Phật Giáo Việt Nam:

TRƯỚC KHÚC QUANH HAY NGĂ RẼ…

 

Bản văn ghi lại cuộc phỏng vấn của liên hội truyền thông VĂN NGHỆ PHẬT GIÁO VIỆT NAM HẢI NGOẠI ( Viết tắt: VNPGHN) và ông Trần Kiêm Đoàn.

 

Phần giới thiệu:  Nhân dịp giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (PGVNTN) Hải Ngoại thuộc văn pḥng II Viện Hóa Đạo vừa nhận giáo chỉ số 9 của Viện Tăng Thống ở Việt Nam nội địa: Ra lệnh giải tán, kể từ ngày 25-9-2007, mọi cơ chế của GHPGVN hải ngoại được chính thức thành lập và hoạt động từ năm 1992, đang hoạt động theo nội quy nhà chùa và hợp pháp với chính quyền sở tại từ trước đến nay.  Đồng thời một ban lănh đạo mới đă được chỉ định gồm 14 vị bao gồm tu sĩ, pháp sư và cư sĩ với nhiệm kỳ “vô thời hạn”.  Sự cải tổ đột ngột nầy đă làm chấn động dư luận và gây xôn xao trong giới Phật tử tại gia và xuất gia trong cũng như ngoài nước.

           

Để phản ảnh khách quan một phần những quan điểm đại chúng khác nhau, nhóm VNPGHN chúng tôi – hoàn toàn đứng ở vị thế độc lập của người Phật tử – sẽ lần lượt phỏng vấn các nhân vật được xem là đă và đang đứng trong hàng ngũ tăng ni, thiện tri thức và Phật tử hằng quan tâm đến sinh hoạt Phật giáo Việt Nam Hải Ngoại.  Trong đợt phỏng vấn “mở màn” nầy, chúng tôi t́m đến với ông Trần Kiêm Đoàn (TKĐ).  Lần nầy, chúng tôi mời ông TKĐ vào cuộc phỏng vấn mở đầu sau đây v́ có 3 lư do:  (1) Ông TKĐ là một Liên đoàn trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Việt Nam từ thời 1962 và sinh hoạt liên tục với các tổ chức Phật giáo Việt Nam cũng như quốc tế trong suốt 40 năm qua, (2) ông TKĐ là một trí thức Phật tử (GSTS) độc lập, không đứng về phía “giáo hội” hay thuộc bộ phái nào cả; đồng thời (3) ông là một người cầm bút năng nỗ, có nhiều tác phẩm văn thơ, nghiên cứu, nhận định về Phật giáo có giá trị đă xuất bản.

 

Phóng viên đại diện cho liên hội VNPGHN, đơn vị Hoa Kỳ, là anh Tâm Hải Đỗ Kiến Phúc (từ đây, xin viết tắt là TH).  Cuộc phỏng vấn kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ.  Nội dung xin tóm tắt như sau:

 

*****

 

 

            TH:  Thưa anh Trần Kiêm Đoàn, xin anh vui ḷng cho biết vài nét giới thiệu sơ lược về anh.

           

TKĐ: Thưa anh Tâm Hải, tôi tên là TKĐ, 61 tuổi.  Tên và bút hiệu giống nhau.  Hai mươi lăm năm ở Mỹ, tôi thường sinh hoạt với Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Tây Tạng và Nhật Bản.  Tôi là một Phật tử độc lập, nghĩa là chỉ theo đạo Phật chứ không theo nhóm phái nào cả.  V́ vậy, nên hôm nay tôi sẽ xin trả lời các câu hỏi của anh cũng bằng cái tâm và sự nhận định riêng của ḿnh. Dạ, chỉ có vậy.

           

TH: Theo dơi các tác phẩm của anh, tôi biết là anh muốn tránh xa chuyện chính trị. Tuy nhiên, để xác định một thái độ trước các vấn đề Phật giáo mà chúng ta sắp nói ra, anh có thể cho biết quan điểm riêng của anh về chế độ Cộng sản Việt Nam hiện nay và mối tương quan giữa chế độ ấy với đạo Phật như thế nào không?

           

TKĐ:  Là người Phật tử, tôi có đời sống tâm linh, trong lúc người CS chủ trương vô thần.  Là người cầm bút, tôi muốn có tự do sáng tạo, trong lúc người CS kiểm soát tự do ngôn luận.  Sự khác biệt đó là nguyên nhân khiến tôi tránh xa những chuyện chính trị như anh vừa nhắc đến.

