Tứ Công tử thời Chiến Quốc
Cùng thời Chiến Quốc có bốn người được gọi là Tứ Công Tử, đó là Mạnh Thường Quân công tử nước Tề, B́nh Nguyên Quân công Tử nước Triệu, Tín Lăng Quân công tử nước Nguỵ và Xuân Thân Quân người nước Sở cũng hào phóng chiêu hiền đăi sĩ ngang hàng như ba công tử trên, nên được liệt vào tứ công tử, bởi v́ mỗi người đều có vài ngàn tân khách trong nhà, đều từng làm Tướng quốc, có khi hợp tung cầm binh đánh Tần.
B́nh Nguyên quân (chữ Hán: 平原君; ? - 253 TCN) tên thật là Triệu Thắng (赵胜), là công tử nước Triệu, một trong Tứ công tử Chiến Quốc, Thắng là người hiền hơn cả. Thắng thích tân khách, tân khách đến độ mấy ngh́n người. B́nh Nguyên Quân làm tể tướng cho Triệu, Huệ Văn Vương và Hiếu Thành Vương, ba lần thôi không làm tể tướng, ba lần trở lại địa vị, được phong ở Đông Vũ Thành.
Lầu nhà B́nh Nguyên Quân nh́n xuống nhà dân. Nhà dân có người què khập khiểng ra múc nước. Mỹ nhân của B́nh Nguyên Quân ở trên lầu trông thấy thế cười rộ. Hôm sau, người què đến cửa nhà B́nh Nguyên Quân, nói :
- Tôi nghe nói ngài yêu kẻ sĩ, sở dĩ kẻ sĩ không ngại xa ngàn dặm mà đến là v́ ngài biết quư kẻ sĩ mà khinh thường bọn tỳ thiếp. Tôi không may bị tàn tật, thế mà hậu cung của ngài lại cười. Tôi xin cái đầu con người đă cười chế nhạo tôi.
B́nh Nguyên Quân cười đáp :
- Vâng.
Người què ra đi. B́nh Nguyên Quân cười mà rằng :
- Thằng kia lại muốn lấy cớ một nụ cười mà đ̣i giết mỹ nhân của ta. Thật là quá đáng!
Rốt cuộc, B́nh Nguyên Quân không giết.
Được hơn một năm, tân khách,môn hạ, xá nhân dần dần bỏ đi quá nữa. B́nh Nguyên Quân lấy làm lạ, nói :
- Thắng đối đăi các vị chưa hề dám thất lễ. Tại sao nhiều người lại bỏ đi như thế?
Một người môn hạ bước ra, nói :
- V́ ngài không giết mỹ nhân đă cười chế nhạo con người què kia, v́ ngài yêu sắc đẹp mà khinh thường kẻ sĩ cho nên kẻ sĩ bỏ đi đó thôi.
B́nh Nguyên Quân bèn chém đầu mỹ nhân đă cười chế nhạo người què, đoạn thân hành đến nhà người què tạ lỗi. Sau đó, các môn hạ dần dần trở lại.
Thời bấy giờ ở nước Tề có Mạnh Thường Quân, ở nước Ngụy có Tín Lăng Quân, ở nước Sở có Xuân Thân Quân đều ra sức đua nhau về mặt tiếp đăi kẻ sĩ.
Quân Tần vây Hàm Đan (Năm - 260 - tướng Tần Bạch Khởi đánh thắng quân Triệu ở Trường B́nh. Năm - 258, vây hăm thủ đô của Triệu là Hàm Đan.) Vua Triệu sai B́nh Nguyên Quân đi cầu cứu, tôn Sở làm minh chủ, hợp tung đánh Tần. B́nh Nguyên Quân định đem hai mươi người thực khách, môn hạ có dũng lực và đủ tài văn vơ để cùng đi. B́nh Nguyên Quân nói :
- Nếu dùng văn mà xong xuôi th́ tốt. Dùng văn không xong th́ bất luận thế nào, cũng phải uống máu ăn thề ở nơi miếu đường, phải định xong hợp tung rồi mới về. Không t́m kẻ sĩ ở ngoài, chỉ lấy trong số thực khách, môn hạ cũng đủ.
B́nh Nguyên Quân chỉ chọn được mười chín người, c̣n ra không đáng lấy, nên không làm sao đủ con số hai mươi. Có người môn hạ là Mao Toại bước ra, tự tiến cử ḿnh với B́nh Nguyên Quân :
- Toại nghe nói ngài sắp hợp tung với Sở, định cùng đi với hai chục người thực khách môn hạ mà không t́m ở ngoài. Nay c̣n thiếu một người, vậy xin ngài lấy ngay Toại này cho đủ số mà đi.
B́nh Nguyên Quân nói :
- Tiên sinh làm môn hạ ở nhà Thắng đến nay đă mấy năm rồi?
Mao Toại đáp :
- Đến nay đă ba năm.
B́nh Nguyên Quân nói :
- Phàm kẻ sĩ tài giỏi ở trên đời, cũng như cái dùi ở trong túi, mũi dùi phải ḷi ngay ra chứ! Tiên sinh ở nhà Thắng đến nay đă ba năm, xung quanh không thấy ai khen ngợi, tiến cử. Thắng vẫn chưa nghe ǵ, thế tức là tiên sinh không có tài năng, tiên sinh không đi được đâu, tiên sinh ở lại thôi. Mao Toại nói :
- Tôi măi hôm nay mới xin vào ở trong túi đấy thôi. Nếu Toại tôi sớm ở trong túi th́ tất cả cái dùi đều lộ ra ngoài, chứ thèm để lộ cái mũi dùi mà thôi đâu.
B́nh Nguyên Quân bèn cùng Toại ra đi. Mười chín người kia đưa mắt nh́n tỏ ư cười Toại, nhưng không nói ra.
Khi đến nước Sở, Mao Toại cùng mười chín người kia bàn bạc. Cả mười chín người đều phục.
B́nh Nguyên Quân bàn với nước Sở về việc hợp tung, nói sự lợi hại như thế nào, suốt từ khi mặt trời mọc cho đến lúc đứng bóng vẫn chưa vào đâu. Mười chín người bảo Mao Toại :
- Ông lên đi.
Mao Toại chống kiếm thoăn thoắt bước lên các bậc thềm, bảo B́nh Nguyên Quân :
- Việc hợp tung lợi hay hại th́ chỉ hai tiếng là đủ quyết định. Nay ngài bàn việc hợp tung từ lúc mặt trời mọc, đến khi mặt trời đứng bóng c̣n chưa xong là cớ làm sao?
Vua Sở hỏi B́nh Nguyên Quân :
- Khách làm ǵ thế?
B́nh Nguyên Quân nói :
- Đó là xá nhân của Thắng đấy.
Vua Sở quát :
- Xuống ngay đi! Ta nói chuyện với chủ nhà ngươi, nhà ngươi làm cái tṛ ǵ thế?
Mao Toại chống kiếm tiến lên :
- Nhà vua sở dĩ quát mắng Toại là v́ nhà vua cho rằng nước Sở đông người! Nay trong ṿng mười bước th́ nhà vua không thể cậy vào chỗ nước Sở đông người được! Tính mạng của nhà vua đang nằm trong tay Toại. Chủ tôi ngồi đấy, tại sao lại nhiếc mắng tôi? Vả chăng Toại nghe : vua Thang chỉ có bảy mươi dặm đất mà làm vương thiên hạ, vua Văn Vương chỉ có một trăm dặm đất mà chư hầu thần phục. Họ được như vậy đâu phải v́ binh sĩ họ đông? Trái lại đó chẳng qua v́ họ khéo giữ lấy thế, nhờ đó, trổ cái oai của họ mà thôi. Nay nước Sở, đất vuông năm ngàn dặm, kẻ cầm kích một trăm vạn người ; đó là chỗ dựa để dựng lên cơ nghiệp bá vương. Nước Sở mạnh như vậy, thiên hạ ai địch nổi. Bạch Khởi chẳng qua chỉ là một thằng nhăi mà thôi! Nhưng hắn đem mấy vạn quân gây chiến với Sở, đánh một trận th́ lấy được đất Yển, đất Sính, đánh hai trận đốt cháy Di Lăng, đánh ba trận làm nhục đến tiên nhân nhà vua. Đó là cái oán trăm đời, nước Triệu lấy thế làm xấu hổ, thế mà nhà vua không biết xấu. Kế hợp tung là v́ lợi ích của nước Sở chứ đâu phải v́ lợi ích của nước Triệu! Chủ tôi ngồi đấy mà quát mắng tôi là lại làm sao?
