Ngày Họp Mặt Truyền Thống NTT-PĐP 2013

*

Năm nay, tôi về rất sớm để dự ngày Họp mặt Truyền thống của Trường NTT – PĐP, tôi đă bị công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất giữ hơn ba mươi phút, nên tôi không thông báo cho Cựu học sinh biết.

Do đó, khi tôi bước vào hội trường rất sớm, chỉ có một ít người trong Ban tổ chức như Tịnh, Quan, Oanh, Lan, Loan đều ngạc nhiên v́ tôi không báo trước.


Hoàng Lan, Lan, tôi, Nguyệt, Nở, Oanh

Chừng chục người có mặt, trong đó có Hương Lan, Tùng và cập vợ chồng Trương Thị Cúc và Cường từ Đức Quốc về dự lần này.


Trương Thị Cúc, người về từ Đức Quốc

Rồi dần dần nhiều cựu học sinh đến, một em học sinh nói với tôi: “Thưa thầy sao em thấy bảng đỏ mờ nhạt quá”. Nói chung, tôi thấy h́nh như cựu học sinh Phan Đ́nh Phùng đông hơn Nguyễn Trường Tộ, và năm nay tương đối số người tham dự cũng ít hơn, v́ cuối cùng vẫn có hai bàn trống.

Các thầy cô tham dự có Thầy Nguyễn Ngọc Quế đến sớm nhất, sau đó là cô Hồng, rồi quí cô B́nh Xuyên, Kim Cúc. Quư thầy dự họp mặt c̣n có Phạm Minh Phước, Phan Đ́nh Du, Nguyễn Văn Năng, Nguyễn Đắc Thế, Hoàng Vượng, Rốt


Thầy Nguyễn Ngọc Quế

Trong chương tŕnh, ban tổ chức có mời tôi phát biểu. Đại ư tôi ca ngợi sự hiện diện của tất cả Thầy, Cô giáo cũng như các Cựu học sinh, sáng sớm tôi đọc báo thấy có nói về t́nh thầy tṛ ngày nay bị xuống cấp, cho nên tổ chức họp mặt để vinh danh Thầy Cô là điều đáng làm, đáng tiếp tục và chúng ta cần xây dựng từ gia đ́nh, để phục hồi truyền thống văn hóa “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc chúng ta.

Từ nơi kinh thành ánh sáng Paris, Thầy Đỗ Văn B́nh, nguyên Hiệu Trưởng Trung tâm Chuyên Nghiệp Phan Đ́nh Phùng, gửi dến cho mỗi Thây, Cô một cánh hoa hồng, gói trọn tấm ḷng thương yêu của một đồng nghiệp nơi viễn xứ.

Sau đó là nhập tiệc, nam giới uống bia 33 nữ uống nước ngọt, tôi quên ghé mắt theo dơi thức ăn của các bàn, riêng bàn chay có soup, gỏi, cà-ri, lẫu và chè hạt sen. Món ăn khá ngon miệng, nhưng chè th́ không được ngọt.

Các bàn nam, chủ yếu uống bia cho vui, cho nên rượu vào lời ra rôm rả, át cả các bài phát biểu hay giọng hát của ban hợp ca có bác sĩ Bùi Huy Hảo, Oanh, Tuyến, Mỹ Dung, Nở, Nguyệt.


Hảo, Oanh, Tuyến, Mỹ Dung, Nở, Nguyệt

Đôi song ca đời cũng như văn nghệ Cúc - Cường, góp hết giọng ca gửi cả tấm ḷng ḿnh theo bài hát.


Cặp song ca Cúc-Cường từ Đức Quốc trở về góp vui

Đôi song ca Cường - Nguyệt hát một bản nhạc t́nh truyền cảm.


Cặp song ca Nguyệt - Cường

Giáo sư Lê Quyên góp vui hai bài hát của anh sáng tác, một bản t́nh cảm về Thầy tṛ, bản kia nhạc vui tươi.


Giáo sư, Ca nhạc sĩ Lê Quyên

Anh Thu cựu học sinh góp vui một bản nhạc, giọng ca của anh truyền cảm, gây ấn tượng cho người nghe.


Thu

Rồi chụp ảnh kỷ niệm Thầy Cô với các bàn, dĩ nhiên là mỗi bàn thường là một lớp.


