Thằng ăn cắp

*

Hắn bị bắt, người ta đồm rùm lên thằng Lưu ăn trộm vịt bị người ta bắt, đem cho Ba Quan xử. Ba Quan làm chức Đoàn phó của lực lượng địa phương Ḥa Hảo, tổ chức này không phải quân sự cũng không phải bán quân sự, h́nh như cũng không phải về hành chánh, trong khi nhà cầm quyền Pháp không c̣n tổ chức hành chánh Ban Hội Tề, vùng ảnh hưởng đạo Ḥa Hảo tự đặt ra tổ chức Đoàn Trưởng, Đoàn phó thanh niên để giữ ǵn an ninh trộm cướp và do đó xử kiện những vụ thuộc về an ninh làng xóm.

Tôi nghe phong phanh thằng Lưu thừa đêm tối, ăn trộm vịt của một người gần nhà anh Ba Quan, nó không chuyên nghiệp nên bị vịt trong chuồng kêu, người nhà phát hiện, nó chạy ra ngoài vườn ngập nước, định ra ngoài ruộng lúa th́ trốn thoát, nhưng xóm ấy có nhiều người bủa vây khu vườn, họ đốt đèn đốt đưốc bắt được nó.

Rồi người ta trói thằng Lưu, dẫn nó giao cho anh Ba Quan phân xử ngay trong đêm đó. Nghe vậy bọn con nít chúng tôi rủ nhau đến xem, nhưng đến nơi th́ nhà anh Ba Quan, người lớn ngồi chật những ván ngựa, bộ ghế trong nhà, những anh thanh niên phải ngồi tràn ra sân, vừa hút thuốc vừa bàn tán, chúng tôi trẻ con đâu có đến gần được, chỉ đứng ngoài đường nh́n vào trong, đèn chong mấy ngọn cũng chẳng giúp chúng tôi thấy hết mọi người, nhất là thằng Lưu, nghe nói bị trói ngồi bệt dưới đất, lại càng không thể thấy hắn.

Nghe anh Ba Quan to tiếng hỏi:

-         Mầy phải có đồng lơa là ai ?

Tiếng thằng Lưu trả lời, nhưng nhỏ quá, bọn chúng tôi đứng xa không nghe được.

Lại nghe anh Ba Quan hỏi tiếp:

-         Mầy đừng dấu diếm, khai thiệt đi th́ nhẹ tội.

Lại cũng có tiếng thằng Lưu, nhưng chúng tôi không nghe rơ.

Đến để xem và nghe, xem chẳng thấy, nghe chẳng được, vô vị làm cho chúng tôi chán nên buồn ngủ, lại rủ nhau ra về.

Về sau, nghe đâu thằng Lưu bị phạt làm cỏ rác xung quanh Đ́nh năm ngày, cha mẹ hắn phải làm cam kết bảo lănh dạy dỗ nó không cho tái phạm.

Thằng Lưu khoảng tuổi tôi chừng 12, 13 cũng có thể lớn hơn một vài tuổi, nhà nó cách xa nhà tôi chừng nửa cây số, thỉnh thoảng có việc đi qua lại, nên tôi biết nó chớ chưa bao giờ chơi với nhau.

Tôi thường chơi với thằng Khoái, nó với tôi bà con đầu ông cố, nhưng thân nhau v́ hàng ngày ra đồng chăn ḅ, cùng đi bắn chim, lật đất cày bắt dế.

Có hôm, thằng Khoái và tôi cùng chống xuồng trong đồng lúa đi cắt cỏ cho ḅ ăn, bổng dưng gặp một bầy vịt ta, thân trắng muốt đang rúc rĩa những cọng cỏ trong cái vũng nhỏ, không có lúa chỉ có những cộng bông súng, vài cộng rau muống đỏ thằng Khoái bổng nảy sinh ư lạ:

-         Ê! Anh Sơn để tui bắt một con vịt về nấu cháu ăn chơi!

-         Giỡn hả Khoái? Bộ dễ bắt chúng lắm sao mậy?

-         Ậy! Để anh coi!

Thế là hắn từ từ nhẹ nhàng vịn be xuồng, buông thân xuống nước, rồi lặn xuống nước luồn lách qua những bụi lúa, hắn chụp chân một con vịt kéo ch́m xuống nước, bầy vịt hơn chục con hoảng loạn lội tứ tung, kên nhau “cạp! cạp!”.

Thằng Khoái lội về xuồng, liệng con vịt lên xuồng, con vịt đă bị hắn bẻ cổ chết nằm im ĺm. Hắn leo lên xuồng, nói:

-         Thôi ḿnh về nấu cháu vịt ăn chơi anh, cỏ để chiều cắt cũng được.

Tôi chống xuồng về nhà hắn, hắn xách con vịt vào nhà bếp, không biết nói chi với chị hắn, rồi hai chị em bắt nước nhổ lông làm thịt, nấu cháo vịt, xào xả ớt.

Hôm đó, chú thím họ tôi không có ở nhà, nồi cháo vịt chin dọn ra chỉ có ba anh em ăn, thịt vịt hơi dai v́ là vịt đẻ trứng chớ không phải vịt tơ.