Vua Sở nói :
- Vâng, vâng! Quả thât đúng như lời tiên sinh dạy. Tôi xin đem nước nhà theo kế hợp tung.
Mao Toại nói :
- Việc hợp tung đă quyết định chưa?
Vua Sở nói :
- Quyết định rồi.
Mao Toại bảo những người hầu cận vua Sở :
- Lấy máu gà, chó, ngựa đem lại đây!
Mao Toại bưng chiếc mâm đồng, quỳ dâng vua Sở, nói :
- Xin nhà vua uống máu định việc hợp tung; rồi đến chủ tôi, sau nữa đến Toại!
Bèn định việc hợp tung ở ngay trên điện. Mao Toại tay trái bưng mâm huyết, tay phải vẫy mười chín người kia, nói :
- Các anh đem huyết này uống với nhau ở dưới thềm, các anh xoàng lắm, thật là nhờ người ta mà nên việc vậy.
Khi định hợp tung xong, về đến nước Triệu, B́nh Nguyên Quân nói :
- Thắng từ nay không dám xem xét kẻ sĩ nữa. Thắng xem xét kẻ sĩ, nhiều kể có ngh́n người, ít ra cũng có vài trăm, đă tự cho là ḿnh không bỏ xót nhân tài trong thiên hạ, thế mà nay bỏ sót Mao tiên sinh đấy. Mao tiên sinh đến Sở một phen, làm cho thanh thế nước Triệu được tôn trọng hơn chín vạc, hơn chuông Đại Lữ. Ba tấc lưỡi của Mao tiên sinh mạnh hơn đạo quân trăm vạn.
Thắng này không dám xem xét kẻ sĩ nữa!
Bèn tôn Toại làm thượng khách.
Sau khi B́nh Nguyên Quân về Triệu, vua Sở sai Xuân Thân Quân đến cứu Triệu. Tín Lăng Quân cũng giả mệnh vua Ngụy dành lấy quân của Tấn Bỉ đến cứu Triệu. Nhưng đều chưa đến. Quân Tần vây Hàm Đan gấp. Hàm Đan nguy ngập sắp đầu hàng. B́nh Nguyên Quân rất lo lắng.
Con người coi trạm ở Hàm Đan là Lư Đồng nói với B́nh Nguyên Quân :
- Ngài không lo nước Triệu mất hay sao?
B́nh Nguyên Quân nói :
- Nước Triệu mất th́ Thắng bị bắt làm tù, không lo sao được?
Lư Đồng nói :
- Dân thành Hàm Đan lấy xương người chết mà nấu củi, đổi con cho nhau để ăn, t́nh thế nguy ngập lắm rồi, thế mà hậu cung của ngài có đến hàng trăm người, tỳ thiếp th́ mặc lụa là, gạo thịt th́ thừa mứa. Trái lại, dân áo ngắn không được lành, tấm cám không có đủ mà ăn. Dân nguy khốn, binh khí hết : có người đẽo gỗ làm dáo, làm tên. Trái lại, đồ dùng chuông khánh của ngài vẫn như xưa. Nếu Tần phá nước Triệu th́ ngài làm sao có được những đồ ấy? Nếu nước Triệu c̣n, ngài lo ǵ không có? Nay ngài có thể khiến từ phu nhân trở xuống đều ghi tên vào hàng ngũ sĩ tốt, chia việc mà làm, đem tất cả của cải trong nhà ra phân tán để nuôi quân sĩ. Quân sĩ đang trong lúc nguy khốn th́ họ dễ cảm thấy ân đức của ngài.
B́nh Nguyên Quân nghe theo, kết quả có ba ngh́n người cảm tử. Lư Đồng bèn cùng ba ngh́n người xông vào đánh quân Tần. Quân Tần v́ vậy phải lui ba mươi dặm. Lại gặp lúc cứu binh của nước Sở, nước Ngụy đến, quân Tần bèn rút lui. Hàm Đan được bảo toàn, Lư Đồng chết trận, người cha được phong làm Lư Hầu.
Ngu Khanh muốn xin vua Triệu phong thêm đất cho B́nh Nguyên Quân, v́ B́nh Nguyên Quân đă cầu được Tín Lăng Quân đến cứu thành Hàm Đan.
Công Tôn Long nghe vậy đang đêm đi xe ngựa đến yết kiến B́nh Nguyên Quân, nói :
- Long tôi nghe nói Ngu Khanh muốn xin phong thêm đất cho ngài, v́ cớ Tín Lăng Quân đă cứu được thành Hàm Đan, điều đó có hay không?
B́nh Nguyên Quân nói :
- Có.
Long nói :
- Việc này rất không nên. Nhà vua cho ngài làm tể tướng nước Triệu, không phải v́ trong nước Triệu không có ai tài năng và mưu trí như ngài. Nhà vua cắt đất Đông Vũ Thành để phong cho ngài, không phải v́ ngài có công, c̣n người trong nước th́ không có công, mà chỉ v́ ngài là thân thích đó thôi. Ngài sở dĩ nhận ấn tể tướng không từ chối v́ cớ ḿnh bất tài, được cắt đất không từ chối v́ cớ ḿnh không có công, đó cũng v́ ngài tự cho ḿnh là thân thích. Nay nếu nhân việc cầu được Tín Lăng Quân cứu Hàm Đan mà xin đất phong, thế tức là ngài một mặt được phong ấp v́ cớ là thân thích, lại một mặt kể công để được phong như mọi người thường trong nước, thực là không hợp lư chút nào. Vả chăng Ngu Khanh nắm cả hai mặt. Nếu việc thành thi ông ta nắm cái khế đ̣i nợ ấy để đ̣i ngài báo ơn; nếu việc không thành th́ ông ta vẫn được cái hư danh khiến ngài phải chịu ơn ông ta. Ngài nhất định đừng nghe.
B́nh Nguyên Quân bèn không nghe lời Ngu Khanh.
B́nh Nguyên Quân chết năm thứ mười lăm đời Hiếu Thành Vương nước Triệu (-251 trước công nguyên). Con cháu nối dơi đời đời, măi đến khi nước Triệu mất mới hết
Tín Lăng quân (信陵君) tên thật là Ngụy Vô Kỵ (魏无忌, ?-243 TCN) là con út vua Ngụy Chiêu Vương, em cùng cha khác mẹ với Nguỵ An Ly Vương. Năm 277 TCN, Ngụy Chiêu Vương chết, An Ly Vương nên ngôi, phong Ngụy Vô Kỵ là Tín Lăng Quân. Bấy giờ Phạm Thư bỏ nước Ngụy, trốn sang Tần làm thừa tướng, v́ thù óan Ngụy Tề nên quan Tần vây thanh Đại Lương phá quan Ngụy ở gần núi Hoa Dương, đánh tướng Ngụy là Mang Mảo bỏ chạy, vua Ngụy và công tử lo sợ.
Công tử là người nhân hậu, biết khiêm tốn đối với kẻ sĩ. Kẻ sĩ không kể người hiền hay người dở. công tử đều khiêm tốn, lấy lễ đối đăi, không dám cậy ḿnh là người giàu sang mà kiêu ngạo đối với họ. V́ vậy kẻ sĩ trong mấy ngàn dặm đều tranh nhau theo. Khách ăn đến ba ngh́n người. Lúc bấy giờ chư hầu cho công tử là người hiền, có nhiều khách, đă hơn mười năm không dám đem binh đánh Ngụy.