                       

TH:  Vâng, tôi có thể thấy và cảm nhận được điều đó qua nhiều bài viết đủ thể loại; qua những nhân vật mà anh đă gửi gắm tâm sự trong tác phẩm mới nhất và công phu nhất của anh là cuốn “Tu Bụi”.  Xin được trở lại vấn đề trọng tâm nhất cùa chúng ta hôm nay là cuộc “khủng hoảng Phật giáo” đang diễn ra trong nội bộ của tổ chức PGVNTN tại hải ngoại nầy.

 

TKĐ:  Tôi không thấy Phật giáo Việt Nam đang lâm vào một t́nh trạng nào gọi là “khủng hoảng” như anh vừa nói.  Có lẽ v́ tôi cũng giống như đại đa số Phật tử thầm lặng khác, chỉ muốn đến chùa học Phật, cảm nhận mùi trầm hương, quan chiêm h́nh ảnh đầu tṛn, áo vuông và cuộc sống tịnh hạnh của quư Tăng Ni cho tâm ḿnh được an lạc sau những giờ lao vào công việc xô bồ tranh sống.  Chắc anh TH đă đọc qua nhiều bài viết của tôi đă xuất bản, trong đó, tôi xem Phật giáo như một biển lớn thái ḥa và an lạc.  Những tổ chức Phật giáo khác nhau cũng giống như những ḍng sông hay những suối nguồn trôi về biển mẹ.  Chẳng lẽ v́ những ḍng sông hay suối nguồn nào đó dơ bẩn, nhiễm độc, rác rưởi hay dậy sóng, cạn khô mà biển mẹ cũng phải nổi sóng ba đào hoặc khô cạn theo hay sao?

 

TH:  Thế th́ anh nghĩ như thế nào về Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (PGVN) thân chính quyền – c̣n gọi là “giáo hội quốc doanh”– và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (PGVNTN) chống chính quyền hiện nay?

 

TKĐ:  Để có một tầm nh́n xác thực hơn, tôi xin phép được nêu lên một hoàn cảnh thực tế rằng:  Nếu tạm thời xin rước qua một bên những nhóm phái hay đạo tràng (con số lên đến hàng chục ở Việt Nam nội địa và không dưới một chục ở nước ngoài) để tập trung vào khung cảnh chính của đạo Phật Việt Nam th́ có 3 khối chính:  PGVN, PGVNTN như đă tŕnh bày ở trên và một khối, khối chính,  mà tôi tạm thời xin gọi là Đạo Phật Việt Nam (ĐPVN) để dễ phân biệt.  Có thể nói một cách khẳng định mà không sợ sai lạc với thực tế rằng: Có hơn chín mươi phần trăm Phật tử tại gia và xuất gia chỉ một ḷng theo Phật, chứ không theo ai cả.  Họ đến chùa, ăn chay, niệm Phật, cúng dường, lễ bái, bố thí, làm việc thiện… là để tu học mong t́m đường cứu khổ, an lạc và giải thoát cho ḿnh.  Hàng cư sĩ cũng như Phật tử tại gia đến chùa, đảnh lễ quư Tăng, Ni là mong được tiếp cận với những chiếc cầu tâm linh đạo cao đức trọng.  Hẳn nhiên, một người Phật tử b́nh thường nhất cũng hiểu được rằng, nếu muốn làm chính trị, hay chống đối - ủng hộ ai đó, người Phật tử chỉ cần ra khỏi cổng chùa một bước là đă có rất nhiều đoàn thể, tổ chức chính trị, xă hội, kinh tế sẵn sàng đón tiếp họ để mời vào, nếu họ muốn.  Do đó, chẳng có lư do nào khiến người Phật tử vào chùa để theo quư Thầy, Sư Cô hướng dẫn và “thuyết pháp” về vấn đề chính trị hay chuyện tranh chấp đời thường cả.

 

TH:  Tôi đồng ư với anh đấy là một thực tế tâm lư của người Phật tử.  Tuy nhiên,   

sự hiện diện của giáo hội PGVN quốc doanh và giáo hội PGVNTN dù đa số hay thiểu số; nắm được đại chúng Phật tử nhiều hay ít th́ vẫn là một thực thể đang hiện diện và tồn tại khi nói đến Phật giáo Việt Nam.  Theo anh, họ đang ở vị trí nào trong bức tranh chung của Đạo Phật Việt Nam hiện tại?

