Nhà ga mới
Huỳnh Ái Tông
*
Tôi rời Mỹ trên chuyến bay UA 895 của hảng hàng không Mỹ United Airline tại phi trường Chicago lúc 12 giờ 30 ngày 31 tháng 7 năm 2008, quá cảnh phi trường Hồng Kông lúc 4 giờ 45 chiều, như vậy hành khách ngồi trên phi cơ hơn 15 tiếng đồng hồ, phải đợi đến 18 giờ 20 lên phi cơ, thêm 2 giờ bay nữa mới về tới Sàig̣n.
Tôi đă đến phi trường Hồng Kông 5, 6 lần rồi, lần đầu tiên phải chạy cho kịp chuyến bay, v́ chuyến ấy bị trễ đến 4 tiếng đồng hồ, trước tiên do chuyến bay bị đ́nh hoăn mấy lần ở phi trường Chicago, thứ đến trên đường bay phi cơ hết nhiên liệu, phải đáp xuống phi trường Bắc Kinh đổ thêm nhiên liệu, đến Hồng Kông lần đầu tiên, phi trường lạ, lại phải hốc tốc t́m cổng lên phi cơ. Có lần đến chỉ có hơn 30 phút để chuyển chuyến bay, lại có lần đến đó đúng ngày đầu tiên sau khi phi trường bên vương quốc Anh bị khủng bố, hành khách đến phi trường bị an ninh khám xét kỹ lưỡng, họ lại khoanh vùng để khách đi Au châu hay Mỹ châu ở trong một khu vực, những lần như vậy tôi không có dịp quan sát phi trường .
Lần này tôi có tới 4 giờ chờ đợi, tôi dùng thời giờ ấy đi dạo cho biết phi cảng Hồng Kông và cho dăn gân cốt sau khi ngồi tù túng trên chuyến bay dài. Phi cảng Hồng Kông xây dựng h́nh chữ Y, từ ngoài vào là chân chữ Y gồm có 39 cổng đánh số từ 1 đến 39, rồi đến ngă rẻ hai nhánh, một nhánh có các cổng đánh số từ 40 đến 59 và nhánh kia đánh số từ 60 đến 80, ngay chỗ ngă ba là nơi tập trung nhiều cửa hàng, có quầy đổi tiền, cửa hàng nữ trang với vàng hột xoàn và cẩm thạch, cửa hàng bánh kẹo, rượu, sách, b́nh trà, trà, dược thảo, hàng hiệu Gucci, quán ăn và giải khát …
Ở khu vực này trần thấp v́ tầng trên là văn pḥng vài hảng máy bay, câu lạc bộ. Tầng trệt quầy vé các hảng máy bay, cổng đến và nơi lấy hành lư.
Ở khu vực các cổng đi, trần là cái ṿm cao, sàn ở giữa là băng tải hai chiều cho người đi bộ, hai bên băng tải dành cho người đi bộ, xe chạy điện chở người, dọc theo lối đi là vài cửa hàng, nhà vệ sinh, pḥng hút thuốc, dọc theo đó phần ngoài cùng củả mỗi bên là những cổng đi, một bên là cổng số chẵn và một bên là cổng số lẽ, mỗi cổng có quầy soát vé, có hai khu vực băng ghế ngồi, các ghế đều bọc nệm cùng màu xanh hay đỏ trong mỗi khu, các băng ghế xếp đâu lưng lại với nhau và ngoài cùng là những khung cửa kính, cho nên hành khách có thể nh́n ra ngoài xem phong cảnh ở phi trường với núi non, với những khu cao ốc chen chúc nhau mọc lên, có nơi nh́n thấy biển cả ở bên ngoài. Có vài nơi người ta dùng chậu cây, băng đá tŕnh bày như một công viên nho nhỏ, làm cho cái nh́n của hành khách không bị lóa mắt với vàng, bạc, kim cương, không bị rối mắt v́ hành khách tấp nập tới lui. Cho nên hành khách có chờ đợi lâu cũng không cảm thấy chán.
Buổi chiều phi trường không c̣n nhộn nhịp, người ta đi lại trông có vẻ uể oải, thưa thớt.
Rồi đến giờ chúng tôi lên phi cơ, thêm hai giờ bay về đến phi trường Tân Sơn Nhất, năm ngoái c̣n dùng phi trường cũ, phi trường này nay dành cho các chuyến bay nội địa, các chuyến bay ngoại quốc nay dùng phi trường mới.
Gần giống như các phi trường quốc tế khác, ở phi trường mới, khi đến hành khách đi qua một hành lang dài, có băng tải, ra khỏi hành lang này là một khu vực rất rộng, có nhiều quầy sát nhau, mỗi quầy có hai bàn làm việc của công an cửa khẩu, để cho hành khách xuất tŕnh thông hành, chiếu khán nhập khẩu, tờ khai hải quan được phi hành đoàn phân phát trên phi cơ, đẻ cho hành khách điền chi tiết lúc c̣n trên phi cơ.
Trong khi chờ đợi, hành khách xếp hàng trước các quầy, đến khi làm thủ tục th́ bước vào trong quầy, khi xong ra khỏi quầy có thang cuốn để đi xuống tầng trệt nhận hàng kư gửi theo chuyến bay, nơi đây rộng và rất thoáng v́ không có tầng lầu một, nh́n tận trần ở trên tầng lầu hai .
Ra khỏi khu vực lấy hành lư, hành khách sẽ qua một trong ba máy kiểm tra, để hải quan kiểm tra hàng phải chịu thuế cũng như băng nhạc phải kiểm tra văn hóa phẩm …
Rời khỏi khu vực khám Hải quan, hành khách bước ra khu vực thân nhân đón chào, nơi đây người ta cười vui, người ta để cho những giọt lệ tự do chảy dài v́ vui mừng gặp lại thân nhân
Phi trường Tân Sơn Nhất là một phi trường quốc tế từ lâu nhưng có trang bị hiện đại hay không tùy thời. Hiện nay, có thể nói nó cũng hiện đại như những phi trường quốc tế nhỏ khác.
Tôi tự hỏi, có nên nói vĩnh biệt phi trường cũ, phi trường mà ngày xưa tôi từng dùng nó để đi Banmêthuột, Huế, Nha trang, Đàlạt, Sóc trăng mà nhiều lần nhất là cái xứ Buồn Muôn Thuở. Có một lần, gặp cô bạn, ở pḥng chờ đợi chuyến bay, cô bạn ấy cho biết đi lên B́nh Long dạy học, từ đó đến nay chưa lần gặp lại, mất hay c̣n làm sao biết được sau một trận chiến nhiều ngày, thành phố đă trở thành b́nh địa.
Nói đến bến tàu, nhà ga là nơi đưa tiển, bao giờ cũng buồn nhiều hơn vui, nỗi buồn vẫn tồn đọng qua năm tháng, c̣n niềm vui chỉ một lúc thoảng qua.
Sàig̣n 5-8-2008
C̣n có các bài viết sau đây trong lần về nầy:
- Những Ngày Nằm Viện
- Về quê ngoại
- Thăm lại Lăng Thoại Ngọc hầu