Công tử đang cùng vua Ngụy đánh cờ, bỗng ở biên giới phía bắc khói đốt lên để báo hiệu, vua nói:
Giặc Triệu đến, sắp vào bờ cơi.
Vua Ngụy thôi đánh cờ, muốn triệu tập các quan đại thần để bàn công việc. Công tử can nhà vua, nói:
Không phải có giặc đâu. Đấy là vua Triệu đi săn đấy thôi.
Rồi lại đánh cờ như cũ. Vua lo sợ không c̣n bụng dạ nào nghĩ đến việc đánh cờ. Lát sau, có người từ phương bắc đem tin về nói:
Đó là vua Triệu đi săn chớ không phải có giặc cướp:
Vua Triệu cả kinh, hỏi:
Tại sao công tử lại biết điều đó?
Công tử nói:
Khách khanh của thần có người ḍ biết được những việc bí mật của vua Triệu. Vua Triệu làm ǵ th́ người khách ấy báo ngay với thần, cho nên thần biết.
Sau đó, vua Ngụy sợ công tử v́ hiền và có tài nên không dám giao việc chính sự trong nước cho công tử.
Thời đó nước Ngụy có người ẩn sĩ tên là Hầu Doanh đă bảy mươi tuổi, làm chức giữ cửa thành Di Môn của Đại Lương, kinh đô nước Ngụy. Tín Lăng Quân nghe tin đến mời muốn đem hậu lễ để tặng nhưng Hầu Doanh nhất định không nhận. Ông liền đặt tiệc rượu đâu đấy chỉ để chỗ ngồi bên trái bỏ trống, thân hành đi đón Hầu Doanh, đối đăi hết mực cung kính. Sau đó ông lại tự ḿnh đánh xe cho Hầu Doanh, dù Hầu Doanh cố ư đ̣i vào thăm bạn là người hàng thịt Chu Hợi ở chợ, nói chuyện rất lâu, Vô Kỵ cũng không tỏ ư khó chịu. Khi đến nhà, công tử dẫn Hầu Doanh lên ngồi ghế trên, giới thiệu và khen ngợi Hầu Doanh với các tân khách, c̣n mời rượu chúc tho Hầu Doanh. Hầu Doanh cảm phục sự khiêm nhường với kẻ sĩ của công tử, nên bằng ḷng theo. Sau đó Hầu Doanh lại tiến cử Chu Hợi là người làm hàng thịt cho Tín Lăng Quân. Mặc dù vậy Chu Hợi không hề đáp lễ.
Tín Lăng Quân là người hiền tài, những thực khách dưới quyền ông lại có nhiều người giỏi giúp đỡ nên vua Ngụy sợ không dám giao việc chính sự trong nước cho ông. Lúc đó nước Tần đă trở thành nước mạnh nhất trong các nước chư hầu. Năm 257 TCN, quân Tần bao vây thành Hàm Đan, kinh đô nước Triệu. Tể tướng nước Triệu là B́nh Nguyên Quân, là anh rể của Tín Lăng Quân, cho người gửi thư xin nước Ngụy cưu viện. Vua Ngụy sai tướng quân Tấn Bỉ cầm mười vạn quân đi cứu Triệu nhưng v́ bị sứ Tần sang doạ sẽ đánh Nguỵ nên Nguỵ vương ra lệnh cho Tấn Bỉ đóng quân án binh bất động chờ t́nh h́nh chiến sự hai bên.
Vua Sở Khảo Liệt vương theo ước hợp tung, cũng sai Xuân Thân Quân Hoàng Yết mang quân sang cứu, nhưng quân Sở cũng khiếp sợ sức mạnh của quân Tần nên đóng quân từ xa không dám đánh.
B́nh Nguyên Quân liên tục cho người sang giục Tín Lăng Quân xin quân tiếp viện. Tín Lăng Quân mấy lần xin Ngụy Vương, và giục các tân khách biện sĩ t́m đủ mọi cách nói với Ngụy Vương. Nhưng Ngụy Vương sợ Tần, rốt cuộc không nghe lời ông. Ông liền đem hết người trong nhà định sang Triệu liều chết với quân Tần. Trước khi ra đi ông đến cổng thành Di Môn để từ biệt Hầu Doanh. Hầu Doanh nói với ông:
- Công tử yêu kẻ sĩ nổi tiếng khắp thiên hạ, nay gặp nạn không có phương kế nào khác mà lại muốn lao vào quân Tần, thế cũng như là ném thịt cho hổ đói chứ có ích ǵ đâu! Như thế th́ dùng tân khách làm cái ǵ?
Tín Lăng quân lạy hai lạy và hỏi. Hầu Sinh bèn đuổi những người xung quanh ra rồi nói riêng với ông:
- Doanh này nghe nói “Binh phù” của Tấn Bỉ thường để ở trong pḥng ngủ của nhà vua mà nàng Như Cơ được nhà vua rất yêu, ra vào nơi pḥng ngủ của nhà vua, có thể ăn trộm được. Doanh nghe nói cha của Như Cơ bị người ta giết. Như Cơ chứa giận ba năm, muốn t́m người báo thù cho cha, nhưng từ nhà vua trở xuống, không được một người nào. Như Cơ khóc với công tử. Công tử sai người khách chém đầu kẻ thù kính dâng lên Như Cơ. Như Cơ muốn báo ơn công tử, chết cũng không từ chối, nhưng vẫn chưa có dịp đấy thôi. Nay nếu công tử mở miệng nói với Như Cơ một lời th́ thế nào Như Cơ cũng bằng ḷng. Một khi đă có được “hổ phù”, giành lấy quân đội của Tấn Bỉ, đem quân về phía Bắc, cứu nước Triệu, đuổi nước Tần về phía Tây, đó là công lao của Ngũ bá đời xưa.
Nguỵ Vô Kỵ nghe theo kế của Hầu Doanh, nói với Như Cơ. Như Cơ quả nhiên trộm được binh phù của Nguỵ vương dưa cho ông. Ông chuẩn bị ra đi, Hầu Doanh nói:
- Công tử đến ghép phù, nếu như Tấn Bỉ không trao quân cho công tử mà lại muốn hỏi lại nhà vua th́ công việc thế nào cũng hỏng mất. Người khách của tôi là anh hàng thịt Chu Hợi có thể cùng đi với công tử, anh ta là một lực sĩ. Nếu như Tấn Bỉ nghe theo th́ tốt lắm. Nếu không th́ sẽ sai đâm chết.
Công tử liền khóc, Hầu sinh nói:
Công tử sợ chết hay sao ? Tại sao lại khóc ?
Công ttử nói:
- Tấn Bỉ là một vị lăo tướng oai vệ. Tôi khóc v́ sợ đến ông ta không nghe, phải giết ông ta mà thôi.
Công tử bèn mời Chu Hợi, Chu Hợi cười mà rằng:
- Tôi là anh hàng thịt, múa đao ở nơi chợ búa, mà công tử lại thân hành mấy lẩn đến thăm hỏi. Tôi sở dĩ không đáp lễ là v́ nghĩ rằng không cần ǵ cái tṛ lễ nghi lặt vặt ấy. Nay công tử có việc nguy cấp, đó là lúc tôi hiến tính mạng cho công tử.
Bèn cùng công tử ra đi. Công tử đi qua tạ ơn Hầu Doanh. Hầu Doanh nói:
- Tôi đáng lư phải đi theo, nhưng đă già đi không được, xin tính ngày công tử đến quân đội Tấn Bỉ, tôi sẽ quay đầu về hướng bắc, tự đâm vào cổ để tiễn công tử.
Đến đất Nghiệp, ông giả lệnh của Ngụy vương thay Tấn Bỉ. Tấn Bỉ ghép phù lấy làm ngờ, giơ tay, nh́n ông nói:
- Nay tôi cầm binh mười vạn, đóng đồn ở nơi biên giới là một công việc nặng nề của nước. Ông đi một chiếc xe đến đây thay tôi, là nghĩa thế nào?