           

TKĐ:  Thưa anh, quan điểm của tôi đă được tŕnh bày rạch ṛi trong cuốn sách mới nhất của tôi vừa xuất bản là cuốn “Tu Bụi”.  Gần suốt chương 24: Đạo Giữa Đời (từ trang 533 đến 552. Bản in lần thứ 2) –  tôi đă tŕnh bày bản chất và h́nh tướng của những tổ chức nhân danh Phật giáo.  Các tổ chức đó là sản phẩm của thế quyền hay đối lập với thế quyền đều không phải là Phật giáo mà chỉ là phương tiện của phía nầy hay phía nọ để tiếp cận với Phật giáo theo mục đích và phương thế riêng của họ.  Trong đạo Phật, phương tiện là chiếc bè qua sông để đến bờ bên kia.  Chiếc bè không phải là ḍng sông mà cũng chẳng phải là bến bờ nên đừng nhầm lẫn phương tiện với mục đích.  Cũng thế, đừng đồng hóa h́nh thức “giáo hội” với Phật giáo.  Đă có biết bao nhiêu Phật tử xuất gia và tại gia đến với giáo hội, vào giáo hội, nhưng chẳng bao giờ đến được với Phật giáo.  Và ngược lại, cũng đă có biết bao nhiêu Phật tử đến với Phật giáo, theo Phật giáo nhưng chẳng bao giờ bén mảng tới giáo hội.

 

TH:  Như thế th́ thực chất vai tṛ của giáo hội là để làm ǵ?

 

  TKĐ: Thực chất th́ mỗi “giáo hội” là một chiếc bè trong vô số chiếc bè.  Nhiều trường hợp, nhiều hoàn cảnh khác nhau sẽ đẻ ra nhiều giáo hội khác nhau.  Phật giáo nói chung và đạo Phật Việt Nam nói riêng cũng đang có những giáo hội Phật giáo mang tên Cột, Kèo, Tranh, Tre… nào đó, do nhân vật Ất, Giáp, Bính, Đinh… nào đó lập ra và tự xem ḿnh là Đạo chính thống, là Phật giáo đích thực, là có toàn quyền về mọi mặt sinh hoạt của Phật giáo; có uy quyền trên tín đồ Phật giáo.  Sự lạm nhận thô bạo về vai tṛ tổ chức giáo hội đă xẩy ra cho một số tôn giáo phương Tây thời Trung Cổ.  Thời nay, một sự lạm dụng danh nghĩa như thế là một sự sai lầm nghiêm trọng về cả hai mặt đạo lư và pháp lư.  Đấy là sự vi phạm trắng trợn quyền tự do tín ngưỡng, gây chướng ngại cho đời sống tư hữu và tâm linh.  Điều đáng xót xa hiện nay là phần đông đạo hữu Phật tử chúng ta, c̣n có người thiếu phương tiện t́m hiểu và phân biệt nên cứ xem “quư Thầy trong giáo hội… nào đó” là hiện thân của Phật, của Bồ Tát nên đă bị những thế lực vô minh, phi Phật giáo lợi dụng một cách đáng tiếc.  Thấy được từ tầm xa, khả năng nguy hại, gây rối đạo của “giáo hội”, nên thời c̣n tại thế, Đức Phật đă bác bỏ hoàn toàn lời thỉnh cầu của Đề Bà Đạt Đa muốn thành lập giáo hội Phật giáo để hỗ trợ chư tăng đương thời.

Nếu với yêu cầu thể hiện tính tổ chức cho tôn giáo thời nay, h́nh thức “giáo hội” có thể h́nh thành với sự chọn lựa dân chủ của tập thể đồng thuận đứng dưới danh nghĩa giáo hội.  Sự chỉ định “tầm xa, tầm gần” thiếu sự đồng thuận của những thành viên liên hệ chỉ tạo thêm họa bất đồng và phân hóa.  Một giáo hội phân hóa là một phương tiện què quặt ví như một chiếc thuyền thủng đáy đang ch́m.  Thuyền không tồn tại th́ lấy đâu phương tiện an toàn để chở thành viên đến bến, đến bờ (tu chứng).

