Louisville, 19-12-2011