Tấn Bỉ ư không chịu nghe theo. Chu Hợi giấu ở trong ống áo cái chùy sắt bốn mươi cân, xông ngay đến đánh Tấn Bỉ chết. Tín Lăng quân bèn nắm lấy ấn tướng, chỉ huy quân của Tấn Bỉ, chỉnh đốn lại đội ngũ, ra lệnh trong quân:
Nếu cả cha và con đều ở trong quân, th́ cha trở về; nếu cả anh và em ở trong quân th́ anh trở về; nếu là con một không có anh em th́ trở về mà nuôi cha mẹ.
Ông lựa trong 10 vạn quân của Tấn Bỉ được 8 vạn quân, hăng hái tiến lên quyết chiến với quân Tần. Tướng Tần là Vương Lăng thấy hai cánh quân cứu viện lâu ngày không dám tiến, nghĩ rằng quân chư hầu nhát, không ngờ quân Nguỵ ồ ạt kéo đến. Nguỵ Vô Kỵ dẫn quân kịch chiến với quân Tần. Quân Tần thua trận, phải giải vây rút lui.
Vua Triệu và B́nh Nguyên Quân thân hành đón công tử ở biên giới, B́nh Nguyên Quân mang cung, túi tên đi trước dẫn đường, vua Triệu lạy hai lạy nói:
Người hiền từ xưa đến nay, chưa có ai bằng cong tử.
Lúc bấy giờ B́nh Nguyên Quân không dám so sánh với công tử. Kể từ khi công tử cùng Hầu Doanh từ biệt đến khi đến quân doanh th́ quả nhiên Hầu Doanh quay mặt về phía bắc mà tự đâm cổ chết.
Nguỵ Vô Kỵ biết vua Ngụy giận ḿnh ăn trộm binh phù của ḿnh, lừa giết Tấn Bỉ, nên sau khi đă đuổi quân Tần, cứu được nước Triệu, ông sai các tướng đem quân trở về nước Ngụy, c̣n ḿnh cùng với những người khách ở lại nước Triệu.
Triệu Hiếu Thành Vương bàn với B́nh Nguyên Quân phong cho ông năm thành. Ban đầu Tín Lăng quân nghe tin đó, có ư kiêu căng về công trạng, nhưng sau nghe lời tân khách, ông tỏ ra khiêm nhường với Triệu vương, không nhận công lao. Triệu vương tin rằng ông sẽ từ chối lấy 5 thành nên cho ông đất Hoắc để làm thực ấp. Sau đó Ngụy vương cũng lại cho ông hưởng lộc đất Tín Lăng như cũ, nhưng công tử vẫn ở lại nước Triệu.
Công tử nghe nói ở nước Triệu có Mao Công ẩn ḿnh giữa những người đánh bạc, Tiết công ẩn ḿnh giũa những người bán tương, công tử muốn gặp hai người ấy. Hai người ấy trốn tránh không chịu ra tiếp công tử. Công tử biết chỗ họ ở, bèn đi bộ một ḿnh đến nhà, từ đó hai người kia chơi với công tử rất là trương đắc. B́nh Nguyên Quân nghe vậy nói với vợ: là người có một không hai trong thiên hạ; nay ta xem ra th́ ông ta lại chơi với bọn đánh bạc và bọn bán tương
- Lúc đầu ta nghe nói người em của phu nhân là người có một không hai trong thiên hạ; nay ta xem ra th́ ông ta lại chơi bời với bọn đánh bạc và bọn bán tương, công tử chỉ là ngựi gàn thôi.
Phu nhân nói với công tử, công tử bèn từ tạ ra đi và nói với phu nhân:
- Lúc đầu, tôi nghe nói B́nh Nguyên Quân là người hiền cho nên to6i phụ bạc vua Ngụy mà cứu nước Triệu để xứng đáng với B́nh Nguyên Quân. Cách giao du B́nh Nguyên Quân chỉ cốt tân khách cho nhiều để tụ khoe khoang mà thôi, chớ không t́m kẻ hiền sĩ, Vô Kỵ từ khi ở Đại Lương vẫn thường nghe nói hai người này là người hiền, khi đến Triệu, sợ không gặp mặt. Vô Kỵ chơi với họ, c̣n sợ họ không muốn chơi với ḿnh nữa kia nay B́nh Nguyên Quân lấy thế làm thẹn, như vậy B́nh Nguyên Quân không phải là người đáng cùng giao du. Có lẽ không hơi đâu mà giao du với ông ta nữa.
Bèn chuẩn bị hành lư để đi. Phu nhân đem tất cả nói lại với B́nh Nguyên Quân, B́nh Nguyên Quân bèn cất mũ để xin lỗi, cố ư giũ! công tử lại. Môn hạ B́nh Nguyên Quân nghe vậy, một nữa bỏ B́nh Nguyên Quâmn mà theo công tử. Kẻ sĩ trong thioên hạ lại đến theo công tử. Công tử làm cho khách của B́nh Nguyên Quân đổ về công tử
Tín Lăng Quân ở lại Triệu mười năm không về, nước Tần nghe tin ông ở Triệu, sai tướng là Mông Ngao ngày đêm đem binh về hướng Đông đánh Ngụy. Vua Ngụy lo lắng, sai sứ đến mời ông về. Ban đầu Tín Lăng quân sợ vua Nguỵ giận nên không muốn về.
Mao Công và Tiết Công đến gặp ông khuyên rằng:
- Sở dĩ công tử được trọng ở Triệu, nổi danh khắp chư hầu, là v́ có nước Ngụy. Nay Tần đánh Ngụy, Ngụy nguy cấp mà công tử không lo đến. Nếu nước Tần phá thành Đại Lương, san phẳng tôn miếu của tiên vương th́ công tử c̣n mặt mũi nào mà đứng trong thiên hạ?
Tín Lăng Quân hiểu ra, lập tức lên đường về nước.
Vua Ngụy thấy công tử, hai người cùng khóc. Nguỵ vương trao cho ông ấn thượng tướng quân. Năm 247 TCN, ông sai sứ báo khắp các chư hầu, chư hầu nghe ông làm tướng, đều sai tướng đem quân cứu Ngụy. Tín Lăng Quân cầm quân cả năm nước đánh tan quân Tần ở Hà Ngoại. Tướng Tần là Mông Ngao bỏ chạy.
Nguỵ Vô Kỵ thừa thắng đuổi quân Tần đến ải Hàm Cốc, chẹn đường quân Tần, quân Tần không dám ra. Kể từ trận đó uy thế của ông nổi khắp các nước chư hầu.
Tín Lăng Quân được thiên hạ ngưỡng mộ, lại có phần đắc chí. Khách các nước chư hầu dâng binh pháp, Tín Lăng Quân đều chiếm lấy làm của ḿnh, cho nên thế tục gọi là Ngụy công tử binh pháp.
Tần Chiêu Tương vương lo lắng, bèn cho người đem một vạn cân vàng sang nước Ngụy, t́m người khách của Tấn Bỉ, khiến người này gièm ông với Ngụy Vương rằng:
- Công tử trốn ra nước ngoài đă mười năm nay làm tướng nước Ngụy, chư hầu đều theo. Chư hầu chỉ nghe nói Ngụy công tử không nghe nói đến vua Ngụy. Công tử nhân lúc này muốn quay mặt về hướng Nam làm vua. Chư hầu sợ uy công tử cũng muốn cùng nhau lập công tử.
Nước Tần mấy lần sai phản gián, giả vờ mừng công tử được lập làm Ngụy Vương. Ngụy An Ly Vương ngày nào cũng nghe lời gièm pha cuối cùng tin theo, sai người khác thay ông làm tướng.
Công tử biết ḿnh v́ gièm pha mà bị phế truất bèn cáo bệnh sa vào tửu sắc, ngày đêm vui chơi. Bốn năm sau, năm 243 TCN, ông mắc bệnh v́ rượu mà qua đời, không rơ bao nhiêu tuổi.
Vua Tần nghe tin ông mất, bèn sai Mông Ngao đánh Ngụy lấy hai mươi thành, sau đó nước Tần dần dần chiếm nuốt Ngụy, 18 năm sau th́ bắt Ngụy Vương, làm cỏ dân thành Đại Lương, tiêu diệt nước Ngụy (225 TCN).
