Dự lễ Tri Ân Thầy, Cô của CHS THKT NTT và TTCN PĐP năm 2018

Đă 2 năm rồi, tôi không có tham dự ngày họp mặt do các anh chị Cựu Học Sinh Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ và Trung Tâm Chuyên Nghiệp Phan Đ́nh Phùng tổ chức nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam.

Sở dĩ 2 trường tổ chức chung v́ trước năm 1975, Trung học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ tọa lạc tại 55C đường Tự Đức (nay là Nguyễn Văn Thủ), c̣n Trung Tâm Chuyên Nghiệp Phan Đ́nh Phùng tọa lạc tại số 2 Phạm Đăng Hưng (nay là Mai Thị Lựu), nhưng thật ra cả 2 trường nầy đều nằm trong khuôn viên của Nha Kỹ Thuật Học vụ có địa chỉ 48 Phan Đ́nh Phùng (nay là Nguyễn Đ́nh Chiểu), nằm gần Phở 44 danh tiếng thời trước, v́ các nghệ sĩ đến trước hoặc sau xuất thu thanh cho Đài Phát Thanh Sàig̣n, họ vào Phở 44, hoặc ăn phở hoặc giải khát, Phở 44 và Đài Phát Thanh Sàig̣n đối diện nhau.

Nói thêm, Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ là trường dạy nghề có đầu tiên ở Việt Nam, được thành lập năm 1898, có tên là Cour d’Apprentissage, dạy nghề để cung cấp thợ cho xưởng Ba Son, cho Hải quân Pháp và ngành Hàng Hải thời trước, nó tọa lạc tại 25 Chasseloup Laubat, năm 1945 bị Nhật chiếm đóng, sau trả lại cho nhà cầm quyền Pháp, họ lấy 1 phần làm trụ sở Cảnh sát quận 1, phần c̣n lại trả cho trường nên có địa chỉ là 25 bis Hồng Thập Tự, nằm cạnh Ṭa Đại sứ Pháp, phía sau là Ṭa Đại sứ Mỹ, năm 1966 Toà Đại sứ Mỹ viện lư do an ninh, mua toàn bộ cơ sở của Trường, nên Trường phải dời tạm về trong khuôn viên Nha Kỹ Thuật Học vụ, lấy địa chỉ 55C Tự Đức, sau đó tiến hành xây cất Trung Tâm Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ tại Thủ Đức, nhưng Hội Đồng giáo sư trường không đồng ư di chuyển, nên nhường lại cho Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức ngày nay. Trường Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ chuyên dạy về Tiện, Phay, Bào, G̣, Rèn, Hàn, Đóng bàn ghế, trang trí nội thất, sửa chữa động cơ .. C̣n Trung Tâm Chuyên Nghiệp Phan Đ́nh Phùng chuyên dạy học sinh các ngành nghề thủ công như Cắt may, Thêu, Sơn Mài, In ấn …

Sau 1975, Ngoài Bắc không có dạy những ngành nghề nầy, nên nhập chung 2 trường lại, thành trường đào tạo thợ bậc 3/7, có tên là Trường Kỹ thuật Công Nghiệp Thành phố HCM thuộc Sở Công Nghiệp của Thành phố HCM.

Cho nên Ngày Nhà Giáo Việt Nam từ năm 2006, các anh chị CHS của 2 Trường đă tổ chức họp mặt hàng năm tại Nhà hàng Đoàn Viên, năm 2014 tổ chức tại trường cũ, từ năm 2015 mới chuyển về Nhà hàng Đông Hồ trên đường Cao Thắng nối dài.

Như đă viết ở trên, 2 năm rồi mặc dù tôi có về Việt Nam để ăn Tết vào tháng 2, nên không thể dự Họp mặt vào tháng 11. Năm nay tôi sẽ không ăn Tết tại Việt Nam, dành để dự họp mặt, góp phần vào sự hiện diện của Thầy, Cô, nhằm khuyến khích các anh chị CHS tham dự đông đủ hơn và nhờ đó sẽ vui hơn.

