Một nét Văn hóa Mỹ

Trên đất nước Mỹ, những người có tiền của đi mua sắm ở các Mall, trong Mall có rất nhiều cửa hàng từ ăn uống, đồ điện tử, gia dụng, y phục cho đến nữ trang, có những Mall nhỏ đi giáp một ṿng chừng mười lăm hai chục phút, có những Mall lớn đi giáp ṿng phải mất nhiều giờ, đó là chỉ đi ngó qua các cửa hàng mà thôi, c̣n nếu đi vào các cửa hàng để xem th́ mất rất nhiều th́ giờ, có Mall đi cả ngày cũng không đủ. Có nhừng Mall ở cách xa thành phố chừng 15, 20 miles, được gọi là Outlet Mall. Những ngày lễ trong năm các Mall đều bán hạ giá hay đại hạ giá từ 30, 40, 50 % tùy theo món hàng. Sau ngày lễ Tạ ơn, nhiều cửa hàng như Wal-Mart, Target, Kohl's, Best Buy Đại hạ giá, người mua đứng xếp hàng trước cửa, chờ mở cửa vào mua, sợ trễ hết hàng không mua được, ngày đó gọi là Black Friday, nguyên ngày đó năm 1961, ở Philadelphia người đi bộ và xe hơi bị tắc nghẻn giao thông dữ dội, đến năm 1975, sự kiện khác xảy ra cùng ngày ấy, nên từ Black Friday được lan truyền từ đó. Gần đây, có năm Wal-Mart vừa mở cửa bị người ta tràn vào xô lấn làm cho 1 nhân viên tử thương, chẳng khác nào Hội chợ ở Sở thú năm 1957, người ta xô lấn nhau qua cầu, dẫm đạp nhau mà chết gần chục người.

Nhưng những người ít tiền vào cuối tuần có thể đi mua sắm ở Flea Market hoặc Yard Sale.

Tôi nhớ năm 1991, tôi mới qua Mỹ định cư tại thành phố Louisville, tiểu bang Kentucky, tại nơi đây chưa có chùa, một anh đă qua trước đó, một hôm rủ tôi đi Chợ trời (Flea Market), t́m kiếm tượng Phật, để đem về làm Niệm Phật đường tại nhà anh ấy. Nói theo Phật giáo, mọi thứ đều do duyên, hôm ấy chúng tôi đến một Flea Market nằm trên xa lộ 64, khi chúng tôi đến nơi, sau khi đậu xe xong, thấy có một anh da đen đang ôm một tượng Phật đi ngang qua chúng tôi, rồi anh ta để vào trong chiếc xe con của anh ta, thế rồi chúng tôi đến gặp anh ta, yêu cầu anh ta nhượng lại cho chúng tôi, anh ta bằng ḷng với giá để cho chúng tôi 20 đô. C̣n ǵ hơn, thế là anh bạn tôi thỉnh ngay pho tượng xi măng người ta đă sơn đen từ trước. Anh bạn nói với tôi: "Thành phố của ḿnh nhỏ, tôi đă t́m khắp, không có cửa hàng nào chưng bày tượng Phật, nếu có phải ở Chicago hay Cali.

Nói chung ở Flea Market, thường là một căn nhà lớn, trong đó chia ra nhiều ô, mỗi ô là một chủ, có nơi các ô dừng vách riêng biệt, có nơi để trống suốt, thường những Flea Market chỉ mở cửa bán vào cuối tuần vào thứ bảy, chủ nhật th́ người chủ mỗi ô tự đứng bán, c̣n những Flea Market bán suốt tuần, thường không có chủ trông nom, chỉ có một quầy tính tiền chung cho các ô.

Những ô trong Flea Martket, có ô bán chuyên một thứ hàng chẳng hạn như đĩa hát, sách, chén đĩa, phần nhiều trong mộ ô bán nhiều loại khác nhau hầu hết đều là vật dụng cũ như bàn, ghế, tủ giường, nệm, máy giặt, máy sấy, ly, chén, dĩa, sách, truyền h́nh, vi tính, trang sức ......

C̣n Yard Sale tức là thượng vàng hạc cám dư dùng, không c̣n dùng nữa đem ra chưng bày bán ở sân cỏ (Yard) trước nhà, hay bày bán trong nhà xe (Garage), khi dọn đi (Mouving), hoặc do thanh lư của địa phương (State), trường hợp này đồ vật bày bán trong nhà. Thường những loại Yard sale, Garage sale, Mouving sale hay Sate sale đều thực hiện vào ngày Thứ Bảy từ 9 giờ sáng đến khoảng 3 giờ chiều, thỉnh thoảng có chỗ bán ngày Thứ Sáu, hiếm lắm mới thấy có ngày Chủ nhật. Có những nhà bày bán nhiều vật dụng họ ghi thêm Big Yard sale, có khi cả một khu nhà nào cũng Yard sale họ ghi Hug Yard sale.