Năm 195 TCN, sau khi đánh dẹp Anh Bố trở về, Hán Cao Tổ cho đặt năm nhà để giữ mồ mả tế Tín Lăng quân, hàng năm bốn mùa tế tự ông.
Mạnh Thường quân (孟尝君) tên thật là Điền Văn (田文), người nước Tề, ông là con của Tướng Quốc Điền Anh. Ông là một người giàu có, lại có ḷng nghĩa hiệp, thích chiêu hiễn đăi sĩ, văn cũng như vơ trong nhà lúc nào cũng tiếp đăi đến vài ngh́n tân khách. Tiếng tốt đồn vang khắp các nước chư Hầu thời bấy giờ.
Quan Tướng Quốc Điền Anh dưới thời Tề Mân Vương có hơn 40 người con trai. Ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, một người tiện thiếp của Điền Anh sinh một người con trai là Điền Văn, Điền Anh bảo người thiếp bỏ đi đừng nuôi. Người tiện thiếp thương con nên không nỡ bỏ, lén nuôi riêng một chỗ kín. Khi Điền Văn được 5 tuổi, người thiếp dắt Điền Văn ra mắt Điền Anh, Điền Anh nổi giận v́ người thiếp trái mệnh. Điền Văn liền dập đầu thưa rằng:
- V́ cớ nào mà cha nỡ bỏ con?
Điền Anh đáp:
- Người đời thường nói ngày mùng 5 tháng 5 là ngày hung, sanh con nhằm ngày ấy lớn lên nó cao bằng cái cổng, sẽ bất lợi cho cha mẹ.
Điền Văn thưa rằng: - Người ta sanh ra thọ mệnh ở Trời, lẽ nào thọ mệnh ở cái cổng. Nếu quả thọ mệnh ở cái cổng th́ sao cha không xây cái cổng cho cao lên.
Điền Anh nghe con trẻ nói thế th́ không biết trả lời ra sao, nhưng nghĩ rằng đứa bé nầy rất khác thường, nên bắt đầu để ư chăm nom dạy dỗ nó.
Khi được 10 tuổi th́ Điền Văn đă biết tiếp tân khách. Tân khách rất thích chơi với Văn v́ cậu bé rất thông minh và có nhiều tư tưởng lạ. Sứ giả các nước đến Tề đều yêu cầu tiếp xúc Điền Văn. Điền Anh cho Điền Văn là người hiền, nên rất thương yêu, lập làm đích tử, nối ḍng Tiết Công, gọi là Mạnh Thường Quân.
Mạnh Thường Quân nối nghiệp cha, xây nhà quán xá lớn thêm để chứa những kẻ sĩ trong thiên hạ. Tất cả kẻ sĩ đến đều được thu dụng, không phân biệt sang hèn, giỏi dở.
Mạnh Thường Quân dẫu làm quan lớn hiển hách nhưng vẫn ăn uống giống như tân khách. Có một hôm đăi khách ăn đêm, đèn soi không rơ, có một khách ngờ rằng cơm có hai hạng bèn ném đũa xin đi. Điền Văn tự đứng dậy, đến nơi rọi đèn vào cơm để so sánh, quả nhiên cơm đều như nhau. Vị tân khách ấy than rằng:
- Mạnh Thường Quân đều đăi khách đồng một bực mà ta đem ḷng ngờ vực, thật là tiểu nhân, c̣n mặt mũi nào nh́n ông ấy nữa.
Nói xong th́ lấy dao tự đâm cổ chết, không ai ngăn kịp. Mạnh Thường Quân thương khóc thảm thiết. Các tân khách đều cảm động, theo về càng lúc càng đông.
Các nước chư Hầu nghe tiếng Mạnh Thường Quân là người hiền, có nhiều tân khách tài giỏi, nên đều tôn trọng nước Tề, không dám xâm phạm bờ cơi nước Tề.
Bấy giờ, vua nước Tần là Tần Chiêu Vương nghe tiếng Mạnh Thường Quân là người hiền, muốn triệu họ Mạnh sang Tần nhưng biết họ Mạnh đang làm Tướng Quốc nước Tề th́ làm sao cầu được. Một vị cận thần tâu:
- Bệ hạ nên đem con em thân tín sang Tề làm con tin rồi dùng lễ vật mời Mạnh Thường Quân. Vua Tề tin Tần, ắt phải cho Mạnh Thường Quân đi. Bệ hạ được Mạnh rồi th́ liền phong chức Tướng Quốc, hai nước Tần và Tề giao hảo, rồi cùng bàn mưu thôn tính chư Hầu, chẳng c̣n khó chi nữa.
Vua Tần nghe theo, cử Kinh Dương Quân qua Tề làm con tin, đổi Mạnh Thường Quân sang Tần. Các tân khách đều khuyên Mạnh Thường Quân không nên đi v́ Tần là nước hổ lang trí trá, qua Tần rồi ắt Tần không cho về.
Khuông Chương bèn tâu với Tề Mân Vương:
- Nước Tần đưa con tin sang mà cầu được tiếp kiến Mạnh Thường Quân là ư muốn thân thiện với Tề. Nếu Mạnh Thường Quân không đi th́ mất ḷng Tần, mà nếu giữ con tin của Tần th́ tất không tin Tần. Chi bằng cứ lấy lễ đăi Kinh Dương Quân rồi cho trở về Tần, sau đó sai Mạnh Thường Quân đi sứ sang Tần đáp lễ. Như vậy tất vua Tần tin nghe Mạnh Thường Quân mà hậu với Tề.
Tề Mân Vương cho là phải, làm y theo kế hoạch.
Mạnh Thường Quân vâng mệnh đi sứ, đem theo hơn ngàn tân khách sang Tần. Khi đến Hàm Dương, vào yết kiến vua Tần. Vua Tần xuống tận thềm để đón Mạnh Thường Quân và kể cái ḷng yêu mến bấy lâu.
Mạnh Thường Quân có cái áo hồ cừu rất quí, dùng làm lễ vật dâng lên vua Tần. Vua giao áo cho quan giữ kho cất.
Vua Tần định phong Mạnh Thường Quân làm Tể Tướng. Vu Lư Tật sợ vua dùng họ Mạnh th́ ḿnh mất quyền, bèn cùng Công Tôn Thích tâu với vua Tần:
- Mạnh Thường Quân là người nước Tề, nay làm tướng nước Tần tất hắn phải lo cho Tề trước rồi sau mới lo cho Tần. Mạnh Thường Quân là người hiền tài, chung quanh lại có nhiều bộ hạ tài giỏi, như vậy th́ nguy cho Tần lắm.
Vua Tần hỏi: - Nếu vậy th́ cho Mạnh Thường Quân trở về nước Tề hay sao?
Vu Lư Tật tâu: - Mạnh Thường Quân đă ở nước Tần hơn một tháng, khách theo hơn ngàn người, nên đă biết tất cả việc nhỏ việc lớn của nước Tần, nếu nay cho họ về th́ ắt hại cho Tần, chi bằng nên giết đi.
Vua Tần c̣n đang lưỡng lự, bèn tạm cho Mạnh Thường Quân ra ở quán xá chờ đợi. Kinh Dương Quân cảm mến Mạnh Thường Quân nên lén cho hay mưu kế của Vu Lư Tật. Mạnh Thường Quân lo sợ, hỏi Kinh Dương Quân có kế chi giúp ḿnh không. Kinh Dương Quân nói:
- Vua Tần chưa quyết định. Trong cung có nàng Yên Cơ được vua Tần rất yêu, nói ǵ vua cũng nghe, nếu Ngài có vật chi quí báu, tôi sẽ v́ Ngài đem dâng cho Yên Cơ để cầu nàng nói giúp một lời, tất Ngài có thể thoát họa mà trở về Tề.