Tôi vừa đến cổng nhà hàng, đă thấy nhiều anh chị tới tham dự, Nguyễn Thanh Quan là người đón chào tôi trước tiên, ngay sau đó có một chị trong BTC cài hoa cho tôi.

Rồi Kim Bích, Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Văn Tịnh cùng vào chụp ảnh.

Sau đó tôi được Tịnh đưa vào trong Hội trường, tôi thấy rất đông quư Thầy, Cô, có anh Ngô Văn Hai nguyên Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng nghề Nguyễn Trường Tộ, quư cô có Phạm Phi Phùng, Nguyễn Thị Cúc, Phùng Thanh Tuyết, Nguyễn Thị Sảnh, quư Thầy có Phan Đ́nh Du, Vũ Duy Thuận, Phạm Minh Phước, Phùng Văn On, Nguyễn Ngọc Quế, Nguyễn Văn Năng, Trần Văn Rốt, Nguyễn Đắc Thế, Thầy Ḥe, Hoàng Vượng, Lê Quyên. Tôi bắt tay chào mọi người rồi đến ngồi cái ghế sau cùng cạnh cô Phùng.

Cô Phùng có gặp tôi 1 lần, nên không nhớ, hỏi tôi là ai, tôi chỉ hỏi thầy Du bên cạnh. Được thầy Du giới thiệu, cô Phùng nhớ ra và chúng tôi tṛ chuyện vui vẻ.

Hôm nay vần Tạ Văn Vàng làm MC, có mời tôi phát biểu vài lời, tôi phát biểu ngắn gọn: Chào mừng quư đồng nghiệp hiện diện, chào mừng các anh chị CHS. Chúc sức khỏe quư đồng nghiệp và già đ́nh. Cám ơn Ban Tổ Chức, Ban Liên Lạc Cựu Học Sinh, nhất là ca ngợi sự hiện diện của mồi anh, chị. V́ mỗi cá nhân hiện diện góp phần làm nên buổi họp mặt có ư nghĩa, càng đông càng vui và hy vọng truyền thống Tôn sư trọng đạo nầy ngày thêm tốt đẹp.

Anh Nguyễn Lê Đ́nh Hải Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Nguyễn Trường Tộ được mời lên phát biểu cảm tưởng.

Sau đó, Trần Nguyên Hương, thay mặt các CHS phát biểu, nói lên nhiều ư nghĩa về Tôn sư trọng đạo và họp mặt là dịp gắn bó t́nh bạn keo sơn, rồi để tạo không khí vui tươi có thêm mục "Đố Vui Có Thưởng"

Tịnh giới thiệu và sau đó CHS biếu hoa cho giáo sư Vũ Duy Thuận và cô Phùng Thanh Tuyết, tượng trưng cho tấm ḷng thành của CHS đối với Thầy Cô của 2 Trường.

Sau đó, Ban Liên Lạc CHS tŕnh diện và cùng hợp ca rồi buổi tiệc bắt đầu, trên sân khấu có anh chị em góp vui “văn nghệ cây nhà lá vườn”.

Nguyễn Hữu Phúc dẫn đầu Nối Ṿng Tay Lớn, nhiều anh chị em tham gia, có lúc Ánh và Hương đến từng Thầy, Cô biếu cho mỗi vị một số hiện kim của Phạm Mỹ Khiết ở Úc và Huỳnh Thị Ánh, Riêng tôi th́ Ánh nói: “Thưa Papa, con không dám gửi cho Papa.”. Đó là tấm ḷng của Tṛ đối với Thầy, Cô không phải chỉ nói mà có việc làm cụ thể, chứng tỏ tấm ḷng thành của họ.

Năm 1982, Ngày Nhà Giáo Việt Nam đầu tiên được tổ chức, lúc đó tôi đang là Hiệu Phó chuyên môn, tổ chức ngày lễ tại trường, có em mang hoa hoặc quà tới trường biếu Thầy, Cô. Có phụ huynh đà mời chúng tôi đi ăn trưa, có em CHS đăi chúng tôi ở nhà hàng Caravelle, thật là ấm ḷng, no dạ ở “thời củi quế, gạo châu”, cơm độn với bo bo được gọi với mỹ từ “Cao lương”. Ngày Nhà Giáo thuở đó chẳng khác chi cái bánh vẽ. Nhờ xưa kia người ta đặt ra “Quân Sư Phụ” và đề cao “Tôn Sư Trọng Đạo”, học sinh được học từ nhỏ môn Luân Lư hay Công dân giáo dục nên ngày nay vẫn c̣n ảnh hưởng tốt đẹp đó.