 

            TH: Nói như thế th́ theo anh, có bao nhiêu phần trăm Phật tử theo giáo hội PGVN của nhà nước, giáo hội PGVNTN chống chính quyền VN?

           

TKĐ:  Anh có thể t́m đến bất cứ chùa Việt Nam nào trong nước hay ở hải ngoại, hỏi các Phật tử rằng: “Ông, bà, cô bác… đang theo giáo hội nào thế?” Anh sẽ nhận được câu trả lời chính xác nhất.  Năm học vừa qua tôi có giúp một sinh viên của tôi làm luận án cao học xă hội ở trường CSUS về một đề tài có liên quan đến Phật giáo Việt Nam.  Trong nhóm câu hỏi gửi ra cho quần chúng để thâu thập dữ kiện, có một câu hỏi về khuynh hướng “theo giáo hội nào” nêu trên, được gởi cho Phật tử đang sinh hoạt tại các chùa ở tiểu bang California và các tiểu bang đông người Việt khác trên đất Mỹ.  Kết quả là trong số thu về, có 432/456 (94.73%) câu trả lời đại ư: “Tôi theo Phật, chẳng biết giáo hội nào và chẳng theo giáo hội nào cả…”  Tôi tin rằng, đa số tuyệt đối Phật tử đến chùa là để tu học.  Có chăng chuyện hội hè đ́nh đám th́ cũng là chuyện đời thường bên ngoài mà thôi.

 

TH: Như thế theo anh th́ đâu là sức mạnh thật sự của đạo Phật Việt Nam.

           

TKĐ:  Câu hỏi của anh đă đặt lại một vấn đề trọng tâm của đạo Phật Việt Nam.  Đó là câu hỏi then chốt: “Đâu là sức mạnh thực sự để sống c̣n của đạo Phật Việt Nam?”.  Nếu hoàn cảnh khách quan và chủ quan không hội đủ trọn vẹn truyền thống Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng th́ yếu tố nào là sức mạnh chủ đạo giúp cho đạo Phật tồn tại đến ngày nay?  Theo tôi th́ có hai cách nh́n khác nhau anh ạ:

- Nếu nh́n dưới khía cạnh tiêu cực th́ Phật giáo Việt Nam rất có thể đă bị lọt vào quỹ đạo “chia để trị” rất cổ điển, nhưng lại rất “được việc” cho thế quyền trong suốt ba chục năm qua.  Thế quyền VN chẳng mất ǵ cả, nhưng đạo Phật gần như mất đi hơn một thế hệ (mỗi thế hệ tính b́nh quân là 25 năm) tiến thối lưỡng nan trong trùng vây của nghi kỵ, phân hóa và thậm chí huynh đệ đồng tổ, đồng tông, đồng đạo chối bỏ, chống báng lẫn nhau.

- Nếu nh́n dưới khía cạnh tích cực th́ phần đông, người Phật tử Việt Nam b́nh thường đáng được hoan hỷ tán thán công đức v́ đă trực tiếp hay gián tiếp, vô h́nh chung, thấm nhuần được tinh thần “phá chấp” để thực hành nguyên tắc “tùy duyên bất biến” cốt tủy của đạo Phật.  Họ kỉnh Phật trọng Tăng, quy y Tam Bảo nhưng không c̣n ảo tưởng nh́n Phật qua Tăng; không nh́n Tăng qua Chùa; không nh́n Chùa qua Tượng đài lễ lạc.  Họ mang đức tin t́m đến Đức Phật ngay chính trong tâm ḿnh mà đảnh lễ.   

 

TH:  Như thế có nghĩa là người Phật tử không c̣n tin tưởng tuyệt đối vào sự d́u dắt tu học của chư Tăng Ni hay sao, thưa anh?

 

TKĐ: Dạ, đúng một nửa…

 

TH: C̣n nửa kia th́ sao?