Mạnh Thường đem dâng đôi bạch bích. Yên Cơ nói:
- Thiếp rất thích thứ áo hồ cừu trắng của Tề, nếu cho thiếp một cái thiếp sẽ nói giúp cho, chớ cái thứ ngọc bích nầy thiếp không thích.
Mạnh Thường Quân thở dài, không biết tính sao, v́ chỉ có một cái áo hồ cừu mà đă đem dâng cho vua Tần rồi. Họ Mạnh bèn hỏi ư kiến của các tân khách. Một vị nói:
- Để tôi vào cung vua, giả làm chó đến kho trộm áo hồ cừu đó đem về.
Mạnh Thường Quân túng thế cũng phải cười rồi cho đi. Vị tân khách ấy giả làm chó rất giống, đang đêm chui qua cống nhỏ, lẻn vào trong kho, ŕnh lúc người giữ kho ngủ say, lấy ch́a khóa mở cửa kho, lấy áo hồ cừu, khóa cửa lại như cũ, rồi đem áo hồ cừu trở về mà không ai hay biết.
Mạnh Thường Quân mừng rỡ, đem áo giao cho Kinh Dương Quân, dâng cho nàng Yên Cơ. Yên Cơ thỏ thẻ nói với vua Tần cho Mạnh Thường Quân trở về Tề để giữ t́nh giao hiếu với Tề, được vua Tần bằng ḷng và cấp giấy qua các ải cho phái đoàn của Mạnh Thường Quân trở về nước Tề.
Mạnh Thường Quân nói với đám tân khách của ḿnh:
- Ta may nhờ một lời nói của Yên Cơ mà thoát được miệng hùm, nhưng vạn nhất nửa chừng vua Tần đổi ư, có Vu Lư Tật tâu vào th́ mạng bọn ta c̣n ǵ?
Trong đám tân khách có người giỏi làm giấy giả, bèn theo giấy vua Tần cấp cho Mạnh Thường Quân, làm giả một tờ giấy khác, đổi tên họ khác, rồi ngay đêm đó, cấp tốc lên đường trở về, đến ải Hàm Cốc vào lúc nửa đêm. Cửa ải đóng chặt, nếu đợi đến sáng th́ e không kịp. Một tân khách giả tiếng gà gáy giống y như thật, bao nhiêu con gà khác trong ải đều gáy theo, quan giữ ải tưởng Trời gần sáng, thức dậy cho lịnh mở cửa ải, khám xét giấy tờ qua trạm rồi cho phái đoàn của Mạnh Thường Quân đi qua.
Vu Lư Tật hay tin vua Tần cho Mạnh Thường Quân trở về Tề th́ lật đật vào triều tâu với vua Tần:
- Nếu Bệ hạ tha không giết họ Mạnh th́ cũng giữ lại làm tin, chớ sao lại thả cho về Tề?
Vua Tần hối quá, sai quanquân đuổi gấp theo, đến Hàm Cốc quan đ̣i xem sổ tên các người qua lại th́ không có ai tên là Điền Văn. Viên quan tự hỏi: Hay là họ Mạnh đi ngả khác?
Đợi đến nửa ngày không có tin tức ǵ thêm, mới hỏi quan giữ ải, rồi mô tả h́nh dáng của Mạnh Thường Quân và số tân khách đi theo, cùng là xe ngựa, th́ quan giữ ải nói:
- Như vậy bọn ấy đă qua ải từ sáng hôm kia rồi, chúng đi nhanh lắm, có lẽ đă đi trăm dặm rồi, đuổi theo không kịp nữa.
Toán quan quân trở về tâu lại vua Tần mọi việc.
Vua Tần than rằng: - Mạnh Thường Quân có cái cơ mưu quỉ thần bất trắc, thật là một bậc hiền sĩ hiếm có trên đời.
Nói về Mạnh Thường Quân trở về Tề được b́nh yên, tiếng tăm lừng lẫy, tân khách đến càng đông. Số hoa lợi nơi Ấp Tiết không đủ chi dùng nuôi tân khách. Mạnh Thường Quân cho dân Ấp Tiết vay tiền để có thêm lợi tức, đến kỳ hạn th́ cho người đến thâu tiền lăi. Có một tân khách tên Phùng Hoan xin đi thu các số tiền nầy. Họ Mạnh xét thấy người nầy chơn thực nên bằng ḷng cho đi.
Dân Ấp Tiết nghe Mạnh Thường Quân sai Phùng Hoan đến thu nợ th́ đem nộp trả khá nhiều. Phùng Hoan liền dùng số tiền nầy mua rượu thịt rồi yết thị dân chúng: Phàm nhà nào có vay tiền của Mạnh Thường Quân, trả được hay không trả được, đều phải đem giấy nợ đến xem xét, đồng thời được chiêu đăi rượu thịt vui vẻ. Trăm họ nghe cho ăn uống và không làm khó dễ người thiếu nợ nên tựu đến đầy đủ. Phùng Hoan nhơn đó ḍ xét, người giàu th́ trả nợ không nói chi, c̣n người khá mà nhất thời không tiền trả được th́ bắt làm tờ hẹn trả, c̣n người nghèo quá không thể trả nợ được th́ Phùng Hoan thu hết giấy nợ đốt bỏ, xóa nợ luôn, rồi phủ dụ:
- Mạnh Thường Quân sở dĩ cho các ngươi vay tiền là sợ các ngươi không có vốn làm ăn, chớ không phải v́ lợi. Nhưng Mạnh có mấy ngàn tân khách, bổng lộc không đủ chi dùng nên phải đ̣i số lăi để phụ vào. Nay người khá có thể trả th́ có giấy hẹn trả, người quá nghèo không thể trả th́ giấy nợ đă đốt rồi. Mạnh Thường làm ơn cho dân Ấp Tiết như vậy là hậu lắm.
Trăm họ đều tạ ơn và hoan hô Mạnh Thường Quân.
Phùng Hoan trở về báo cáo với Mạnh Thường Quân:
- Tôi đi chuyến nầy, không những v́ Ngài thu nợ mà c̣n v́ Ngài thu đức nữa.
Mạnh Thường Quân trách rằng:
- Tôi v́ khách những 3000 người, bổng lộc không đủ chi dùng nên phải cho dân Ấp Tiết vay tiền lấy lăi phụ vào, tôi nghe ông đem hết tiền lăi mua rượu thịt đăi họ ăn uống và c̣n đem đốt bỏ một số giấy nợ nói là thu đức là nghĩa làm sao?
Phùng Hoan thưa rằng:
- Người mắc nợ nhiều, nếu không bày ra ăn uống th́ chúng nó không đến đủ mặt, không thể ḍ xét được ai cùng khổ. Kẻ có khả năng trả nợ th́ bắt họ làm giấy khất nợ, c̣n kẻ cùng khổ th́ dầu có đánh chúng cũng không có tiền để trả. Ấp Tiết là Ấp thế phong của Ngài, dân ở đấy là những người cùng chung với Ngài lúc yên nguy, nay đốt giấy nợ kia là tỏ cái đức yêu dân của Ngài, v́ thế mà tôi nói thu đức cho Ngài là vậy.
Mạnh Thường Quân nghe nói vậy th́ đành bỏ qua.
Lại nói Tần Chiêu Vương, sau khi để Mạnh Thường Quân trở về nước Tề th́ hối hận, sợ họ Mạnh làm Tề thịnh lên, bèn dùng tiền bạc sai người qua Tề làm kế ly gián giữa vua và tôi. Tề Mân Vương lầm kế, nghi ngờ Mạnh Thường Quân, nên thâu tướng ấn và đuổi họ Mạnh về Ấp Tiết. Các tân khách cũng lần lượt bỏ đi, chỉ có Phùng Hoan là theo bên cạnh.
Khi Mạnh Thường Quân trở về Ấp Tiết, Phùng Hoan cầm cương xe, dân Ấp Tiết hay tin kéo ra đón rất đông, tranh nhau dâng cơm rượu và hỏi thăm Mạnh Thường Quân. Lúc đó, Mạnh nói với Phùng Hoan:
- Thế nầy tôi mới biết Tiên sinh v́ tôi mà thu đức vậy.