Các bàn


Các bàn

MC có Tạ Văn Vàng, Phạm Thị Minh Nguyệt, Phạm Mỹ Dung và Nguyễn Thị Nở phụ trách phần giải thưởng, có ba bốn giải thưởng, trong đó có Âu Dương Thành được một giải.


Các MC Mỹ Dung, Vàng, Nở - (Nhấp chuột vào xem Youtube)

Họp mặt lần này, mọi người tham dự đều có một kỷ niệm để đời, đó là đặc san có tên là Đường Xưa Lối Cũ. Đặc san in ấn rất đẹp trên giấy tốt. Nhiều bài ghi lại được những t́nh cảm tuổi học tṛ, tuổi mộng mơ, chân thật và dí dỏm.


B́a trước của Đặc san

Tôi nghĩ nếu lấy chủ đề Trường Xưa chắc sát nghĩa với trường học, nhưng Đường Xưa Lối Cũ có âm hưởng của t́nh cảm, của t́nh yêu và t́nh yêu tuổi học tṛ đẹp biết bao, trong đó có những cập trở nên vợ chồng, những chắc cũng có những cặp vỡ tan và không thiếu những mối t́nh đơn phương, gửi hương cho gió.


B́a sau của Đặc san

Một cựu nam sinh, tâm t́nh với tôi: Nhưng hơn nửa đời người cuộc sống nhiều vất vả, không thành công như mong muốn nên ít muốn đến những nơi lao xao. Có lẽ do bản tính khù khờ nhút nhát.

Và cũng có chút t́nh riêng nên không muốn gặp lại một người để không nh́n thấy vẻ tàn tạ của nhau. Kỷ niệm và h́nh ảnh cũ bao giờ cũng đẹp hơn hiện tại.”

 

Lần họp mặt này, ngoài số cựu học sinh thường gặp, tôi c̣n được gặp Hà Trọng Dũng. Những năm 1980-1990, thỉnh thoảng Dũng và tôi ngồi uống cà-phê đen vĩa hè ở khu vực cư xá Brink c̣n có tên là “Khách sạn hào hoa”, nay là khách sạn Hyatt của Mỹ.

 


Hà Trọng Dũng, Sáu

 

C̣n Lê Văn Qua, học sinh ưu tú của tôi về môn Kỹ Nghệ Họa, từ ngày tôi xa trường ôm chăn màn cá nhân “đi học tập mười ngày”, theo lệnh của Ủy Ban Quân Quản thành phố cho đến nay mới gặp lại, trông em đă già – c̣n già hơn tôi khi đứng lớp dạy em, ba mươi tám năm trước.

 


Trần Văn Nhựt, Lê Văn Qua và tôi

 

Các em nữ sinh Ban Thương Mại như Phạm Thị Minh Nguyệt, Lâm Khưong Tiến, Lương Kim Loan… ít quá so với khối lượng đông đảo của Phan Đ́nh Phùng, nhưng ngày xửa ngày xưa cũng đủ làm dịu ḷng mấy chàng hảo hớn Nguyễn Trường Tộ.

 

Trước khi chấm dứt, những người tham dự cùng tham gia hát bài "Nối Ṿng Tay Lớn", tạo không khí vui và đầy ư nghĩa.

 


Khiết Tâm, Mỹ Dung, Nở - (Nhấp Chuột vào xem Youtube)

 

Tôi ra về cùng đợt với các cựu học sinh và Ban Liên lạc Cựu học sinh, sau khi chấm đứt buổi họp tổng kết vào cuối đêm họp mặt.

 

Trong khi chờ đợi Taxi, nh́n đường vắng thưa xe, nh́n những ngọn cây cao rợp bóng đêm, một ngọn gió thổi qua, gió Sàig̣n mát, dường như nó cuốn mang đi hết những lời ca, tiếng hát h́nh ảnh nhộn nhịp mới rồi, tôi như bị hụt hẩng, tôi không có cách nào để nắm lại, vịn lại, nó bị cuốn lôi đi, bên kia đường Mai An Phong cùng Khiết Tâm mỗi người một xe cùng chạy ngược chiều Huyền Trân Công Chúa, Trần Nguyên Hương ngồi lên xe ở cổng ra vào, nhưng vẫn c̣n chưa cho xe lăn bánh, v́ chiếc Taxi cảng đường.

 

H́nh như có ai đó muốn quá giang về, nhưng không tiện đường, nên để cho xe tôi từ từ lăn bánh.

Sg 17-11-2013