 

TKĐ: Nghĩa là Phật tử hôm nay đều hiểu được rằng, bức tượng không làm nên ông Phật; mái chùa không làm nên Niết Bàn; chiếc áo không làm nên thầy tu.  Hầu hết Phật tử đảnh lễ quư Tăng, Ni v́ phẩm hạnh đạo cao đức trọng mà những Phật tử tại gia đang thiếu.  Ngoài ra, tất cả những phương tiện phàm tục khác như lợi khẩu, kiến thức, bằng cấp, điạ vị, vật chất, thủ đoạn, mưu kế, kể cả thói hư tật xấu… th́ hàng Phật tử đời thường có nhiều hơn, trội hơn hàng tu sĩ là hẳn nhiên rồi.  Không ai ngây ngô đến chùa hay bái kiến quư Thầy, quư Sư Cô để mong t́m những “phẩm vật” đời thường như thế đâu.  Bởi vậy, khi một nhà tu chỉ cốt nói cho hay, khoe khoang cái giả ngă cho lắm, phê phán đồng môn, đồng đạo cho nhiều… tức là đang đi vào ngơ cụt lấy cái sở đoản làm sở trường cho một nhà tu chân chính!

 

TH: Thưa anh, tôi vẫn đang c̣n phân vân v́ chưa hiểu câu trả lời của anh dẫn đến trọng tâm nào?

 

TKĐ:  Như lời Phật dạy, thời mạt pháp như thời đại chúng ta hiện nay sẽ có hiện tượng phàm tăng nhiều hơn thánh tăng; kiêu tăng nhiều hơn danh tăng; ác tăng nhiều hơn minh tăng… nên mỗi khi có hiện tượng nhóm phái tranh chấp trong giáo hội, chư tăng bất ḥa, thiền môn bất tịnh th́ Phật tử không c̣n đau buồn cúi lạy đợi chờ tiêu cực một sự “hoá giải” nào đó mà chủ động lặng lẽ tránh xa.  Nhất là ở Hải ngoại nầy, người Phật tử hay bất cứ ai đều có quyền tự do lập nên giáo hội mới, chùa chiền tu viện mới, triệu tập đồng đạo mới mà không phải lệ thuộc ai cả.  Thực tế th́ điều nầy đă xảy ra khắp nơi.  Trong xă hội thực dụng th́ tiền bạc có tiếng nói quyết định, “money talks”… mà anh! Và, xa hơn nữa là nếu hệ thống đạo Phật Việt Nam không c̣n hiện hữu nữa th́ người Phật tử có tín tâm vẫn c̣n quá nhiều cơ hội để tiếp cận với nguồn suối tâm linh Phật giáo.  Như anh biết đó, đă có hiện tượng trí thức Phật tử hải ngoại, thất vọng trước thực trạng phân hóa của Phật giáo Việt Nam nên đă xa rời chùa Việt để qua chùa Người.  Hiện nay hệ thống các chùa chiền, tự viện thờ phụng tôn nghiêm, tăng đoàn ḥa hợp, tổ chức trang trọng của Phật giáo Trung Hoa (Đài Loan), Tây Tạng, Nhật Bản, Đại Hàn, Thái Lan, Miến Điện… có mặt khắp nơi trên toàn thế giới.  Có thể nói họ đă tạo được những cơ sở vật chất và nhân sự vững chắc, phong phú mà Phật giáo Việt Nam chúng ta c̣n phải đứng xa để nh́n.

 

TH: Khi nói đến ư nầy, anh có ư ám chỉ điều ǵ đến t́nh trạng sắp sửa có hai giáo hội Việt Nam Thống Nhất sau khi Giáo chỉ số 9 nhân danh Đệ Tứ Tăng Thống mà người ta cho rằng đấy là sản phẩm của ông Vơ Văn Ái không?

 

TKĐ:  Theo tôi,  hoặc đă quá muộn, hoặc c̣n quá sớm để nói đến những điều nầy.  Quá muộn, nếu đă có một nhóm người cấu kết với nhau, ám muội làm ra những điều này sau lưng ngài quư thầy lănh đạo GHVNTN đang c̣n bị kẹt ở quê nhà, để mưu cầu quyền lực cho phe nhóm của ḿnh.  Quá sớm, nếu có những người đang có tấm ḷng cao quư, muốn hóa giải xung đột, tạo tinh thần ḥa hợp chư Tăng Ni, ít nhất là ở hải ngoại nầy, mà chưa làm được.