Phùng Hoan nói:
- Nay tôi có thể giúp Ngài trở lại làm Tướng Quốc nước Tề, vua Tề càng trọng Ngài hơn, và sẽ cấp đất phong nhiều hơn. Xin Ngài cho tôi một cỗ xe và ít lộ phí để tôi sang Tần.
Mạnh Thường Quân bằng ḷng và Phùng Hoan qua Tần.
Phùng Hoan xin vào yết kiến vua Tần, nói rằng:
- Kẻ sĩ đến ở Tần th́ muốn cho Tần mạnh và làm sao cho Tề yếu đi. Nước nào mạnh th́ được thiên hạ .
Vua Tần hỏi:
- Tiên sinh có kế ǵ làm cho Tần hùng mạnh không?
- Nước Tề lâu nay được trọng là v́ có Mạnh Thường Quân là người hiền. Nay vua Tề nghe lời gièm, thu lại tướng ấn, đuổi Mạnh Thường Quân về Ấp Tiết. Nay nhân lúc Mạnh đang oán Tề, Tần bí mật rước Mạnh về Tần th́ Tần trở nên mạnh mà Tề th́ yếu đi. Đại vương gấp sai sứ sang Tề, ngầm đem lễ vật đến đón Mạnh Thường Quân đang ở Ấp Tiết. Cơ hội nầy chớ nên bỏ lỡ, vạn nhất vua Tề biết hối, dùng trở lại Mạnh Thường Quân th́ Mạnh Thường Quân cũng đă có cái t́nh cảm tốt đối với Tần rồi.
Bấy giờ nước Tần, tướng Vu Lư Tật mới chết, vua Tần đang thiếu một hiền tướng, nên khi nghe Phùng Hoan nói thế th́ vua Tần cả mừng, bèn sai lấy 10 cỗ xe tốt, trăm dật hoàng kim, sai sứ giả đem nghi trượng Thừa Tướng đến Ấp Tiết đón Mạnh Thường Quân về Tần.
Phùng Hoan nói: - Xin Bệ hạ cho tôi về trước báo tin, bảo Mạnh Thường Quân chuẩn bị đi ngay theo sứ.
Phùng Hoan đi luôn một mạch trở về nước Tề, vào yết kiến vua Tề là Tề Mân Vương, tâu rằng:
- Hai nước Tần và Tề mạnh yếu thế nào, Bệ hạ đă biết, được người hiền th́ mạnh, mất người hiền th́ yếu. Nay tôi nghe vua Tần may gặp lúc Mạnh Thường bị đuổi, liền sai sứ sang đón Mạnh về Tần làm Thừa Tướng. Nếu Mạnh Thường Quân làm tướng cho Tần th́ Tần sẽ rất mạnh mà Tề th́ rất yếu.
Vua Tề giựt ḿnh, hỏi rằng: - Như vậy th́ biết làm sao?
Phùng Hoan đáp: - Nhân lúc sứ Tần chưa đến kịp, xin Đại vương mau triệu Mạnh Thường Quân về triều, giao lại cho tướng ấn, gia tăng bổng lộc, th́ chắc Mạnh Thường Quân vui ḷng nhận, chừng đó dầu sứ Tần có đến th́ cũng không làm được việc ǵ.
Phùng Hoan tâu xong liền trở về Ấp Tiết, tỏ bày hết các việc cho Mạnh Thường Quân rơ.
Mạnh Thường Quân hoan hỷ nói:
- Văn nầy đối với tân khách không dám có điều ǵ thất lễ, tự nhiên bị băi chức, tân khách đều bỏ đi, nay nhờ Tiên sinh mà được phục chức, tưởng các tân khách không c̣n mặt mũi nào trở lại trông thấy Văn nầy nữa.
Phùng Hoan đáp:
- Vinh nhục, thịnh suy là lẽ thường ở đời. Nếu giàu sang th́ lắm kẻ cầu thân, mà nghèo hèn th́ chẳng ai nh́n tới. Ấy là thói đời, Ngài không nên phiền muộn điều đó.
Mạnh Thường Quân nghe lời Phùng Hoan, nên khi trở lại làm Tướng Quốc nước Tề th́ qui tụ tân khách trở lại, đối đăi như xưa.
Sau đó khá lâu, Mạnh Thường Quân can gián Tề Mân Vương không nên đem quân đánh nhà Chu mà mất ḷng các chư Hầu, Tề Mân Vương không nghe, thu lại tướng ấn của Mạnh Thường Quân. Họ Mạnh sợ bị vua Tề giết, liền chạy sang Đại Lương, nhờ Công tử Vô Kỵ, tức Tín Lăng Quân, giúp đỡ.
Về sau nữa, Mạnh Thường Quân trở về Ấp Tiết, vẫn cùng Tính Lăng Quân và B́nh Nguyên Quân đi lại rất thân.
Tề Mân Vương mất, Tề Tuyên Vương lên nối ngôi, sai sứ đến đón Mạnh Thường Quân về triều làm Tướng Quốc, nhưng Mạnh Thường Quân xin cáo lăo, ở Ấp Tiết dưỡng già và mất tại đó.
Xuân Thân Quân (春申君), tên Hoàng Yết/Hoàng Hiết (黄歇) (?-238 TCN) ở nước Sở ông là người duy nhất không phải ḍng dơi quư tộc chư hầu. Tuy nhiên, Hoàng Yết cũng là ḍng dơi thế gia tại nước Sở.
Hoàng Yết bắt đầu xuất hiện trên chính trường năm 263 TCN. Ông phụng mệnh Sở Khoảnh Tương vương đi sứ nước Tần. Lúc đó vua Sở đang ốm nặng, thái tử Hùng Hoàn làm con tin ở nước Tần chưa được về. Trước đó vua Hoài vương nước Sở đă đến hội với nước Tần cũng từng bị nước Tần bắt giữ, sau này phải chết ở nước ngoài. V́ vậy nếu Hùng Hoàn xin Tần Chiêu Tương vương cho về sẽ bị bắt giữ để khống chế nước Sở.
Hoàng Yết nghĩ cách cứu thái tử về nước. Ông bày kế cho thái tử hóa trang làm người đánh xe của ḿnh, c̣n người đánh xe ngồi vào trong giả làm Hoàng Yết. Bản thân Hoàng Yết ở lại thay thế thái tử. Thái tử Hùng Hoàn cùng người đánh xe lẳng lặng giả làm sứ giả nước Sở trở về nước, lẻn trốn thoát ra khỏi cửa Hàm Cốc về nước Sở.
Ba tháng sau, Sở Khoảnh Tương vương chết, Hùng Hoàn lên nối ngôi, tức là Sở Khảo Liệt vương. Tần Chiêu Tương vương biết là chủ ư vụ bỏ trốn của thái tử do Hoàng Yết sắp đặt nên định bắt ông tự sát. Tuy nhiên, thừa tướng nước Tần là Phạm Thư khuyên vua Tần thả ông về để nước Sở mang ơn nước Tần, do đó nước Sở sẽ không chống Tần mạnh.
Tần Chiêu Tương vương nghe theo, bèn thả Hoàng Yết trở về nước.
Sở Khảo Liệt vương ơn ông cứu mạng, bèn phong ông làm thừa tướng nước Sở, hiệu là Xuân Thân quân. Mọi việc lớn trong nước đều do ông đảm nhiệm.
Hoàng Yết nắm quyền lớn ở Sở bèn hưởng ứng việc liên minh với chư hầu chống Tần. Năm 258 TCN, nước Triệu sau thảm bại ở trận Trường B́nh lại bị nước Tần vây bức, bèn cầu cứu Sở và Ngụy. Sở Khảo Liệt vương sai ông cầm quân cứu Triệu. Tuy nhiên, Hoàng Yết không dám đối địch với quân Tần, ông chỉ cho quân đóng từ xa phô trương thanh thế. Nước Triệu sau đó phải nhờ Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ lấy trộm binh phù của vua Ngụy mới nắm được quân đội và đánh lui quân Tần, cứu được nước Triệu.