Phần cuối, có một cuộc họp thu hẹp, Ban Tổ Chức cho biết có dư trên 2 Triệu, cô Cúc biếu 200 USD dùng để giúp đỡ cho những ai đang bệnh tật, khó khăn. V́ không có đại diện các lớp có mặt để đề nghị và cứu xét, nên Ban Đại Diện kêu gọi các lớp, biết có trường hợp anh chị nào có hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật xin cho biết. Trong dịp nầy Huỳnh Văn Sen có đề nghị năm sau nên làm áo thun phát cho anh chị em để làm kỷ niệm, Sen cho biết vừa mới làm cho lớp của Sen, nên tặng cho tôi chiếc áo làm kỷ niệm. Áo có huy hiệu của Trường.

Nơi nào có Mai, nơi đó vui nhộn trong buổi lễ, cũng là những h́nh ảnh đáng ghi nhớ.

Tôi đi các bàn để thăm hỏi các em, Nguyễn Quốc Thắng cho biết sang California, em có đi thăm Nguyễn Thanh Quan, là em của nhà tôi và cho biết thêm ở đó có nhiều CHS Nguyễn Trường Tô. Trừ Ngô Đ́nh Học, Nguyễn Tấn Thịnh, Nguyễn Trắc Dĩ, Phượng, Thảo, Huỳnh Thẩm Mỹ, Nguyễn Công Minh và Quan tôi chưa gặp thêm em nào. Trước kia có Vũ Ngọc anh Thọ, nhưng Thọ đă về Nam Cali từ vài năm trước.

Tôi ra về sau khi các anh chị CHS đă về gần hết, nhờ dịp nầy, tôi đă gặp lại các CHS như Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Thanh Quan, Huỳnh Văn Sen, Hà Trọng Dũng, Hồ Văn Ba, Phạm Việt Hùng, Phạm Việt Mỹ, Phạm Hữu Tâm, Vơ Đức Hùng, Vơ Văn Sáu, Đặng Văn Bé, Âu Dương Thành, Trần Việt Hùng, Bùi Huy Hảo, bộ ba Hiếu - Dũng – Khoa, Trung, Tường, Lệnh, Khiêm, Thu … H́nh như các em nũ sinh Thương Mại không thấy ai hết. Các em nữ PĐP có tham dự như Phạm Thị Kim Bích, Nguyễn Thị Nở, Lâm Khương Tiến, Thanh Chi, Nguyễn Thị Oanh, Phạm Mỹ Dung, Lan Nguyễn, Loan Vơ … Oanh mang bánh tới đăi Thầy, Cô và bạn bè cũng không quên gửi cho nhà tôi một cái bánh.

Nhiều em đến chào tôi như Long, Phước ở Mỹ về dự và những em khác, rất tiếc tôi không nhớ hết tên. Bộ nhớ làm việc nhiều, nên nó cũng ṃn theo thời gian, mong được các anh chị em CHS thân thương thông cảm cho trong trường hợp nầy, các em tham dự đông quá, vui quá, lâu ngày mới gặp lại nên khó nhớ.

Có những em tôi mong muốn có mặt trong buổi họp mặt nầy, nhưng không có tham dự như Lê Văn Qua, Bùi Thành Nghệ, Mai An Phong, Lê Cẩm Tuấn, Trần Văn Nhựt, Phạm Thị Minh Nguyệt, Kim Mỹ …  

Buổi lễ đă qua, nhưng sẽ c̣n tồn đọng trong tôi nhiều h́nh ảnh, gói gắm sâu đậm t́nh nghĩ Thầy tṛ trong nhiều năm, nơi ngôi trường cũ thân thương.  

Mời xem thêm h́nh ảnh tại:

https://www.youtube.com/watch?v=lFW4fJEYUR0&feature=youtu.be

866419112018