Tôi tin là với hoàn cảnh thông tin vi tính trong một xă hội khoa học kỹ thuật hiện nay tại các nước Âu Mỹ nầy,  cái chất mê tín “khải huyền” (mythologization) đă qua rồi.  Các tôn giáo phương Tây đang t́m cách “giải huyền” (demythologization) để đưa tín đồ họ ra khỏi ṿng lẩn quẩn của mê tín.  Phật giáo là một tôn giáo khoa học nên tu sĩ Phật giáo cũng cần trang bị tinh thần khoa học hiện đại như thế.  Những huyền thoại “thánh tăng” thời Đạt Ma Tổ Sư; “Bồ Tát hoá thân” Tế Điên Ḥa Thượng của ngh́n năm trước không có lư do tồn tại hôm nay.  Mọi chuyện cần phải rạch ṛi và nghiêm cẩn mới giữ được nghi vệ căn bản của nhà tu, bảo tồn phương danh của Đạo Pháp. Như trường hợp tu sĩ có vợ con đùm đề sau khi đă xuất gia là phạm trọng giới, nhất thiết phải cởi áo cà sa hoàn tục, không thể có hiện tượng “tu sĩ có vợ con hạng nhất, tu sĩ có vợ con hạng nh́…”; vẫn trơ ĺ khoác áo chư tôn bén mảng đến chùa làm xúc phạm chốn Thiền Môn!  Cũng như trường hợp tu sĩ đă từng bị lên quan xuống huyện về việc quan hệ t́nh dục, ngược đăi hay lạm dụng tín đồ đă bị quan chấp pháp kết tội, vị đó cần phải biết ẩn tu để xét lại ḿnh, ăn năn sám hối, không có lư do vẫn ung dung xênh xang y cụ, biến ḿnh làm gương xấu cho thế hệ đàn em và biến nhà chùa thành bất tịnh.

 

TH: H́ h́… Đồng ư! Đồng ư!... Nhưng c̣n trường hợp những tu sĩ đă từng xách động quần chúng xuống đường xuống hố, biểu t́nh, băi khóa, đ́nh công, băi thị, xúi dục tín đồ lăn vào chỗ chết làm cho xă hội điêu linh, nhà tan cửa nát; trong lúc bản thân ḿnh vẫn tà tà ăn trên ngồi trước, du học ngoại quốc kiếm bằng kiếm biếu trang trí đầy ḿnh.  Khi nguy biến, sống chết mặc bây, họ nhanh chân ra nước ngoài; rồi an thân xây dựng sự nghiệp vinh thân ph́ gia bằng đồng tiền mồ hôi nước mắt của người đồng đạo, đồng hương.  Nay cũng chính những vị đó, đâu bốn chục năm sau, lại “can đởm” ra mặt kêu đ̣i đấu tranh cho hạnh phúc của tha nhân, rêu rao yêu đạo, yêu đời th́ anh nghĩ sao?

 

TKĐ:  (Giơ cả hai tay lên trời) Thưa anh TH, câu khỏi của anh không khó, nhưng nó làm tôi bức xúc quá.  Vậy, xin anh cho tôi tạm làm người câm điếc trong tiểu mục này nhé.

 

TH:  Anh vẫn chưa trả lời vào trọng tâm câu hỏi là liệu sau Giáo Chỉ số 9, giáo hội PGVNTN có bị đổ vỡ như trường hợp Ấn Quang và Việt Nam Quốc Tự sau 1963 không?

 

TKĐ:  Tôi có đọc một số bài viết của quư thầy, quư cư sĩ và các bậc thiện tri thức đă trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến hiện trạng Phật giáo đang có khuynh hướng đi đến “nhất giang lưỡng quốc nan phân thuyết…” như anh vừa nói.  Nhưng hoàn cảnh đă khác sau hơn 40 năm.  Với những kinh nghiệm dạn dày ch́m nổi của lịch sử Phật giáo trong hơn nửa thế kỷ qua, với tốc độ nháy mắt của môi trường truyền thông đại chúng, với sự tiếp cận của người Việt với nền văn minh, văn hoá Âu Mỹ… chúng ta đang tự ḿnh biết mở tầm mắt lớn hơn để thấy rơ là sức mạnh của đạo Phật không chỉ nằm gọn trong tay thế lực tu sĩ và sự quản lư của nhà chùa như thời quá khứ.  Sự phân hóa đă diễn ra trong suốt 30 năm qua chứ có phải hôm nay hay sắp đến.  Phân hóa làm đau ḷng người Phật tử.  Nhưng Phật tử thời đại nầy có tầm nh́n sáng suốt, chủ động biết ḿnh phải làm ǵ và ai để mà theo.

 

TH: Như thế theo anh điều ǵ mới thật sự là quan trọng trong sinh hoạt Phật giáo ngày nay?