Năm 247 TCN, nước Ngụy bị Tần vây, Ngụy An Ly vương lại cầu cứu Sở. Hoàng Yết lại cầm quân đi cứu Ngụy nhưng cũng không giao chiến với quân Tần. Đến khi Tín Lăng Quân ở Triệu trở về Ngụy cầm quân mới đánh lui được quân Tần, giải cứu nước Ngụy.
Năm sau, ông tham gia hợp tung do Tín Lăng Quân đứng đầu chống Tần, tuy nhiên cuộc ra quân của các nước Sở, Ngụy, Triệu không thu được kết quả mà nhanh chóng tan ră do thực lực của các chư hầu so với nước Tần rất chênh lệch; một số nước chư hầu, trong đó có nước Sở, không dám đối địch với quân Tần mà rút lui trước nên các đạo quân kia bị cô lập.
Năm 241, tướng Bàng Noăn nước Triệu lại khởi xướng việc hợp tung, tôn Sở Khảo Liệt vương làm “tung ước trưởng”. Hoàng Yết lại cầm quân đi đánh Tần. Liên quân 5 nước Sở, Hàn, Triệu, Ngụy, Yên đánh đến cửa Hàm Cốc, tới thành Diêm Thị th́ bị quân Tần đánh bại, phải rút về.
Xuân Thân Quân học theo Mạnh Thường Quân, B́nh Nguyên Quân và Tín Lăng Quân, cũng nuôi thực khách trong nhà. Ông cũng có hàng ngàn thực khách, trở thành nổi tiếng trong chư hầu. Dù không phải ḍng dơi quư tộc nhưng ông cũng được xếp cùng các công tử nước Tề, Triệu, Ngụy gọi là Chiến Quốc tứ công tử.
Thế lực nước Tần càng lớn mạnh, nước Sở và các chư hầu liền kề như Hàn, Triệu, Ngụy bị uy hiếp nặng nề. Hoàng Yết nghe theo kiến nghị của môn khách là Chu Anh, khuyên vua Sở dời đô về Thọ Xuân để tránh xa nước Tần. Đồng thời, ông trả lại đất phong của ḿnh ở Hoài Bắc cho vua Sở để làm b́nh phong cho kinh đô mới Thọ Xuân. Sở Khảo Liệt vương bèn đổi Hoài Bắc thành quận huyện trực thuộc, lấy vùng Giang Đông, gồm một dải Tô Châu phong cho Hoàng Yết.
Ông sửa sang lại cung điện của Ngô vương Phù Sai trước đây để làm dinh thự. Sau đó ông đào sông Tùng Giang. Hạ lưu sông Tùng Giang lúc đó có tên mới là Hoàng Yết phố (bến Hoàng Yết). Sau này ba chữ Hoàng Yết phố dần dần biến thành Hoàng Phố Giang (sông Hoàng Phố).
Năm 256 TCN, Xuân Thân quân mang quân đi tiêu diệt nước Lỗ, mở mang đất nước Sở về phía bắc, chiếm phía nam Sơn Đông, giáp ranh với nước Tề. Ông cho thuộc hạ là Tuân Huống (tức Tuân Khanh – Tuân Tử) làm huyện lệnh Lan Lăng – trong vùng mới chiếm của nước Lỗ.
Dưới sự điều hành của Hoàng Yết, nước Sở trở nên giàu mạnh.
Sở Khảo Liệt vương cao tuổi mà không có con nối nghiệp. Hoàng Yết có người thiếp là Lư thị đă có mang, bèn mưu tính như Lă Bất Vi nước Tần, mang Lư thị dâng cho vua Sở để hy vọng về sau con ḿnh sẽ làm Sở vương. Lư thị sinh được con trai là Hàn, được Sở Khảo Liệt vương lập làm thái tử.
Anh Lư thị là Lư Viên, vốn là thủ hạ dưới quyền Hoàng Yết, nhờ em gái là vợ vua, cũng được lọt vào giữ quyền cung cấm. Năm 238 TCN, Sở Khảo Liệt vương chết. Xuân Thân quân toan vào cung lập con ḿnh lên ngôi, môn khách Chu Anh khuyên ông nên pḥng bị v́ Chu Anh ngờ vực Lư Viên muốn phản ông. Tuy nhiên Hoàng Yết không nghe lời Chu Anh, tự ḿnh vào cung. Chu Anh thấy ông không nghe lời ḿnh bèn bỏ trốn.
Lư Viên phục binh trong cung, đợi Hoàng Yết đi vào bèn giết chết ông. Hoàng Yết làm thừa tướng 25 năm, không rơ bao nhiêu tuổi. Thái tử Hàn con ông mới lên 7 tuổi được lập lên ngôi, tức là Sở U vương. 15 năm sau, nước Sở bị nước Tần tiêu diệt.
Vài nhận xét: Trong tứ công tử thời Chiến quốc th́ B́nh Nguyên Quân là em của Triệu Hiếu Thành Vương và Tín Lăng Quân là em của Ngụy An Ly Vương, Mạnh Thựng Quân là con của vị tướng quốc nước Điền Anh nước Tề, Xuân Thân Quân xuất thân từ thế gia nước Sở mà thôi.
Tín Lăng Quân là người hiền. Ông đối với Hầu Doanh, anh hàng thịt Chu Hợi, giao du với Mao công và Tiết công mới thấy rơ chiêu hiền đăi sĩ của ông. Từng cầm quan cứu Triệu, đánh Tần tới cửa Hàm Cốc.
B́nh Nguyên Quân nhờ có Mao Toại mới hợp tung với Sở, lúc Triệu nguy khốn nhờ có Lư Đồng mới được ba ngàn cảm tử quân đánh Tần lui xa Hàm Đan ba mươi dặm, chờ đến Tín Lăng Quân đem quân tiếp cứu. B́nh Nguyên Quân không giữ lời với người què, chê Tín Lăng Quân giao du với Mao Công, Tiết Công đủ cho thấy ông ta chỉ cần có tân khách để khoe khoang như lời Tín Lăng Quân nhận xét.
Người ta thường cho Mạnh Thường Quân là người giúp đỡ kẻ nghèo khó, cho nên sau này những người giúp kẻ khác được gọi là Mạnh Thường Quân, điều này có đúng không? Thật ra giúp người nghèo khó là Phùng Hoan. Khi Phùng Hoan trở về báo cáo việc này, Mạnh Thường Quân không hài ḷng. Vậy ai giúp cho nhiều tiền gọi là Mạnh Thường Quân có nhầm lẫn không?
Chẳng những Phùng Hoan xóa nợ người nghèo mà c̣n lập kế để Tần Mẫn Vương rước Mạnh Thường Quân trở lại làm tướng quốc nước Tề, sau đó ông bị băi chức rồi lại được mời trở lại, nhưng ông đă từ chối.
Xuân Thân Quân nhiều lầm cầm quân đi cứu Triệu (lúc Hàm Đan bị Tân vây), Ngụy (lúc thành Đại Lương bị Tần vây) và sau hợp tung ba nước Triệu, Sở, Ngụy đánh Tần, Xuân Thân Quân đều không dám đối địch với Tần. Ông được phong Xuân Thân Quân nhờ dám liều thân cứu Sở Khảo Liệt Vương khi c̣n là thái tử làm con tin ở Tần. Ông tiếp đăi những tân khách chỉ là bắt chước theo B́nh Nguyên Quân, Mạnh Thường Quân, Tín Lăng Quân và ngay cả Lă Bất Vi để mưu đem con ḿnh làm vua nước Sở, "mưu sự tại nhân thành sự tại thiên", con ông được làm vua Sở nhưng ông bị giết, mộng lớn của ông không thành.
Tứ công tử thời Chiến Quốc, chỉ có Tín Lăng Quân là hơn người. Mạnh Thường Quân được người đời nhắc đến nhưng đây là một sự nhầm lẫn rơ ràng.
Nguồn: Sử kư Tư Mă Thiên
Wikipedia
Huỳnh Ái Tông
19/10/2010