Buổi chiều gần tối, bác Hương sư đi hỏi mấy nhà có vịt, để t́m xem vịt của bác đă đi lạc bầy mất hết một con.

Một đêm có trăng vào mồng mười hay mười một, chúng tôi đi chơi U rồi U Ấp ở xóm trong Giồng, chơi chán thấy đă khuya nên đi về ngủ, trên đường về bên cạnh đường ṃn có đám dưa gang của chú Hai Quảng, trăng lờ mờ, thấy mấy trái dưa to, ước tính đă gần chin, sợ bị chú Hai bắt, nên mỗi thằng hái nhanh một trái, về đến nhà thằng Khinh sát bên trường học, điểm lại có ba trái, bốn năm thằng bàn với nhau đem vào lu nước sau nhà thằng Khinh bỏ vô đó, ngày mai dưa sẽ chin nứt nở da ra, bên trong sẽ mềm ăn với đường mống trâu hay đường thẻ rất ngon.

Hôm sau, thằng Khinh cho biết v́ trăng sáng lờ mờ, dưa to nhưng c̣n non nên bỏ vào lu nước dưa không nở da, nó đă phi tang xuống cái hầm sau trường học rồi.

Nhà tôi có một miếng đất giồng, xạ lúa thường bị thất, nên má tôi xạ đậu, hoặc xạ nếp, gặt hái được chừng 5, 10 giạ nếp để gói bánh tét, quết bánh phồng, xay bột gói bánh ít cúng Tết hoặc giỗ quảy.

Khoảng tháng 11 ta, cây nếp vàng úa, ấy là nếp chin, thằng Khoái rủ tôi:

-         Ḿnh lấy lưỡi hái đi cắt vài nắm nếp, quết cớm dẹp ăn chơi anh.

Tôi nói với hắn:

-         Nếp của bác Ba chớ phải nếp của tao đâu ? Mà tao có quyền muốn cắt th́ cắt muốn gặt th́ gặt ?!

-         Coi như ḿnh ăn cắp đi

-         Mai mốt bác biết, bác mét bác ba trai đánh tao chết.

-         Anh đừng lo! Tui phi tang dễ ợt. Nếp hột ḿnh lấy, rơm c̣n lại cho ḅ ăn.

Thế là thằng Khoái và tôi đi lấy lưỡi hái, ra đám nếp xa xa nhà của nó, cắt chỗ nọ một nắm, chỗ kia một mớ, rồi ôm về nhà nó, đập mấy bó nếp vào cái thúng giê cho hột rụng ra được chừng một lít, cộng nếp c̣n lại là rơm thằng Khoái đem lại chuồng cho ḅ ăn.

Nếp ấy đem vào nhà bếp, chị thằng Khoái bắt chảo lên bếp rang đều tay, chẳng mấy chốc nếp chin nổ lép bép một dạo, chị nó liền bưng chảo đổ vào cối giả gạo, giả một hồi, vỏ nếp bị rang nóng ḍn bị chày giả vở vụn ra bày những hạt cốm dẹp c̣n vỏ lụa màu xanh lục, xong chị thằng Khoái hốt tất cả ra cái sàng vừa sàng vừa sảy cho sạch trấu, chỉ c̣n cốm dẹp. Sẵn có miếng dừa khô, chị nó nạo dừa rồi trộn chung với đường, mỗi đứa một chén ăn thật ngon, cốm dẹp vừa nóng, vừa mềm nếp lại dẽo.

Hôm sau, má tôi đi thăm ruộng để định ngày gặt nếp, buổi chiều cả nhà quay quần bên mâm cơm, má tôi nói:

-         Đám nếp đă chin, để thêm vài ngày cũng được, nhưng má đi thăm thấy h́nh như có kẻ trộm cắt hết chút đỉnh, nên sáng mai dậy sớm, má với con Lan đi gặt trước, con Huệ ở nhà nấu cơm, cơm chin dở cơm với thức ăn để trong cái thúng đội vô ruộng rồi ba má con ḿnh gặt đến xế là xong. Phơi một ngày rồi đập. Tối nay má với thằng Sơn ngủ trong ruộng giữ nếp, nếu không sẽ bị người ta ăn cắp về giả cốm dẹp.

Nghe má nói, tôi nghĩ ḿnh là tên ăn cắp nếp của ḿnh, ăn cắp dưa của chú Hai Quảng, ăn cắp vịt của bác Hương sư. Ăn cắp, ăn trộm có khi v́ nghèo khó đưa người ta vào con đường xấu, có khi không tính toán, chỉ như chuyện vui chơi, nhiều lần trở nên quen, tạo thành tật xấu.