Yard  sale

Yard sale bán vật dụng từ 5 xu, cho đến vài chục đô như bàn ghế, tủ giường, nhưng giá thường là một vài đô nhưng đôi khi có cái cho không, chẳng hạn như sách, báo. Tất cả những loại sale vừa nói, người bán đều không chịu thuế má ǵ cả, việc mua bán đôi khi có thể trả giá và chỉ có Yard sale vào mùa hè, trong những ngày cuối tuần không có mưa


Garage sale

Cũng năm tôi mới qua, sau khi anh bạn thỉnh được tượng Phật, sơn nhũ vàng rồi tôn trí một bàn thờ, lấy nhà anh tạm làm Niệm Phật đường, một sáng Thứ Bảy, v́ tôi chưa có xe, anh rước tôi đến nhà, khi đi ngang qua nhà kia thấy có Yard sale, có sân đậu xe rộng rải, anh dừng lại, nơi đây tôi có kỷ niệm đáng nhớ là đă mua được cây bút máy Sheaffer mạ vàng, để trong cái hộp, chủ nhân c̣n ghi: mới, chưa dùng đến giá chỉ có 1.5 đô mà thôi.

Nói chi chớ gặp bút máy là hợp sở thích của tôi, năm tôi học lớp đệ lục, anh tôi ở Pháp nhờ người cầm về cho tôi cây bút Waterman, tôi dùng và giữ từ đó đến nay, trước 1975, lương của tôi chừng 15 hay 18 ngàn đồng một tháng, một hôm tôi đi vào Chợ Lớn, ngang qua cửa hàng ở Đồng Khánh, tôi dừng lại v́ thấy trong cửa hàng có bán một cập bút máy Parker 75 vơ bạc, tôi mua với giá 1 ngàn 200 đồng, đến năm 1978 dẫn hai con nhỏ đi chợ Tết, ở khu chợ hoa Nguyễn Huệ, biết có người theo tôi, tôi sợ bị móc túi, hai tay dắt con tách rời đám đông từ Thương Xá Tax băng qua đường đi qua rạp Rex, bồng có kẻ chạy qua đường ngược chiều với tôi, hắn như tránh xe, đâm sầm vào người tôi, tôi tự hỏi sao hắn không tránh tôi, nhớ lại nh́n trên túi áo, biết là ḿnh đă mất cây bút máy rồi. Sau đó đến năm 1980, tôi mua lại được của một người bán trên lề đường Hai Bà Trưng khoảng giữa Chợ Tân Định và trại ḥm Tobia giá 150 đồng, trong khi lương kỷ sư cơ khi bậc 1 giá 63 đồng/tháng. Năm 1991 hay 1992, ở Mỹ tôi vẫn c̣n thấy có cửa hàng bán bút máy Parker 75 giá 180 đô, sau đó không c̣n thấy nữa.

Ngày Thứ Sáu vừa rồi, trên đường về sau khi đưa nhà tôi đi bác sĩ khám mắt định kỳ, thấy bên đường có bản chỉ Yard sale, nghĩ không có việc chi làm, để thư giản nên vào xem, tôi ngạc nhiên v́ có một cái bản ghi ACCEPTABLE CREDIT CARD, trước bàn thu tiền cũng có treo tấm bản ấy.

Đến một Yard sale khác, thấy có quyển Comb Photographer nằm trên chồng sách, tôi cầm lên xem, anh Mỹ đứng gần đó nói: "Của tôi", tôi bỏ xuống trong khi anh ta vẫn nh́n tôi, rồi nói : "Lấy đi! Nếu anh thích".

Bấy giờ, tôi lại cầm lên xem, lật vài trang rồi hỏi: "Bao nhiêu?" Người bán, nhanh nhẩu đáp: "Không phải của tôi!" Người Mỹ khi nảy, nh́n tôi và nói: "Tặng cho anh đó!". Tôi đáp:

- Cám ơn anh nhiều. Tại v́ tôi là người Việt Nam, nên tôi thích quyển sách này.

- Tôi biết !

Vợ chồng anh ta và chúng tôi cùng rời chỗ Yard sale đó, ra tới đường, tôi cám ơn anh ta thêm lần nữa rồi lên xe đi về.

Yard sale là nếp sống của người Mỹ, nói khác nơn cũng là nét văn hóa trong đời sống người b́nh dân trên đất Mỹ, nó giúp cho những người thu nhập thấp, những người di dân mới tới Mỹ định cư mua sắm những thứ cần dùng, nó cũng giúp cho những người già sống trên đất Mỹ, dạo chơi thư giản vào cuối tuần trong những ngày hè.

Louisville, 23-9-2014