Những ngày nằm viện
Huỳnh Ái Tông
*
Vài năm trước, tôi đi khám bệnh Tiền Liệt Tuyến (Prostate), ở phòng mạch Bác sĩ Võ Phước Khương, ông ta khuyên tôi nên mỗ khi còn đủ sức, để về già cũng phải mỗ, lúc đó có khi sức khỏe không có. Tôi sợ mỗ, nên đi khám Bs Nguyễn Lê Chuyên, Bs khoa niệu của bệnh viện Bình Dân, lại có người quen nhờ Bs Bùi cũng chuyên khoa niệu, xem kết quả siêu âm, thử máu, cho toa mua thuốc. Bác sĩ nào cho thuốc mới uống đều dễ chịu, nhưng sau đó chứng nào vẫn tật ấy. Còn Bs gia đình ở Mỹ nói với tôi, người nào già cũng vậy, đi tiểu khó, ông ta cho thuốc để uống hàng đêm. Cho nên lần này, tôi quyết định về Việt nam mỗ nội soi.
Con rể tôi vốn quen biết thân thiết với gia đình Bs Hồng Liên, cũng là Bs khoa niệu bệnh viện Bình Dân, Bs Hồng Liên nay đã định cư ở Canada, là chị ruột của Bs Khương, cho nên con rể tôi nhờ Bs Khương mỗ cho tôi ở Bệnh viện 115.
Khi về tới Sàigòn mấy hôm, Thứ Hai 4-8-2008, tôi đến bệnh viện khám để lập hồ sơ bệnh lý, lên lịch mỗ vào Thứ Hai 11-8-2008, nhưng tôi muốn được mỗ sớm hơn, do vậy Bs Khương cho tôi mỗ sớm vào sáng Thứ năm 7-8-2008. Trước khi mỗ, Bs Khương cho biết, hiện nay chưa có thuốc nào để trị dứt bệnh Phì Tiền Liệt Tuyến, thuốc chỉ làm cho nó ngưng phát triển mà thôi, chỉ có can thiệp nó bằng cách mỗ, ngày nay phương pháp mỗ nội soi, chỉ là tiểu phẩu. Nghe Bs giải thích, tôi mới hiểu ra vì sao tôi uống thuốc của Bs Khương, Bs Bùi, Bs Chuyên, uống cả thuốc và trà Hoàng Cung Trinh Nữ đã 3 năm qua rồi, nhưng chứng nào vẫn bệnh ấy mà thôi và tại sao lần đầu tiên Bs Khương đã khuyên tôi nên mỗ sớm.
Thứ Tư tôi vào bệnh viện làm thủ tục Nhập viện, xong thủ tục, Bs khuyên về nhà ngủ, sáng vào sớm, cho nên sáng Thứ năm, tôi vào bệnh viện trước 6 giờ, y tá đo huyết áp, nhiệt độ. Đến 8 giờ mặc quần áo bệnh viện rồi đi theo y tá vào phòng mỗ.
Vào khu chuẩn bị mỗ, lên nằm trên giường có bánh xe lăn, cởi bỏ hết quần áo, đắp một tấm drap, một lúc sau y tá đưa vào phòng mỗ, chuyển qua nằm trên bàn mỗ, y tá chuyền vào người 2 loại dịch truyền, một là Sorbitol 5.5%, hai là Natri Clorid và y tá chích vào cột sống một muỗi thuốc gây tê, sau đó y tá đặt hai chân tôi lên 2 cái giá đỡ, kéo một thanh sắt ngang vùng ngực, rồi kéo drap che lại, sau đó Bs vào, tôi không thấy Bs làm chi vì bị tấm drap che, nhưng có cảm giác Bs đang bôi thuốc sát trùng, tôi nhìn lên trần, có một bộ phận dùng để treo các giá đèn mỗ, bộ phận ấy có một cái chụp inox to bằng cái dĩa nhỏ, nhìn vào đó tôi thấy đầu và thân Bs nhưng không thấy Bs đang làm gì..
Bác sĩ vào ca mỗ lúc 9 giờ 30, đến khoảng 10 giờ, anh y tá vén tấm drap che, cho tôi nhìn thấy màn hình Bs đang mỗ nội soi. Anh y tá nói: “Bác xem cho đỡ buồn”. Nhìn trong màn hình, tôi thấy có một dụng cụ như cái vợt đánh tennis, Bs dùng nó như cái vá đưa vào chỗ ung bướu, nó cắt từng mảnh thịt, thỉnh thoảng trên màn hình thấy có chỗ là mạch máu, một cái lỗ đen ngòm, từ đó máu tươi phun ra, có lúc màn hình toàn là máu đỏ, có lúc nhìn thấy những phần của ung bướu giống như một đống sỏi ngổn ngang không thứ tự, một lúc tấm drap tự động rơi xuống, che màn hình, tôi không còn thấy nữa, tôi cũng không muốn làm phiền y tá vén màn cho tôi xem. Bs mỗ cho đến 10 giờ 45 thì ngưng, sau đó Bs đến bên tôi cho biết rằng vì bướu to ngoài dự kiến, nên Bs chỉ mỗ được 2/3, phần còn lại có thể không cần thiết mỗ nữa, nhưng nếu cần thì sang năm sẽ thực hiện, ngoài ra sẽ cho xét nghiệm để biết bướu lành hay dữ, vì trước khi mỗ thử máu trên 4 PSA, thường dưới 4 là bướu lành, trên 4 là bướu dữ hay nói khác hơn là bị cancer.