Gần hai mươi năm sau, tôi đă ngoài ba mươi tuổi, đi lại với ông Nguyễn Văn Trương, Giám đốc Nhà sách Khai Trí nhiều lần, khi th́ đưa bản thảo, khi th́ đến lấy tiền bản quyền, khi sửa bản vổ sách. Cô Nguyễn Thị Tâm, thu ngân của nhà sách tôi cũng quen, v́ hai em của cô là đoàn sinh của tôi, tôi cũng thường đến nhà sách Khai Trí xem sách, mua sách từ lúc c̣n đi học cho đến khi ra đời đi dạy học. Một hôm sau khi đi dạy ra, c̣n thi giờ tôi ghé nhà sách để t́m mua sách về nhà đọc.

Hôm đó, tôi có mang theo mấy cuốn sách kỹ thuật chữ Pháp, tôi đến kệ sách bán đúng mấy cuốn sách của tôi, để xem cho biết giá cả và so sánh sách tôi mới xuất bản với sách của nhà sách, có cùng kỳ xuất bản không, rồi tôi lướt qua kệ sách văn học, không thấy có chi lạ nên ra về. Khi từ ngưỡng cửa nhà sách, bước xuống bậc thềm, tôi đă bị một cậu thiếu niên chận lại, lễ phép nói:

-         Xin anh cảm phiền cho em kiểm soát mấy quyển sách anh đang cầm.

Tôi biết ḿnh đang bị người ta nghi ăn cắp sách, nhưng vững bụng nói với cậu ta:

-         Có ai lớn hơn em không? Cho tôi gặp dễ nói chuyện hơn.

Nghe vậy, em đó ngoắc một người nào đó, trong khi tôi nh́n cô thu ngân viên, vừa mỉm cười vừa gật đầu chào cô ta. Chỗ tôi đứng cách quầy thu ngân chừng 3 thước, chắc cô không nghe chúng tôi nói với nhau những ǵ, nhưng tôi tin chắc cô biết rơ chuyện ǵ đang xảy ra.

Một người đứng tuổi, nhân viên nhà sách đến, chắc anh ta cũng biết chuyện chi, nhưng cậu thanh niên nói ngay:

-         Anh này cầm mấy quyển sách, em xin kiểm tra nhưng anh ấy muốn gặp anh.

Tôi tiếp lời nói ngay:

-         Cậu này nghi tôi cầm nhầm sách của nhà sách, sách của nhà sách th́ đều có đóng dấu, nếu không có đóng dấu th́ không phải là sách của nhà sách.

Anh ta đáp nhanh:

-         Anh nói đúng.

Vừa nói, tôi vừa đưa tất cả sách của tôi đang cầm trên tay cho anh ta:

-         Vậy th́ mời anh xem.

Anh ta chọn lấy một quyển, dở trang b́a sau ra xem, rồi trả lại cho tôi ngay:

-         Xin lỗi! Sách của anh. Mong anh thông cảm, nhà sách cũng thường bị mất sách quí nên phải có biện pháp bảo vệ, cậu này mới vào làm nên sơ suất, một lần nữa xin lỗi anh.

Tôi cười nói cho họ yên ḷng:

-         Không có chi! Xem như tai nạn nghề nghiệp mà.

Trong lúc chúng tôi trao đổi, như những người quen cầm sách đưa qua đưa lại, nên những khách ra vào đi ngang qua chỗ chúng tôi, đều không hay biết chuyện ǵ. Xong chuyện, chúng tôi chào nhau và tôi cũng không quên chào cô thu ngân viên rồi ra về.

Lần sau đó, đến gặp ông giám đốc nhà sách Khai trí, ông ôn tồn nói:

-         Xin lỗi chuyện thằng nhỏ đă làm phiền anh. Thiệt ra th́ có nhiều người đến đây ăn cắp sách, họ không phải là những người nghèo khó, họ có tiền mua một lần cả trăm quyển sách của tôi cũng dư sức trả. Nhưng họ có bệnh ăn cắp vặt, không phải chỉ xảy ra ở nhà sách của tôi đâu, ở ngay cả nhà sách bên Pháp cũng vậy!

-         Xin lỗi tôi có chút ṭ ṃ hỏi ông, khi bắt được người ăn cắp, ông giải quyết ra sao ?

-         Nhân viên tôi khéo léo mời họ lên đây, tôi tiếp họ, chỉ yêu cầu ghi tờ giấy cam kết không tái phạm nữa, và để họ ra về không có đưa ra cảnh sách phiền phức, vừa để tôn trọng vừa giữ cho khách hàng được an tâm khi vào trong nhà sách này.

Bất cứ lấy cái chi của người khác, khi người chủ không cho ḿnh đều là ăn cắp hay ăn trộm, đều là xấu. Thằng Lưu ăn trộm vịt bị người ta bắt được, nhiều người biết, bị phạt vạ, cha mẹ phải bảo lănh khuyên răng con. Tôi đă ăn cắp chưa lần nào bị bắt, nhưng thằng Khoái, thằng Khinh biết, đôi khi chỉ một ḿnh ḿnh biết. May quá được sự quan tâm giáo dục của gia đ́nh, tôi đă dứt bỏ được thói hư tật xấu của tuổi ấu thơ, nếu không có thể trở thành bệnh. Một lần bị người ta bắt được, suốt đời sẽ mang tiếng là “Thằng ăn cắp”.

Lou. 08-02-2011