 

TKĐ: Sự tương tác ḥa điệu giữa Phật tử, cư sĩ tại gia và chư Tăng, Ni là điều kiện sinh tử cho một ḍng chảy Phật giáo lành mạnh trong thời đại chúng ta trong cũng như ngoài nước.  Sau hơn 30 năm thao thức mà tuồng như ngủ say, giờ đă đến lúc chư Tăng, Ni và Phật tử cần tỉnh táo để định nghĩa Phật giáo Việt Nam như thế nào và Phật tử Việt Nam là ai giữa ḷng thế giới.  Sự phân hóa và chia phe, lập nhóm tôn giáo trong thời đại nầy sẽ đồng nghĩa với hành động tự cô lập hóa theo nghiệp chướng “thập nhị sứ quân” đầy vọng động.

 

TH: Nhận định của anh thật đầy tâm huyết, nhưng ai sẽ là cá nhân, là tập thể có trách nhiệm tiến lên hàng đầu, cầm cân nẩy mực cho một h́nh thái Phật Giáo Việt Nam lành mạnh đây?

 

TKĐ: Điều nầy chỉ có thể quyết định được khi có một sự chấn hưng Phật giáo toàn vẹn đúng nghĩa.  Ngoài ra, những tổ chức Phật giáo lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, nhưng không phải là chỗ dựa đáng tin cậy cho chín mươi phần trăm của tổng số người theo Đạo Phật Việt Nam –  kể cả Phật tử xuất gia và tại gia – th́ rốt cuộc cũng chỉ là những khe suối chảy quanh quẩn bên ngoài Biển Mẹ Đạo Phật mà thôi.  Tham vọng “lănh đạo Phật giáo” bất cứ từ phía nào trong một hoàn cảnh phân hóa như hiện nay rơ ràng không những là một ảo tưởng mà là một sự hoang tưởng tâm linh của vô minh và tham vọng hời hợt nhất thời.

 

TH:  Thưa anh, cuộc phỏng vấn đă khá dài.  Nếu xin anh có một lời tâm t́nh hay một đề nghị sau cùng trong t́nh h́nh Phật giáo như hiện nay th́ anh sẽ nói lên điều ǵ?

 

TKĐ:  Cám ơn anh đă cho tôi có một cơ hội tŕnh bày thêm điều ḿnh muốn nói.   Nếu có một lời tâm huyết th́ tôi chỉ xin đảnh lễ chư Tăng Ni để xin quư ngài thành tâm thực hiện lời Phật dạy “Tăng già hoà hợp, tứ chúng đồng tu” trong một thời điểm cực kỳ nóng bỏng và nhạy cảm của Phật giáo Việt Nam như hiện nay.  “Cứu đạo tức là trực tiếp cứu ḿnh và gián tiếp cứu đời” là trách nhiệm của quư Thầy và quư Sư Cô trong lúc nầy. Và, xa hơn nữa, tôi xin được cung kính đảnh lễ tiếp các tác giả đang viết về hiện trạng Phật giáo để thưa rằng, trên các báo chí và trang websites đă xuất hiện quá nhiều bài viết “nóng bỏng” liên quan đến chư Tăng, Ni. Chỉ có điều tôi xin thưa rằng, tinh thần Phật giáo là tinh thần phá vô minh.  Bởi vậy, chúng ta không cần gieo vô minh bằng những h́nh thức dấu tên, chụp mũ lẫn nhau.  Chụp mũ là một h́nh thức kê “ḅ triệt”, đóng cửa đối thoại trong thuật chơi cờ Domino.  Nó nói lên một thái độ hàm hồ và một tinh thần ốm yếu lư luận v́ đuối lư hay v́ đang mang một tri thức đầy sợ hăi.  Cửa chùa bao giờ cũng là “vô môn quan”.  Xin đến với nhau bằng cánh cửa quang minh rộng mở ấy.

Dạ, chỉ có thế thôi và xin cám ơn VNPGHN, qua anh Tâm Hải, đă cho tôi một cuộc tiếp xúc chuyện tṛ rất thích thú và đầy ư nghĩa.

 

TH: Tâm Hải và VNPGHN cám ơn anh TKĐ.

 

Tâm Hải Đỗ Kiến Phúc

(Ghi lại và hiệu đính lần thứ hai: 25-10-2007)