Sau đó y tá chuyển tôi qua giường khác và chuyển tôi vào phòng hồi sức, nằm chung với nhiều người, ở đây tiếp tục vào dịch truyền và chích thuốc cho tôi, mãi đến hơn 3 giờ chiều, người ta mới đẩy tôi ra khỏi phòng hồi sức, đưa vế phòng hậu phẩu, chuyển từ giường nọ qua giường kia tôi mới biết rằng ở tay tôi có gắn kim để truyền dịch truyền, còn một ống khác có hai đường cho vào đường tiểu, một để truyền dịch truyền Natri Clorid vào, một để nước tiểu và máu chảy ra một cái bọc chứa, khi nào bọc chứa nhiều phải xả ra bỏ.
Bs dặn tôi đừng ăn, đừng xuống giường sau khi mỗ cho đến hôm sau, đến buổi chiều Bs đi thăm bệnh, dặn người nhà cho tôi ăn uống tự nhiên, nhưng tôi không cảm thấy đói, khát nên cũng chẳng muốn ăn.
Ngày hôm sau, tôi ăn chút cháo trắng, buổi chiều có người bạn đến thăm, hai chúng tôi nói chuyện chắc cũng phải đến hai tiếng đồng hồ, con tôi mở TV cho xem Olympic Bắc Kinh, vì truyền hình của bệnh viện không còn tốt, nên bạn tôi ra về để xem TV ở nhà cho rõ hơn. Tôi không muốn cho ai vào thăm, nhơn dịp này muốn nằm tịnh dưỡng tốt hơn.
Thường đêm ở trong trong bệnh viện với tôi là đứa cháu, ông nội nó với tôi là anh em bạn dì, nó tuy trai trẻ nhưng ngủ sẻ thức, mỗi đêm một lần lúc khuya cháu ấy thay chai dịch truyền khác, cũng như xả nước từ trong bọc ra. Vết thương không đau lắm, nhưng tôi không ngủ được, đêm nào cũng ngủ từ 9 hay 10 giờ đến 1 giờ sáng là tôi thức dậy nằm đọc báo cho tới sáng.
Khi nằm ở phòng hồi sức, tôi cảm nghĩ thân phận con người, nào khác thú cầm, trừ có bộ óc đang suy tư.
Lúc nằm ở phòng hậu phẩu, tôi hoàn toàn buông xả mọi việc, có lúc tôi nghĩ về cái chết, tôi nghĩ nó sẽ nhẹ nhàng hơn lúc tôi đang nằm đây. Người chết vì bệnh tật già yếu mê man, người ấy chắc chắn sẽ bị cơn gió cuốn theo dòng nghiệp lực của họ, người chết đang trong cơn tức giận, đang trong lúc tham vọng dâng tràn chắc chắn sẽ bị cơn gió nghiệp cuốn vào trong cảnh gới thích hợp của địa ngục, của súc sanh, Còn những người tu hành đạt đạo, có những người tự bỏ xác thân này để an nhiên đi vào cảnh giới của họ, chúng ta đọc được những mẫu truyện như gia đình cư sĩ Bàng Long Ẩn, như Trần Nhân Tôn, Đệ nhất tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Tôi được rút ống vào sáng Thứ Hai, buổi chiều xuất viện, lấy khách sạn Ngọc Lan trên đường Lý Thường Kiệt, Quận Tân B́nh, ở thêm vài hôm, rồi đi Đà Lạt.
Có vài người bạn ở Mỹ biết tôi mỗ ở Việt Nam, đặt câu hỏi chẳng hạn như: “ - Anh không có bảo hiểm sức khỏe hay sao ?”. Hay: “Sao anh dám mỗ ở Việt Nam”. Tôi đă trả lời : “Tôi có Medicare Part A” (Nghĩa là đi bệnh viện không tốn tiền), c̣n dám mỗ ở Việt Nam hay không là v́ con rể tôi quen rất thân với Bác sĩ phẩu thuật, Bác sĩ ấy đă cho biết chẳng có ǵ đáng ngại, chỉ là tiểu phẩu.
Mấy ngày ở Đà Lạt, tôi đoc được mấy câu thơ trong một bức thư pháp treo trên tường ở một quán ăn kia:
Trăm năm trước thì ta chưa có,
Trăm năm sau có cũng như không.
Cuộc đời sắc sắc không không,
Trăm năm còn lại tấm lòng mà thôi.
21-8-2008